Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2011

Thơ Võ Chân Cửu

Tháng tư


Ta chỉ giữ ngọn gió
Trên bờ môi em
Tím phới ánh hoa cát đằng
Sắc lá như sao
Lung linh qua ngọn nắng
Và trôi nhanh tháng ngày
Ngón tay khuấy đều nhịp gõ
Như giọt cà phê rơi
Nhưng ánh trăng trôi hòai trong giấc mộng
Người ơi
Thôi đành quên



Yên ả

Đã trở lại bốn bề yên ả
Em có còn cho tôi nhớ thương
Đã nhen một que mồi bếp lửa
Ươm mầm cây chim hót trong vườn



Ở Chụtt

Cát buồn trôi biển lạnh
Và ánh trăng không lên
Nỗi nhớ như sương đọng
Thanh âm khắp mọi miền
27/3/2011



Đêm nay

Đêm nay sẽ làm một bài thơ…
Là anh không ngủ cũng nằm mơ
Trăng xuống đáy sông in mặt nước
Như những chàng trai quá dại khờ.

Tưởng tượng. Nhưng không hề có nữa…
Bài thơ ghi dấu đã mang theo.
Nàng đi suốt buổi trăng hăm mốt
Một bóng thuyền in dưới bóng đèo !

Nàng ơi đôi mắt vẫn trông theo…


Võ Chân Cửu

Thứ Năm, 28 tháng 4, 2011

Lục Bát Hạc Thành Hoa




Hạc Thành Hoa tên thật là: Nguyễn Đường Thai Sinh quán tại Xuân Phổ, Thọ Xuân, Thanh Hóa, sống bằng nghề dạy học, Hạc Thành Hoa làm thơ từ năm 1961, đã đăng thơ trên các báo, các tạp chí văn học trước năm 1975 tại Miền Nam Việt Nam.

Tác phẩm đã xuất bản:

+ Trong nỗi buồn vàng (Nguyễn Đình Vượng, tạp chí Văn Sài Gòn – XB – 1971).

+ Một mình như cánh lá (Giao điểm Sài Gòn xuất bản – 1973), tái bản (Thư ấn quán Hoa Kỳ xuất bản) 2006.

+ Phía sau một vầng trăng (NXB Thanh niên – Hà Nội – 1955).

+ Khói tóc (NXB Lao động – Hà Nội – 1996).



RỪNG LÚC NỬA ĐÊM


Nửa đêm trời đất mênh mông

Rừng hoang vu quá cho lòng xót xa

Cây buồn đêm cũng trổ hoa

Chim kêu dưới bóng trăng tà lẻ loi

Thương rừng không tiếng lá rơi

Thương ta trôi giạt một đời đắng cay

Đêm đêm thức giữa rừng cây

Nằm nghe sương rụng giọt đầy giọt rơi

Tưởng như đêm suốt một đời

Ngày mai không biết mặt trời có lên.



MƯA VANG MẶT ĐƯỜNG


Ngậm ngùi nhớ những ngày xưa

Phất phơ dạo dưới cơn mưa ngày nào

Mưa vang một giấc chiêm bao

Cây xanh lá biếc xôn xao với người

Mưa từng giọt rượu trên môi

Lòng ta theo nhịp đất trời cùng quay

Những ngày lạnh hút chân mây

Niềm vui bắt đuợc cơn say trong đời.

Ngọt lòng nghe tiếng mưa rơi

Giọt mưa thu cả đất trời vào trong...

Mưa như sương trắng cánh đồng

Tưởng còn tươi những nụ hồng trong mưa

Nụ hồng đã rụng năm xưa

Mùa bong bóng vỡ bây giờ còn đây

Trong hồn đã vắng cơn say

Mưa còn thơm những tháng ngày trổ bông

Đưa tay hứng giọt mưa nồng

Nghe thân buốt lạnh một dòng suối sâu

Mưa từng hạt nặng mưa mau

Sương ngân lối cũ lòng đau vô bờ.



TIẾC ĐỜI SAO BĂNG


Em còn bóng mát đầu sông

Nắng đi trải lụa nằm hong tơ chiều

Bụi mờ lạc nẻo chân xiêu

Hàng cây lượn khói tiêu điều chưa tan

Em còn tươi búp ngọc lan

Hương bay từ cõi thiên đàng nào xa

Kiếp trần trơ một hồn hoa

Thương mây trắng những ngày qua biển sầu

Em còn vầng nguyệt đêm thâu

Từ nao nao ánh hỏa châu cuối trời

Chim qua trăng sáng tuyệt vời

Chợt bâng khuâng tiếc thương đời sao băng



TRÊN BỜ ĐÁ TÌNH NGƯỜI


Chồi vui chưa trổ cành không

Mù mưa giăng một nhánh sông âm thầm

Tình người bờ đá trăm năm

Sóng tình tôi cuộn trên dòng nước xuôi

Hang sâu chim ngủ phần người

Trơ vơ cột khói thở trời mây đen

Nẻo đời mai có còn em

Nhìn cây rủ bóng hồn im nắng tà

Ngại mây gió đuổi phương xa

Trời xanh sợi khói giăng qua bãi nào

Những ngày gió đợi trên cao

Trong mưa phố vắng bước sầu ngựa ô

Xe nào mai ngọn gió đưa

Chim quên tiếng hót nghe thu xuống cành



NHƯ HAI SỢI KHÓI


Ngày đó có em và tôi

Như hai sợi khói giữa trời gặp nhau

Bất ngờ ngọn gió từ đâu

Tưởng hai sợi khói lìa nhau suốt đời


Bây giờ em lại cùng tôi

Vẫn hai sợi khói giữa trời gặp nhau

Biết còn gần được bao lâu

Chỉ lo cơn gió từ đâu vô tình


Hạc Thành Hoa

Thứ Tư, 27 tháng 4, 2011

Cao Huy Khanh - VIỆT NAM HỒ SƠ HẬU CHIẾN 1975 – 2011: NHỮNG SỐ PHẬN KỲ LẠ




Trích đăng mỗi tuần một đợt, vào Thứ hai đầu tuần
Kỳ 68 – 18.4. 2011 (Trích đăng từ 1.1.2010)

Tưởng niệm
690 - Nguyễn Đức Quang

MỘT THỜI DU CA
Ca sĩ Việt kiều Mỹ sinh 1944 tại Sơn Tây – Mất tháng 3.2011 ở Mỹ (68 tuổi).
Xuất thân từ Hướng đạo, sau khi tốt nghiệp đại học ở Đà Lạt từ năm 1966 phát động phong trào du ca từ Sài Gòn do mình chủ động vừa sáng tác vừa đi trình diễn khắp nhiều tỉnh thành miền Nam. Với mục đích, nội dung chủ yếu kêu gọi gây dựng tinh thần cống hiến cho xã hội trong lớp thanh niên giàu nhiệt huyết đóng góp xây dựng quê hương đất nước. Gần giống như tinh thần Hướng đạo xả thân vì cộng đồng.
Từ đó để lại một dấu ấn trong thế hệ trẻ thành thị qua nhiều ca khúc cổ vũ ý hướng xây dựng tích cực như “Việt Nam quê hương ngạo nghễ”, “Xin chọn nơi này làm quê hương”, “Về với mẹ cha”, “Bên kia sông”, “Về miền gian nan”, “Dưới ánh mặt trời”, “Hy vọng đã vươn lên”, “Chiều qua Tuy Hòa”… Bên cạnh đó còn thêm thể loại trầm ca, hưng ca. Tất cả đều mang tính phi chính trị không ngã về bên nào trong cuộc chiến VN lúc đó vẫn đang tiếp diễn ngày càng khốc liệt.
Sau 75 tất nhiên loại nhạc “chung chung” đó - không tỏ rõ quan điểm lập trường, không “phân biệt bạn thù” - bị chế độ mới cộng sản thẳng tay loại bỏ (cũng như cấm phong trào Hướng đạo hoạt động). Riêng bản thân tác giả cũng bị đi cải tạo ngắn hạn.
Ra trại, đến năm 1979 không còn con đường nào khác ngoài vượt biên qua Mỹ.
Tuy nhiên trên đất Mỹ lại có vẻ từ bỏ lý tưởng du ca trước kia có lẽ vì thất vọng thấy ý hướng phi chính trị ở đây rõ ràng thực tế vô hiệu quả – cũng như phong trào Hướng đạo nói chung - trong một xã hội, đất nước bị bủa vây, chi phối, chỉ đạo bởi chính trị nặng nề. Từ đó chuyển qua làm báo chuyên nghiệp – và cả đài phát thanh, truyền hình - ít ra cũng có tác động xã hội thực tế, hiệu quả hơn. Cùøng tham gia tổ chức, lãnh đạo báo Người Việt – cùng bạn cũ Đỗ Ngọc Yến – tờ nhật báo tiếng Việt lớn nhấùt ở hải ngoại, lập một vài tuần báo khác...
Đến năm 2004 nghỉ làm báo mới quay lại với giấùc mộng du ca trước đây, ôm đàn đi “hát rong” qua nhiều nước vẫn với ý nguyện yêu nước trong sáng ngày nào.
Sau khi mất đã được phong trào Hướng đạo VN truy tặng huân chương, còn để lại bài tráng ca Hướng đạo “Gươm thiêng ngạo nghễ”.

681 - Cao Văn Khánh
TƯỚNG DÍNH CHẤT ĐỘC DA CAM

Trung tướng Quân đội Nhân dân VN sinh 1917 tại Huế – Mất 1980 ở Hà Nội (63 tuổi).
Từng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.
Từ năm 1964 được cử vào chỉ huy nhiều đơn vị, mặt trận ở Trị – Thiên, Hạ Lào, Tây Nguyên. Có mặt trong những trận đánh lớn nổi tiếng Khe Sanh, đường 9 Nam Lào…
Năm 1974 được rút về Hà Nội làm Phó Tổng tham mưu trưởng, góp phần tham mưu chiến dịch giải phóng hoàn toàn miền Nam.
Năm 1980 qua đời vì bệnh ung thư được xác định là do di chứng CĐDC từng bị lây nhiễm trong thời gian sống và chiến đấu ở Thừa Thiên – Huế.
Theo nguyện vọng, mộ được chôn trên núi – thay vì tiêu chuẩn đưa vào Nghĩa trang Mai Dịch - gần mộ con trai đầu cũng bộ đội đã hy sinh, trên mộ chỉ đề tên không kèm chức tước gì hết.
Nhưng hậu quả chiến tranh để lại chưa hết, năm 2003 con trai út (4 con tất cả) mới hơn 30 tuổi mất cũng từ CĐDC phát tán từ cha.
Từ đó vợ là một đại tá giáo sư bác sĩ – cũng là cựu chiến binh Điện Biên Phủ người đồng hương – bắt đầu công trình nghiên cứu về CĐDC, trở thành một trong những người đi tiên phong đấu tranh đòi quyền lợi cho nạn nhân CĐDC Việït Nam.

682 - Chế Linh

“VUA NHẠC SẾN” KHÔNG QUÊN NGUỒN CỘI
Ca sĩ tên thật Chà Len (dân tộc Chăm) sinh 1942 tại Phan Rang. Sống ở Canada (2011).
Trước 75 là giọng ca nam nằm trong Top 4 nhạc vàng (cùng Hùng Cường, Duy Khánh, Nhật Trường), được Duy khánh dìu dắt trở nên còn ăn khách hơn cả thầy với biệt danh là “Vua bolero” qua những ca khúc “rên rỉ ủy mị” số 1 như “Con đường xưa em đi”, Thành phố buồn”…
Nhưng cũng chính vì giọng ca “não tình” đó khi hát nhạc lính mà năm 1972 từng bị chế độ Thiệu – Kỳ cấm trình diễn với lý do “làm nản lòng chiến sĩ” đánh cộng sản.
Sau 75 nhạc vàng lại bị cấm tiếp cấm tiệt khiến phải tìm đường vượt biên năm 1976. Không may bị bắt ở Phan Thiết chụp cho thêm cái mũ “phản động” nhốt biệt giam 28 tháng.
Đến 1980 mới vượt biên thành công qua đảo Malaysia rồi được Canada cho nhập cảnh.
Tại đây trở lại hát sô hải ngoại hoành tráng tìm lại một chút thời vàng son đã mất. Đồng thời lập phòng thu sống thoải mái (lần lượt lấy 4 vợ, có 14 con).
Năm 2007 chấp nhận lời mời theo đoàn UNESCO về VN trình diễn nhân lễ hội người Chăm tại TPHCM. Qua năm sau lại về biểu diễn ngay Thủ đô Hà Nội dịp Tết rồi ghé qua quê cũ thăm bà con xóm giềng.
Và còn tham gia một số hoạt động văn nghệ gây quỹ từ thiện ở VN với tâm sự giờ đã có thể lật bài ngữa được rồi: “Quá khứ chìm sâu rồi… Ở đâu thì tôi vẫn là Chế Linh, người dân tộc Chăm và quê hương là VN. Trái tim tôi vẫn nằm ở VN.”

