Thứ Hai, 27 tháng 8, 2018

ĐẠP XE RA NGOẠI Ô - Tập thơ mới nhất của TỪ HOÀI TẤN

Xin mời đọc: 
 
Tập thơ mới nhất của TỪ HOÀI TẤN vừa được ấn hành:
ĐẠP XE RA NGOẠI Ô
 
Bìa: Lê Thánh Thư
Phụ bản : Tranh Nguyễn Đình Thuần
Ảnh chân dung: MPK
Phụ lục : Các bài viết của Khổng Đức, Cao Thoại Châu, Du Tử Lê, Thận Nhiên, Viêm Tịnh
 
Nhà xuất bản Hội Nhà Văn - 2018

Số lượng in hạn chế, Tác giả sẽ dành 100 tập gởi cho quý độc giả yêu thích thơ và đọc thơ Từ Hoài Tấn. Xin gởi 150 ngàn VND (bao gồm 120 ngàn ấn phí + 30 ngàn cước Bưu điện) về Tài khoản số 103002342878 Ngân Hàng VietinBank cùng tên và địa chỉ người nhận chính xác. Tác phẩm sẽ gởi đến tận tay quý bạn với chữ ký đề tặng của tác giả.
Trân trọng cảm ơn.
Email: tuhoaitan@gmail.com



Thứ Sáu, 24 tháng 8, 2018

Thơ năm chữ TỪ HOÀI TẤN


BÊN TRỜI BẮT BÓNG


Hôm nào em trở lại
Gió bên đường phía tây
Ánh chiều xa dần bãi
Hoàng hôn khuất đỉnh cây
Lối mòn che cỏ dại
Đường xưa quanh đâu đây
Sinh ly rồi ngộ hội
Cầm bằng là áng mây

Ngày em về có nắng
Bữa em đi trời mưa
Nắng mưa sầu ngần ấy
Ấm lạnh buồn lưa thưa
Cách nhau vài sông núi
Xa nhau mấy đèo cầu
Nắng dài cùng một nỗi
Thương với giận cùng nhau

Hôm nào em lại nhỉ
Ta gác tạm sông hồ
Bên đời ngâm khe khẽ
Tiếng lòng em ư ư


KHÚC HÁT CHIỀU


mấy năm vui làm kẻ chợ
chiều ngồi hun khói thành mây
chắc lòng như cơn gió thổi
qua đời rung nhẹ hàng cây

thôi em, tình yêu bóng nhỏ
cuối đời hút mắt tà bay
thôi nhé tình ta thành cổ
tượng buồn ngơ ngác bàn tay

chiều hồng chiều tím chiều xanh
hết đông hoa lại tươi cành
đường lạnh gót chân phiêu bạt
rét cô đơn rét ngọn ngành

có ai hát chiều nay nhỉ
có lời lệ của em xưa
có ấm hơi tình cũ kỹ
có buồn thổi mộng thành thơ



NƠI THA PHƯƠNG

Chiều đỏ in hàng tre
Xe qua bến chợ vãn
Rứơc cô vơ đi về
Hai vai trần gánh nặng

Đám con trẻ lao xao
Bên nồi cơm mới xới
Trăng khẽ bứơc qua rào
Dự phần bữa cơm tối

Mười mấy năm, mau quá
Không kịp ngoảnh lại nhìn
Cố hương ta buổi ấy
Đầu bạc kẻ thư sinh

Ở quê lâu, ra phố
Quanh quẩn với nương vườn
Chiều hôm, không bạn cũ
Nhấm chút rượu tà dương

Mười mấy năm, cũng chậm
Một bước đường tang thương
Biển chờ sông bịu bận
Trăm khúc quành lươn ươn

Chiều quê Xuân tha thẩn
Màu mây trắng vô ngần
Thương đìu hiu chiếc lá
Rơi giữa trời bâng khuâng

      
MỘT HÔM LÃNG TỬ HỒI ĐẦU

 Hôm về đứng ngoài cổng
Hiên xưa trăng quên treo
Hoa bông còn mấy nụ
Cười nỗi lòng trong veo

Tóc người pha sắc gió
Phiêu du và bềnh bồng
Tấm tình ai để ngỏ
Ai bước về hư không

Người em không hò hẹn
Mây dừng bước ngang trời
Mùa không về trên bến
Mong lòng ai xa khơi

Em xa như năm tháng
Mỗi lúc mỗi khuất dần
Ta không về thầm lặng
Mối tình như triều dâng

Cầm tay rồi xa ngái
Mơ rồi bên viễn xưa
Em xa vời như thể
Mênh mông thời gian đưa

