Chủ Nhật, 30 tháng 9, 2012

Bài thơ thật tuyệt vời của một em bé người Phi Châu

 

Nominated by UN as the best Poem Written by an African Kid       
When I born, I black
When I grow up, I black
When I scared, I black
When I sick, I black
And when I die, I still black
 
And you white fellow
When you born, you pink
When you grow up, you white
When you go in sun, you red
When you cold, you blue
When you scared, you yellow
When you sick, you green
And when you die, you grey
And you call me corlored ???
 
Bài thơ được tổ chức UN bình chọn là bài thơ hay nhất.
Bài thơ được viết bởi một đứa bé Phi Châu
 
 
Khi tôi sinh ra, tôi màu đen
Khi tôi lớn lên, tôi màu đen
Khi tôi đi dưới mặt trời, tôi màu đen
Khi tôi sợ, tôi màu đen
Khi tôi đau, tôi màu đen
Và khi tôi chết, tôi cũng màu đen
 
Anh nói rằng anh trắng
Khi anh sinh ra, anh màu hồng
Khi anh lớn lên, anh màu trắng
Khi anh đi dưới mặt trời, anh màu đỏ
Khi anh lạnh,  anh màu xanh
Khi anh sợ, anh màu vàng
Khi anh đau anh màu tái (lục)
Và khi anh chết, anh màu xám
Và tại sao anh lại nói tôi là da màu !!!
 
 
Vì bài này quá đơn giản để dịch, ý quá nghẹn ngào mà dịch, quá cảm phục dưới cái nh́ìn tinh tế và cách lập luận logic của một đứa bé mà dịch, và thật sự bất ngờ trước những câu chữ thật đơn giản nhưng sức chứa đựng truyền tải thật phi thường mà dịch. 
Cho nên nói khi chưa biết làm thơ th́ì thấy vần điệu là hay, khi mới biết làm thơ th́ì thấy chữ nghĩa được tu từ đẻo gọt là hay, khi làm thơ được rồi thì́ thấy quan sát, đột phá, đổi mới là hay... Rồi cho đến một khi nào đó thì́ thấy tất cả đều là vô nghĩa. Chỉ cọ̀n lại tấm lòng với cảm xúc đích thực của chính ḿình tuôn chảy ra một cách tự nhiên, thoát khỏi sự ràng buộc của ngôn từ - thi tứ, thoát khỏi sự gọt nắn, o bế của chức danh, tuổi tác, đẳng cấp, giới tính..khi đó mới thực sự đúng nghĩa là Thi Ca.