683 - Dương Văn Minh

NGƯỜI KẾT THÚC CHIẾN TRANH
Tổng thống chế độ cũ sinh 1916 tại Mỹ Tho – Mất 2001 ở Mỹ (86 tuổi).
Vị tổng thống cuối cùng – đại tướng -- của chế độ cũ VNCH, nắm chính quyền chỉ 3 ngày rồi ra lệnh “hạ vũ khí” bàn giao chính quyền cho cộng sản.
Sau đó bị quản thúc tại TPHCM, đến 1983 mới cho phép qua Pháp đoàn tụ gia đình (có 2 con trai ở đó). Em trai là đại tá cộng sản (có 2 con gái để lại Sài Gòn nhờ anh chăm sóc) có được phép qua thăm.
Sau đó chuyển qua Mỹ sống với con gái. Có nguyện vọng được về thăm quê hương song chưa thực hiện thì qua đời vì bệnh già.
Suốt quảng đời còn lại rút về sống ẩn dật, ít tiếp xúc với bên ngoài, tránh trả lời phỏng vấn cũng không viết hồi ký để lại. Chỉ có vài lời nhắn nhủ con cái: “Mình có làm gì đi đâu cũng phải nghĩ đến dân tộc là trên hết, phải trở về với dân tộc.”
Đám tang có khoảng 500 người dự kể cả tướng tá đồng đội cũ lẫn chính trị gia thời trước dù bản thân nằm giữa dòng xoáy 2 luồng dư luận đối nghịch nhau -- một bên ca ngợi công lao “Tổng thống đầu hàng” vãn hồi hòa bình cho đất nước và một bên kết án phản bội “bán nước” cho cộng sản!
Nhớ lời cha, con cái đã có dịp trở về “dinh Hoa lan” tại TPHCM - vẫn được giữ lại cho gia đình - để tham gia hoạt động từ thiện.

584 - David Dương
TỪ COGIDO ĐỒNG NAI ĐẾN COGIDO MỸ

Doanh nhân Việt kiều Mỹ tên đầy đủ Dương David Trung sinh 1958 tại Sài Gòn. Sống ở Mỹ (2011).
Trước 75 gia đình chuyên ngành kinh doanh giấy – vừa thu gom giấy vụn vừa sản xuất giấy trắng – nổi tiếng lớn nhất miền Nam với thương hiệu COGIDO Đồng Nai.
Sau 75 đương nhiên bị đánh tư sản tơi bời buộc cả nhà phải vượt biên năm 1976, qua đảo đến 1979 mới được nhập cảnh vào Mỹ.
Trên đất Mỹ ngày đi làm việc chân tay, đêm tranh thủ đi học tiếng Anh.
Bắt đầu từ đầu những năm 1980, gia đình quay lại nghề “gia truyền” thu gom giấy vụn rất thành công do nghề này thời đó chưa có ở Mỹ. Tiến lên thành lập công ty lấy tên Cty COGIDO Paper – do mình làm giám đốc - nhằm nhớ lại thời vàng son ở VN. Từ thu gom giấy vụn phát triển thành thu gom phế liệu với một mạng lưới xe tải đi “nhặt rác” và nhiều công ty con qua đó giúp nhiều dân đồng hương di tản có công ăn việc làm ổn định khấm khá.
Năm 1992 tách ra lập công ty riêng tiếp tục khai thác mở rộng thu gom cả chất thải rắn, đưa dây chuyền công nghệ hiện đại vào áp dụng. Được bầu làm Chủ tịch Hiệp hội doanh nhân Việt kiều tại Mỹ.
Năm 2004 trở về thăm quê nhà nay là TPHCM, từ đó hợp tác đầu tư 400 triệu USD xây dựng khu xử lý rác thải Đa Phước lớn nhất nước mỗi ngày xửû lý 3.000 tấn rác thải. Song song đó nhiệt tình tham gia công tác từ thiện giúp đỡ đồng bào nghèo, bất hạnh, trẻ em khuyết tật… Ngoài ra còn vận động thành lập 2 trường đại học chi nhánh Mỹ tại VN.
Từ đó năm 2010, người được mệnh danh “Vua rác” được Tổng thống Mỹ B. Obama bổ nhiệm chức danh cao quý làm người phụ trách Quỹ học bổng Giáo dục VN (VEF) trong thành phần ban quản trị 13 người gồm các nghị sĩ, dân biểu lẫn nhân viên chính quyền Mỹ.
Quỹ này do cựu Tổng thống B. Clinton và Quốc hội Mỹ thành lập bắt đầu hoạt động năm 2003 với ngân sách 5 triệu USD/năm, đến năm 2011 đã cấp học bổng cho hơn 340 ứng viên VN – sinh viên và học giả – qua Mỹ du học hoặc nghiên cứu các ngành khoa học kỹ thuật, công nghệ, toán học, y tế.

685 - Đinh Huy Cài
“QUỸ BÁC CÀI”
Cựu chiến binh sinh khoảng 1938 tại Ninh Bình. Sống ở TPHCM (2011).
Đại tá về hưu sau cuộc đời trận mạc kinh qua từ đánh Pháp đến chiến trường miền Nam, sau đó còn 10 năm truy quét tàn quân Pol Pot ở Campuchia.
Về hưu sống một mình thanh bần (vợ con còn ở quê), được cấp nhà không nhận, đến khi vợ đưa con vào TPHCM học đại học mới chịu nhận một căn nhà nhỏ (còn một con bị di chứng CĐDC).
Bắt đầu từ năm 2001 đem hết tiền bạc dành dụm được khoảng 170 triệu đồng ra làm từ thiện, 70 triệu góp quỹ xóa đói giảm nghèo, còn 100 triệu để cho đồng đội cũ gặp cảnh khó khăn mượn bao giờ trả cũng được. Từ đó mới có tên gọi “Quỹ bác Cài”.
Để giúp quỹ trụ vững, chia bớt nhà đem cho thuê lấy thêm chút tiền đỡ đần trong gia đình. Phần mình chỉ còn lại “tài sản vô giá” là chiếc võng đong đưa từ ngày nằm rừng lội suối đánh giặc: “Người ta chỉ cần một chiếc võng là thu xếp cuộc đời của mình được rồi. Giường êm nệm ấm sao được khi bao đồng đội còn quá vất vả trong cuộc sống…”

686 - Giao Linh

“NỮ HOÀNG SẦU MUỘN” BÁN PHỞ
Ca sĩ tên thật Đỗ Thị Sinh sinh 1949 tại Sài Gòn. Sống ở TPHCM (2011).
Trước 75 được nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông đào tạo, nổi tiếng là “Nữ hoàng sầu muộn” trong làng ca nhạc miền Nam qua nhữõng ca khúc tình cảm thê thiết, được nhớ tới nhiều nhất là bài “Nỗi buồn hoa phượng”.
Đến năm 1982 mới vượt biên qua Mỹ. Trở lại nghề hát, nhiều lần đi biểu diễn nước ngoài ở Châu Aâu.
Năm 2001 lần đầu tiên quay về VN thăm bà con bạn bè, thấy không khí đã thoáng, cởi mở hơn nên năm 2003 quyết định về định cư luôn vì “Hoài hương là tình cảm tiềm tàng trong suy nghĩ mỗi người. Chỉ có điều ở từng hoàn cảnh nhất định chúng ta mới nhận ra thôi.”
Mở tiệm phở và bánh cuốn hãnh diện là “nghề gia truyền” và thỉnh thoảng vẫn dành thời gian đi tham gia hát từ thiện.

687 - Hà Thúc Cần

MỘT THỜI “ĐẤT KHỔ”
Nhà quay phim và sưu tập tranh sinh tại Huế – Mất 2004 ở Singapore.
Trước 75 quay phim cho Hãng CBS của Mỹ, có nhiều cơ hội chứng kiến thảm cảnh chiến tranh VN trên quê hương và số phận đồng bào mình.
Từ đó năm 1970 tự mình làm đạo diễn thực hiện bộ phim truyện nhựa (đen trắng) tựa đề “Đất khổ” với nội dung mô phỏng theo trận chiến Mậu Thân 68 trên quê nhà Huế của mình, lấy cảm hứng theo 2 thiên truyện của nhà văn đồng hương Nhã Ca, “Đêm nghe tiếng đại bác” và “Giải khăn số cho Huế”. Tham gia đóng phim cũng là đồng hương Trịnh Công Sơn (vai chính) lúc đó mới 20 tuổi chưa nổi tiếng cùng một số thân hữu văn nhân thi sĩ như Kim Cương, Lê Trọng Nguyễn, Sơn Nam, Kiên Giang, Miên ĐứcThắng…
Nhưng phim làm xong 1973 bị chế độ cũ cấm chiếu với lý do có tính chất “phản chiến” và “thân Cộng” nên ít ai biết tới.
Dù bị “chụp mũ” như vậy song sau 75 lại không sống nổi với cộng sản nên phải bỏ đi lưu vong Singapore.
Tại đây chuyển nghề trở thành nhà sưu tập tranh VN có tiếng, người đầu tiên mang tranh VN ra thị trường quốc tế bán đấu giá ở Hong Kong, Singapore. Từ 1985 đã trở về quê hương tìm tranh VN.
Mất vì bệnh thận dù đã thay cả 2 quả thận.
Riêng phim “Đất khổ” mãi đến năm 1996 mới được “phát hiện” lại ở Mỹ, trình chiếu và ra đĩa DVD. Năm 2008 được trích chiếu tại TPHCM nhân kỷ niệm ngày mất trịnh Công Sơn.

688 - Hoàng Cơ Minh

ẢO TƯỞNG “ĐÔNG TIẾN”
Phó đề đốc hải quân VNCH sinh 1935 tại Hà Nội – Mất 1987 ở biên giới Việt – Lào (53 tuổi).
Trước 75 giữ chức vụ tư lệnh vùng 2 duyên hải chế độ cũ, có tiếng là “tướng sạch” không tham nhũng tràn lan như thời đó.
Trong biến cố 30.4.75 lên tàu đào thoát qua đảo Guam rồi đếùn Mỹ.
Tại đây đứng ra phát động, thành lập một số tổ chức chống Cộng (có tiền thân của đảng Việt Tân hiệân nay) với chủ trương đưa quân về “tái chiếm” miền Nam. Từ đó năm 1981 qua vùng biên giới Thái lan – Lào lập căn cứ chiêu mộ binh lính (lấy từ các trại tị nạn tập trung dân VN vượt biên qua Thái chờ bảo lãnh đi nước ngoài), lập đài phát thanh, ra báo “kháng chiến”…
Từ 1985 bắt đầu tổ chức các đợt đưa quân từ biên giới Lào âm mưu đột nhập biên giới VN tiến hành các chiến dịch mệnh danh “Đông tiến” nhằm đánh phá VN. Nhưng với lực lượng chỉ gồm 4 đơn vị mệnh danh là “quyết đoàn” tổng cộng khoảng 200 người, lực bất tòng tâm lại thân cô thế cô nên tất cả đều nhanh chóng bị quân đội Việt - Lào bao vây tiêu diệt.
Năm 1987 đích thân chỉ huy cuộc “Đông tiến 3” bị chặn đánh thất thủ trong rừng sâu hết đường tháo lui, bị thương đành rút súng tự sát tại chỗ. Còn lại tàn quân bị bắt 18 người đưa ra tòa cuối năm lãnh án tù (năm 1991 được thả trục xuất về Mỹ).

689 - Hoàng Hải Thủy

NỖI HẬN 2 LẦN “NGÀY OAN TRÁI”
Nhà báo tên thật Dương Trọng Hải sinh 1933 tại Hà Đông. Sống ở Mỹ (2011).
Thủa nhỏ ở Bắc từng làm liên lạc viên cho bộ đội thời đánh Pháp, sau đó bỏ kháng chiến về thành rồi di cư vào Nam. Nỗi thất vọng với cách mạng từ đó ám ảnh trở thành một mối hận thù tận xương tủy kéo dài đến cuối đời, kể cả khi còn ở trong nước lẫn ra nước ngoài – một trường hợp điển hình của lớp người từng tham gia kháng chiến chống Pháp nhưng không chấp nhận cộng sản nên ly khai 2 lần di cư quay lại chống Cộng tới cùng.
Tại Sài Gòn sau 1954 là nhà báo chuyên nghiệp viết phóng sự xã hội mang chất biếm trên báo chí, đặc biệt là cây bút đầu tiên chuyên phóng tác tiểu thuyết nước ngoài thành công -- không phải dịch thuần túy mà “Việt Nam hóa” tác phẩm nướùc ngoài, cả truyện tình lẫn truyện trinh thám, hình sự – đăng báo ngày ăn khách, nổi tiếng nhất là cuốn “Kiều Giang” viết lại nguyên bản “Jane Eyre” của nhà văn nữ Anh Charlotte Bronte. Là một cây bút rất có nghề lại có tài năng đa dạng vừa có thể viết theo 2 phong cách lãng mạn trữ tình và hài hước nhẹ nhàng lẫn châm biếm sâu cay. Tất cả đều nặng tính giải trí “thị trường” hơn nghệ thuật.
Ngày 30.4.75 cả 2 vợ chồng đều làm cho cơ quan viện trợ văn hóa Mỹ “chạy không kịp” bị rớt lại. Không bị đi cải tạo song vẫn viết tin bài chống chế độ mới tìm cách gửi ra nước ngoài nên bị chế độ cộng sản đưa vào danh sách 10 “biệt kích cầm bút” chống Cộng (còn Hồ Hữu Tường, Nguyễn Mạnh Côn, Võ Phiến, Doãn Quốc Sỹ, Duyên Anh, Nhã Ca…), bị bắt giam năm 1977. Ở tù 24 tháng đến đầu năm 1980 mới thả ra.
Năm 1984 bị bắt giam lần thứ hai cũng vì lý do tương tự, đến 1988 mới đưa ra tòa kết án 8 năm tù. Sau đó được tổ chức Aân xá quốc tế can thiệp nên giảm án xuống còn 6 năm tù rồi đầu 1990 giảm nữa trả tự do.
Lần này về nhà cố tránh viết lách kiểu dễ mang họa vào thân, thay vào đó nhận dịch một số tiểu thuyết Mỹ để có tiền đắp đổi sống qua ngày (tất nhiên ký bút danh khác).
Chờ đến năm 1995 được bảo lãnh qua Mỹ.
Thoát cũi sổ lồng càng viết sung sức đủ thể loại cho nhiều báo đài và trên mạng, tất cả đều chĩa mũi dùi vào “tố Cộng” kịch liệt qua một loạt tác phẩm in ở Canada và Mỹ gồm “Tiếng kêu của máu” 1996, “Mang xuống tuyền đài” 1997, “Những tên biệt kích cầm bút” (hồi ký chính trị 1999)… Tất cả đều vọng lên tiếng than căm hận bi ai chung quanh “Ngày Oan trái” 30.4.75 – phổ biến hơn ở hải ngoại gọi là “Ngày Quốc hận” -- không bao giờ quên được.
Đáng chú ý từ thời nằm tù đã quay về với thơ, làm thơ trong tù sau này in thành tập “Tại ngục vịnh Kiều” 1995. Còn dịch cả thơ chữ Hán Nguyễn Du, thơ Mỹ, thơ Anh. Có lẽ chỉ ở đây – cùng với tuổi già - mới thấy le lói đôi chút tình cảm nhẹ nhàng khác với giọng điệu mỉa mai cay độc quen thuộc: “Dân tộc VN đau khổ trong gần trọn thế kỷ 20 rồi. Thế kỷ 21 đến, chúng ta mong ta được hưởng một thời để yêu thương…”
(Còn tiếp)

