Chủ Nhật, 19 tháng 7, 2015

Nhà thơ Việt Phương: Văn học Việt Nam lẹt đẹt như bây giờ cũng không có gì lạ

 

53 năm làm Thư ký cho Thủ tướng Phạm Văn Đồng, một số năm trong khoảng thời gian đó ông đồng thời còn làm Thư ký cho Tổng Bí thư (TBT) Lê Duẩn (tổng thời gian làm Thư ký cho Tổng Bí thư Lê Duẩn là 10 năm), nhưng Việt Phương cũng rất nổi tiếng với tập thơ “Cửa mở” - một tập thơ từng một thời bị cho là “phá phách” chế độ.

Thứ Tư, 15 tháng 7, 2015

Sử gia lớn nhất (không được biết đến/không được thừa nhận) của Việt Nam

  •   Le Minh Khai
Sử gia Kim Định (1914 - 1997) Sử gia Kim Định (1914 - 1997)
Tôi dành mùa hè này đọc các tác phẩm của Kim Định, một linh mục Công giáo, triết gia và sửgia đã viết rất nhiều trong những năm 1960 và đầu những năm 1970 ở miền Nam Việt Nam. Khi đọc những gì ông đã viết, không cần phải đắn đo để kết luận rằng cho đến nay, Kim Định là sử gia táo bạo nhất và giàu trí tưởng tượng nhất mà Việt Nam đã từng biết đến.
Nói một cách đơn giản, Kim Định là một thiên tài. Tuy nhiên, theo như tôi được biết, không ai có thể nhìn thấy thiên tài trong những gì ông đã làm, nhưng đồng thời, giống như nhiều thiên tài, ông đã đẩy ý tưởng của mình đi quá xa.
Kết quả là ngày nay nhiều người vừa không biết Kim Định là ai, lại vừa bỏ qua tri thức học thuật của ông. Điều này, tôi cho là một sai lầm khủng khiếp.

Thứ Hai, 13 tháng 7, 2015

“Bi kịch” chuyện bầu bán ở Đại hội Nhà văn IX

Đại hội Hội Nhà văn Việt Nam lần thứ IX là một sự kiện lớn trong đời sống văn hóa nước nhà, thu hút sự quan tâm của đông đảo các nhà văn, nhà thơ và dư luận… Nhưng ngay trước thềm đại hội đã có rất nhiều những ì xèo về công tác nhân sự. Và quả nhiên đến ngày thứ 2 của đại hội (nội bộ) thì sự thật được phơi bày trước sự ngỡ ngàng của không ít người trong cuộc.
Cả một Đại hội không có thời gian bàn về tình hình văn học và công việc văn chương mà chỉ lo bầu bán. Thế nhưng, ngay từ đầu công tác tổ chức, ứng cử, đề cử đã không theo một nguyên tắc nào. Hay nói chính xác là đại hội đã vi phạm điều lệ về cơ cấu, thành phần, tháp độ tuổi... Danh sách các ứng cử viên được đưa ra một cách ngẫu nhiên không hề có sự thảo luận, bàn bạc. Thế nên, việc chỉ có 6 đại biểu có số phiếu quá bán dường như là chuyện đã được đoán trước.
Các đại biểu biểu quyết tại đại hội
Không chỉ thế trước Đại hội có không ít các nhà văn, nhà thơ khá "to mồm" về chuyện cơ cấu tổ chức, về việc muốn có một sự thay đổi nhưng cuối cùng khi Đại hội chính thức diễn ra thì hầu hết họ im bặt, và nếu có thì ý kiến cũng chỉ thể hiện ở hành lang đại hội hoặc trên các mạng xã hội. Chưa kể đến lúc bỏ phiếu thì có tới 46 phiếu bầu không hợp lệ. Điều đó chứng tỏ rằng các nhà văn, bản thân họ cũng vô trách nhiệm với chính lá phiếu của mình, chính họ chứ không phải ai khác đã tước đi cái quyền được làm mới.
Choáng với kết quả bầu cử BCH Hội Nhà văn Việt Nam khóa IX Choáng với kết quả bầu cử BCH Hội Nhà văn Việt Nam khóa IX