Từ INTERNET

Nhà văn Trang Thế Hy - Cây cổ thụ của văn học Nam Bộ

(Toquoc)- Trước hết, phải nói, Bến Tre là quê hương của nhiều nhà văn hóa lớn: Nguyễn Đình Chiểu, Trương Vĩnh Ký, Phan Văn Trị, Huỳnh Tịnh Của, Võ Trường Toản, Phan Thanh Giản… Tỉnh nhỏ gồm Cù lao An Hóa, Cù lao Bảo, Cù lao Minh, nối giữa mấy nhánh của dòng sông Tiền Giang, sông Hàm Luông, Ba Lai và Cổ Chiên, quê hương của Đồng khởi còn là vùng đất nổi tiếng của văn hóa chiến trận, nơi đã có hơn 37.000 liệt sĩ, 20.000 Bà mẹ Việt Nam anh hùng, quê của Trung tướng Đồng Văn Cống, Nữ tướng Nguyễn Thị Định, Đại tướng Lê Văn Dũng, và hơn 20 vị tướng khác… Nhưng hôm nay, chúng tôi vượt cầu dây văng Rạch Miễu, men theo quốc lộ 60, qua Nghĩa trang Liệt sĩ, dừng xe, đi bộ mấy trăm mét, dọc con kênh đào nhỏ, tìm tới túp lều cũ nấp dưới bóng dừa, nơi đó có một Ông già héo queo như cây kiểng còi, dọn mình bước vào tuổi 90; không còn vẻ nhanh nhẹn hoạt bát như hơn chục năm trước, khi nhà văn Nguyễn Hồ giới thiệu với tôi lần đầu, nhưng vẫn giữ đươc sự minh mẫn, và một cách nói hóm hỉnh, hài hước đặc Nam Bộ, một con người như câu thơ ông viết: ngạo mạn thách thức kiếp phận truânchuyên, đó là nhà văn Trang Thế Hy, mọi người quen gọi ông Tư Sâm.
Sau bước làm quen, biết chúng tôi có ý định hỏi chuyện đời, chuyện nghề của ông, im lặng một lúc, ông phản công:
- Bạn ơi, từ ông già lụm cụm, hom hem, da dẻ nhăn nheo, trí nhớ rụng dần này thì còn gì để có thể khai thác được nữa? Liệu có phí thì giờ bạn đọc không?
Để khỏi trực diện trả lời câu hỏi khó, chúng tôi chuyển đề tài. Câu chuyên mấy lần bị ngắt, vì nghe tin chúng tôi về, gồm nhà văn- nhà biên kịch Ngụy Ngữ, mấy bạn văn cùng đến chơi: cây bút truyện ngắn đặc sắc Ngô Khắc Tài ở An Giang được tân Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam Từ Phạm Hồng Hiên đèo xe máy tới. Lát sau còn có nhà thơ Kim Ba Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Bến Tre. Nghe đâu bạn bè văn nghệ đang rục rịch chuẩn bị tập sách mừng cây Cổ thụ (không dám gọi Đại thụ) của văn học Tây Nam Bộ bước vào tuổi 90.
- Tác phẩm đầu tiên hả? (quay qua Cúc Phương) Cô ở báo Nhân dân hả? Đó, đó, tác phẩm đầu là bài thơ dài Thanh gươm Tháng Tám ký tên Song Diệp đăng ở một phụ trương báo Đảng năm 1954. Tôi cũng có duyên với báo Nhân dân đó nghe.
- Những tác phẩm của Trang Thế hy dưới nhiều bút danh khác nhau như Áo lụa giồng, Nắng đẹp miền quê ngoại, Mỹ Thơ, Thèm thơ… (thời ở Sài Gòn), Anh Thơm râu rồng, Vui nhỏ trên đường dây, Quê hương thứ hai của người du kích, Bên miệng hố bon đìa (hồi ở rừng) đến Nợ nước mắt, Mưa ấm, Vết thương thứ mười ba, Hai người nhìn mưa dầm… (viết sau 1975) không chỉ kể cho bạn đọc chuyện xảy ra trên một miền đất mấy chục năm biến loạn, ít những trận chiến hào hùng mà giàu ở tâm trạng những con người nhỏ bé bị lôi vào cuộc chiến, vẫn ngời sáng lòng yêu nước và niềm tin vào một ngày mai tươi đẹp, qua đó cung biết ít nhiều về tiểu sử tác giả.
- Hình như ông đã từng làm nhiều nghề?
- Những năm chống Pháp dù làm ở Ty Thông tin tuyên truyền, nhưng cũng mới học viết gọi là. Sau 1954, được phân công ở lại, phải làm nhiều nghề vừa kiếm sống, vừa có vỏ bọc hợp pháp để hoạt động, nào phụ xe, soát vé xe đò, giữ kho, dạy kèm học trò, làm thư ký cho hãng buôn, rồi kế toán, sửa bản in cho các báo… không có nghề gì ổn định. Thế mà vẫn bị bắt vì có người khai báo. Đến giờ, tôi vẫn coi mình là cây viết nghiệp dư, nên số lượng tác phẩm cũng chẳng đáng là bao.
- Là một người lăn lộn trường đời, có nguồn mạch văn hóa thâm hậu, nhưng số trang viết không nhiều, ông từng trả lời báo chí: Tạo hóa có nhễu cho vài giọt năng khiếu nhưng bản thân tôi không phải là người có ý chí mạnh?
- Thì đó là tôi đã nói thật. Nhưng còn một lý do nữa mà tôi cũng đã trả lời trên báo: Cái gì mình không yêu mến hay chưa kịp yêu mến thì đừng giả bộ yêu nó. Tôi luôn tự dặn mình như vậy cả trong cuộc sống, chứ không chỉ khi viết văn. Với tôi, cái gì đã viết, dù ít, là phải chân thật. Đôi lần tôi bị vấp cũng là vì vậy.
- Sau Hiệp định Geneve 1954, một số cây bút ở lại Miền Nam nặng lòng với vận nước, tập họp trong mấy tờ báo, gióng lên tiếng nói cảnh báo về họa ngoại xâm, về sự tha hóa và băng hoại nhanh chóng của đạo đức xã hội, sự trỗi dậy ngang ngược của bọn cường hào mới, theo đó là sự bần cùng hóa của người dân. Những tên tuổi được chú ý như Lê Vĩnh Hòa, Lý Văn Sâm, Sơn Nam, Viễn Phương, Tân Đức, Dương Tử Giang, Vũ Bằng, Vũ Hạnh, Ngoc Linh, Truy Phong…. Trang Thế Hy với nhiều bút danh là một cây bút được nhiều người yêu mến. Có phải đó là giai đoạn sáng tác sung sức nhất của ông?
- Những năm cuối 1950, ở Miền Nam là một thời kỳ đặc biệt. Đất nước vừa độc lập mà lại bị chia cắt. Lòng người đang ngổn ngang trong sự lựa chọn. Niềm hy vọng về một ngày mai thống nhất gợi lên trong thế hệ người viết dạo đó rất nhiều cảm hứng. Chế độ mới chưa ổn định cũng tạo cơ hội tự do -ngoài ý muốn - cho người viết thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, ý nguyện tạo dựng một xã hội có đời sống tốt đẹp cho mọi người. Một thời kỳ văn chương yêu nước nở rộ. Nhưng cũng chỉ được mấy năm. Khi Luật 10/59 đặt Cộng sản ra ngoài vòng pháp luật, thì tất cả đã xiết lại. Người viết phải chọn cách nói kín đáo hơn, cả việc lấy xưa nói nay, lấy ngoài nói trong. Năm 1962, do có người khai báo, tôi bị bắt. Nhờ đó có thêm vốn sống, để khi ra rừng viết được Anh Thơm râu rồng, kể chuyện vui về một người tù có khí phách, biết khôn ngoan lẩn tránh đòn hiểm của đối phương bằng cách tỏ ra sợ sệt khi ngón đòn đó anh lại chịu đựng dễ dàng.
- Nhiều người nhận xét, ông là nhà văn luôn tìm cái đẹp trong những con người bé nhỏ, cơ hàn, thậm chí lấm láp bụi trần, như cô gái bán thân trong "Thèm thơ", một đêm nào đó, tới đặt tác giả làm bài thơ kể chuyện thân phận mình, nhưng không dám trả tiền, vì: Em có tiền, nhưng tiền của em thì anh gớm lắm, em biết, và nhiều những con người nghèo khổ, sống dưới đáy xã hội mà vẫn giữ được chất ngọc tình người, hiểu được điều hay lẻ phải. Có phải ông đã thi vị hóa cái nghèo không? Hay ông là người chăm chút đi săn tìm những cái đẹp nhỏ nhoi bị bụi đời che khuất?
- Không phải, à nghen! Để tránh bị hiểu lầm, phải nói rõ, đó là những truyện viết từ những năm cuối 50 đầu 60 của thế kỷ trước, trong thành phố Sài Gòn đang bị thực dân hóa. Những người cùng đinh, nghèo khổ rất phổ biến. Nhưng chính đó là môi trường, là cánh rừng đại ngàn của lòng tốt, của sự hy sinh đã đùm bọc, chở che, nuôi giấu cho một bộ phận không nhỏ cán bộ, Đảng viên khi bị kẻ địch săn đuổi, truy lùng, tìm diệt, ở khắp mọi nơi và cả trong thành phố. Từ ngày giải phóng, đất nước thay đổi thật nhiều, mà vẫn xảy ra bao cảnh ngạo ngược của tình đời. Trong chiến tranh tôi từng nghĩ và viết: Mai mốt nọ kia, thằng Mỹ nó về xứ là do máu xương công sức của số đông người lam lũ như cô, không phải nhờ một vài người giỏi chữ nghĩa đeo kiếng như tôi đâu Thế mà đôi khi tôi tự bắt gặp mình đứng về phía nhân vật xấu của chính mình. Đó là điều quá ư đau xót đối với người cầm bút. Có lúc kể chuyện cười mà buồn, chuyện vui mà khóc. Truyện đầu tiên tôi viết sau giải phóng là Nợ nước mắt, ở đây nợ nước mắt phải trả bằng những trận cười. Có khi nó là lời bào chữa cho sự bội bạc đối với những cái gì mình đã lượm lặt, tích lũy, ôm ấp, nâng niu, nung nấu để quên đi! Cho nên đọc truyện của tôi như người ta ăn hột sen cả tim, nó nhân nhẩn, đăng đắng, ăn mất ngon nhưng nên thuốc. Đó là chất đắng bổ tim.
- Từ 1992, sau khi về hưu, nhớ đến lời khuyên từ bốn mươi năm trước của nghệ sĩ Tư Chơi, ông đã ĐI CHỖ KHÁC CHƠI tức trở về quê cũ. Từ ngày ấy ông còn quan hệ gì với giới văn nghệ?
- Tôi không phải là người đi ở ẩn. Tôi thuộc tạng người: Như con cá thòi lòi, hễ ra khỏi hang là nhớ. Đúng với câu thơ: Giang hồ, ta chỉ giang hồ vặt/ Nghe tiếng cơm sôi đã nhớ nhà. Nhưng bạn bè tứ phương về Bến Tre cũng có đôi người bớt chút thì giờ ghé thăm. Sinh thời, nhà văn Nguyễn Đình Thi, họa sĩ Vũ Giáng Hương, nhà văn Nguyễn Khải, thường xuyên hơn là Nguyễn Hồ, Nguyên Ngọc, Chim Trắng và nhiều bạn viết trẻ đến thăm. Tôi nhớ, có lần trò chuyện, nhà văn Nguyễn Đình Thi có tự nhận, ông là người lạc quan… buồn. Bởi trong thơ văn của ông, nhiều tác phẩm lớn, hào hùng, hoành tráng nhưng vẫn phảng phất nét buồn riêng của một người giàu suy tư, cả số phận chung của đất nước, dân tộc cũng như của bản thân. Mà ông nhận xét tôi là người buồn… lạc quan. Bởi nhiều truyện của tôi buồn là vì phần nhiều viết về những phận người nhỏ bé, nghèo khó mà cuộc đổi đời vẫn nằm trong hy vọng. Tôi cũng từng nói với ông Thi: Phải thay đổi cách nhìn về người nông dân Việt Nam, không thể hồn nhiên coi họ là người bạn, mà phải xác định cho đúng, họ là người ơn, vì điều đó có nguồn đạo lý sâu xa hơn tình bạn. Phải khẳng định như thế để khỏi trở thành những kẻ bội bạc, vong ân, miệng nhai cơm mà lòng hờ hững với người làm ra hạt gạo. Văn học ta vẫn còn nợ họ nhiều lắm.
- Mấy năm nay ông ít viết văn, nhưng vừa in tập thơ "Đắng và ngọt"?
- Không phải sau này tôi mới làm thơ. Nhưng mấy bài thơ bạn bè chọn in cho tôi hầu hết là mới, trừ bài Đắng và ngọt, vốn có tên là Cuộc đời đã được Phạm Duy phổ nhạc từ những năm 60 thế kỷ trước. Bạn đọc bài thơ này có sến không?
Bứt đứt sợi chỉ hồng (Lời một cô gái có người yêu là nhà thơ)
Hồi mình mới yêu nhau, cây kéo kiểm duyệt tạm trú trong đầu anh như khách không mời mà đến.
Chỉ thỉnh thoảng nó mới e dè cắt bỏ một vài bông hoa tư duy nhỏ nở ra trên trang viết của anh.
Nó ái ngại thấy anh ứa lệ nhìn những giọt nhựa tươi rỉ ra từ những cuống hoa bị cắt xén.
Từ ái ngại nó chuyển qua thương anh rồi tội nghiệp anh như một nhà thơ nhát gan.
Bây giờ cây kéo kiểm duyệt không phải là khách, nó có hộ khẩu thường trú trong trái tim anh.
Trước sự dửng dưng vô cảm của anh, nó cắt xén không thương tiếc những bông hoa cảm nghĩ của anh, kể cả những búp chưa kịp nở.
Nó lạnh lùng nhưng đôi khi cũng nói. Nó không nói anh nhát gan, nó nói anh hèn…
Không viết được nữa hay viết những điều làm nên phẩm chất quý giá của văn học, trước hết hãy tự hỏi mình: Có lạt lòng với lý tưởng cách mạng vì Dân, hay chỉ vì sự ấm êm, giàu có của bản thân, gia đình và phe nhóm mà phản bội lại những người đã hy sinh tất cả cho cách mạng. Lấy cớ nghèo, để thoát nghèo bằng mọi giá, người ta sẵn sàng làm mọi điều xằng bậy, thất đức, có khi tàn độc đến dã man. Nhưng bao giờ cũng có những con người ở tận cùng nghèo khó vẫn không cam phận sống hèn hạ, phản bội, bán rẻ nhân phẩm. Con người ta khi đã gắn bó quá chặt chẽ với đồng tiền rồi thì rất dễ quên đạo lý. Đó là thông lệ. Nhưng nâng nó thành định lý để bào chữa cho cách sông của ai đó thì trật.
Ngô Khắc Tài chen vào: - Văn chương Nam Bộ, người sáng tác nhiều, nhưng người làm lý luận phê bình ít. Đọc rồi khen chê nhau chỉ nói trực tiếp mà ít ai viết thành bài. Có thể do họ ít lý luận. Nên không mấy tác phẩm tạo được dư luận. Cả khi bị chê oan họ cũng làm thinh, ít khi phản ứng lại. Ông Tư Sâm đây là một trường hợp như vậy.
Trang Thế Hy: - Sê- khôp nói rồi nghe. Phụ nữ yêu văn chương ư? Họ yêu bản lĩnh người nào có nghị lực gây sự ồn ào trong văn chương. Tôi hoàn toàn không có bản lĩnh đó.
Ngụy Ngữ: - Tôi nhớ, năm 1959, ở ngoài quê Quảng Trị, cùng dăm thằng bạn học tiểu học, đêm đêm, qua đài, nghe đọc mấy truyên của Trang Thế Hy mà say sưa, ngây ngất. Tình quê, tình người sao có sức dẫn dụ mê hoặc lạ lùng. Cái chất Nam Bộ trong văn Trang Thế Hy nó bình dị mà có nét gì huyền ảo. Điều đó ít thấy trong văn học hôm nay.
Trang Thế Hy: - Không hoàn toàn thế đâu. Tôi đọc một số cây bút trẻ hiện nay cũng có những điều đáng phục lắm. Không nhiều, nhưng có những cây bút đáng nể, đang sợ. Vẫn có những bạn trẻ viết tinh tế từng ý, tứ, câu, chữ. Đó là điều không phải người viết nào cũng chú ý đúng mức. Mỗi thế hệ cũng như từng nhà văn, giỏi lắm cũng chỉ làm tốt vài chức phận xã hội bằng một số tác phẩm nào đó mà thôi. Nhưng phàm đã là nhà văn thì đều phải chung vai gánh vác một sứ mệnh chung là góp sức làm giàu ngôn ngữ của dân tộc, giàu từ, giàu ngữ, giàu sức chất chứa, đong đựng trong từng tác phẩm của mình bằng một phương tiện duy nhất là ngôn ngữ. Một nền văn chương muốn được người ta tôn trọng trước hết người viết văn phải tự tôn trọng nghề của mình, người chỉ có một tài sản duy nhất để đóng góp cho đời, đó là ngôn ngữ. Tác giả Nobel Cao Hành Kiện nói: Ngôn ngữ là kết tinh thượng thừa của văn minh loài người. Người viết văn đừng bao giờ quên một sứ mệnh của mình là làm đẹp, làm giàu ngôn ngữ dân tộc trong từng tác phẩm cụ thể. Đó cũng là cách góp sức làm giàu vốn văn hóa loài người. Hãy nhớ câu nói về Kinh Thánh: Kẻ phản Chúa là kẻ ở gần Chúa nhất. Phải sống nhiều năm tháng mới thấy đó là chân lý. Trong sự sa sút vị trí xã hội của văn chương hôm nay, trước hết hãy xem lại đội ngũ những người làm văn.
Trời ngả sang chiều. Cơn gió chướng non thổi qua vườn dừa xao xác làm cho gian nhà trống mát rượi. Ông báo một tin không biết nên vui hay nên buồn: Tới đây một con đường lớn sẽ được mở qua cửa nhà ông. Người ta cắt vườn nhà ông 500 mét vuông đất Thành phố mà không đền bù. Lý do là nhờ con đường mà đất nhà ông sẽ có giá hơn. Trời ơi! Đây là đất ở, ông có bán mua gì đâu mà đắt với rẻ. Nhưng gần đất xa trời rồi, từng thấy bao chuyện lạ đời, thêm một chuyện này cũng đâu có nhằm nhò gì. Chuyện dài suốt buổi làm ông hơi mệt, phải qua nằm võng. Cơn gió chướng cấn mạnh lên như muốn tiễn khách. 