Thứ Năm, 21 tháng 4, 2011

CÀ MAU -Thơ Vũ Trọng Quang








Từ trái qua: TS Nguyễn thị Hậu, Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, Nhà thơ Vũ Trọng Quang, Trần văn Thành


Mũi Cleopatra nữ hoàng ví dụ ngắn hơn một chút
tình thế thế tình đổi khác
mũi Cà Mau biểu tượng hiện thực nguy cơ mòn
Đất Mũi đuổi mất đuôi bồi
( ông hoàng thơ tình ơi khỉ khọt điệu đà vần
tổ quốc vừa con tàu ơi vừa mũi thuyền ta đó ) *

Cây mắm khẳng định mặn mà đi trước
cây đước mất chủ quyền lẽo đẽo phía sau
em đành lòng bỏ đi cho đặng tui thất bại ôm nặng chữ ngu
bên kia sớm tự sạt lở bên này không bồi mười thu
đôi guốc cao bồng con người khác quên lời thề hóa đá
biển gặm chân em và em vẫy đạp lòng biển
nhấn chìm mê muội bờ kè
sóng vỗ thòi lòi trơn tuột phù sa
cây súng nhựa bằng bằng cây bông súng giật mình du lịch
triều cường xâm lược triều đình xâm thực
nhấn chìm cơ hội bờ kè
khẳng khiu cọc bê tông cô độc Bạch Đằng

Vũ Trọng Quang

(*) Nguyên văn thơ Xuân Diệu:
Tổ quốc ta như một con tàu
Mũi thuyền ta đó Mũi Cà Mau

Thứ Tư, 20 tháng 4, 2011

Thơ Viêm Tịnh




1.
Từ Trường.

Dẫu khúc thánh ca tình yêu không là giông bão.
Em vẫn là cơn biển động của lòng anh
Trong trái tim anh chỉ có em, một mình em
Trên những con đường giữa phố thị hay trong cánh rừng nguyên sơ
Đôi mắt em là ngôi sao dẩn đường cho anh tìm đến
Tình yêu dù tuyệt vọng đến ngần nào
Anh chỉ nghe tiếng em cười vang vọng chốn em
Em trở thành vị thánh trước ngưỡng cửa thiên đàng
Nơi anh thở
Anh sống trong niềm hoan lạc
Cuộc đời anh
Hãy trao cho anh tiếng thở dài
Của trái tim mà em đang thổn thức

2.
Phúc Âm Sáng Chủ Nhật

Thế là buổi sáng cuối tuần, nắng rất đẹp, trời hơi se lạnh, em treo những lời hẹn trên giàn giáo đu bay của gánh xiếc. Đẩy anh chơi vơi trong khoảng không gian đợi chờ,tuyệt vọng. Ngoài khung cửa sổ những con đường vẫn ầm ào tiếng xe xuôi ngược, rất vô tư. Ly cà phê còn nóng hổi ngọn gió mùa đông bắc trong thành phố già khọm. Họ đang hạnh phúc nhau.

Thế là buổi sáng cuối tuần, tiềng cười đồng vọng loang qua không gian đặt quánh những ghen tuông. Sao không là ngày thứ bảy để trao nhau nụ hôn. Anh làm gì ngày thứ bảy. Yêu em. Phận đời của những mảng sáng tối. Đã là thiên thu trong từng đoạn khó. Muốn được trăm năm cũng không có một ngày. Em vẫn là ẩn số không lời giải. Khuôn mặt nạ đeo sát da, che khuất sắc màu tím tái thời gian anh, năm tháng.

Thế là buổi sáng cuối tuần, lặng lẽ những khúc biến tấu sai nhịp. Tiếng đàn cô đơn manh tâm ru lòng người, bằng lời sám hối phải làm kẻ rộng lượng với chính mình. Nhẫn tâm đùa cợt cuộc tình, anh tự lừa dối bằng những lời có cánh để tặng riêng cho anh. Những chiếc cầu có nhiều hướng để đi về. Không có biển chỉ đường nào dẫn đến nhà anh.

Thế là buổi sáng cuối tuần, anh hoang phí thời gian bên những con chữ như bầy châu chấu rợp hết cánh đồng. Đôi mắt buồn dần theo chiếc kim đồng hồ vô tính đang quay. Anh nghe nhịp đập trái tim, có lúc mỏng manh tưởng chừng như đã ngưng lại. Sợi tóc em để dưới chiếc gối phủ đầy hơi ấm ngày thứ sáu mưa giăng. Em vẫn choá ngời trong
ánh mặt trời, ở đâu đó, của buổi sáng chủ nhật.


3.
Trong Những Tháng Ngày

Tháng mười hai, lời anh tràn về những hạt mưa. triền đồi xuôi lạnh hẹn hò tình ái.màu áo len pensée đẩm nước. vòng tay người ấm khúc thánh ca. quyện trong tri nhớ nhau những nụ hôn đẳm hơi sương buổi chiều dốc phố.
giọt cà phê tùng song sánh tuổi yêu,
ngọt lịm môi cười hạnh phúc.

Tháng mười hai, chuyến bay muộn từ phố núi này qua phố núi em. ánh mắt nhìn như đã thăm thẳm tiếng chuông nhà thờ vọng lại. em vẫn nghe dạ khúc cho tình nhân trong những đêm không qua mau. ngôi nhà bên đường ra khu vườn lặng lẽ dấu chân ngườđể lại,
niềm riêng cho em.

Tháng mười hai, tên em là tiếng thầm gọi người yêu dấu. mơ hồ như
hơi sương mờ than thở.anh ngồi suốt những giờ trong đìu hiu cây cỏ. phút giây sẽ biền biệt cũng gọi về. lang thang với những sắc hoa sương giá, tà dương bên phía núi, mờ tầm nhìn với gọi niềm riêng.
nỗi cô đơn của hai người.

Tháng mườì hai, bức tranh biển xa lạc lõng trên bức tường gỗ xỉn màu. người đàn ông ôm tâm sự rờn rợn một mối tình màu hoa đào. Hoa và hồng nhan huyền hồ, thời gian vô tình vẫn thắm đẳm sắc màu xuân nhị. Đôi kính gìa nua trên chiếc bàn buồn bã day dứt độc thoại trong căn phòng lặng lẽ,
ẩn kín một niềm đau không tên.

Tháng mườì hai xa xăm.


VIÊM TỊNH

Thứ Sáu, 15 tháng 4, 2011

Cao Huy Khanh - VIỆT NAM - HỒ SƠ HẬU CHIẾN 1975-2011 : NHỮNG SỐ PHẬN KỲ LẠ


Kỳ 67 – 11.4. 2011 (Trích đăng từ: 1.1.2010)



671 - Chu Thế Dũng

THƯƠNG BINH BỊ ÉP… NUÔI CON NUÔI!


Thương binh sinh tại miền Bắc. Sống ở Bắc Ninh (2007). Năm 21 tuổi đang học ĐH Thủy lợi năm thứ tư thì tình nguyện đi bộ đội vào miền Nam chiến đấu dù thuộc diện ưu tiên miễn dịch vì là con một bố mẹ đều là liệt sĩ thời chống Pháp. Trong một trận đánh ở Khe Sanh (Quảng Trị) bị trúng đạn ở cột sống được trực thăng Mỹ đưa về cứu chữa tại quân y viện tại Đà Nẵng. Sau đó bị đưa ra giam ở đảo Phú Quốc. Năm 1973 được trao trả tù binh, là thương binh cụt một chân ngồi xe lăn nên được chuyển về Trung tâm Điều dưỡng thương binh nặng Thuận Thành ở Bắc Ninh. Tại đây gặp và kết hôn với một nữ y tá từng phục vụ 10 năm trên chiến trường Quảng Trị. Do cả 2 vợ chồng đều là thương binh sức khỏe bị tổn thương nhiều nên không có con. Vì vậy mới nhận một bé gái 6 tháng tuổi bị bỏ rơi trước cổng trung tâm làm con nuôi dặt tên là bé Phước. Ai ngờ 2 năm sau lại cũng người mẹ bỏ rơi con đó biết được con mình ai nuôi nên tìm đến đem theo một… bé trai mới sinh được 15 ngày xin 2 vợ chồng thương binh… nuôi tiếp giùm! Gọi là để cho chúng nó… có chị có em! Từ chối mãi không được (thậm chí bà mẹ ruột còn tính để con đó rồi… bỏ chạy!) đành phải miễn cưỡng mà nhận, đặt tên “Phước” nối tiếp tên “Hạnh” của chị. Thế là chồng ngồi xe lăn, vợ còm cõi chạy chợ vất vả kiếm thêm đồng ra đồng vào nuôi 2 đứa con người dưng nước lã cùng sống chung trong trung tâm. Nay thì 2 con đều đã vào đại học, thành người đàng hoàng. Đó là “hạnh phước” lớn nhất đền bù cho bố mẹ nuôi bất đắc dĩ.


672 - Hoàng Văn Uyên

THEO NGƯỜI YÊU ĐẾN CÙNG


Thương binh sinh tại miền Bắc. Sống ở Bắc Ninh (2007). Bộ đội chiến đấu ở miền Nam, có người yêu là thanh niên xung phong tham gia mở đường Trường Sơn. Năm 1965 cô bị trúng bom mất cả 2 cánh tay trong trận bom hủy diệt hầu hết tiểu đội nữ, được đưa về Trung tâm An dưỡng thương binh nặng Thuận Thành ở Bắc Ninh. Không báo tin cho người yêu bộ đội ở miền Nam sợ mình sẽ trở thành gánh nặng cho người yêu. Nhưng có đồng đội vẫn báo tin, anh liền xin phép cấp tốc ra Bắc tìm lên tận trung tâm tìm người yêu và kiên quyết tổ chức lễ kết hôn ngay tại đây. Xong đám cưới lại vội vàng lên đường quay về Nam ra mặt trận. Cùng lúc người vợ cũng kịp mang thai đứa con đầu lòng. Chiến tranh kết thúc, người chồng cũng trở thành thương binh tai bị điếc nên khi ra quân đã xin về làm tại Trung tâm Thuận Thành để tiện việc chăm sóc vợ con. Từ đó dù sức khỏe suy giảm nhiều nhưng vẫn vừa làm việc tại trung tâm vừa tự tay săn sóc vợ như chăm con mọn, làm mọi việc giúp vợ từ chải tóc, tắm rửa đến bón cơm. Còn lo nuôi 2 con trai nay đều đã thành tài tốt nghiệp đại học. Bao vất vả cuộc sống gian nan đời vợ chồng thương binh 100% như thế vẫn qua được, còn tự an ủi: “Tôi là người hạnh phúc vì còn có một mái ấm gia đình. Nhiều bạn bè của tôi đã không thể trở về nữa…”


673 - Nguyễn Trọng Đạt

THƯƠNG PHẾ BINH “NGƯỜI CHẾT 2 LẦN”


Sĩ quan chế độ cũ sống ở Buôn Ma Thuột (2010). Năm 1972 là đại úy nhảy dù tham gia trận đánh An Lộc (Bình Phước) trong mùa hè đỏ lửa 1972 bị thương thủng đùi và gãy xương quai xanh nên được giải ngũ. Nhưng sau 75 vẫn bị bắt đi cải tạo 8 tháng 23 ngày. Trở về kiếm đất trồng cà phê cầm cự sống qua ngày. Nào ngờ năm 1988 khi đang đào hố trồng cây cà phê thì trúng nguyên một trái M79 nổ tung làm cụt luôn cả 2 tay!