 Lại phải “kính lạy các nhà văn” trước… Đại hội
Lại phải “kính lạy các nhà văn” trước… Đại hội
  "Miếu thiêng" Hội Nhà văn đã… mất thiêng!
Điều đáng buồn nhất là buổi sáng, các nhà văn biểu quyết là ban Chấp hành nhiệm kỳ IX là bầu 15 người. Nhưng đến khi bầu lần thứ nhất chỉ được 6, thì lẽ ra, người cầm trịch phải bình tĩnh, đánh giá tình hình, phân tích để các nhà văn hiểu rằng tại sao cơ cấu của Ban chấp hành cần phải thế này, cần phải thế kia… để đảm bảo các cấp Hội lớn, có ảnh hưởng sâu rộng tới văn học nước nhà có đại diện trong bộ máy lãnh đạo… và từ đó tiến hành bầu lần 2, thậm chí có thể cả lần 3.
Nhưng không, thái độ khó hiểu của những người cầm trịch, cộng với sự bất cần của khá đông nhà văn, kèm vào đó là sự mệt mỏi, chán nản, thế là vội vàng buông xuôi, không yêu cầu Đại hội bầu cử lại lần hai mà nhanh chóng chốt ngay danh sách.
Một Ban chấp hành chỉ có 6 người mà đã có 5 hiện đang tại chức tại Cơ quan Hội Nhà văn là điều vừa nực cười, vừa đáng lo lắng. Việc không có đại biểu các khu vực quan trọng ở các vùng miền, đặc biệt là TP HCM, Hà Nội, Đà Nẵng… thì khi hoạt động sẽ có những hậu quả khó lường.
Có lẽ rồi đại hội cũng chắc chắn sẽ “thành công tốt đẹp” nhưng rõ ràng Đại hội Hội nhà văn lần thứ IX sẽ trở thành "bia miệng" cho đời, để công chúng có dịp biết thêm nhiều điều về cái gọi là NHÀ VĂN VIỆT NAM THẾ KỶ XXI. 
Và cũng mong những nhà văn nào thiếu trách nhiệm với lá phiếu của mình, thì từ nay cũng đừng nên có ý kiến kêu ca gì nữa về công tác Hội. 
Kết quả bầu Ban Chấp hành Hội Nhà văn nhiệm kỳ 2015-2020:
Tổng số phiếu phát ra 498.
Tổng số thu về 494 (mất 4 phiếu); Phiếu không hợp lệ: 46; Số phiếu hợp lệ 448.
Có 6 người quá bán:
1- Hữu Thỉnh: 391 phiếu
2- Nguyễn Quang Thiều: 345 phiếu
3- Trần Đăng Khoa: 307 phiếu
4- Khuất Quang Thụy: 266 phiếu
5- Nguyễn Trí Huân: 261 phiếu
6- Nguyễn Bình Phương: 233 phiếu
Đây là khóa thứ 4 nhà thơ Hữu Thỉnh làm Chủ tịch Hội nhà văn VN trọn vẹn 1/4 thế kỷ (tính cả nhiệm kỳ 1995-2000, vì Chủ tịch Nguyễn Khoa Điềm bận rộn với chức Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin, nên nhà văn Hữu Thỉnh tuy làm phó nhưng điều hành toàn bộ hoạt động).
Nguồn:Năng lượng Mới
Chép lại từ petrotimes.vn.

Thứ Tư, 8 tháng 7, 2015

TỪ HOÀI TẤN THƠ THÁNG SÁU



nghĩ về hàng cây dưới đường trong một buổi chiều mưa


mưa miền Nam
qua như không có
trời lại trong
như mây chưa bao giờ vần vũ
hàng cây dưới đường
những gjọt nước đọng lại như chút nước mắt thừa trong buổi chia tay của đôi tình nhân
rồi cũng bốc hơi theo gió
cũng không có gì còn nhớ
như mưa miền Nam

ngày xưa đôi ta đã từng dưới con đường này
mỗi chiều không thể chịu được khi chưa gặp nhau
gặp nhau chỉ để nhìn nhau
rồi tạm biệt
như cơn mưa chiều tạt qua
đời vẫn quay nhịp cũ

bởi vậy đôi ta
không sống được cùng nhau
hàng cây dưới đường qua nửa thế kỷ
mỗi mùa mưa đi qua
còn đọng lại
giọt nước
nhắc nhở chúng ta nỗi chia lìa
dữ dội và khốc liệt trong một thoáng
như mưa miền Nam
không còn những gì sau đó