Nhà văn Trang Thế Hy (ảnh Vietpress.vn)

Không dấu là Cụ già răng móm, phát âm khó nghe, lại đặc tiếng Nam Bộ, không chỉ cách phát âm mà nhiều từ mới nghe lần đầu, mấy lần phải hỏi lại, có lúc cũng không dám hỏi, thế nên có thể có chỗ ghi không chuẩn lời, không đúng ý, xin nhà văn Trang Thế Hy, báu vật sống của vườn văn Nam Bộ lượng thứ. Ừ nhỉ, sao danh hiệu này chỉ giành cho các nghệ nhân dân gian mà không tặng cho Nhà văn cao tuổi? Ước gì có một phép lạ nào đó, nhân việc lấy đất làm đường, những người có trách nhiệm ở một miền đất giàu truyền thống văn hóa dựng cho ông một ngôi nhà tử tế để Bến Tre có thêm một địa chỉ văn hóa bền vững?
Nhà văn Trang Thế Hy
Tên thật: Văn Trọng Cảnh
Sinh ngày: 09-10-1924 ở xã Hữu Định Châu Thành Bến Tre
Các bút danh: Phạm Võ, Văn Phụng Mỹ, Triều Phong, Vũ Ái, Minh Phẩm, Song Diệp…
Năm 1945, cán bộ Ty Thông tin tuyên truyền Bến Tre. Sau 1954 ở lại hoạt động văn nghệ ở Sài Gòn; 1962 bị địch bắt; 1964 cán bộ Ban Tuyên huấn đặc khu Sài Gòn - Gia Định rồi Tiểu ban Văn nghệ Giải phóng thuộc Ban tuyên huấn Trung ương cục; Sau 1975 công tác ở báo Văn nghệ; Về hưu năm 1992.
Tác phẩm:
- Nắng đẹp miền quê ngoại (Sài Gòn)- 1964
- Anh Thơm râu rồng (in chung với các tác giả được Giải thưởng Nguyễn Đình Chiểu)- 1965
- Mưa ấm- 1981
- Người yêu và mùa thu- 1981
- Vết thương thứ 13- 1989 (tái bản 2011)
- Tiếng khóc và tiếng hát- 1993
- Nợ nước mắt- 2002
- Truyện ngắn Trang Thế Hy- 2006
- Đắng và ngọt (Thơ và thơ dịch)- 2009