674 - Nguyễn Văn Thu

NGƯỜI HIẾN XÁC


Cán bộ về hưu sinh 1918. Sống ở TPHCM (2011). Đã hơn 90 tuổi vẫn sẵn sàng cho đi tất cả – làm từ thiện -- từ tiền bạc gia sản, đất đai đến cả cái thân xác mình sau khi v? v?i cát b?i! Vì nguy?n v?ng: “Th?i ho?t ??ng cách m?ng tơi ???c nhi?u ng??i c?u mang, ?ùm bọc. Giờ tôi có khả năng chẳng lẽ không giúp ít nhiều cho người nghèo, người khốn khổ?” Vì vậy dành dụm từng đồng tiền hưu để giúp đỡ người nghèo, bất hạnh, người khiếm thị: “Người khiếm thị còn biết nghĩ đến giúp đỡ bạn đồng cảnh ngộ, người sáng mắt như tôi lẽ nào dửng dưng?”. Tiền hưu hàng tháng chỉ xài chừng 500.000 đồng, ăn uống đạm bạc, dùng toàn đồ cũ loại đồng nát kể cả chiếc xe đạp lọc cọc: “Tôi còn khỏe ăn uống sao chẳng được. Trong khi đó nhiều người chẳng có cơm ăn, không có canh mà húp…” Còn cho vợ chồng con cái ngườøi nghèo từ Bến Tre lên thành phố kiếm sống cắm lều ở trên mảnh đất của mình không hề lấy đồng nào. Năm 2003 viết thư cho Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo TPHCM để lại di chúc hiến toàn bộ tài sản sau khi mất cho hội dùng cho công tác giúp người nghèo mổ mắt. Nhưng sau đó nghĩ lại bèn quyết định đem bán hết gia sản gom được 500 triệu đồng năm 2005 đưa luôn cho hội: “Nếu để đến khi mình xuôi tay nhắm mắt biết bao giờ, như vậy người mù nghèo phải cam chịu cảnh sống mù lòa lâu quá. Chi bằng làm từ thiện được lúc nào thì nên làm ngay.” Thậm chí còn căn dặn người thân khi mình mất đi hãy lấy tiền Nhà nước cấp cho làm đám tang (dành cho cán bộ lão thành) tiếp tục góp quỹ từ thiện bởi mình đã làm đơn hiến xác cho trường Y rồi đâu cần làm lễ tang tốn tiền vô ích!


675 - Tiêu Dao Bảo Cự

TỪ “BẤT ĐỒNG CHÍNH KIẾN” ĐẾN TRỞ VỀ TÂM LINH


Nhà văn tên thật Nguyễn Phước Bảo Cự sinh 1945 tại Huế. Sống ở Đà Lạt (2011). Trước 75 dạy học ở Buôn Ma Thuột rồi Bảo Lộc song song với hoạt động chống Mỹ – Thiệu trong phong trào sinh viên trí thức ở Tây nguyên, viết văn làm thơ theo hướng này. Năm 1974 được kết nạp Đảng. Sau 75 được phân công làm ở Đoàn Thanh niên, Mặt trận Tổ quốc Bảo Lộc và Lâm Đồng. Rồi chuyển về Hội Văn học nghệ thuật Lâm Đồng, làm Phó Tổng biên tập tạp chí văn nghệ Langbian của hội. Năm 1988 tích cực ủng hộ nhà văn Bùi Minh Quốc - chủ tịch hội lúc đó – theo ông cùng mở cuộc “trường chinh” đi khắp nước vận động giới văn nghệ sĩ toàn quốc lấy chữ ký kêu gọi chế độ cộng sản hiện hành mở rộng tự do dân chủ. Kết quả cả 2 bị cách chức, khai trừ Đảng, đóng cửa luôn Langbian! Bản thân bị truy bức, tra hỏi, quản chế tại gia 2 năm. Đành tìm quên bằng nghề… làm vườn chăm sóc mảnh vườn “Động hoa vàng” của mình. Song song đó rút vào hoạt động viết lách thầm lặng, viết nhiều bài bình luận, kiến nghị chính trị gửi đăng trên các diễn đàn hải ngoại tiếp tục tranh đấu đòi quyền tự do dân chủ cho VN. Đặc biệt phản đối mạnh mẽ việc bắt giữ cầm tù một số bạn bè cùng chí hướng “trí thức bất đồng chính kiến” tại Lâm Đồng. Tuy nhiên càng về sau, quan điểm lập trường phản kháng có vẻ “mềm” hơn để đi đến những suy nghiệm ôn hòa rút ra từ thực tiễn xã hội: “Dù sao đi nữa, tôi vẫn giữ vững lập trường hòa giải, hòa hợp dân tộc theo quan niệm riêng của mình vì nếu nó chưa có hiệu quả tức thời thì ít ra cũng không gây thêm thương tổn…” Từ đó có cái nhìn chung cục mở rộng ra cả đất nước, dân tộc: “Hoàn cảnh đất nước có vô số câu hỏi được đặt ra cần có câu trả lời và hành động thiết thực. Thực tế cho thấy đã có những câu trả lời và hành động rất khác nhau. Điều quan trọng là cần có một nền tảng chung. Ngoài những giá trị phổ quát như tự do dân chủ, nhân quyền, phồn vinh, công bằng xã hội, không thể thiếu tình yêu và lòng bao dung, nhân ái. Việt Nam với một lịch sử đầy chia rẽ, hận thù, bất công, tàn phá, một hiện tại còn nặng về di sản quá khứ và chồng chất thiên tai nhân họa nếu thiếu những điều đó e rằng những mùa xuân tới sẽ không có được như mong mỏi của mọi người…” Bản thân cũng tìm về đời sống nội tâm nhiều hơn – từ bài học lắng lòng mình trở về với thiên nhiên, cây cỏ hoa lá Đà Lạt -- : “Bài học tâm linh không hề xa vời mà chính là một thái độ sống hàng ngày góp phần giải quyết những nan đề của cuộc sống… Cái đẹp và niềm say mê cái đẹp đã cứu tôi ra khỏi cảnh khốn cùng, cả về vật chất cũng như tâm linh.” Đến năm 1998 lệnh quản thúc được tạm dỡ bỏ. Năm 2009 cả 2 vợ chồng còn đi Mỹ chơi 6 tháng theo lời mời của bạn bè.


676 - Trần Mai Hạnh

NGƯỜI “PHƯỚC LỚN”


Thường dân sinh tại miền Bắc. Sống ở Hà Nội (2011). Nhà báo Thông tấn xã VN trong chiến tranh chống Mỹ từng được cử vào lăn lộn một thời gian trên chiến trường Quảng – Đà. Sau 75 đường hoạn lộ ngày càng lên cao ở thông tấn xã. Bất ngờ khoảng năm 1987 gặp một tai nạn giao thông khủng khiếp vậy mà vẫn sống sót như một phép lạ: Tự mình lái xe máy chở một đồng nghiệp vừa thăng chức Trưởng Chi nhánh TTX tại TPHCM chạy ngược đường chui tọt xuống dưới gầm xe tải! Người đồng nghiệp bất hạnh ngồi sau chết ngay tại chỗ, còn mình lại thoát chết kỳ diệu, chỉ bị thương tích nặng mù một mắt gãy tay gãy chân. Người được xem là quá may mắn hưởng phúc trời quá lớn sau đó tiếp tục lên như diều vào Trung ương Đảng, làm giám đốc Đài Phát thanh Tiếng nói VN, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Nhà báo VN kèm Tổng biên tập tuần báo Nhà báo và Công luận của hội. Đùng một cái năm 2003 bị đưa ra tòa xử tội nhận hối lộ để chạy án cho tên trùm xã hội đen Năm Cam ở TPHCM! Lãnh án tù rồi sau đó được chiếu cố giảm án thả trước thời hạn vào khoảng năm 2008. Là “phúc trung hữu họa” hay “phước bất trùng lai”?


677 - Trần Thị Hải Lý

NỮ TƯỚNG CHỐNG LÂM TẶC


Cán bộ kiểm lâm sinh 1955 tại Quảng Bình. Sống ở Quảng Bình (2007). Năm 1972 mới 17 tuổi đã tình nguyện đi bộ đội vào Đoàn 559 chiến đấu trên dãy Trường Sơn. Sau 75 làm công ty lương thực huyện an nhàn nhưng vì tình cảm gắn bó nhiều năm với rừng già Trường Sơn nên năm 1996 xin chuyển công tác qua hạt kiểm lâm huyện Triệu Phong. Một phần nữa cũng vì chồng làm ngành này. Bắt đầu từ đó dù phận nữ nhi nhưng phải liên tục đương đầu với nạn lâm tặc hung hãn liều mạng. Với tinh thần bộ đội một thời không hề nao núng nhường bước trước bọn cướùp gỗ mà luôn luôn kiên trì đối đầøu chặn bắt chúng quyết liệt. Đặc biệt nổi tiếng là “Nữ tướng xe Win” vì thường táo bạo phóng xe máy rượt đuổi chúng tận rừng sâu! Dù đối diện hiểm nguy thường trực song bản thân may mắn vẫn bình yên. Nhưng bù lại phải trả một cái giá quá đắt: Con trai đầu theo nghiệp cha mẹ năm 2005 mới 24 tuổi đã bị lâm tặcï phục kích giết chết vứt xác trong rừng sâu.


678 - Trần Thị Hiền

“HIỀN 58”


Thương binh sinh 1952 tại Thừa Thiên – Huế. Sống ở Huế (2007). Biệt danh “58” là nói về 58… mảnh đạn hiện còn nằm trong cơ thể người nữ thương binh này! Từ năm 15 tuổi đã vào bộ đội làm y tá và hậu cần gùi gạo. Năm 1972 và 1973 hai lần lọt vào ổ phục kích bị trọng thương vô số vết thương trong toàn cơ thể. Lần sau đồng đội tưởng đã chết suýt đem đi chôn! Đến khi kịp phát hiện thấy còn thở mới chuyển về Hà Nội cứu chữa nhưng bác sĩ không dám gắp ra 58 mảnh đạn còn nằm trong người toàn ở những chỗ nhược – trên mặt, trong đầu, ngực…. - do sợ nguy hiểm đến tính mạng, nhất là thời đó phương tiện y khoa còn nghèo nàn. Rồi được chuyển lên Vĩnh Phú an dưỡng. Sau 75 quay về quê nhà TT – Huế với chuẩn thương binh nặng 4/4. Lập gia đình với một đồng đội cũ. Cả 2 vợ chồng cùng làm việc ở hợp tác xã nhưng do con đông (6 con) nên gặp cảnh túng quẫn mắc nợ thóc của hợp tác xã trị giá lúc đó 1 chỉ vàng không trả được. Không mặt mũi nào ở lại hợp tác xã nên 2 vợ chồng bèn đưa con cái bỏ lên rừng tự lực cánh sinh, chủ yếu là đốn củi đem xuống núi bán lấy tiền đắp đổi qua ngày dù bản thân mất xương bánh chè đi đứng khó khăn. Chấp nhận sống cảnh “người rừng” bốn bề chim kêu vượn hú quanh năm lại thêm 58 mảnh đạn “nằm vùng” trong châu thân thường xuyên nổi lên gây bệnh nhức buốt cả người quằn quại mà chồng con không có cách nào đưa xuống núi về trạm y tế để cứu chữa. Dù vậy vẫn cắn răng chịu đựng đến năm 1991 dành dụm được 1 chỉ vàng đủ trả nợ, cả nhà mới dắt díu nhau từ giã rừng núi về làng quê trở lại với cuộc sống văn minh. Đời sống dần dần tạm ổn tuy các con đều chẳng đứa nào được học hành tử tế đành phải đi làm thuê làm mướn mà sống. Nhưng càng lớn tuổi thì 58 “di tích chiến tranh” trong toàn thân càng nổi lên quậy dữ – đặc biệt 2 mảnh đạn nằm ở màng tim và 2 mảnh khác trong màng phổi – khiến nhiều khi đau xé người tới mức như lên cơn động kinh hoảng loạn. Lên xe đi cấp cứu là chuyện thường ngày ở huyện: ““Tôi sống đây cũng như chết rồi”! Nhưng đành phải sống cảnh “như chết” đó vì chẳng còn cách nào có thể cùng lúc lấy ra hết 58 mảnh đạn kia – hay một phần thôi – do rất mất công, chi phí cao mà chưa chắc làm được bao nhiêu vì thời gian đã quá lâu tới mức có mảnh đạn còn lồi ra cả ngoài da.