chút mộng tưởng vào ngày mưa khi ở nhà một mình

không biết vào mùa thu những người già sẽ làm gì ngoài ấy
vì ở đây không có mùa thu
chỉ là mùa mưa
kéo dài đến tháng mười một
những người già gặp nhau vào buổi sáng
(sáng nắng chiều mưa)
trò chuyện với cuộc đời
mộng mơ về quá khứ
và nói về tình yêu
với những cô nàng quá lứa

khi ở nhà một mình
không biết sẽ làm gì vào ngày mưa
chút mộng ngời tâm tưởng
như ngọn nến


tình yêu sẽ không mất vì những kỷ niệm

tháng sáu nơi phương Nam
ngày từ năm giờ sáng
bắt đầu bằng cái hôn
vào trần gian tươi thắm

ngày xanh như lộc biếc
con đường êm bước chân
ngàn hoa như nở vội
buổi xuân thì đầu tiên

người vui cho tôi chút
tình thơm như sớm mai
mùa xuân hay mùa hạ
cũng nghe lòng ngất ngây

một hôm về phương ấy
tin bặt người nơi nao
vàng phai phơi bờ giậu
bóng hình tan mây sâu

tháng sáu rồi tháng sáu
mùa hè rồi mùa hè
thời gian qua cho dẫu
chỉ là thời gian
tình yêu sẽ
chẳng bao giờ mất đi
vì những kỷ niệm



gởi về một mùa hè ở Huế


mùa hè không có hoa phượng đỏ
nàng làm gì
ở cái thành phố cũ kỹ ấy

con đường vắng những bàn chân đi
hai bàn chân còn lại cũng lười biếng bước
mùa hè không có hoa phượng đỏ
không có tiếng ve
nàng làm gì
ai hót giùm cho
tiếng vang ngày cũ
mùa hè ấy
tà áo trắng ven sông
con đò đưa ngày mưa bất chợt
nàng đã làm gì
buồn theo cánh diều bay
chiều Ngọ Môn cô độc

mùa hè không có hoa phượng đỏ
làm gì
ngày lập lòe nỗi nhớ
trên những con đường không có ai
vắng tà áo trắng
ngôi trường im bóng
qua đây lời tưởng mộ ngàn năm
dấu tích lưu bức tường vôi tím
thuở hẹn hò

mùa hè không có hoa phượng đỏ
cô nữ sinh lạc loài
con đường trần trụi
nhìn lên cao – trời xanh
trời xanh trong
không bóng mây che nắng lửa
chẳng còn một cánh hoa
ép vào trang giấy trắng học trò
ngày thanh xuân
một mùa biến loạn
Huế mới ngày xưa đây
dang dở những cuộc tình


nhưng mùa hè năm nay ở Huế
hỏi về em
hoa phượng đỏ có còn không ?

( nhắn tìn trả lời:
mùa hè không có hoa phượng đỏ
đồ tưởng tượng ! )



Sài Gòn mưa tháng sáu


lễ tất vào chiều muộn
con đường phía trước đã tắt bóng cây
những vũng nước tù đọng
mưa dứt hơn một giờ trước
nhưng dòng kinh vẫn còn nuốt ngược con nước đen xanh

Sài Gòn mưa thật tuyệt
ngắn và dữ dội
như tình yêu đôi trẻ
góc vỉa hè còn ẩm ướt, nếu có một bông hồng thì
ai sẽ tặng ai
thêm nụ hôn nữa
thế là ngày mưa sẽ dài thậm thượt
như mùa mưa ngoài cổ phố

mưa Sài Gòn tháng sáu về muộn
nên những hạt nắng vàng còn nhảy múa ngoài hiên
chiếu vấn vương ai chút tình để lại từ bên kia đại dương
ngôi nhà ở Gia Định
tình đầy đôi mắt trăng mười sáu

Sài Gòn mưa tháng sáu
bao giờ cũng nghe về muộn
buổi chiều của cuộc đời
lễ tất

TỪ HOÀI TẤN
Sài Gòn tháng 6/2015




Thứ Bảy, 4 tháng 7, 2015

Nhiều trường tại TP.HCM 
được xếp hạng di tích

TT - UBND TP.HCM vừa có quyết định xếp hạng di tích cấp TP đối với ba trường học: Trường THCS Hồng Bàng, Trường THPT Marie Curie và Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong.

Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (trái) và Trường Marie Curie vừa được công nhận là di tích. Đây là hai trong ba ngôi trường có tuổi đời lâu nhất tại TP.HCM Ảnh: THANH TÙNG
Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong vừa được công nhận là di tích. Đây là một trong ba ngôi trường có tuổi đời lâu nhất tại TP.HCM - Ảnh: Thanh Tùng

Thứ Sáu, 3 tháng 7, 2015

Hoài niệm về một ngôi trường bị bức tử

Trần Trọng Thức
 
Vào trung tuần tháng 7 tới đây, hàng trăm đồng môn của một ngôi trường xưa ở Huế sẽ hội tụ về chốn cũ, tìm lại nơi đầy ắp kỷ niệm của thời đi học mà nay chỉ còn trong tâm tưởng.
Ngôi trường mang tên một vị vua yêu nước - vua Hàm Nghi - mà lịch sử của nó là những năm tháng ray rứt trong nhiều thế hệ học trò. Được thành lập năm 1955, tồn tại hai mươi năm, đến 1975 thì bị bức tử, học sinh tan đàn xẻ nghé, cơ sở biến thành Nhà bảo tàng Chứng tích chiến tranh, nay được đổi tên là Bảo tàng Lịch sử và Cách mạng.
Rồi đến ba mươi năm sau, năm 2005, do sự vận động không hề suôn sẻ của một số cựu học sinh, tên vua Hàm Nghi được gắn vào bảng hiệu của một trường tiểu học gần trung tâm thành phố Huế, đó cũng là địa chỉ khu trú tình cảm của những người muốn tìm lại chút hương xưa.

Trường học cổ nhất Sài Gòn sẽ được cải tạo

Trường THPT Lê Quý Đôn được xây dựng cách nay gần 140 năm sẽ được chỉnh trang, mở rộng nhưng vẫn đảm bảo theo nguyên mẫu, kiến trúc, mỹ thuật… nhằm bảo tồn di tích.
UBND TP HCM vừa có ý kiến về đề xuất cải tạo trường Lê Quý Đôn (gồm 2 cấp học) của quận 3. Theo đó, UBND TP nhận định, ngôi trường này được tiếp quản sử dụng từ sau năm 1975 và là công trình kiến trúc cần bảo tồn. Do vậy, việc cải tạo, sửa chữa mở rộng THCS Lê Quý Đôn và THPT Lê Quý Đôn phải xem xét tổng thể mặt bằng đã xây dựng theo đồ án thiết kế từ những năm 1877. Hàng rào chung của trường cũng cần được phục dựng.
le-quy-don-4000-1435844927.jpg
Trường THPT Lê Quý Đôn là trường học lâu đời nhất của Sài Gòn. Ảnh: Panoramio.
Với 4 khu hiện nay, UBND TP chấp thuận phương án cải tạo, sửa chữa khu B theo nguyên mẫu, bảo đảm kiến trúc, mỹ thuật… nhằm bảo tồn di tích (không bổ sung hạng mục tầng hầm để xe). Tuy nhiên, thành phố không chấp thuận xây chen khu E và yêu cầu giữ nguyên hiện trang khu A, phục chế lại Nhà truyền thống, Khu Hiệu bộ. Khi cải tạo nâng cấp công viên cây xanh, bố trí sân chơi, nơi tập thể dục, cần tính toán kỹ khu vực để xe cho giáo viên và học sinh.
UBND quận 3 được giao chỉ đạo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình quận này nhanh chóng hoàn chỉnh lại thiết kế, dự toán, báo cáo lại UBND TP để xem xét quyết định.
lqd-8441-1435844927.jpg
Trường Lê Quý Đôn hiện nay.
THPT Lê Quý Đôn là trường trung học đầu tiên của Sài Gòn, được thành lập năm 1874 với tên gọi Collège Chasseloup-Laubat. Ban đầu, trường chỉ dạy các học sinh người Pháp, đến đầu thế kỷ 20 thì mở rộng nhận thêm học sinh người Việt, tuy nhiên phải có quốc tịch Pháp.
Năm 1954, trường được đổi tên là Jean Jacques Rousseau, dạy chủ yếu học sinh người Việt, nhưng vẫn do người Pháp quản lý. Đến 1967, nơi này trở thành Trung tâm giáo dục Lê Quý Đôn. Sau năm 1975, trường được tách thành hai cấp học.
Trải qua hơn một thế kỷ, kiến trúc mang đậm chất Tây Âu của ngôi trường vẫn gần như nguyên vẹn, gồm 4 dãy nhà hai tầng ghép lại có hình chữ "khẩu".
Trung Sơn
theo VNEXPRESS.NET