Thứ Bảy, 29 tháng 9, 2012

ALBERT CAMUS (II) - THẦN THOẠI SISYPHUS / THE MYTH Of SISYPHUS




       Với Albert Camus đưa chuyện thần thoại qua nhân vật Sisyphus là chấp nhận đấng thần linh hung ác, tàn bạo. Đó là một chủ nghĩa vô thần và  giáo điều bất-khả-tri. Có lẽ; thần thoại nầy là nơi dung thân trên đất Pháp nhiều hơn, một giáo thuyết mơ hồ và cạn cợt có chất hoang đường; điều đó nói lên một cái gì có tính triết lý(?). Camus không cho đây là tính triết lý mà là chuyện kể. Nó được coi là khuynh hướng cứng rắn như đinh đóng cột (hob-nailed) chống lại những tu sĩ hoặc đôi khi cũng có đôi điều phải trái, lý giải của nhóm duy lý. Có một chút biến đổi giữa cái vô tư duyên dáng và một chút biến đổi của sai trái, cứng đầu. Trong tự điển triêt học hình như Voltaire cho đây là một sự mỉa mai, nhạo báng, mà trong cõi tiên thiên thánh giáo cổ tích đã thay mặt một điều gì để nói lên cái tợ như nhau, kiểu thức so sánh (likened) là một sắp xếp dàn dựng cho một hình ảnh thần tượng sẽ không còn một nhầm lẫn nào hơn. Một cái gì ấp ủ trong tổ kén tơ tằm. Tuy nhiên, trong thần thoại xem như tất cả những thứ tôn giáo khác có tính cách giả hình; ‘một thứ đạo đức giả mà thôi, một phán xét trong dạng thức hư cấu, những vị tu sĩ là những kẻ giả danh, che cái vỏ bề ngoài bằng một thứ vô nghĩa lý’ (Stendhal) – to judge from his fiction, the priests are all hypocrites, and therefore religion is all hypocrisy and nonsense. Một cuộc đấu tranh ngấm ngầm, lâu dài đối với những người Thiên Chúa giáo, điều nầy có thể đưa tới đổ máu giữa các giáo phái, nhất là đám xách xược, phỉ báng vào niềm tin thượng đế. Nhưng ở đây chưa hẳn là một lý giải hợp lý, nếu điều nầy chúng ta cho là chủ nghĩa duy lý chăng nữa thì chúng ta cũng không thể tin vào giáo thuyết đó, nếu dữ kiện đem lại một lý thuyết hợp lý và chính đáng.
Với Kierkegaard thường như là chống lại cái ràng buộc tù tội của giáo phái Thiên Chúa với thái độ miễn cưỡng của ông trước một áp lực thuộc sinh lý (masochistically) để đưa tới quyết định cái điều bắt buộc những gì người ta chỉ được phép sống  trong cảnh tù ngục của tôn giáo: ’con người phải hoàn toàn bám sát vào lời kinh một cách điên khùng để được trở nên tín đồ Thiên Chúa / One must be quite literally a lunatic to become a Christian’(S. Kierkegaard) và ở đây cũng là một xáo trộn tâm hồn và niềm tin của F. Dostoevsky, ông đã thốt lên trong ‘Viên Chấp Pháp Tối Cao / Grand Inquisitor’ và ở tập truyện ‘Anh Em Nhà Họ Karamazov / The Brothers Karamazov’, một cú đấm xáng vào cửa giáo đường nơi  dành cho những kẻ quá nhiều niềm tin chính thống giáo.
Dù rằng Camus không phải là tín đồ Thiên Chúa giáo, cũng không ở trong điều kiện thay đổi được niềm tin đến từ Thần Thoại của Sisyphus, bầu khí quyển đó không thể là niềm tin. Camus không diễn tiến sự việc nếu như lý thuyết nầy muốn ám hại nền triết học hoặc tranh luận thuộc triết học và nếu như tôn giáo có một diện mạo đúng nghĩa bởi một thể thức đối chọi niềm tin. Niềm tin đó không buộc chúng ta phải nói không tin vào Thượng đế . Jean-Paul Satre và một số người khác đã chối bỏ ‘Thần thoại của Sisyphus’ vì rằng sự lý đó là một mớ triết lý bầy nhầy. Nhưng ở đây luận lý (essay) của Camus không cho đó một luận thuyết triết học mà là một giảng thuyết như một tuyên ngôn, một lý giải cho một cứu cánh, triệt thoái những gì của Thượng đế đề ra và đây là lời hứa hẹn sống thực bởi một lời lẽ nghiêm khắc của vấn đề triệt thoái.
Camus có thể không biết gì về sự hiện hữu của Thượng đế; ông chỉ là người tuyệt đối tin rằng Thượng đế không hiện hữu. Camus chống đối niềm tin tôn giáo chớ không đứng chung với chủ nghĩa duy lý, niềm tin tiêu cực ở chính ông là một niềm tin chối bỏ.Camus cannot know that God does not exist; he is determined to believe that God cannot exist.Camus opposes religious faith not with rationalism but with a negative faith of his own, a faith in negation.
Đó là điều dường như ông đơn giản vấn đề để đảo ngược tiến trình của niềm tin tôn giáo mà ông đã bình phẩm. Tác phẩm của Camus như thử  cho ta thấy một cái gì đặc biệt trong đó, qua những trả lời của Dostoevsky và của Kierkegaard là những gì đánh động vào cái nghịch lý qua bất cứ luận lý của hai nhà thông thái nầy, nói lên cái điên cuồng, ngu xuẩn của vũ trụ loài người, ôm đầm vào niềm tin mãnh liệt để phỉ báng vào Thượng đế. Camus nhấn mạnh nhiều lần chúng ta là những người vô tội. Trong lúc đó Kierkegaard nhấn mạnh trong ‘Ốm Đau Như Đưa Tới Cái Chết / The Sickness Unto Death’ là những gì tín đồ bắt đầu nhận tội trước khi chết. Camus làm sáng tỏ vai trò tà giáo, một thứ tà đạo hoàn toàn không thấy gì là ngốc nghếch tự chính nó nhưng  sự thuần chuẩn đó tự cho một ý thức riêng mình và một điều gì hết sức tàn bạo. Trong khi đó Dostoevsky có ý cho rằng tự tử như  là một giải quyết hợp lý, ý thức rằng Thượng đế không hiện hữu giữa trần gian. Camus thì lại có ý cho rằng con người không có Thượng đế cho nên phải đi tới cái chết như thế, nhưng  để nhận thức đúng đắn, ông lên án cái chết và sự sống của đời ông , tất cả đã hòa nhập vào một tinh thần hiểu biết kinh khiếp: Camus đề xuất bằng một tư duy tự nó. Giống như cả hai Dostoevsky và Kierkergaard là những gì mà trước đây Camus đã phê nhận rồi cùng nhảy vào với họ trong một niềm tin vô ý thức. Camus nhảy vào như một quả quyết; đó là những gì chúng ta phải chống lại, những gì vô nghĩa lý của thế giới ngày nay bằng một tinh thần phản kháng, tự do và quyết tâm. Camus cảm thấy cuộc đời là vô nghĩa lý (meaninglessness) bởi ông không không thể nào đem niềm tin vào trong Chúa và chính điều ấy ông nhận ra một cách rõ ràng; rằng mọi thứ trên đời như luôn luôn đe dọa bởi cái chết. The Myth of Sisyphus là nói lên cái chết phi thường và kỳ lạ, một cái chết lần hồi xẩy ra trong tập truyện. Đúng thế; tất cả những phi thường xuyên sâu qua những tác phẩm của ông và những gì trong L’Étrager / Khách Lạ và La Peste / Dịch Hạch. Rất đầy đủ hình ảnh của con người, tất thảy đều qui vào cái chết. Trong ‘Thần Thoại của Sisyphus’ mô tả con người ngu xuẩn ‘absurd-man’ là con người đang tiến đến ‘death man walking’ sợi dây thòng lọng thắc vào cổ mà người ta luôn luôn thấy trước mặt, trong tiếng nổ vang ầm của tự do như những gì ông bước lên đoạn đầu đài, một đôi giây siết chặc đôi chân hoặc một vài thứ nhỏ mọn, tầm thường từ một góc nhìn của ông. Suốt tập sách nầy, Camus  cho chúng ta hiểu rằng  cái chết sẽ đến bất ngờ trong cuộc đời đang sống, một cái gì đứt ngang; theo Camus cái chết dường như luôn đứng bên cạnh và sẳn sàng chấm dứt sự sống của chúng ta một cách bất ngờ to tát, giết chết ký ức ta tức thời, tiếng gọi của tử thần như phán quyết: ‘Anh sẽ không còn thấy gì, anh không còn một kinh nghiệm nào hơn mà anh đã từng trải. Anh không còn sống’. Có một ít dấu hiệu mạnh trong tư duy của Camus là tôn giáo hơn là cảm thức cho một cái chết đặt ra trong vấn đề siêu hình dành cho cuộc đời : Chết chỉ là bóng tối ụp tới, tiếp nối cho một cái vô nghĩa – nó chỉ là công việc giản đơn, như việc đã làm, một dấu ấn nhỏ như đánh dấu một cuộc đời nhỏ nhen, ngắn ngủi. Với tôn giáo cái chết là vấn đề quan trọng đối với họ, bởi họ tin cuộc đời có nhiều chất liệu hiện hữu và sinh tồn mà nay không còn nữa. Camus cho cái chết chế ngự chúng ta. Ông tin cái chết là cả vấn đề bởi ý nghĩa cuộc đời cần có những co giản khác nhau. Cho nên Camus cần tìm kiếm cái vóc dáng của sự kéo dài thời gian giữa lúc nầy trong một ý tưởng được tái phục nhiều lần, đặc biệt trong  những lời lập lại của Sisyphus như việc Sisyphus lăn ngược tản đá lên dốc đồi dựng đứng. Nhưng thực tế chỉ là nghĩa bóng hoặc đưa ra hình ảnh của siêu hình. Camus không thể tránh né cái chết, thay vì; như đã là, ông sẽ đón nhận cái chết như mọi người. ý thức đó là ý thức nhìn đời bằng vực thẳm, do đó Camus cảm thấy  tự chính mình là ‘người lạ mặt/l’homme révolté/outsider’. Ông viết trong ‘Người Lạ Mặt’ và ‘Thần Thoại Sisyphus’ hầu hết những sự việc xẩy ra đồng thời, đồng lúc. Trong những năm đầu thập niên 1930 và những tháng đầu năm 1940 ông hoàn tất những luận án ở Paris, Camus xem nơi đây là lưu đày của tâm hồn, chả phải thăng hoa và luôn luôn nhìn về một quê nhà ở Algeria. Lưu đày là một mất mát lớn, mất luôn tình quê (estrangement) ông thường ghi lại một ít nỗi lòng trong Sisyphus là những gì chất chứa trong hồn Camus với một lý do siêu hình. Một phản kháng nội tại của Camus.