679 - Trần Thị Hoan

ĐẾN MỸ ĐI TRÊN 2 ĐÙI CHÂN


Sinh viên sinh 1987 tại Bình Thuận. Sống ở TPHCM (2011). Vừa ra đời đã bị di chứng CĐDC khiến cả 2 chân và cánh tay trái cụt quá nửa, chân cụt trên đầu gối. Vì vậy phải ngồi xe lăn hoặc nếu tự đi thì bước từng bước lủn củn trên phần thịt đùi còn lại. Đã vậy gia đình còn phải đi kinh tế mới trên huyện Đức Linh xa xôi nên không được đến trường. Một thời gian dài mới có ân nhân biết được tìm cách đưa về nuôi dưỡng ở làng Hòa Bình của bệnh viện Từ Dũ – TPHCM dành cho trẻ em nạn nhân CĐDC. Được giúp theo đuổi việc học, vào ĐH Ngoại ngữ – Tin học TPHCM. Từ đó năm 2010 được cử làm đại diện thế hệ thứ hai chịu tác động CĐDC qua Mỹ tham dự phiên điều trần về vấn đề tác hại của CĐDC trước quốc hội: “Tôi đã nói với họ rằng như tôi thế này vẫn còn may mắn lắm hơn nhiều bạn đồng cảnh ngộ. May mắn là tôi vẫn còn tinh thần minh mẫn nhưng có rất nhiều người không được như thế…”ä


680 - Trần Thị Huôi

HƠN 1.300 NGÀY ĐÊM SỐNG CÔNG VIÊN KHIẾU NẠI LÊN TRUNG ƯƠNG


Cán bộ về hưu sinh 1944 tại Sóc Trăng. Sống ở Sóc Trăng (2007). Từ năm 14 tuổi đã theo cộâng sản đánh Mỹ, còn trẻ đã làm bí thư huyện. Chồng hy sinh trong chiến đấu để lại một con gái mới mấy tháng tuổi. Sau 75 làm thị ủy viên rồi Chủ tịch Hội Nông dân. Cả mẹ ruột lẫn mẹ chồng đều được phong Bà mẹ VN Anh hùng. Sau khi về hưu thương binh 4/4, mua một mảnh đất nhỏ dựng nhà trong đó có xây một chuồng heo nuôi heo cải thiện đời sống. Đùng một cái năm 1996 có người hàng xóm làm đơn kiện đòi lại mảnh đấùt làm chuồng heo nói trước kia là của mình. Chính quyền xem xét mới thấy đó nguyên là đất công – chỉ rộng 16,32m2 - nên ra lệnh thu hồi rồi đưa nhân viên công quyền đến phạt tiền đồng thời… đập luôn chuồng heo! Nhưng sau đó cứ để nguyên mảnh đất như vậy bởi nó bé tí tẹo đâu có làm được gì. Bản thân làm đơn khiếu nại lên thị xã lẫn tỉnh đều bị bác đơn. Gửi đơn lên Trung ương cử đoàn về kiểm tra cũng không qua được địa phương nêu đủ lý do biện minh việc làm quá đáng kể trên. Không nản lòng, đầu năm 2001 một thân một mình khăn gói ra tới Hà Nội bắt đầu cuộc chiến đấu đơn thương độc mã sống lây lất ở thủ đô hơn 3 năm trời để khiếu kiện lên vô số cấp thẩm quyền Trung ương. Không bà con quen biết gì ở đây nên đã chọn công viên Lý Tự Trọng hoặc bờ Hồ Tây làm nơi cư ngụ kiểu bụi đời, tự nấu ăn tại chỗ. Ngày đi khắp nơi nộp đơn kêu cứu (cả chừng 1.000 đơn), tối về căng lều nằm ngủ tạm kể cả trời mùa đông giá buốt (sáng phải giấu đồ sợ công an tịch thu!). Gặp khi con gái ở quê không gửi tiền ra kịp thì đi làm thuê làm mướn vạ vật (rửa chén nhà hàng, phụ bán cá ở chợ…) hoặc xin cơm thừa canh cặn ăn đỡ qua ngày. Tết cũng không có tiền về quê đành “ăn Tết” công viên. Cuối cùng cũng có kết quả: Năm 2003 Phó Tổng Thanh tra Chính phủ họp với tỉnh Sóc Trăng kết luận tỉnh đối xử như vậy là “không thích hợp”, nay tỉnh phải đền bù cho “nguyên đơn” một mảnh đất khác và hỗ trợ cuộc sống cho đương sự. Nhờ đó tháng 10.2004 mới chia tay Hà Nội trở về quê nhà, được cấp miếng đất khác và lãnh “bồi thường” thêm 100 triệu đồng. Nhưng bù lại, bản thân bị Thị ủy… xóa tên khỏi Đảng, lấy lý do bỏ sinh hoạt Đảng và không đóng Đảng phí… 5 tháng (con chậm nộp thay cho mẹ kẹt ở Hà Nội)! Thế là lại tiếp tục khiếu nại lên cấp ủy đòi lại Đảng tịch. Tỉnh không giải quyết nên lại gửi đơn ra Trung ương “kêu” tiếp. Đếùn năm 2006 Trung ương đã yêu cầu tỉnh kiểm tra sự việc song chưa thấy hồi âm. Chưa biết cuộc “trường chinh” khiếu nại Đảng lần này có tiếp tục “hiệp 2” hay không với người đàn bà luôn “tin sự hy sinh của gia đình tôi trong chiến tranh không uổng phí”.


(Còn tiếp)

Thứ Bảy, 9 tháng 4, 2011

Trần Hữu Dũng - Bên dòng ghi chú tự sự tác giả: Nguyễn Đức Sơn


Không biết sao tôi có thú vui là đọc những dòng tự sự tác giả viết ngay trong tác phẩm của chính họ. Qua những dòng nầy tôi hiểu sâu thêm các bài thơ, đoạn văn, tiểu luận, phát lộ nhiều mạch ngầm tuôn chảy mênh mang đem đến cảm giác rung động, sảng khoái bất ngờ, âm ỉ hoài không dứt...


Đó là tập thơ Đêm nguyệt động của Nguyễn Đức Sơn, do An Tiêm xuất bản năm 1967.


Nơi trang bìa gập, ông viết


Nguyễn Đức Sơn sinh ngày 18 Nov. 1937 (thuộc 3e decan cung Scorpion) nhằm giờ Mùi ngày 16 tháng mười Đinh Sửu, tại làng Duy Khánh (Thanh Hải) gần bên bờ biển Ninh Chữ tỉnh Ninh Thuận. Tuy khao khát nhưng chưa bao giờ ra khỏi Việt Nam anh hùng và kỳ diệu này, tác giả tự biết không một nơi nào trên trái đất này quạnh quẽ đến đau thương, phong phú đến chỗ muốn tự sát, như trong lòng tác giả, cũng không nơi nào có thống khổ mênh mông và cực lạc xa vời như trong hồn tác giả. Rất thèm các hoang đảo và các vùng cao nguyên mà tác giả có dịp đi qua như Eo Gió, Dran, Trạm Hành, Cầu Đất, Dalat. Ngưỡng mộ Hécralite, Fyodor Dostoyevsky và Simone Weil. Yêu chim chóc và cỏ cây một cách lạ lùng nhưng cũng quá cần ngửi mùi quần áo lót của đàn bà và con gái, cần khẩn thiết và triền miên cho đến ngày chui xuống lỗ. Đó là một trong những chỗ chết quằn quại của tác giả. Như suốt đời cứ lạng chạng và thú vị đi từ lầm lẫn và hối hận này đến lầm lẫn và hối hận khác. Một buổi chiều trốn học lang thang trên bờ biển Nhatrang, thời niên thiếu, tác giả suýt nổi cơn điên khi trực nhận mãnh liệt cái quá ư ngắn ngủi của kiếp sống và từ đó đâm ra khật khùng cho đến nay. Tuy vậy có thể cầm dao lụi tức tốc quân xâm lược nào ở bất cứ nơi nào trên trái đất dù biết chắc chắn phải đổi mạng một cách đau đớn nhất. Rất có khiếu và say mê đi câu nhưng không thể nào không rùng mình khi cắt cổ một con cá nhỏ còn sống. Định ăn chay trường từ lâu lắm rồi nhưng đời sống chỉ có một lần mà thực phẩm trần gian này dâng hiến quá nhiều, làm sao? Cuối buổi thiếu thời chợt ý thức cái tan hoang muôn thuở trong kiếp sống nên dù nhìn một chiếc hoa đang nở cũng thoáng thấy ý tưởng tự sát. Mù đặc về nhạc lý nhưng coi nhạc cổ điển Tây Phương là những cái gì tuyệt hảo nhất trần gian này nên tê điếng cả xác thần khi nghe một số nhạc của Mozart, Beethoven, Wagner... Hành động hèn hạ và nhục nhã nhất trên đời tác giả là : vì cái dạ dày mai sau, đã lỡ lầm đút đầu vào Đại Học Văn Khoa Saigon trong một thời gian. Lời nguyền chân thành nhất đời tác giả là : từ đây cho đến một triệu năm nữa, bất cứ lúc nào cái đại học này sản xuất ra được một thi sỹ một nhà văn hay đến cả một giáo sư Việt văn đúng nghĩa và dù là loại nhỏ thôi, tác giả vui lòng xin chịu chặt đầu.


tienve.org

Sự thật về “Người trồng thông quái dị” - Nguyễn Đạt


Nhà thơ Nguyễn Đức Sơn trong rừng thông (Photo: Nguyễn Đạt)


Trước 30 tháng 4, 1975, và bây giờ hẳn cũng vậy, rất nhiều người đã xem Bùi Giáng - Phạm Công Thiện - Nguyễn Đức Sơn là ba “kỳ nhân văn nghệ”; ba con người văn nghệ độc đáo, đặc dị, và lừng danh trong văn hoá - văn nghệ của Miền Nam tự do. Ở thị xã Bảo Lộc - tỉnh Lâm Đồng, người ta gọi Nguyễn Đức Sơn là “Người trồng thông quái dị”. Chúng tôi là bạn thân thiết với Nguyễn Đức Sơn từ những năm cuối thập niên 60 của thế kỷ trước. Cuối thập niên 70, rời chùa Tây Tạng ở thị xã Thủ Dầu Một - tỉnh Bình Dương, Nguyễn Đức Sơn đưa gia đình lên cư ngụ trên trái đồi có Phương Bối Am của Thượng toạ Nhất Hạnh, hoang phế từ nhiều năm. Là người cầm bút, lại chỉ để sáng tác thơ, từ lúc ở Thủ Dầu Một, Nguyễn Đức Sơn chỉ biết mưu sinh bằng cách dạy kèm ngoại ngữ. Phượng, người bạn đời của nhà thơ, lúc đó sống nương nhờ dưới mái chùa Tây Tạng; Phượng là cháu vị sư trụ trì chùa này; ngôi chùa được xây dựng theo phong cách chùa chiền ở Tây Tạng. Cuộc sống của Nguyễn Đức Sơn trên trái đồi nằm cuối dãy núi Đại Lào hẳn nhiên là cuộc sống của người làm rừng làm rẫy, bám vào cỏ cây nương rẫy mà sống. Chúng tôi từng chứng kiến, Nguyễn Đức Sơn đẩy chiếc xe đạp cọc cạch, thồ đống củi cao hơn thân mình, từ đồi rừng ra chợ cách xa gần mười cây số để bán. Chỉ có cách kiếm sống như vậy, cho một gia đình đông con; làm sao Nguyễn Đức Sơn, với vợ yếu và đàn con thơ dại, không nhếch nhác tơi tả? Nhà thơ Thái Ngọc San, đã mất, sau khi lên thăm Nguyễn Đức Sơn ở đồi Phương Bối (tên do thầy Nhất Hạnh đặt), đã viết truyện ngắn “Bầy Thú Hoang Dã”, cho thấy cảnh sống của gia đình Nguyễn Đức Sơn lúc ấy không khác biệt bao nhiêu với đời sống của loài thú rừng. Hiển nhiên, qua cách nhìn nhận như Thái Ngọc San ở truyện ngắn này, là chỉ ghi lại cái bề mặt của cuộc sống Nguyễn Đức Sơn; và mặc nhiên với những trách cứ phê phán của người quan sát thiếu tâm tình. Từng gần gũi Nguyễn Đức Sơn nhiều ngày tháng, chúng tôi hiểu rõ nhà thơ Nguyễn Đức Sơn không hề có dã tâm của loài thú, để tạo nên cuộc sống như Thái Ngọc San đã ghi nhận; đó chỉ là một cuộc sống cực-chẳng-đã phải như vậy mà thôi, muốn khác đi cũng không được. Nguyễn Đức Sơn không biết làm gì khác để thay đổi cuộc sống như bầy-thú-hoang-dã; ông lại càng không thể tính toán, bon chen, giành giựt với nhân thế. Trên trái đồi rộng bốn - năm héc-ta, ông không biết và cũng không ưa trồng loại cây nào cho có lợi nhuận, ngoài cây thông mà ông yêu thích. Cũng vì Nguyễn Đức Sơn chăm chút, nuôi trồng thông từ mấy chục năm nay, trái đồi mang tên Phương Bối ở thôn Đại Lào - xã Lộc Châu, bây giờ gần như là nơi duy nhất để ngàn thông còn tồn tại trên cao nguyên hoang sơ Bảo Lộc. Nguyễn Đức Sơn đã bảo vệ tới cùng một tổ chim trên cây rừng Phương Bối bị đám người có hung khí tới phá phách. Lần đó Nguyễn Đức Sơn bị đám người này dùng dao đâm ông, chỉ nửa phân nữa là trúng con mắt. Dân cư quanh vùng biết Nguyễn Đức Sơn lúc nào cũng ưa đọc sách, nhưng thấy ông không cho các con ông đi học; biết ông, nửa đêm lạnh giá, xách đèn pin đi khắp đồi thông; nghe tiếng ông la hét cằn nhằn vợ con vang dội khắp bốn bề; nghe chính con ông kể chuyện những kiểu tra tấn đánh đập vợ con: treo con lên xà nhà; bắt lũ con nằm thành hàng để ông đi xe đạp cán qua; bóp cổ vợ; đập gậy sau lưng khi vợ đang vo gạo... Từ những chuyện như vậy, ông nổi tiếng là “Người trồng thông quái dị”; kinh khủng nhất, mọi người cho là ông vô tâm, tàn ác, không mảy may thương xót vợ con. Đây là một ngộ nhận đáng sợ đối với bất cứ người nào; huống hồ người đó lại là một nhà thơ. Không có chuyện tra tấn đánh đập vợ con như một hai người con của Nguyễn Đức Sơn đã nói; đấy là câu chuyện hoang tưởng của con ông mà thôi; chính Phượng xác nhận với chúng tôi như vậy. Nhưng nếu ai hỏi Nguyễn Đức Sơn chuyện này, thì ông lại xác nhận; không những như thế, ông còn tô vẽ thêm lên cho thật ghê rợn. Đây chính là một trong nhiều tính chất đặc dị của nhà thơ “kỳ nhân” Nguyễn Đức Sơn. Sự thật mà chúng tôi biết, Nguyễn Đức Sơn đầy tình cảm yêu thương con người, như mọi người thiện tâm khác. Lần Phượng bị bệnh thập tử nhất sinh, phải giải phẫu tại bệnh viện Chợ Rẫy, chúng tôi ngồi bên ông, ngoài hành lang trước phòng giải phẫu. Ông rất căng thẳng chờ đợi kết quả phẫu thuật. Chợt có tiếng cô y tá kêu lớn tên ông: nước mắt ông tuột ra, chảy dài trên khuôn mặt. Ông ngỡ cuộc phẫu thuật thất bại, Phượng đã chết! Hoá ra không phải, cô y tá gọi ông để báo tin lành. Và Nguyễn Đức Sơn cẫng nhảy lên, như đứa trẻ vui mừng tột độ. Lần một đứa con của Nguyễn Đức Sơn bị bệnh nằm liệt giường, chúng tôi cũng có mặt trên đồi Phương Bối. Ông cuống cuồng, chạy xuống đồi, hỏi người này người kia để chữa chạy kịp thời cho con. Có người bày cách, cho người bệnh ăn thịt cóc sống. Ông hét vang như hoá điên, vì gặp ngay người bán thịt cóc đi ngang qua. Mang thịt cóc về, cho đứa con ăn ngay; chợt ông nhớ cả gia đình vốn ăn chay trường, ông vội vã thắp nén nhang niệm Phật, xin xá tội! Đứa con vừa nuốt miếng thịt cóc, lập tức nôn mửa thốc tháo. Ông lại cuống cuồng, lại chạy xuống đồi, kêu “xe ôm”, ôm con ngồi lên xe đưa vào bệnh viện. Ở bệnh viện, lúc đứa con đã an toàn, đã đi đứng trở lại; bấy giờ mới để ý: ông chỉ mặc cái quần cụt mà lại thủng rách cả đũng! Nhưng Nguyễn Đức Sơn lúc đó vui rộ lên, nói lắp bắp những câu hí lộng về cái quần thủng rách! Chúng tôi biết cả ba người văn nghệ độc đáo nhất của Miền Nam tự do, ba “kỳ nhân văn nghệ” như nhiều người đã gọi: Bùi Giáng - Phạm Công Thiện - Nguyễn Đức Sơn. Cả ba đều thương yêu hết mức con người. Bùi Giáng thì đã giã biệt cõi-hồng-trần từ lâu; Phạm Công Thiện mới qua kiếp nhân sinh, chắc hẳn lúc này hương hồn ông đã nhập vào con bướm trắng tung tăng trên cỏ.[*] Và Nguyễn Đức Sơn, lúc nào chúng tôi cũng hình dung ông đang chống gậy, đi mải miết giữa những hàng thông trên đồi Phương Bối; hình dung ông Ngàn sau / Phơ phất gò bông lau. [**]