Thứ Tư, 1 tháng 7, 2015

HUYỀN THOẠI VỀ NGÀI HỒ QUẢN LÃNH - THỦY TỔ HỌ HỒ ĐẮC

BS-Ho-Dac-duy Bác sĩ Hồ Đắc Duy

Ngài thủy tổ họ Hồ Đắc làng An Truyển, xã Phú An, huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên Huế vốn là gốc từ ngoài bắc vào lập nghiệp thường được dân làng gọi là Hồ Quản Lãnh, ông là người vào miền nam nước Đại Việt ngay từ đầu khi 2 châu Ô Lý của Champa sát nhập vào nước ta vào năm 1307 dưới thời vua Trần Anh Tông, khai khẩn, vỡ đất cùng với những người khác mang họ Huỳnh, họ Nguyễn, họ Đoàn cùng nhau lập thành làng An Truyền.
An Truyền là vùng đất ven đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, là một làng chài lưới chỉ là môt doi đất, một bán đảo lúc đầu khởi nghiệp chỉ dài vài trăm mét về sau nhờ sự bồi lắng lấp đầy phù sa của hạ lưu sông Hương mà càng ngày càng gia tăng diên tích và độ cao.
Trong sách Đại Nam Nhất Thống Chí đã mô tả địa lý vùng ven biển châu Hóa khá chi tiết, nhất là vùng đầm gồm có phá Tam Giang, đầm Sam, đầm La Bích, đầm Mỹ Á, đầm Tô Đà, đầm An Truyền, đầm Thanh Lam, đầm Võng, đầm Hà Lạc, đầm An Xuân, đầm An Gia, đầm Giáo Liêm, đầm Diêm Hà, đầm Hà Bá, đầm Hà Trung. Cửa biển ăn thông với toàn bộ khu vực đầm phá này, phiá bắc là cửa Eo sau gọi là cửa Thuân An, phía nam là cửa Tư Hiền, từ cửa Thuận An đến cửa Tư Hiền là 77 dặm.
Hiện nay khi quan sát thực địa thì làng An Truyền được bao quanh 3 mặt là đầm phá, phía bắc là đầm An Truyền, phía trước là đầm Thuận An, phía nam là đầm Sam.
Măt trước và mặt phía nam của bán đảo này xuất hiện rất nhiều cồn đất, nhỏ lớn xen nhau có cà vài trăm cái tạo thành môt quần thể cồn. Cồn nổi nhô lên từ dưới nước có khi cao hơn mặt nước 2 đến 3 mét, bản chất của cồn là phù sa tạo nên, đất là đất thịt rất màu mỡ. Các cồn nổi tiếng trong vùng An Truyền là cồn xóm Đồng, cồn Giấy, cồn Theo, cồn Trai, cồn Đá, cồn Nậy…
Trong các cồn thì cồn xóm Đồng có diện tích lớn nhất; cách đây vài thế kỷ trên cồn này có một xóm nhà vài chục nóc gia cư ngụ nhưng về sau vì khó khăn giao thông cách trở đò giang đi lại nên dần dần không còn ai ở đó nữa.
Lăng mộ của ngài thủy tổ họ Hồ Đắc làng An Truyển nằm trên cồn xóm Đồng bên cạnh mộ tổ của họ Huỳnh. Đứng xa 7, 8 km người ta còn thấy rõ 2 trụ biểu vươn cao vút lên trời của lăng ngài thủy tổ họ Hồ Đắc, lăng mộ ngài được xây dựng rất kiên cố, có trụ biểu, có hồ sen, có cầu kiều, có sông bao quanh ngoằn ngoèo uốn lượn, có la thành, có bậc đá đi lên nhà bia, có lối đi xuống hồ sen, bên tả bên hữu đều nghiêm trang thứ tự. Lăng tọa vị theo hướng chính đông, có tả thanh long hữu bạch hổ, có cồn cát vây quanh, có minh đường thủy tụ, trước có biển, sau lại dựa lưng vào núi đúng là một cảnh trí hùng vĩ tuyệt vời hiếm có. Thế đất là vậy, nét phong thủy là vây nhưng đứng lâu nhìn xa mới thấy đươc nét hiền hòa, chất phát của khu lăng mộ ngài thủy tổ họ Hồ Đắc, nó thật vĩ đại cho con cháu nhưng thật là vô cùng khiêm tốn với quốc gia dân tộc. Trời cao đất rộng, bát ngát vùng đầm phá mênh mông phía trước, trùng trùng điệp điệp dãy Trường Sơn vĩ đại sau lưng là một nơi yên nghĩ cho ngài.
image001
 TRỤ BIỂU CỦA LĂNG NGÀI THUY TỔ