Thơ thẩn chiều hôm ấy
Lãng tử đã vu hồi
Dặm ngàn xuân đong đẩy
Trắng trong lòng tinh khôi

Hôm về ngần ngại nói
Người năm xưa có quên
Trải tình ta trên lối
Bước chân người có êm

Ngày mai khi mây trắng
Cũng là tinh nguyên sơ
Về gặp người một bận
Lòng ta cứ thẩn thờ

 
TỪ HOÀI TẤN
 (Trích từ tập thơ BẢN TÌNH CA CỦA GIÓ BỤI)

Thứ Năm, 23 tháng 8, 2018

Giá trị rất riêng ở nhà văn Sơn Nam

21/08/2018 06:33

Nhà văn có biệt danh "ông già đi bộ" này từng bày tỏ quan điểm viết văn của mình rằng viết nghiêm túc, thật lòng, không cường điệu tức là mình đã có chánh nghĩa

Nhân 10 năm mất của ông, ngày 22-8, đơn vị mua bản quyền Sơn Nam là NXB Trẻ sẽ tổ chức kỷ niệm cùng tái bản hơn 20 tập sách của ông. Có thể nói, suốt đời theo nghiệp viết, Sơn Nam chỉ đeo đuổi một đề tài: Tìm hiểu, khảo cứu và ghi chép lại ký ức khẩn hoang của người miền Nam, để qua đó tìm ra giá trị văn hóa cốt lõi con người và vùng đất phương Nam của Tổ quốc. Điều này đã làm nên giá trị rất riêng ở nhà văn này.
Con người bình dị
Nhà văn Sơn Nam sinh ngày 11-12-1926 tại vùng U Minh Hạ thuộc huyện An Biên, Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Về gốc gác gia tộc, ông từng cho biết: "Ông nội tôi chào đời ở Cù lao Ông Chưởng (An Giang) khoảng năm 1840, ông cố tôi cũng ở đấy, từ xưa. Ông nội tôi chạy giặc Pháp, qua Rạch Giá rồi xuống U Minh. Khi lớn lên, đâu khoảng tôi 6 tuổi, cha tôi là con út trong gia đình bèn bỏ quê hương đi khẩn đất, lên phía Bắc, ven vịnh Thái Lan, cách thị xã Rạch Giá 15 km phía Hà Tiên".
Giá trị rất riêng ở nhà văn Sơn Nam - Ảnh 1.
Giá trị rất riêng ở nhà văn Sơn Nam - Ảnh 2.
Giá trị rất riêng ở nhà văn Sơn Nam - Ảnh 3.
Giá trị rất riêng ở nhà văn Sơn Nam - Ảnh 4.
Một số đầu sách của nhà văn Sơn Nam được NXB Trẻ tái bản trong dịp kỷ niệm 10 năm ngày mất của ông
Khóc tiếng oa oa chào đời, Sơn Nam được cha mẹ đặt tên Phạm Minh Tài, nhưng người ghi sổ bộ trong làng lại ghi nhầm "Tày"! Tại sao ký bút danh Sơn Nam? Ông giải thích: "Hồi xưa, ở xóm nhỏ ven rừng U Minh Hạ, quanh nhà tôi là xóm người Khơ-me. Khi thấy mẹ tôi và tôi đều đau yếu, một phụ nữ Khơ-me, tên là Thị Cà-Xúc mỗi ngày tự nguyện đến cho tôi bú và mớm cơm xem như con ruột... Bút hiệu của tôi lấy chữ Sơn đứng đầu, nhằm nhắc nhở sự gắn bó với người dân tộc Khơ-me mà nhiều người mang họ Sơn, họ Thạch".
Thuở ấu thơ, nhà văn Sơn Nam học tiểu học ở quê, học trung học tại Cần Thơ. Trong hồi ký, ông có nhắc chi tiết cảm động: "Quần áo được mẹ tôi may tay cho rẻ hơn may máy. Trước khi đi học xa, mỗi năm về nhà có mấy tháng hè, mẹ tôi buồn buồn nhìn đứa con yêu quý là tôi, căn dặn nhiều lần. Bấy giờ đâu vào khoảng năm 1937, đại khái tôi còn nhớ như sau: Ráng học cho vẻ vang dòng họ mình, mình là dân U Minh, ai cũng chê dốt nát, quê mùa, áo mốc, chân phèn...". Lời dặn sau cùng mà mẹ tôi nhắc đôi ba lần là nên nhường nhịn bất cứ ai. Mình yếu đuối, ốm o thì nên tránh chuyện nổi nóng, chửi thề, đánh đấm. Đi học nơi xứ người, rủi có bề gì, không ai bênh vực".
Hạt bụi nghiêng mình nhớ đất quê...
"Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy", Sơn Nam… làm thơ! Ông có tập thơ "Lúa reo", in năm 1948. Nhưng tài năng ông chỉ thật sự phát huy rực rỡ khi viết văn xuôi và biên khảo. Rằng, sau những chuyến đi thực tế trong kháng chiến, ông viết được truyện ngắn "Bên rừng Cù lao Dung" - Giải thưởng Văn nghệ Cửu Long của Ủy ban Hành chánh Kháng chiến Nam Bộ năm 1951-1952; ký sự "Tây đầu đỏ" cũng được Giải thưởng Văn nghệ Cửu Long của Ủy ban Hành chánh Kháng chiến Nam Bộ năm 1953-1954.