Nguyễn Đạt



[*]Phạm Công Thiện, Đi cho hết một đêm hoang vu trên mặt đất. Xem bài: “Hơi thở là con bướm trắng tung tăng trên cỏ...” của Hoàng Ngọc-Tuấn.

[**]Thơ Nguyễn Đức Sơn.


tienve.org

Thứ Hai, 4 tháng 4, 2011

Cao Huy Khanh - VIỆT NAM - HỒ SƠ HẬU CHIẾN 1975-2011 : NHỮNG SỐ PHẬN KỲ LẠ



Kỳ 66 – 4.4. 2011 (Trích đăng từ 1.1.2010)


661 - Duy Khánh

NỖI NHỚ XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG


Ca sĩ Việt kiều Mỹ tên thật Nguyễn Văn Diệp sinh 1936 tại Quảng Trị – Mất 2003 ở Mỹ (68 tuổi). Từ Huế vào Sài Gòn cuối những năm 1950 theo đuổi nghiệp ca nhạc, bắt đầøu nổi lên với giọng ca đậm chất chân quê miền Trung qua những ca khúc thời kháng chiến chống Pháp của Phạm Duy như “Ngày trở về”, “Nhớ người thương binh”, Quê nghèo”, “Vợ chồng quê”… (từ đó lấy nghệ danh có ghép tên “Duy”). Nhưng thời vàng son nhất là từ giữa những năm 1960 nổi tiếng là một giọng ca trong “Tứ trụ nhạc sến” (cùng Hùng Cường, Nhật Trường, Chế Linh) trong đó có các bài hát ca ngợi “lính Cộng hòa”. Đồng thời còn sáng tác hơn 30 ca khúc mang chất dân ca Huế (nơi lớn lên vào trọ học) mượt mà truyền cảm như “Thương về miền Trung”, “Ai ra xứ Huế”, “Xin anh giữ trọn tình quê”… Sau 75 ở lại tuy không bị đi cải tạo song cấm hoạt động ca nhạc (do từng hát nhạc lính chế độ cũ) khiến buồn chán đâm ra ra say sưa quên đời. Một thời gian sau được phép hoạt động biểu diễn trở lại mới thành lập nhóm nhạc Quê huơng tập hợp giới nghệ sĩ cũ (Châu Kỳ, Bảo Yến, Nhã Phương… ) rấùt ăn khách. Thỉnh thoảng viết nhạc trở lại trong đó thể hiện cả tâm tư muốn gắn bó với quê hương như bài “Sao đành bỏ quê hương” năm 1979. Ly dị vợ rồi lấy vợ khác. Năm 1988 cùng vợ sau và con đi bảo lãnh qua Mỹ. Tới đây tiếp tục sự nghiệp biểu diễn, lập hãng thu băng riêng mang tên Trường Sơn – một cái tên ưu ái của Cách mạng! - ra nhiều đĩa CD độc quyền giọng ca Duy Khánh. Tuy cũng có hát lại “nhạc lính Cộng hòa” nhưng đa phần chủ yếu vẫn hướng về những chủ đề quê hương thân thương đầy tình tự dân tộc, đó là các chủ đề “Quê hương ta” 1990 (như tên nhóm nhạc cũ ở TPHCM), “Mẹ trong lòng người đi” 1991, “Vườn dâu xanh” 1991, “Những mảnh tình quê” 1992… Tình tự dân tộc một lần nữa đã bày tỏ qua một trong số ít sáng tác cuối cùng “Điệu buồn chia xa” được tâm sự viết nên khi có dịp đứng trên bờ biển Thái Bình Dương trên đất Mỹ dõi mắt trông về phía xa vời “bên tê bờ là VN, nhớ về mối tình xưa cùng bạn bè còn ở lại quê nhà…” Nhưng chưa kịp thực hiện ước nguyện “Sớm muộn tôi cũng về “ (băng nhạc 1991) thì đã vội ra đi…


662 - Hoàng Hồng Kiên

MẸ CON ĐỀU LÃNH CHẤT ĐỘC DA CAM


Người khuyết tật nữ sinh 1980 tại Lạng Sơn. Sống ở Lạng Sơn (2009). Mẹ là cựu chiến binh đánh Mỹ bị mìn mất một tay một chân lại còn nhiễm CĐDC nên sinh mình ra liệt cả 2 chân từ nhỏ. Cố gắng tự học ở nhà, đến 15 tuổi mới biết đọc biết viết. Được cấp cho xe lăn nên năm 2001 tự tìm đến Hội Người mù Hà Đông xin làm nghề đi bán chổi do hội viên người khiếm thị làm. Từ đó qua năm sau có dịp làm quen với trung tâm thể thao người khuyết tật tại đây, được hướng dẫn tập luyện môn dua xe lăn. Nhờ thểâ lực tốt của dân miền núi nên nhanh chóng đạt thành tích cao, thi đấu giải Tiền – SEA Games 2003 đoạt 2 HCV 1 HCB. Đến ParaGames Thái Lan 2005 tiếp tục giành 4 HCV 1 HCB. Trước đó năm 2004 gặp và lấy chồng cũng là vận động viên khuyết tật. Qua năm 2006 hai vợ chồng cùng ra làm ăn riêng tự làm chổi cùng đi bán đắp đổi qua ngày. Năm 2008 lại qua Thái Lan dự ParaGames mới dự nội dung thi đấu đầu tiên thì bị ngã chấn thương phải đưa vào viện. Nhưng hôm sau vẫn chích thuốc giảm đau xuấùt quân chiếm 2 HCV 3 HCB. Về nướùc thì có tin vui mang thai con đầu lòng. Bây giờ con là tất cả nên chồng đưa vợ về quê nhà Lạng Sơn để có cha mẹ săn sóc đỡ đần. Sinh con xong lại làm chổi bán tiếp và nay thêm nghề muối măng món quê hương bán ngay phố chợ Kỳ Lừa nổi tiếng xứ Lạng.


663 - Hoàng Minh Nhân

TRẢ NỢ ĐẤT QUẢNG


Nhà thơ sinh 1942 tại Quảng Nam – Mất 2011 tại Quảng Nam (70 tuổi). Năm 1954 mới 13 tuổi đã theo cha tập kết ra Bắc. Lớn lên học tốt nghiệp kỹ sư lâm nghiệp được phân công làm công tác nghiên cứu rồi được cấp suất đi làm nghiên cứu sinh nước ngoài. Nhưng lại từ bỏ tất cả để đẩy cuộc đời mình đến một bước ngoặt chỉ vì 2 niềm khát vọng ấp ủ lâu nay: Muốn quay về quê nhà trong Nam và chuyển hướng qua sự nghiệp văn chương. Vì thế xin đi học trường viết văn, ra trường liền tình nguyện vào miền Trung chiến đấu đánh Mỹ. Sau 75 còn tiếp tục được điều lên Tây nguyên truy quét tàn quân Fulro. Sau đó mới chuyển ngành về Đà Nẵng làm việc ở Hội Văn nghệ tỉnh. Có thời gian sáng tác nhiều (in 8 tập thơ cùng một số truyện ngắn, công trình biên khảo) vừa làm công tác bồi dưỡng cây viết trẻ. Đến tuổi về hưu vẫn không ngưng làm việc, tự bỏ tiền túi ra lập Tủ sách Đất Quảng in hơn 30 cuốn sách chuyên đề quê hương và con người xứ Quảng thân thương – Hội An, Chu Cẩm Phong, Hoàng Hữu Nam, Phan Bôi, Hồ Nghinh, Phan Huỳnh Điểu… -- xem như là “món nợ phải trả cho một vùng quê mà mình đã gắn bó suốt đời…”


664 - Natalie Trần

“NỮ HOÀNG YOUTUBE”


Sinh viên Việt kiều Uc tên Việt là Trần Đình Tố Hân sinh 1986 tại Uc. Sống ở Uc (2011). Trước 75 cha mẹ ở Sài Gòn, cha dạy đại học và mẹ làm luật sư. Đến năm 1981 cả hai vượt biên đến Uùc, cha dạy học còn mẹ làm nhân viên bưu điện. Sinh ra tại Sydney, lớn lên học đại học ngành truyền thông điện tử. Từ đó, bắt đầu năm 2006 tham gia mạng xã hội YouTube bằng một loạt phim ngắên video tự quay về các cảnh sinh hoạt đời thường ở nhà của mình tung lên mạng nhanh chóng được mọi người hoan ngênh theo dõi ngày càng đông. Đến nay đã có hơn 273 phim video đó (mỗi phim kéo dài khoảng 2- 4 phút nhưng phải thực hiện các công đoạn công phu trong 4 tiếng đồng hồ) được hơn 350 triệu người xem trên khắp thế giới (riêng ở Uùc được xem nhiều nhất nước), trên 920.000 thành viên đăng ký thường xuyên. Từ thành công đó, hàng năm được YouTube chia lợi nhuận quảng cáo 101.000 USD. Các tác phẩm video “nhật ký đời thường” của mình được yêu thích nhờ tính hài hước tinh tế thông minh mà rất thực tế – một nét đặc trưng thể hiện bản chất lạc quan yêu đời của người Việt luôn vươn lên từ cảnh sống khó khăn nghiệt ngã đến đâu - bình dị và chân thực truyền đạt qua hình ảnh lẫn lời bình. Không chấp nhận tài trợ sợ bị ảnh hưởng làm sai lạc ý hướng, nội dung phản ánh hiện thực bình thường, không có gì lớn lao như nó vốn có của mình nhằm chia sẻ cảm nghĩ về cuộc đời, thế giới gần gũi với mọt người: “Tôi không xuất hiện để làm thay đổi thế giới. Tôi là 2 phút khi bạn đang chờ ai đó. Tôi là 2 phút khi bạn đang nghỉ trưa hay trướùc khi ăn tối. Tôi hạnh phúc vì điều đó.” Cuối năm 2010 còn được tạp chí Uùc Independent Critics bình chọn xếp hạng 88 trong “100 phụ nữ các nước có gương mặt đẹp nhất thế giới” (không xét các yếu tố ngoại hình khác như thi hoa hậu) đứng trên cả diễn viên điện ảnh gốc Tây Ban Nha Penelope Cruz. Đặc biệt còn được đánh giá là một trong số ứng viên có nụ cười dễ mến nhất.