khai canh, thủy tổ họ Hồ Đắc làng Chuồn này, nơi mà hàng năm trong dip thanh minh tảo mộ giòng họ con cháu đến chiêm bái.
Khi thăm viếng ngôi mộ tổ họ Hồ Đắc, con cháu tinh mắt lắm mới thấy lời di huấn của các bậc tiền nhân để lại cho các hậu duệ nằm tàng ẩn ngủ vùi sau tấm bia, đó là một ấn tộc với chữ:
image002Lăng mộ của ngài thủy tổ họ Hồ Đắc có rất nhiều ẩn số, nếu không phải là con cháu của ngài thì không thể biết được những câu chuyện, những huyền thoại về ngài.
Trên chóp của hai trụ biểu có hình của 2 con vật, nhưng nhìn kỹ bằng ống nhòm thì ngay các chuyên gia thiết kế chuyên xây cất trụ biểu cũng khó lòng mà xác nhận con vật đó là con gì?sư tử cái, con hổ, con báo, con nghê, tỳ hưu hay kỳ lân…? Thông thường người ta dùng Long, kỳ lân, Qui (rùa), phụng (chim), ngư (cá), thiềm thừ (cóc), ngưu (trâu), mãng xà (rắn), sư tử, hổ, báo… tỳ hưu hay các linh vật khác để làm biểu tượng.
Con vật trên 2 trụ biểu của lăng mộ của ngài thủy tổ là một loài linh vật, một con vật huyền thoại của riêng cho giòng họ Hồ Đắc như con Tỳ hưu của hoàng đế Minh Thái Tổ lúc khởi nghiệp, cũng như câu chuyện giữa vua Càn Long và Hòa Thân, hoặc giấc mơ về chữ Phúc của vợ của chúa Nguyễn Hoàng.


Huyền thoại của ngài thủy tổ khi bắt đầu khởi nghiệp
 Vào năm Đinh Mùi, [Hưng Long] năm thứ 15 (1307), sau khi vua Trần Anh Tông đổi hai châu Ô, Lý thành châu Thuận và châu Hoá, vua sai quan Hành khiển Đoàn Nhữ Hài vào trấn nhậm miền đất mới. Có rất nhiều cư dân người Viêt muốn vào vùng đất mới để lập nghiệp. Theo đoàn di dân bằng đường biển có một chàng thanh niên họ Hồ khỏe mạnh với một ít dụng cụ dao, rựa, cuốc, xẻng và một chú chó mang theo. Chỉ sau vài ngày vượt biển họ đến cửa Eo tức là cửa Thuận An ngày nay, ở đây là một vùng đầm phá rộng lớn đất đai phì nhiêu, tôm cá nhiều không kể xiết, một thiên đàng lý tưởng cho những người di dân. Họ cắm lều đóng cọc và định cư ngay ven bờ đầm phá nơi họ vừa mới đến. Một khu vực rộng lớn được khai hoang dọc theo bờ nam của Linh Giang nay là cửa sông Hương đổ vào hệ thống Phá Tam Giang – Cầu Hai.
Sau 2 năm khai phá không mệt mỏi, như mọi ngày khi hai thầy trò, chàng thanh niên họ Hồ và chú chó tinh khôn trở về túp lều, thường lệ khi về đến nhà là chú chó biến mất vào rừng ngay còn chàng thanh niên nhóm bếp nấu cơm. Chỉ một thoáng sau chú chó tha về có khi là một con chồn, khi thì con thỏ rừng, khi thì một con cá. Có một ngày, đợi lâu quá không thấy chú chó trở về, chàng thanh niên bèn đi vào rừng tìm con vật thân yêu và gọi nó, hôm đó con chó mang về một con nhím to tướng nhưng lông nó ướt sũng. Hai thầy trò được một bữa ăn uống no nê, và kể từ hôm đó về sau, chiếu tối nào chú chó cũng về muộn, lông nó cũng ướt sũng, chàng trai lấy làm lạ. Bỗng một hôm chú chó cắn tay áo và kéo chàng trai đi sâu vào khu rừng về phía nam chừng 2 dặm, cây cối thưa dần, chú chó chợt biến mất; chàng thanh niên đi theo tiếng chó sủa vẳng lại và chợt trước mặt hiện ra một vũng nước rất lớn, con chó cúi đầu xuống uống một cách ngon lành, chàng nếm thử, nước ngọt lịm thơm thoang thoảng mùi Thủy xương bồ, một loại cây thường mọc ở đầm lầy. Thật là kì diệu, một ao nước ngọt giữa một vùng đầm lầy chung quanh nước mặn!