Như ta đã biết, lịch sử hình thành vùng đất phương Nam gắn liền với công cuộc khẩn hoang trải qua nhiều thế kỷ. Qua cách nhìn của một con người có biệt danh "ông già đi bộ", đã sống cùng vùng đất này, Sơn Nam cho rằng: "Đem việc khẩn hoang làm đề tài "ăn khách" vì nó còn luẩn quẩn trong ký ức tập thể của người Sài Gòn và các tỉnh lị phía đồng bằng. Đánh cọp, bắt sấu - lươn - rùa - ếch - rắn. Mô tả việc khẩn hoang thời Pháp thuộc để khơi dậy sự đấu tranh chống thiên nhiên, chống cường hào ác bá thời Pháp. Viết nghiêm túc, thật lòng, không cường điệu, tức là mình đã có chánh nghĩa".
Sau khi "Hương rừng Cà Mau" được xuất bản, lập tức gây tiếng vang lớn. Hầu hết các truyện ngắn này hấp dẫn ở chỗ Sơn Nam cũng lấy bối cảnh từ đồng bằng sông Cửu Long. Từ tính cách nhân vật cho đến ngôn ngữ đối thoại cũng đậm đặc bản sắc của con người miền Nam nước Việt.
Thời trai trẻ, ông đã có những tác phẩm khảo cứu nổi tiếng: "Tìm hiểu đất Hậu Giang" (1960), "Nói về miền Nam" (1967), "Người Việt có dân tộc tính không?" (1969), "Văn minh miệt vườn" (1970), "Miền Nam đầu thế kỷ XX - Thiên địa hội và cuộc Minh tân" (1971), "Gốc cây, cục đá và ngôi sao" (1973), "Lịch sử khẩn hoang miền Nam" (1973)… Từ năm 1975 trở về sau, ông vẫn tiếp tục với "Đồng bằng sông Cửu Long, nét sinh hoạt xưa", "Người Sài Gòn", "Gia Định xưa", "Bến Nghé xưa", "Nghi thức lễ bái của người Việt Nam", "Đình miếu và lễ hội dân gian", "Lăng Ông Bà Chiểu và lễ hội văn hóa dân gian", "Tiếp cận đồng bằng sông Cửu Long"... nay vẫn còn hữu ích cho bạn đọc.
Với Sơn Nam, còn có điều thú vị là dù ban đầu làm thơ nhưng nghĩ kém tài hơn các thi sĩ khác nên ly dị "nàng thơ". Thế nhưng, ông cũng để lại bài thơ cực hay in đầu tập truyện ngắn "Hương rừng Cà Mau", một cách nói về tâm thế của lưu dân khẩn hoang thuở trước: "Muỗi, vắt nhiều như cỏ/ Chướng khí mù như sương/ Thân không là lính thú/ Sao chưa về cố hương?/ Chiều chiều nghe vượn hú/ Hoa lá rụng, buồn buồn/ Tiễn đưa về cửa biển/ Những giọt nước lìa nguồn/ Đôi tâm hồn cô tịch/ Nghe lắng sầu cô thôn/ Dưới trời mây heo hút... / Hơi vọng cổ nương bờ tre bay vút/ Điệu hò... ơ theo nước chảy, chan hòa…".
Riêng 2 câu thơ kết: "Phong sương mấy độ qua đường phố/ Hạt bụi nghiêng mình nhớ đất quê...", sau khi Sơn Nam mất, đã được hậu thế khắc ghi trên hai phiến đá, dựng hai bên đầu mộ; trong nhà lưu niệm của ông tại Mỹ Tho cũng được viết sơn son thếp vàng. Tất cả điều này cùng sự yêu mến của bạn đọc dành cho ông đã khắc họa khái quát nhất về Sơn Nam - một người luôn ý thức lưu giữ ký ức khẩn hoang của miền Nam.
Một tâm hồn lạc lõng nhưng rất đẹp
Nhà văn cùng thời là Bình Nguyên Lộc nhận xét: "Sơn Nam là một tâm hồn lạc lõng trong thế giới buyn-đinh, trong thế giới triết hiện sinh, tranh trừu tượng và nhạc tuýt. Nhưng đó là một tâm hồn đẹp không biết bao nhiêu, đẹp cái vẻ đẹp của lọ sứ Cảnh Đức Trấn ở Tây Giang, có khác lọ hoa Ý Đại Lợi ngày nay và ít được người đời thưởng thức hơn là họ đã thưởng thức một tiểu thuyết gia chuyên viết truyện tình chẳng hạn nhưng phải nhìn nhận rằng cái đẹp Sơn Nam bất hủ".
Cái đẹp này, còn là ở chỗ sức lao động bền bỉ và nghiêm túc, có trách nhiệm. Và chính tinh thần này góp phần lý giải vì sao những công trình biên khảo của ông hầu như không lỗi thời theo năm tháng.
ANH LƯU