Camus miêu tả sự thế ở chính ông như một thức tỉnh giữa cuộc đời đầy ngu xuẩn; vì trong vũ trụ nầy đột nhiên lột bỏ để phơi bày một thứ ảo giác, con người lúc nầy như đồng minh với kẻ xa lạ. Sự lưu đày của ông vô phương cứu chửa từ khi ông mất đi hoài niệm để hồi tưởng về một quê hương bị mất mát hoặc một hy vọng trở về đất hứa. Đây là một trạng thái ly thân  giữa con người và cuộc đời của ông, giữa những vai trò hỗn mang, tất cả những dữ kiện hóa ông thành con người ngu xuẩn và quẩn bách. Những gì ở Paris không còn thích nghi, đều là xa lạ - dĩ nhiên đó là những gì lưu đày ông. Nhưng ở đây Camus vắt cạn nghĩa vào những ngôn từ đến nổi tất cả trở thành một thứ siêu hình lỏng quẹt, trong  đòi hỏi của ông là được nhập vào đó. Người xa lạ hay lưu đày: là một bày tỏ ngu xuẩn của con người, thức tỉnh cái điều không thể hoán cải ngay cả chính ông trong hoàn cảnh như thế. Camus không thể trở về quê nhà (homeland), để bước vào vườn Điạ đàng (Eden) nơi ấp ủ vỗ về . Camus tìm thấy sự sai lầm của Thiên Chúa giáo từ Kierkegaard và thuyết hiện sinh của K. Jaspers bởi vì; trong cái tận cùng đã lộ ra cho Camus một lý luận hợp lý: một thế giới đã để lại những hình ảnh độc đáo như không có một lời hướng dẫn chính yếu – a world originally imagined as devoid of any guiding principle, tợ như thả con mồi câu cái tình hoài hương. Nhưng không! Camus từ chối cái tình hoài hương đó, bởi nó có một nghĩa khác ‘quên là những gì tôi không muốn để quên’ (forgetting just what I do not want to forget) không còn một lý do chính đáng nào hơn giữa cõi đời này. Do đó Camus từ chối quê nhà của mình là vậy, dù cho có thừa nhận một nơi nào khác mà ở đó lôi cuốn chăng nữa, ông chỉ chấp nhận được sống dưới bóng mờ của hoài hương: ấy là điều Camus ly thân giữa ý chí; đó là biểu hiện thỏa mãn  cho một cái gì đang rơi vào tuyệt vọng, ‘lòng hoài hương của tôi là một hợp nhất, đây là những mảnh vỡ vũ trụ và tương phản những thứ đó ràng buộc vào nhau’.
Camus : “It is that divorce between the mind that desires and the world that disappoints, my nostalgia for unity, this fragmented universe and the contradiction that binds them together”  Giữa hợp nhất và tương phản đã cho một lòng ham muốn và chính lòng ham muốn đưa đến tuyệt vọng đó là một cấu tạo hợp thành cho sự cớ ngu xuẩn.
Sisyphus trở thành thần thánh hóa chủ nghĩa (Sisypheanism), bởi đối nghịch là điều gần như ngăn ngừa sự hồi tưởng của lưu đày, một nỗi nhớ thường xảy đến. Thần thánh hóa chủ nghĩa chối bỏ thiên đường giả tạo (Điạ Đàng), cái bánh vẽ to tướng; nơi con người vất vả lao động của kiếp người (lưu đày) và chính nơi đây con người đối đầu một thảm họa (cái chết) Là những gì Camus thấy được và nhận thức ra rằng tinh thần hoài hương vẫn đọng trong ông nhưng không thể thực thi được. Ông có thể mơ về (revêr) một quê hương mất mát của ông, nhưng chắc chắn một điều Camus không thể trở về cái gì đã mất. Trái lại; ông không còn biết mình là kẻ tha hương mà giờ đây chỉ là khúc bi ca trong tâm thức.  Thần thoại của Sisyphus là một bi thương cho niềm tin (The Myth of Sisyphus is an elegy for belief). Nhưng một hôm nào ‘tại sao’ và tại sao lại nảy sinh – but one day the ‘why’ arises / le ‘pourquoi’ s’éleve. Rồi từ đó mọi thứ như bắt đầu trong cái trạng thái chán chường, mệt mỏi với bao điều sửng sốt. Giữa Henry Bergson và Albert Camus có những đồng cảm giống nhau về một xã hội kỷ nghệ hiện đại với những biểu hiện tượng trưng của lề thói khôi hài, kèm theo giả tạo. Để lại những gì ngu xuẩn giữa đời này.Ngu xuẩn không ai thấy.
Dĩ nhiên, bên trong cuộc đời ngu xuẩn đó vẫn có một cái gì nguyên vẹn lạ thường, bởi vì con người ngu xuẩn nhận biết sự khác biệt giữa thói quen ngốc nghếch và một phản kháng được lặp lại nhiều lần (rebellious repetition). Camus tiếp tục giải thích: ‘ngu xuẩn là tội lỗi không có Thượng đế. Đó là vấn đề đời sống trong trạng thái ngu xuẩn’-The absurd is sin without God. It is a matter of living in that state of the absurd-  Tại sao gọi ngu xuẩn là ‘tội không có Thượng đế’?- ngu xuẩn thường xẩy ra trong cuộc sống, Camus cho rằng; chúng ta không thể chạy trốn với tội lỗi: tội lỗi vốn đã có từ nguyên thủy nhưng không có nguồn gốc. Nó là bản án đã vượt qua khỏi chúng ta bởi cuộc đời. Vì vậy con người ngu xuẩn bắt đầu dấn thân vào cuộc chiến. Người ta phải làm gì với cái ngu xuẩn đó? Ở đây, cuộc tranh luận của Camus gần như bị thương tổn trầm trọng. Vì những dữ kiện ở đây, nếu lời đề nghị của ông là thông thường, thì đó là những gì Camus phải tái phục hồi trong cố gắng của con người có tài xử dụng phép ẩn dụ. Như thế thần thoại của Sisypheanism là thánh hóa chủ nghĩa, đưa vào một sự hung tàn do từ người dựng nên thần thoại ẩn dụ? – một thứ văn học vốn đã tồn lưu như thực tế mà con người đang sống trong trạng thái đó. Âu đó chỉ là việc giản đơn thuộc về phép ẩn dụ để nói lên một đấu tranh trong con người ngu xuẩn với những yêu cầu: ’phản kháng của tôi, tự do của tôi và lòng đam mê của tôi’.Và người ta ghi lại những gì mà Camus đã miêu tả như chiến lược của cuộc sống phản kháng mà ông đơn thuần lập lại như lời khuyên rộng lớn qua những thông điệp trước đây; những hiện tượng đó có thể là phản kháng . Trở lại với thần thoại của Camus thì đây là lối miêu tả cuộc đời với chủ yếu mô phỏng trong dạng thức  những gì thuộc về khoa ẩn dụ, ở một sự thay đổi như thể là một cuộc vận động cho một chiến thắng dài lâu, một chọn lựa giữa những vai trò, một sự chăm chú cần thiết, sự sống giống như bản án của con người và cứ thế mà tiếp diễn. Ở đây chứng tỏ rõ một hình ảnh đầy năng lực trong việc xây dựng những tác phẩm hư cấu của ông và có lẽ hư cấu phải là một cuộc đời hạnh phúc; một hoài niệm lớn lao trong trong tiểu thuyết như ‘Dịch Hạch/La Peste’. Nhưng với Sisyphus không phải là tiểu thuyết mà ở đó mô tả bằng những nguy hiểm, những khó khăn được né tránh ở đây. Đó là những gì Camus nói cho chúng ta biết về cái ngu xuẩn làm người, ông còn có nhiều điều nói cho chúng ta biết, những gì chúng ta sẳn sàng muốn biết. Không có gì hiển nhiên hơn về những thí dụ qua các hình tượng , hình tượng mà Camus chọn là Sisyphus như một cái gì cuối cùng dành cho con người ngu xuẩn. Sisyphus là một kết tội để lăn tản đá lên dốc đồi thẳng đứng, để rồi tản đá được lăn xuống trở lại. Sisyphus trở lại với công việc cũ.  Ở đây là biểu hiện của sự ngu xuẩn (Camus nói) Sisyphus tụt xuống đồi trong tư thế mạnh hơn cả tản đá. Sisyphus có cảm giác giữa hai vai trò tù tội và phản kháng. Camus mô tả ở đây là một định mệnh ràng buộc với một phản kháng nội tại đó là vai trò sống thực của đời ông qua Sisyphus, mà cũng là nhân vật sống thực như chúng ta đang sống. Với một số tư duy của Camus và chính đó là động lực thúc đẩy ông viết, một năng lực đầy kinh nghiệm cho một tiểu thuyết gia; ông thu tập về những điều luật khắc khe tôn giáo để lắp vào đó những ẩn dụ của trần thế, rồi để lại những vết lằn trên giấy mực đầy tình cảm với những gì ông đã nói và đã làm qua những tác phẩm của ông. Chúng ta cần ghi nhận điều nầy; những luận án của Camus là không triết học nhưng là thể loại chuyện kể - we are reminded that his essay is not philosophy but a kind of storytelling-. Dĩ nhiên Sisyphus không những là ẩn dụ để trả lời, lý giải cái thời kỳ của ngu xuẩn nhưng trong đó chứa đựng một cái gì thuộc về tôn giáo. Có lẽ Camus chịu nhiều ảnh hưởng tôn giáo của S. Kierkgaard trong luận án ‘ Repetition/Nhắc nhở’.Camus không nhấn mạnh những gì thuộc luận án của Kierkegaard vào trong Sisyphus, nhưng  ông đã có một mối liên lạc qua ý tưởng khác như một điều gì nhắc-nhở-mà-không-nhắc-nhở (repetition-without-repetition) Camus muốn kéo dài cuộc sống trên mặt đất nầy và có thể làm những gì đúng như ý muốn, cốt nâng phép ẩn dụ lên một vị trí cao hơn. Một tượng trưng, biểu hiện của một thể tài mà ông muốn nói.. Đây không phải là điều cần thiết cho công việc ngược đảo, trong khi đó kẻ vô thần, ngoại đạo nghĩ thiên đường của Thiên Chúa giáo chỉ là biểu tượng trong phép ẩn dụ mà thôi. Thấy được sự loé sáng nầy. Camus đem lại một cống hiến việc làm ẩn dụ của mình là mở rộng phép ẩn dụ cho phiá giáo phái. Ông đã đem lại điạ ngục trần gian cho Sisyphus bởi vì quá tin vào cõi thiên đường. Trong tiểu luận trước đây Camus viết: ‘hiện diện và những chuỗi thời gian hiện diện trước cho một ý thức vững lòng, một lý tưởng dành cho con người ngu xuẩn’ (the present and the succession of presents before a constantly conscious soul is the ideal of the absurd man) Đây là một tư duy vô cùng của Camus: - một lời nhắc nhở không bao giờ cạn của hiện nay. Và từ cái ảo giác không thích hợp của giáo phái (Thiên Chúa giáo), sợ hãi của cái chết được coi như hủy bỏ -thiên đàng không còn hiện hựu- Camus có thể nhắc nhở cho tới cùng, chỉ khi nào thích ứng được phép ẩn dụ. Cuộc đời thì quá ngắn, nhưng nghệ thuật thì quá dài, đặc biệt nghệ thuật ẩn dụ -for life is short, but art is long, especially the art of metaphor-  Vậy thì phản kháng của Camus thuộc về ẩn dụ? Có lẽ không, bởi Camus không có một dấu hiệu gì là sợ hãi cả và chẳng hề tưởng tượng về hình ảnh. Ông coi đó là lớp lang, tiết mục ở  trong  tập ‘Chết Trôi và Cứu Trôi / The Drowned and the Saved’. Văn phong của Camus trong sáng, hàm chứa, ẩn dụ và trớ trêu vô lý; nó chứa đựng một sự phản kháng dị thường.Trong ‘Thần thoại của Sisyphus’ cũng có dấu vết của phảng kháng /the rebel/révolt. Myth/Thần thoại lý giải vấn đề tự tử, Rebel/Phản kháng lý giải vấn đề giết người; trong hai trường hợp nầy không thêm một giá trị nội tại mà có lẽ nêu lên cái tạm thời của hoán chuyển giữa vắng bóng và hồ nghi, mơ hồ trong tính chất tạm bợ. Cơ bản của vấn đề trong ‘Thần thoại của Sisyphus’ là nói lên cái gì hợp pháp, hợp lẽ của hoàn cảnh; tuy nhiên để hợp lý hóa thì phải đương đầu giữa cái chết và tự chết. “Dù rằng Sisyphus là vấn đề đặt ra cái ‘tử/mortal’, một câu chuyện được tóm gọn đưa ta có một đời sống tươi sáng và tạo nên lý tưởng sống, ngay cả trong bụi mờ của sa mạc hoang vu vẫn có sự sống”.(Albert Camus nói)(*).