 image003
LINH VẬT TRÊN TRỤ BIỂU
Trở về căn lều, gác tay lên trán, trong giấc mơ có môt vị thần to lớn hiện ra nói với chàng: “Ta ban nhà ngươi một mảnh đất trù phú để cho ngươi và con cháu đời đời an nghiệp. Chàng nghĩ “không lẽ chỉ có một mình và con cháu ta hưởng ơn phúc của trời cho này hay sao?”
Chàng đem câu chuyện này kể cho mọi người biết và con chó hướng dẫn những di dân đi theo đến vũng nước ngọt kỳ diệu nơi trời đã ban cho chàng. Chàng trai tốt bụng mời mọi người cùng đến đây lập cư và chia sẻ ơn phúc của trời đã ban cho.
Làng An Truyền được thành lập kể từ ngày đó và cái tên An Truyền chính là “Đất của sự bình an được thượng đế ban cho và truyền đời cho các con cháu mai sau”.
Dấu tích của vũng nước ngọt hiện nay vẫn còn ở cồn xóm Đồng, nằm gần bên lăng mộ của chàng trai tốt bụng. Trong Đai Việt Sử Ký toàn thư có ghi năm Giáp Thân (1404) Cửa Eo ở Hóa Châu bị vỡ, chính trong cơn lụt khủng khiếp này vũng nước kì diệu đó bị lấp đầy do phù sa từ dãy Trường Sơn tràn về, nước lũ xoáy mòn chia cắt các cồn với nhau tạo thành quần thể các cồn như hiện nay. Người ta đào 3 cái giếng ngay trên vũng nước cũ, đó là những giếng nước ngot độc nhất trong vùng để dùng. Mãi đến cuối thế kỷ 17 đầu thế kỳ 18 khi ông Hồ Đắc Dương khai thông đường thủy dẫn nước ngọt từ sông Hương vào cho làng An Truyền thì người dân An Truyên mới không còn tùy thuộc dòng nước ngọt, vì muốn đem nước từ cồn xóm Đồng vào đất liền rất vất vả.
Linh vật trên trụ biểu : Người bạn đồng hành với chàng trai họ Hồ cũng là bạn trung thành, kẻ bảo vệ tuyệt vời khôn ngoan nhanh nhẹn, chú chó tinh khôn luôn luôn đi theo bên cạnh chủ nhân nó như bóng với hình, nó ngăn cản một cách dũng cảm trước bầy sói rừng, nó đã từng làm chồn bước mãnh hổ hay cá sáu tấn công chàng trai…nó mang lại thức ăn cho cả nhà và canh giữ một cách nghiêm nhặt kẻ lạ vào lãnh địa của chàng trai.. nó là một con vật thông minh trung thành và tận tụy có nghĩa với chủ nhân.
Mấy chục năm sau khi chàng trai qua đời, con chó già cổi phủ phục bên xác chủ nhân, mấy tháng sau nó cũng chêt theo.
Chàng trai tốt bụng được vua ban cho chức Quản Lãnh vì lòng tốt, vì biết chia xẻ hạnh phúc của mình cho người khác, vì biết đoàn kết gắn bó với các họ tộc trong vùng.

Bài của BS.Hồ Đắc Duy