665 - Nguyễn Thị Cúc

MUỐN CHẾT THAY CON


Người khuyết tật sinh 1959 tại Quảng Trị. Sống ở Quảng Trị (2009). Năm 1986 trong khi dọn cỏ vườn nhà đã bị trúng phải một quả mìn nằm vùi lấp dưới hố nổ tung tiện đứt cả 2 chân lên tới đùi, khi đó đã có một con trai 3 tuổi. Phải gắng gượng sống để nuôi con. Vừa lê lết làm lụng vừa cố giữ vững tinh thần bằng cách tranh thủ giờ rảnh tập luyện thể thao dành cho người khuyết tật đi thi đấu môn đẩy tạ giành được nhiều huy chương hội thao toàn quốc. Sinh thêm 2 con nữa. Tuy nhiên tai ương vẫn chưa dứt, năm 2007 đứa con trai đầu lòng bấy giờ đã là sinh viên lại gặp tai nạn giao thông qua đời. Lòng đau như xé kêu trời sao mình tật nguyền lại không chết đi thay cho đứa con khôi ngôi lành lặn học hành giỏi giang như thế? Nhưng rồi vẫn phải tiếp tục sống thôi để còn lo cho 2 đứa con còn lại. Dựa vào thể thao để nuôi dưỡng ý chí sống còn, 50 tuổi rồi vẫn siêng năng tập luyện làm gương nghị lực cho con.


666 - Trùng Quang

NỮ SINH VIÊN HẢI NGOẠI LỚN TUỔI NHẤT


Nhà hoạt động văn hóa xã hội sinh 1911 tại miền Bắc. Sống ở Mỹ (2004). Trước 75 ở miền Nam hoạt động trong các hội phụ nữ, dạy nghề, dạy sinh ngữ và sáng tác thơ văn nhắm đối tượng là giới phụ nữ. Năm 1980 vượt biên qua Mỹ tiếp tục tham gia viết lách cho các báo Việt ngữ. Năm 1996 sau sinh nhật 85 tuổi bắt đầu đi học ĐH Cộng đồng Evergreen San Jose, mỗi ngày lên xe bus đều đặn đến trường, được tôn vinh là nữ sinh viên cao tuổi nhất bang California. Đi học về một mình tự đi chợ nấu ăn lo cho mình. Năm 2004 cho in cuốn “Bình Ngô đại cáo” dịch Nguyễn Trãi. Được TP San Jose và Quận Cam tặng bằng Vinh danh Phụ nữ, đặc biệt về những cống hiến cho nền văn hóa và sự thăng tiến của nữ giới VN ở hải ngoại.


667 - Trương Đình Liệu


LẬP VƯỜN RAU ĐỠ NHỚ NHÀ


Việt kiều Mỹ về hưu. Sống ở Mỹ (2005). Cựu đại tá chế độ cũ phải đi học tập sau 75. Trong thời gian đó vợ mất sớm, mẹ vợ thương tình mai mối cho một cô cháu gái thay vợ nhưng không chịu vì bản thân còn tù tội. Đến khi ra trại thì nói… già rồi còn đèo bòng làm gì! Chấp nhận đi H.O qua Mỹ vẫn ở vậy nuôi con khôn lớn. Thay vào đó tìm niềm vui bằng cách lập cả một vườn rau quê VN trong sân nhà đủ loại rau 3 miền từ ngò gai, húng tàu, húng quế, tía tô, rau răm, rau má, bắp cải đến cả các loại cây trái ổi, đào, cam, quýt, chanh, lựu, bưởi, roi, mận… Ngày ngày làm cỏ, tưới cây “nghe mùi rau răm đỡ nhớ nhà”! Cả gia đình mấy thế hệ con cháu đềøu xúm vào lo chăm sóc, thu hoạch quá trời ăn không hết phải xay ra nước uống cũng không hết phải đem cho bớt, gặp ai đồng hương cũng mời… cho!


668 - Ty Cope

CHA NUÔI GIÚP TÌM CHA RUỘT


Việt kiều Mỹ tên cũ Nguyễn Đức Thắng sinh 1968 tại Khánh Hòa. Sống ở Mỹ (2011). Năm 1972 cha mẹ chia tay nhau, một mình mẹ nuôi 3 con không nổi nên mới đem mình cho cô nhi viện Cam Ranh. Trong thời gian ở viện cô nhi được một lính không quân Mỹ làm tình nguyện viên ở đây chăm sóc. Tháng 3.1975 khi Khánh Hòa sắp giải phóng, cả trại cô nhi được đưa xuống tàu thủy chạy vào Sài Gòn. Nhưng đếùn Sài Gòn thấy tình hình cũng rối ren, hỗn loạn nên tàu chở các em chạy thẳng qua Singapore luôn. Sau đó tất cả được chuyển qua Mỹ và tại đây gặp lại người lính Mỹ quen biết từ trại cô nhi Cam Ranh, được người lính tốt bụng này nhận làmcon nuôi. Lớn lên làm giáo viên cấp 2, lấy vợ sinh được 2 con gái. Rồi cũng chính người ân nhân lính Mỹ xưa kia tham gia lập nên một trang web “Trẻ mồ côi Cam Ranh”, từ đó mới tiếp nhận được thông tintìm con của cha mình từ VN gửi đến. Thế là năm 2010 đưa vợ con về quê hương cũ gặp cha ở Khánh Hòa, rồi lên Pleiku gặp lại mẹ già 67 tuổi vẫn còn sống. Từ đó tự đặt ra cho mình một “mệnh lệnh trái tim” như người cha nuôi đã nhắc nhở: Hàng năm đều trở về làm từ thiện giúp các trại trẻ mồ côi cùng số phận như mình trước đây.


669 - Văn Quang

Ở LẠI LÀM “CHỨNG NHÂN SỐNG”


Nhà văn sinh 1933 tại Thái Bình. Sống ở Bình Phước (2011). Từ miền Băc di cư vào Sài Gòn, nhập ngũ trường sĩ quan Thủ Đức. Ra trường dần dần trở thành một sĩ quan cao cấp ngành tâm lý chiến (trungtá), từng làm quản đốc Đài Phát thanh Quân đội VNCH. Cùng lúc còn viết tiểu thuyết tình cảm bình dân và phóng sự hài cho báo ngày, tạp chí. Sau 75 đương nhiên đi cải tạo ở Vĩnh Phúc rồi chuyển về Bình Thuận. Ra tù khoảng năm 1988 nhưng không đi H.O qua Mỹ như hầu hết đồng đội cũ mà vẫn ở lại TPHCM vì tự thấy không cần thiết do bây giờ concái đều đã đi vượt biên hếùt rồi không phải lo cho tương lai. Và mặt khác còn muốn “Ở lại để chứng kiến cho hết, cho đầy đủ những đổi thay. Làmmột nhân chứng sống có lẽ hay hơn.” Từ đó tận dụng kinh nghiệm làm báo, viết báo trước đây đã nhanh nhạy nắm bắt thị trường bằng cách mày mò đi học vi tính để về nhà làmnghề vô dữ liệu thuê rồi từ đó phát triển thành một cơ sở trình bày sách báo, in vi tính cho các trùm xuấùt bản, phát hành tư nhân. Làm ăn khá tốt,Sống được, không cần đi đâu nữa”! Khi cuộc sống đã ổn định, sống khá thoải mái rồi thì đến năm 2002 quyết định bỏ thành phố lên Lộc Ninh thuộc tỉnh Bình Phước mua đất xâynhà sống gần như ẩn cư ở một vùng đất khá hẻo lánh. Xem như đi tìm một kinh nghiệm sống mới gần gũi với giới nông dân ở nơi trước đây từng là…mật khu Việt Cộng qua đó “cho tôi có một cái nhìn sâu hơn, xa hơn, thật hơn về toàn bộ những gì dân tộc mình trải qua những triều đại mà mình đãsống”. Cũng từ đó cầm bút trở lại viết nhiều loạt bài ký sự “Lẩm cẩm Sài Gòn thiên hạ sự” mô tả những đổi thay trong xã hội VN hiện nay đăng trênbáo hải ngoại với ý thức “Viết thế nào để vẫn đi theo con đường mà mình đã lựa chọn,không chịu một áp lực nào, không vì một lý do gì có thể khống chế tư tưởng mình.”Song song đó còn tình nguyện làm cầu nối với các tổ chức từ thiện hải ngoại tìm cách giúp đỡ giới thương phế binh chế độ cũ mà lâu nay trongchế độ mới đã hoàn toàn bị bỏ rơi.


670 - Văn Tần

ANH HÙNG LAO ĐỘNG TỪNG VƯỢT BIÊN


Bác sĩ sinh 1938 tại Quảng Trị. Sống ở TPHCM (2011). Sinh ra trên vùng đất địa đầu giới tuyến máu lửa khốc liệt nên có nhiều người thân đã bỏ mình trong khói lửa chiến tranh từ cả 2 phía: Mẹ, chị và cháu ruột trúng bom chết dưới hầm, chú ruột bị chôn sống, cậu ruột bị bắn chết. Lớn lên vào Sài Gòn học ĐH Y, nhà nghèo để có tiền ăn học phải tình nguyện vào ngành quân y để được lãnh lương. Bởi thế ra trường phải làm bác sĩ quân y phục vụ tiền tuyến. Sau 75 là đại úy vì vậy đương nhiên đi cải tạo. Được cho về sớm (chỉ học tập 4 tháng) liền đi vượt biên bị bắt nhưng may mắn được Sở Y tế bảo lãnh về sử dụng trong tình hình TPHCM và cả miền Nam thiếu hụt trầm trọng bác sĩ do phần lớn đều đã di tản ra nước ngoài, theo chủ trương của Bí thư Thành ủy Võ Văn Kiệt hồi đó. Từ đó dựa vào tài năng (học trò ruột của cố bác sĩ Ngô Gia Hy đáng kính nguyên hiệu trưởng ĐH Y khoa Sài Gòn), đức độ tận tâm tận lực với bệnh nhân nên dần dà trở thành chuyên gia hàng đầu về khoa niệu gắn liền tên tuổi với Bệnh viện Bình Dân ở TPHCM. Được phong Anh hùng Lao động năm 2005. Suốt đời chỉ biết bệnh viện, đi sớm về trễ cả đời bám phòng mổ. Mỗi tháng đều đặn mổ từ 30 – 40 ca khó cho bệnh viện, tổng cộng đã mổ khoảng 30.000 ca. Kiên quyết không mở phòng mạch tư, không mổ “dịch vụ” kiếm tiền. Thậm chí còn không xài ĐTDĐ bởi “không có thời gian và sợ bị phân tán tư tưởng khi làm việc.” Cả đời tập trung cho chuyên môn, đau đáu với sinh mạng bệnh nhân trong tay mình. Có lần sau một ca mổ thấùt bại không cứu được người, đã chán chường bỏ lên chùa định… đi tu! Nhưng rồi vẫn quay về với bệnh nhân, đặc biệt bệnh nhân nghèo chịu nhiều thiệt hại, đau khổ vì chiến tranh: “Người nghèo, rất nhiều người nghèo, họ cần tôi!”

(Còn tiếp)

Chủ Nhật, 3 tháng 4, 2011

Thơ Đức Phổ


DÂU BỂ MUÔN CHIỀU VẪN CỐ HƯƠNG

(Hồi tưởng ngày về Huế 2003 và gặp lại bằng hữu ở đó)



Mười năm xa Huế như cơn mộng

Tỉnh lại . Thăm Hương lệ chực tràn

Rượu thấm dăm thằng ngồi Thương Bạc

Rưng rưng Thừa Phủ … bẵng đò giang!


Chếnh choáng giọng tình người ở lại

Những ngày Thượng Tứ ngựa chen mây

Mười năm xe pháo quen tứ xứ

Một mãnh hồn hoang lấm bụi ngày!


Hồ dễ lòng trơ khi cạn máu

Ngựa về tàu cũ xót thương ai(?)

Mười năm đỉnh Ngự trong ngùi mắt

Đổi một đời – nhặt nhánh thu phai!


Chiều quanh Nam Giao leo ngược dốc

Tình nghe chan chứa những truông đồi!

Mười năm xa xứ mòn sức vóc

Đâu dễ hư hao một hạnh người!


Ngồi uống tàn canh đêm Vĩ Dạ

Hồn đầy sương và …tóc pha sương!

Mười năm ly khách về,chăng lạ (?)