Cho nên giữa tự tử và giết người là một phản kháng siêu hình, dấy động từ tâm can của con người, nó đứng dậy để đối đầu với thân phận, chối bỏ cái không hiện hữu của Thượng đế, biến con người trở nên ngu xuẩn, vũ trụ con người ngu xuẩn rồi từ đó phát sinh phản kháng, phản kháng nội tại và phản kháng ngoại tại, bởi cả hai (cớ nầy, lẽ nọ) là vấn đề không phải chối bỏ suông và giản dị như thế. – pour l’un et l’autre il ne s’agit pas seulement d’une négation pure et simple (métaphysique) Con người thật ra nằm giữa hai trạng huống của bất-khả-tri và bất-khả-lĩnh-giải cả hai sự lý làm cho con người ngu xuẩn để rồi không ngu xuẩn, như trong lời phân trần của A. Camus khi phát hành cuốn ‘Thần thoại của Sisyphus’ ở Paris/1955. Siêu hình phản kháng đem lại cái ‘tử/mortal’, mọi hiện hữu siêu nhiên biến mất để con người cô đơn giữa trần thế; đây là ‘cái-tôi’ tư duy trần thế nằm trong Camus. Cho nên trong ý thức phản kháng tức chúng ta hiện hữu (cogito).
Kết thúc trong tập sách nầy, biểu hiện được cái miên viễn thâm hậu qua tư duy Camus. Cốt tủy (pith) của tinh thần phản kháng một cách siêu độ. Tồn lưu muôn thuở ở cõi Như-Nhiên.
Do đó phản kháng siêu hình trong ‘Thần thoại của Sisyphus’ không nhất thiết chủ trương vô thần, ngoại đạo như người ta nghĩ, nhưng tất nhiên tự nó đã nói lên phản kháng, một tố cáo giữa Thượng đế với con người, cả hai đều tội lỗi (pour l’un et l’autre) bởi Thượng đế sanh ra cái ‘tử/mortal’ để nhận tội sau cái chết mới tới cõi thiên đường của vườn Điạ đàng. ‘Tội-tổ-tông’: kẻ đứng sau Thiên Chúa đẻ ra để buộc tội.Tội-tổ-tông có từ Thượng-đế chớ không có từ Con-người. ‘Eden’ là nơi phạm tội giữa ngu xuẩn và phản kháng. Cái sự cớ đó là bi thảm của sinh tồn đẻ ra cái ngu xuẩn của sinh tồn.

VÕ CÔNG LIÊM   (ca.ab. Đã đọc 2011/12. Bổ sung và hiệu đính 9/2012)

(*) Albert Camus: Sanh ở Algeria. Chết ở Pháp (1913- 1960). Văn Chương Nobel 1957.

  SÁCH ĐỌC:
-  ‘Albert Camus the Myth of Sisyphus’  by Justin O’Brien. Penguin Books Group. New York . NY  2000.

ALBERT CAMUS - TINH THẦN PHẢN KHÁNG



“I revolt; therefore we are” *(Descartes)

     Trong ta vốn đã có những bức xúc, đè nén, phẩn nộ.Tất cả chìm lắng trong trạng thái tĩnh của nội tại; có nghĩa là chờ đợi một điều kiện hay cơ hội để bôc phát. Với cái nhìn của Steinbeck một phản kháng không nguyên nhân “rebel without cause” đó là bung phá thể hiện trực tiếp, một nhu cầu cần thiết, khẩn trương. Nhưng với cái nhìn rebel/nutineer của Camus thì hoàn toàn khác hẳn, bởi đối tượng của phản kháng là giải thoát ra khỏi mọi kiềm chế cho chính mình cũng như cho cuộc đời để đi đến một cuộc cách mạng mới toàn diện hơn.
Albert Camus(1)đã chia ra làm 5 phần rõ rệt: Con Người Phản Kháng “Man in revolt” Phản Kháng Siêu Hình ”Metalphysical revolt” Phản Kháng Lịch Sử ”Historic revolt” Phản Kháng Sắc Thái ”Artistic revolt” và cuối cùng là Phản Kháng Phương Nam ; mà tác giả gọi là xuyên Nam ”Throught from the South”. Đó là phản kháng chân lý giữa con người với xã hội. Một phản kháng trực diện với ngổn ngang, gò đống mà bao thế kỷ qua chưa mấy quan tâm và lý giải một cách thâm hậu như vậy.