 https://nld.com.vn/

Thứ Tư, 8 tháng 8, 2018

An Emperor of Annam in La Réunion, 1927

Prince Nguyễn Phúc Vĩnh San, the former Emperor Duy Tân, pictured at his house in St-Denis, La Réunion
This article by French Journalist Charles Wattebled about his chance encounter in La Réunion with Prince Nguyễn Phúc Vĩnh San, the former Emperor Duy Tân, was published in L’Écho annamite: organe de défense des intérêts franco-annamites on 7 March 1927.
The isle of La Réunion is accustomed to receiving “fallen” characters; thus did it once host Saïd-Ali, Sultan of Comoros, and Queen Ranavalo of Madagascar, both now deceased; and most recently the former emperors of Annam, Thanh-Thai and Duy-Tan, who at present still live in the capital, St-Denis.
The eight-year-old Emperor Duy Tân after his coronation in 1907
I was already very curious to know more about the kind of life led by these two exiles; so who would have thought that chance – that great god of journalists – would enable me meet one of them in person, and in the most picturesque of circumstances!
One evening, as I returned very tired from a long trip to the mountains and walked slowly up the beautiful, wide rue de Paris, inhaling the deliciously fresh night air, I was suddenly brought to a halt outside the Hôtel de ville by the chords of a familiar symphony; the Philharmonic Society was rehearsing Peer Gynt. My old passion for music suddenly reawakened, I entered the large hall. There on the stage, a dozen instrumentalists applied themselves harmoniously, under the baton of a long-haired conductor, to the death of Ase. Two or three listeners listened religiously, hidden in the shadows.
After a few moments, I noticed that my neighbour, an elegant young man with Asian features, was following the score; during the intervals, he climbed onto the stage and conversed familiarly with the conductor and musicians.
Intrigued, I said to him:
“You like the music of Grieg, Monsieur?”
“Very much” came the reply. “I play the violin, and also, in the orchestra which you are listening to. I often play the oboe.”
“Really? Then you must know Peer Gynt very thoroughly, since you do not find it necessary to rehearse tonight.”
“Oh no, I usually attend rehearsals assiduously; but last Sunday I fell from my horse. I was taking part in the Grand Prix, riding Verdun, a beautiful but fiery beast, which, alas, sent me into the ditch before the start of the race. Look, my right hand is bandaged up.”
“Oh! Excuse me! So, therefore, you are an oboist and a jockey.”
Prince Nguyễn Phúc Vĩnh San, the former Emperor Duy Tân, pictured at his house in St-Denis, La Réunion
“And many other things: photographer, laureate of the Société académique Sciences et Arts. My favorite composers are Beethoven, Saint-Saëns and Gounod. I also spend time listening to the radio, and I love driving my automobile.”
Increasingly taken aback, I continued to converse with this singular young man, who seemed able to do everything, and whose curious accent, slightly creolised, left me feeling rather disconcerted.
I found the answer to the riddle when we exited the hall and exchanged cards; on his, I read:
Prince VINH SAN
Grand Croix du Dragon d’Annam
St-Denis, Réunion
“Grieg be praised!” I exclaimed. “I was only just wondering if I might visit you, and now, by pure chance, I have been able to make your amiable acquaintance!”
And very kindly, the former Emperor Duy-Tan, known in La Réunion by the name of Prince Vinh-San, or “The Chinese Prince,” offered me an appointment at his home the very next morning.
At the house of Prince Vinh-San
Arriving in the low-rent district of St-Denis, on the rue du Conseil, I arrived at a single-storey wooden house, fronted by a tiny courtyard.
At the door to greet me was Prince Vinh-San, small and thin, with a tanned complexion, his raven hair combed back. Dressed in a stylish grey jacket, he greeted me courteously, with a friendly smile framed beneath large spectacles.
Prince Nguyễn Phúc Vĩnh San, the former Emperor Duy Tân, pictured with a race horse in La Réunion