Trong phần dẫn nhập,  ở những trang đầu và cuối tập tiểu luận triết học (L’essai phylosophique) Con Người Phản Kháng (L’Homme révolté/Man in revolt). Camus muốn tỏ cho chúng ta thấy một chân lý sống thực, không hoa mỹ tình cảm hay một tu từ nào khác để che lấp một thứ ngôn ngữ trá hình, bịp bợm mà nhằm mục đích hướng tới sự thật đầy sinh động để kiềm chế mọi dục vọng có thể xẩy ra hoặc dùng một thứ ngôn từ mê hoặc mang nặng tính từ chương tích cú trong tác phẩm của ông. Nhưng dẫu là gì đi nữa; cái còn lại là làm sao sáng tỏ được vấn đề một cách phấn khởi cho một tiếng nói trung thực của một con người trung thực.
Cho nên tinh thần phản kháng của Camus là lùng kiếm sự thật một cách sáng tạo để tránh sự “ngộ nhận” Le malentendu/The misunderstanding trong một lý giải cực kỳ tối thượng; mà đôi khi đưa tới sự tuyệt vọng đã đánh mất niềm tin của tôn giáo, làm méo mó tư tưởng của Nietzche và lý thuyết của ông trong tác phẩm Bên Ngoài Cái Tốt và Cái Xấu (Beyond Good and Evil) và ngay cả nỗi đau trong Anh Em Nhà Họ Karamazov của Dostoesky, nhưng được một điều đánh hạ được chủ thuyết Karl Marx mà họ xây dựng và khống chế một cách mù quáng đem lại biết bao mất mát lớn lao về ý thức của giá trị làm người và tước đoạt những quyền lợi khác, duy trì bạo lực độc tài của thời Stalin, rình rập, bắt bớ, xây dựng những trại tập trung để bảo vệ chuyên chế, điều đó chỉ đem lại sự phẩn nộ và gây ra chiến tranh mà thôi.
Do đó những tác phẩm của Camus ít nhiều có những đòi hỏi cấp bách. Nhưng chắc chắn một ngày nào đó người ta sẽ tìm ra câu giải đáp cho những luận cứ đã nêu và đưa tới một suy tưởng có tính lý luận và tạo cho chúng ta một ấn tượng sâu xa về cái lối đối xử được trọn vẹn mà không quá hồ lốn…”
Mais peut-etre qu’un jour on trouvera justement la reponse à ces questions dans les essais de pensée, comme les mien, donnent l’impression d’un arbitrair désordonné.
(M. Heidegger)
Camus đã xác định được sự bức xúc  đó để gây nên một phản kháng mãnh liệt do từ những tội ác tính dục và những tội ác gây ra bởi luân lý đạo đức mà tất cả những biện chứng đó phát khởi từ cố ý hay từ dự mưu mà ra. Chúng ta đang lao mình vào cái thế giới đầy dự mưu, toan tính. Những tội phạm ngày nay không còn là hành động vô ý, vô tứ của bọn trẻ con như ngày xưa đã viện lẽ về tình cảm để được bảo vệ. Trái lại ngày nay mọi sự đã trưởng thành và những chứng cứ đó không thể chối bỏ được; chính là nhờ vào triết học lý luận để bao che mọi thứ; ngay cả việc biến đổi kẻ giết người thành quan toà xét xử.
Albert Camus không mang lại cho chúng ta những tu từ (rhetoric) của người hùng biện hoặc bất cứ một thứ nghệ thuật nào khác để thuyết phục. Nhưng ở đây Camus cố gắng sáng tỏ về khả năng của mình. Những tác phẩm của ông có tính lý luận logic hơn tính văn chương.Trong cuốn Thần thoại Sisyphe (Le Mythe de Sysyphe) diễn đạt bằng tĩnh niệm (meditation) về sự-sống và không-sống tợ như hành động của tự sát. Còn cuốn Con Người Phản Kháng là bắt đầu một tâm trạng lắng đọng để kéo dài cái sự dai dẳng, dẳng dai, để chuẩn bị ngấm ngầm về một hành động phản kháng nội tại (act of rebellion). Nếu chúng ta quyết định sống, mà điều đó phải là; bởi chúng ta đã quyết định thì quyết định đó thuộc về cá thể hiện hữu tất phải có một giá trị thực tiễn hơn; còn nếu như quyết định đi tới phản kháng, mà điều đó phải là; bởi chúng ta quyết định như một qui luật xã hội mà con người đang sống. Điều đó cũng được xem như một giá trị thực tiễn, nhưng mỗi trường hợp đều có giá trị và vị trí riêng của nó chớ không phải là việc làm “hiến dâng” Given!
Cũng đừng xem đây là trò chơi ma giáo, ảo tưởng đối với tôn giáo hoặc đối với triết học. Người ta cần phải suy diễn vấn đề từ điều kiện của cuộc sống để chấp nhận sự đau đớn xẩy ra. Giá trị xã hội là qui luật đưa dẫn tới một ngụ ý trong sự bi thảm của định mệnh và rồi người ta sẽ đem lại niềm hy vọng sáng tạo của riêng mình.
Camus tin tưởng rằng phản kháng là một trong những ”khuôn phép thiết yếu” của nhân loại, điều ấy không phải là vô bổ để từ chối hiện thực lịch sử. Lý thú hơn để chúng ta tìm hiểu trong đó cái lý chính của hiện hữu. Nhưng cái sự phản kháng tự nhiên đó được xem như thay đổi phần nào nhân tố trong thời đại chúng ta đan sống. Không còn kéo dài sự phản kháng giữa người nô lệ với chủ nhân, kể cả việc tranh chấp giữa nghèo và giàu. Phản kháng nầy còn được gọi là phản kháng siêu hình, con người phản kháng là chống lại những điều kiện ngược đãi trong cuộc đời, chống lại những gì gọi là tự tạo creation itself để rồi khát vọng đó được sáng tỏ và hợp nhất với tư tưởng. Cho dù có tương nghịch về phiá qui lệnh; nhưng ít ra cũng làm sáng tỏ con đường mà Camus đã vạch ra.
Ông đã nhìn lại lịch sử của siêu-hình-phản-kháng để bắt đầu lại cái tuyệt đối phủ nhận của Sade, cái bất chợt của Baudelaire và cái lịch lãm lạ đời của Stirner, Nietzche, Lautréamont và ngay cả trường phái siêu thực. Thái độ của Camus như tiên đoán được cái gì khác lạ chớ không còn mang lại một thứ tình cảm nào khác hơn và mỗi lần như thế đã cho Camus những điều hay ho và mới lạ; để rồi khám phá ở André Breton cái tâm chất đương đại “contemporary-mind”. Đó là cái Camus tìm thấy ở lịch-sử-phản-kháng trong một chính sách có ý thức hơn. Đối tượng chính là sự hiện hữu để vẽ lên một cái gì riêng biệt và rõ nét giữa phản kháng và cách mạng của con người. Ỏ đây; và không phải là lần đầu ý niệm của Camus đến gần với thuyết vô-thừa-nhận (vô chính phủ) để thừa nhận rằng cuộc cách mạng là luôn luôn chính nghĩa để từ đó thành lập một tân chính phủ có thừa nhận sự bình đẳng của con người, trái lại phản kháng là một hành động không sắp đặt sẳn có, mà đó là một sự tự khởi quyết liệt spontaneous protestation.
Camus phơi bày tư duy của mình qua tác phẩm L’Homme revolté như một dữ kiện, như nhắc nhở: tránh lùi bước trong tuyệt vọng hay tình trạng thiếu hoạt động mà hãy đứng dậy.Camus đưa tư tưởng của mình một cách có giới hạn: ”chúng ta biết rằng, chúng ta đã trải qua lâu dài để thẩm định giữa phản kháng và triết thuyết hư-vô (nihilism) thì sự phản kháng hay không phản kháng là cả một giới hạn cách biệt nhưng lịch sử đã chứng minh một cách cụ thể và thích đáng và biểu hiện được giữa những người nô lệ mà lằn biên đó không còn là một giới hạn cố hữu”.
Để vượt ra khỏi cái định mệnh khắc khe đó chúng ta cần có một cuộc cách mạng về trí tuệ, nếu muốn có một đời sống còn lại.Vậy chúng ta quay về một lần nữa nguồn gốc của sự phản kháng và lôi kéo cái hứng khởi từ hệ thống tư tưởng; đó là niềm tin xuất phát ngay buổi ban đầu. Dù rằng sự thừa nhận đó có giới hạn.
Camus đã trích dẫn những lời lẽ của Tolain: ”Les être humains ne s’émancipent qu’au sein des groupes naturels” Nhân loại tự giải thoát cho chính mình,chỉ dựa trên căn bản tập đoàn tự nhiên để hành động.
Ngăn cản không có nghĩa là đi ngược lại của phản kháng. Bởi vì phản kháng đã mang lại cho chúng ta bao điều hay để chống lại sự cản trở và biết độ lượng mesure/moderation cái gọi là phản kháng; do đó chỉ còn lại duy nhất tinh thần phản kháng đó là một đối kháng bất hủ và sáng lập được vai trò làm chủ một cách thông
minh sáng suốt. Bởi trong chúng ta đã mang thân phận lưu đày, tội ác và phá hoại. Nhưng bổn phận chúng ta là cởi trói toàn diện trên điạ cầu nầy, đó là cuộc chiến của chính chúng ta và cho những kẻ khác. Giữa cuộc đời này không có sự qui hàng một cách dể dàng như thế được; ngọn nguồn  của hình thức đó còn tồn tại thì điều kiện đó còn dấy động. Cho nên chỉ còn lại sự thật, sự thật của đời người như luôn luôn nhắc nhở chúng ta đứng dậy chống lại mọi thủ đoạn man rợ và không có một thể thức nào thay đổi được lịch sử.
Những trang cuối của L’Homme Révolté. Camus đã đưa lên tột đỉnh sự hùng biện về chân lý làm người ngỏ hầu làm phấn khởi lòng tin tưởng và hài hòa tiết điệu trong những trang sách mang tính lý luận nhân bản. Con Người/L’Homme ở đây không còn là cá thể mà trở nên quần chúng trong thân-phận-con-người mà định mệnh đã gắn liền destiny/destinée.
Phải hiểu rằng: ”Phản kháng không phải là mất đi sự hiện hữu, sự sống còn và cũng không xa lạ gì với tình yêu” -That rebellion cannot exist without strange form of love. Không tính toán thiệt hơn, mà vì lợi ích chung của cuộc đời và sự sống còn của con người. Trong mọi chiều hướng nào, chúng ta hết lòng khoan dung để hướng về tương lai được tươi sáng và an tâm hơn.

Năm 1951 năm phát hành tập tiểu luận Con Người Phản Kháng, Camus đã trả lời một số câu hỏi được đưa ra. Trong đó có những câu hỏi hóc búa: - Ý niệm gì giữa con người và công lý có được phép hổ tương nhau để giải trừ những điều mà người dân đang đương đầu đối kháng với những kẻ phá hoại? -Dưới ba hình thức mà ở đây coi là tối thượng: Tâm lý, chính trị và luân lý. Một trong những điều trên được xử lý song phương như đã dẫn ở trên.
En 1951 au moment de la parution de L’Homme Révolté répondre à une seule question: quelle idée de l’homme et de la justice peut offrir l’antidote permettant de civiliser des conflits destructeur?Sur les trios scenes où il s’exprime: Philosophique, politique et moral.Une même dualité transparâit…
Dù sao đi nữa tinh thần phản kháng nằm dưới bất cứ lý do nào cũng không thể giải thích một cách trọn vẹn, ngoại trừ chúng ta chấp nhận để đi tới sự thẩm tra về những thái độ của nó như thử giả vờ để chinh phục lấy nó. Có lẽ điều đó làm cho chúng ta phải khám phá nguồn cơn trong công cuộc hoàn thành sứ mạng cai trị với
luật lệ hành động;  đó là điều hết sức ngu xuẩn, không thể đem lại cho chúng ta, ít ra cũng sẽ tìm thấy được phương án nào về con người hoặc như nhiệm vụ phải chem giết để cuối cùng chỉ còn lại niềm hy vọng như một niềm tin mới.
Đã làm người sinh ra tất chúng ta có quyền từ chối những gì đã xẩy đến với chúng ta;vấn đề là phải nhận thức được sự chối bỏ đó là điều đưa tới sự phá hoại tự nó hay do từ kẻ khác. Tinh thần phản kháng có nhất thiết chấm dứt trong vai trò hợp lý của bọn đồ tể giết người giữa cái vũ trụ nầy? Hay là, hoặc là, trái lại; không còn tham vọng nào hơn để khiếu nại cái vô tội đó là điều không thể được, ắt hẳn phải tìm cho ra lẽ cái nguyên lý của một lý do đưa tới tội ác.
Vậy tinh thần phản kháng của Albert Camus trong Con Người Phản Kháng cũng như những tác phẩm khác đều mang tính chất phản kháng có sách lược không phải là một ý thức ngu xuẩn; ngược lại một ý thức tâm lý, giống như cái tôi suy tư ”cogito” nằm trong lãnh vực tư tưởng. Cho nên cái sự phản kháng (rebellion) là để giải thoát uẩn khúc ra khỏi cơn cô độc tự tại. Đó là tâm lý chung; mà ngay cả Descartes cũng phán ra rằng: ”Tôi phản kháng, vậy là chúng ta hiện hữu”. Chúng ta có thể ghi nhận cái giá trị tinh thần phản kháng đó.,nếu sự kiện còn tồn tại thì ngay chúng ta phải xác định cụ thể; nhưng cơ sở thẩm định giá trị đó chính là tinh thần phản kháng giữa con người và xã hội. Cho nên ta chối bỏ hay phủ nhận mọi sự đoàn kết thì lập tức tự hủy hoại đến danh hiệu của mình không còn đáng gọi là phản kháng nữa. Muốn tồn tại chúng ta phải biết ”bảo trì tư tưởng” tức là phải tôn trọng cái giới hạn của nó và tinh thần phản kháng tự tìm thấy tại nơi chính mình. Tư tưởng phản kháng là một trạng thái khẩn trương dành cho những tinh thần thật sự phản kháng trong tư thế thanh cao diệu vợi xuất phát từ nguyên sơ cho tới khi phát động.
Camus  đã kết hợp chặt chẽ kinh nghiệm sống, kiến thức sâu xa, tìm hiểu về tâm lý xã hội học, văn chương nghị luận của triết học. Gần như một tư cách chính trị. Camus sẵn sàng bày tỏ cái chân lý phản kháng của những năm trước đây, trước những điều mà Camus không mấy yên lòng, những điều trái ngược lại cho chính ông. Camus nói: ”Tôi không muốn trở thành một thiên tài về khoa triết học” Ông cảm thấy rằng quá trình của những cuộc cách mạng đã chứng minh là kẻ sát thủ dưới danh hiệu hạnh phúc cho tương lai (giả tạo). Nhưng giờ đây Camus cảm thấy điều đó là khẩn thiết để tìm thấy được chủ nghĩa nhân bản mới. Ông đã đưa ra câu hỏi: ”Thế nào để chắc chắn rằng con người chấp nhận sự chọn lựa kẻ sát thủ dưới danh xưng là phản kháng và điều đó trở thành một cuộc cách mạng ?”
How did certain men accept collective murder in the name of revolt, which became
revolution?
Những chiến sĩ là những con người có quyền phản kháng để trở thành những nhà cách mạng chuyên nghiệp mà họ đã tạo dựng ra được một chính phủ có chính nghĩa cho chúng ta ngày hôm nay.

The spirit of rebellion can exist only in a society where a theoretical equality conceals great factual inequalities.
Tinh thần phản kháng chỉ có thể hiện hữu trong một xã hội mà nơi đây có một lý thuyết bình đẳng mà lại che dấu không biết bao nhiêu sự thật của bình đẳng. (A essay On Man In Revolt. P.20 The Rebel. Albert Camus) .

VÕ CÔNG LIÊM (ca.ab. 1/1/2011)

* ”Tôi phản kháng,tất chúng ta hiện hữu” Descartes
(1) Albert Camus.
Sanh:1913 ở Mondovi,Algeria.   
Chết: Jan.4.1960.Tai nạn xe hơi. Ở Pháp.
Sau khi đổ cử nhân triết học. Ông đã làm nhiều nghành nghề khác nhau.
Nhận giải thưởng văn chương Nobel 1957.

TÁC PHẨM ĐỂ ĐỜI :
- Thần Thoại của Sisyphus/The Myth of Sisyphus/Le Mythe de Sisyphe
- Người Khách Lạ/The Stranger/L’Étranger
- Con Người Phản Kháng/The Rebel/L’Homme Révolté
- Lưu Đày và Quê Nhà/The Exile and the Kingdom/L’Exil et le Royaume.
- Caligula và Ba Vở Kịch Khác/Caligula and Three Other Plays/Caligula,Le Malentendu.L’Etat de siege,Les Justes..
- Dịch Hạch/The Plague/La Peste.
- Sa Đọa/The Fall/La Chute.
- Chiếm Hữu/The Possessed/Les Possédes.
- Đối Kháng,Phản Kháng và Cái Chết/Resistance,Rebellion and Death/Actuelles. A. Selection.
Và Nhiều Tác Phẩm Giá trị Khác.

SÁCH ĐỌC :
- The First Camus.by Ellen C.Kennedy. Alfred A. Knopf.NY.USA 1976
- The Rebel. Albert Camus by Anthony Bowwer. Alfred A. Knopf.USA 1982
- L’Homme Révolté. by Albert Camus. Librairie Gallimard. Paris FR. 1958
- La Juste Révolte by Denis Salas. Michalon.Paris. FR.2002
- Albert Camus(A Life)/Albert Camus (Une Vie) by Olivier Todd. Gallimard. Paris 1996(English/French)
- Sương Tỳ Hải/Albert Camus bản dịch của Bùi Giáng.NXB . An Tiêm 1972.

(Đọc xong và hiệu đính :Nov/ 2010 - Jan/2011.vcl)