He gave me a tour of his apartment of three small, cramped rooms. In the first, a desk cluttered with dusty papers and disparate objects, a rickety chair and a music stand; in the second, a wireless set and disorderly piles of photographs; two modest iron beds entirely filled the third.
While I set up my camera equipment, the Prince told me his story in the most correct French:
“After occupying the throne of Annam from 1907 to 1916, the best years of my life, I was one day misguided by some members of the “Young Annam” party, who wanted me to lead a revolutionary movement. I fled the palace of Hue on the night of 3 May 1916 to join the conspirators. My flight was quickly discovered. Four days later, remorseful, I went to see Messieurs Le Fol and Saunier, who led me to the Resident-Superior, Monsieur Charles.
Afterwards, I bitterly regretted that which I regarded as an act of madness. But you already know about this unfortunate affair, so I need not say more.
Travelling on the Guadiana, I arrived at the Pointe-des Galets on 20 November 1916, after a non-stop journey of 17 days.
At that time, I was just 19 years old. I was completely disoriented, and at first I found it very difficult to acclimatise to La Réunion; I was frequently gripped by fever and I suffered three bouts of Malarial Haematuria.
Admittedly, however, I have only praise for my relations with the inhabitants of La Réunion; they have always been very considerate towards me.
Prince Nguyễn Phúc Vĩnh San, the former Emperor Duy Tân
I cannot complain about this admirable country, in which I have visited all the beautiful sites – I especially like Cilaos, its wonderful setting of mountains, fantastic canyons, ideal climate – but all these beautiful places cannot make me forget Annam.
With the very small pension I receive from the Government General of Indochina, I live as you see, very simply, together with my brother, Prince Vinh-Chuong. For private reasons, I have no contact with my uncle [sic], the former Emperor Thanh-Thai.
I only agreed to take part in the horse races as a jockey because I wanted to augment my income; it has at least made possible the purchase of that small car which you will photograph.
My dearest wish, however, would be to live in France, in Paris, the only place where I could really indulge my passion for music, which I learned without a teacher – and for literature, because twice I have been a laureate of the Académie de la Réunion.”
As he said this, the prince presented me with a book which he had authored, entitled Trois nouvelles, published in St Denis in 1922 and dedicated to a “Mademoiselle F..”
More exactly, this book contained two short stories and one comedy in two acts. Do not be fooled by appearances, it was written in a French which lacked nothing in elegance; I noticed in it many Parisian as well as Creole expressions.
See also Wattebled’s second article At the House of the “Chinese King” which describes his interview with Prince Vĩnh San’s reclusive father, Prince Nguyễn Phúc Bửu Lân (the former Emperor Thành Thái).
Tim Doling is the author of the walking tour guidebook Exploring Hồ Chí Minh City (Nhà Xuất Bản Thế Giới, Hà Nội, 2014).
A full index of all Tim’s blog articles since November 2013 is now available here.
Join the Facebook group pages Saigon-Chợ Lớn Then & Now to see historic photographs juxtaposed with new ones taken in the same locations, and Đài Quan sát Di sản Sài Gòn – Saigon Heritage Observatory for up-to-date information on conservation issues in Saigon and Chợ Lớn.

http://www.historicvietnam.com/emperor-of-annam-in-la-reunion/

Nguồn : http://www.viet-studies.net/culture.htm

Thứ Ba, 7 tháng 8, 2018

Sự tái xuất của văn học đô thị miền Nam: Hy vọng về một tương lai văn học đủ đầy

08:42 05/08/2018

Vài năm trở lại đây, những nỗ lực kiểm thảo, sưu tầm, minh bạch hóa văn học đô thị miền Nam giai đoạn 1954 - 1975 đang dần là công việc mang tính thúc ước và thật may mắn, chúng đã được xuất bản, đăng tải, lưu hành khá sôi nổi trong nhiều nhóm cộng đồng.