Dâu bể muôn chiều vẫn cố hương!


ĐÚC PHỔ

Thứ Sáu, 1 tháng 4, 2011

Trịnh Công Sơn và một “nhạc cảnh” thời đại


Ảnh: Kangaroooo (devianart.com)


SGTT.VN - Cõi nhạc Trịnh có thể ví như một hang động, cửa hang thì hẹp nhưng lòng rộng lớn, không chỉ đón nhận, mang chứa trong nó những tình tự sâu kín nơi những cá nhân cô độc trước cuộc đời mà còn đủ rộng để dẫn dụ, ôm trùm cả cái nhân quần rộng lớn. Vì thế, nhìn vào cộng đồng mê nhạc Trịnh ngày càng lan rộng, có thể thấy những mâu thuẫn lạ lùng: có những người coi nó như một thứ Thánh kinh, cũng có kẻ coi như đồ trang sức; có người sâu sắc triết gia; cũng có lắm kẻ phù phiếm rửng mỡ… Điều gì trong thứ âm nhạc này đủ sức làm nên sự kỳ lạ đó?


***

Nếu ngoái lại quá khứ, còn có thể nhận ra một sự thật khó chối cãi: nhạc Trịnh được sinh ra để phá mờ ranh giới hai chiến tuyến. Sau những trận đánh khốc liệt, giữa núi rừng hoang vu Trường Sơn hay trong những đô thị đổ nát phương Nam, người ta nghe thấy tiếng radio nhiễu sóng đang phát những bản nhạc Trịnh Công Sơn. Người chiến thắng nghe nhạc Trịnh chợt chùng gân cốt, còn kẻ thua cuộc cũng tìm thấy trong nhạc Trịnh sự ủi an, xoa dịu. Không lạ gì khi Nguyễn Duy, sau này là nhà thơ danh tiếng, viết về kỷ niệm những đêm đường Chín – Nam Lào nằm trong căn hầm kèo rà đài nghe Khánh Ly hát Trịnh Công Sơn và lờ mờ hiểu ra, đây “hình như là cái đẹp”, càng không lạ gì khi trong hồi ký của mình, các nhà văn, nhà thơ như Bảo Ninh, Anh Ngọc, Nguyễn Văn Thọ… đều bị cái “tần sóng” nhạc Trịnh bên kia chiến tuyến làm cho mê đắm. Về phía miền Nam, cái nôi đã sinh ra và dung dưỡng tài năng đó, ta nhìn thấy tâm sự của những trí thức, binh lính chế độ cũ, dù ở lại hay ra đi sau 1975, dù nhớ hay quên, đồng lòng hay phản ứng trước phương thế hành xử chính trị của người nhạc sĩ này, phần lớn đều lặng lẽ tìm trong âm nhạc của ông sự chia sẻ, đồng điệu tâm hồn để sống qua những khúc quanh không ít thác ghềnh của thời cuộc. Điều gì hoá giải, xoá tan cái “giới tuyến buồn” kia? Chỉ có thể là tình tự dân tộc.


***

Vậy thì điều gì làm cho nhạc Trịnh trở thành vừa là thứ ngôn ngữ thân quen của giới trí thức lại có thể là chiếc áo người phù phiếm ưa mặc vào? Trước hết, phải kể đến sự dễ gần, dễ nhớ của thứ tiết tấu ballade vốn sinh ra cho những cảnh trạng chia sẻ, trữ tình vốn rất hợp với hệ mỹ cảm thưởng ngoạn của người Việt. Rồi thì tình yêu, thân phận, là nỗi cô đơn thể hiện trong hệ thống ca từ được viết giàu thi ảnh, siêu thực, mông lung, lắm lúc đẩy lên thiền ca, triết ca… đã vô tình được “đính kèm”, tô vẽ thêm bởi những giai thoại các cuộc tình (với các Diễm) đầy ảo mộng sương khói của chuyện đời nghệ sĩ. Huyền thoại được tạo ra từ đó. Và huyền thoại, đến lúc trở thành hình mẫu, thuộc về mỗi người, nó lớn lên cùng với thăng trầm, trải nghiệm, tư tưởng, tình cảm mỗi đời người. Vì thế, thứ tình yêu cộng với lời sẻ chia gần gũi, nhạc Trịnh vì thế mà thuộc về những không gian riêng từng người lúc cô quạnh hay cùng lắm là chốn gặp gỡ thân quen, tỏ bày chia sẻ, cộng hưởng cảm xúc tình thân hơn là không gian văn nghệ mang màu sắc náo động, sân khấu hoành tráng, ồn ào...


***

Từ việc chinh phục và làm dịu lắng, thức tỉnh tình tự dân tộc, thân phận, tình yêu nơi những tâm hồn quen được thôi thúc bởi những rộn ràng hành khúc, từ chỗ mang lại điều kiện mở lối hướng nội cho những cá nhân từ lâu bị điều khiển, kích động cơ bắp… âm nhạc Trịnh Công Sơn trở thành một biểu tượng của lay động, trí tuệ và sự sâu sắc (hay điều kiện, huyễn tưởng, nhu cầu phóng chiếu sự sâu sắc nơi tâm hồn người hát lẫn người nghe). Trong cuộc sống chao đảo mọi giá trị, sự bất an, nguy cơ vong thân đe doạ thường trực trong nội tâm con người, thì nhạc Trịnh một mặt trở thành phương thuốc, một mặt trở thành phương tiện nguỵ trang hữu hiệu. Sinh thời, việc khoác vào tấm áo “vô tận du ca” (như tên ca khúc Never ending tour) theo mẫu hình Bob Dylan, đôi khi dáng dấp buông xả, vô vi của Lão, cái an nhiên quán tưởng của Phật được mang vào hoá giải những chia lìa, bất thành trong tình yêu đôi lứa nơi nhạc Trịnh (đại loại “từng người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ”, “trời cao đất rộng một mình tôi đi” hay “ru em là cánh nhạn/ miệng ngọt hạt từ tâm”...) đủ sức đem đến cho người nghe một chiều kích thấm thía khác, trên cả nỗi đau hợp tan bình thường. Trên tất cả, Trịnh Công Sơn đã trở thành một biểu tượng về tự do. Chính ở chỗ nhạc Trịnh khởi phát từ một tinh thần chính trị, thái độ xã hội, “làm giấy khai sinh” trong một không khí trí thức, cởi mở, nó đầy ắp sinh khí, một hôm trở gió nó trở thành một giá trị mơ ước, kiếm tìm của lớp người thời mới trong một “nhạc cảnh mới”.


***

Nhìn vào đám đông mê say Trịnh Công Sơn theo kiểu không đồng nhất, nhà phê bình Đặng Tiến, trong bài tiểu luận Đời và nhạc Trịnh Công Sơn có một nhận định, theo tôi, khá xác đáng: “Ca khúc Trịnh Công Sơn gợi suy tư, đáp ứng lại nhu cầu trí thức chính đáng ở một thiểu số và ảo tưởng trí thức thời thượng ở một đa số, trong đó có các cô cậu, ở mục Tìm bạn bốn phương trên các báo, tự giới thiệu là “yêu màu tím” và “nhạc họ Trịnh”, hay “nhạc TCS” viết tắt”. Không lạ gì trên không gian mạng, có thể gặp những thành viên đắc lực của forum Trịnh Công Sơn lại đồng thời tham gia fan club của Lam Trường hay ca sĩ Kem Dâu… Ở đây, tâm lý “đám đông không đồng nhất” xuất phát từ một ẩn ức dẫn đến hành vi điểm trang chống lại thực tế bạc màu bên trong tâm thức cộng đồng. Vì vậy, trong câu chuyện mâu thuẫn, đa diện trong đám đông yêu nhạc Trịnh, hay “tuyên xưng” tình yêu với ca khúc Trịnh Công Sơn, có thể thấy ra thứ “nhạc cảnh” của thời đại. Cái hang động có tên nhạc Trịnh Công Sơn sẽ mãi còn là huyễn tưởng, huyền thoại trong tâm thức cộng đồng này. Và còn lâu, thật khó để giải thiêng!

Nguyễn Vĩnh Nguyên


Nhạc sĩ Phạm Duy: Trên một khía cạnh nào đó, tất cả những đau khổ, buồn bã của thời đại đều hiện lên trên bề mặt âm nhạc của Trịnh Công Sơn. Tôi cho rằng ngày nào người ta còn những bế tắc, buồn bã, thậm chí là cả những cơn giận dữ dẫn đến tuyệt vọng mà không chia sẻ được thì người ta còn hát Trịnh Công Sơn.


Nhà thơ Đỗ Trung Quân: Ai đấy hãy cứ tranh luận và hãy chứng minh rằng: "Tôi – thế hệ của Trịnh không mang theo dấu ấn nào của Trịnh". Phần tôi – người viết cũng có một tuổi trẻ đi qua chiến tranh, xin nói rằng: Không thể!


Khải Trí (sinh năm 1980, cư dân TP.HCM): Cứ vào đầu tháng tư, tôi lại theo dòng người đổ về những đêm nhạc tưởng niệm nhạc sĩ họ Trịnh ở hội quán Hội Ngộ trong khu du lịch Bình Quới. Ngồi trên bãi cỏ, tôi tự hỏi và lắng nghe trái tim mình, bất chợt tìm thấy câu trả lời trên gương mặt của những người mẹ, người chị, người anh, người em đang ngồi xung quanh... tất cả đang đi trong không gian âm thanh của nhạc sĩ Trịnh.

Ngân Hà – Kiến Minh (thực hiện)

http://sgtt.vn

TRỊNH CÔNG SƠN - MƯỜI NĂM QUÁ VÃNG


VÕ CÔNG LIÊM


Sau cái chết của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn* người ta viết nhiều về ông dưới mọi lý lẽ.Viết từ mười năm nay,có những nhạc sĩ nổi tiếng như Văn Cao,Phạm Duy cũng như những nhà văn,nhà thơ,họa sĩ…các tạp chí diễn đàn đều có những nhận định về ông.Họ viết như tiếc nuối cho chính mình,cho tiếc thương một thời danh,cho một thần tượng đã nằm xuống.Viết như góp mặt,dự phần,nhân chứng cho một trào lưu “trend” mà giờ đây đi vào cõi không.Tuy nhiên sự xuất hiện kỳ diệu nầy từ bước khởi đầu cho tới ngày nằm xuống của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là một hiện tượng,một hiện tượng lạ cho nền tân nhạc cận đại của Việt Nam vào cuối XX và đầu thế kỷ XXI.


Gần đây có một số người quá ngưỡng mộ tài danh đó,dẫu chưa một lần biết đến nhạc sĩ(chỉ nghe thôi)hay chưa được quen biết với nhạc sĩ.Nhưng họ muốn viết,muốn nói để dựa lưng hay đạp đuôi vào cái sáng giá thời thượng đó,họ rút tỉa những kinh nghiệm vụn vặt về đời ông cũng như những ca khúc tuyệt tác để lại, vẽ lên cái hình ảnh đó như một hiện diện cùng thời,kiểu thức nầy đã làm sai lệch, ít nhiều điều hay, điều dở của một nhạc sĩ tài danh.Ca ngợi được,tỏ bày được nhưng những thứ đó chưa nói cạn cùng cái chiều sâu tâm hồn của nhạc sĩ mà ngược lại họ viết,đọc riết như chuyện kể,tự sự,như thiết tha,như”triết lý”nhân sinh,họ muốn đứng cùng với đám đông cổ võ cho một huyền thoại “legend” mà thực chất đánh mất huyền thoại có thực của nhạc sĩ tiếng tăm nầy.


Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đi theo vận nước,tất cả những dữ kiện xẩy ra giữa bản thân,gia đình,bè bạn và xã hội được gắn liền trong âm nhạc của ông.Mỗi bài ca là một nỗi lòng chan chứa và thầm kín,từ những năm đầu dấn thân vào đời cho tới những ngày “cúi xuống” để rồi nhạc đi theo đời, đời đi theo nhạc, âu đó là nét đặc thù trong âm nhạc Trịnh Công Sơn mà ít ai làm nên lịch sử như vậy.Chúng ta cần phải khám phá cái đặc trưng đó!


Thực như thế,bởi ông đã vận dụng tài tình một thứ ngôn ngữ trong âm nhạc, vừa thơ vừa nhạc đưa tiếng nhạc đó vào cõi mộng của con người.Mộng ở đây là động lực cho ý-thức-tỉnh mạnh để sáng tạo nghệ thuật tức nghệ thuật âm nhạc ,trong đó ý thức,thức tỉnh để mơ-về(rêver/dreaming)quê nhà,nơi ấp ủ bao mộng lành giữa gia đình và xã hội.Nhưng rồi cõi mơ-về của nhạc sĩ Trinh Công Sơn trở thành hư vô, cuối cùng an nghĩ một nơi xa quê mình,nhưng ông để lại tình người trong mọi lứa tuổi,trong mọi hoàn cảnh mà nhạc sĩ đã một lần dấn thân.Từ đó trở nên bất hủ qua mọi thế hệ cũng như sẽ vượt-thời-gian qua mọi thời đại nối tiếp,rất hiếm có một nhạc sĩ nào được đề cập qua mấy thập niên và lưu danh như nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.Nhạc ông luôn luôn có mặt trong những buổi trình diễn và bây giờ ông đã nằm xuống nhưng vẫn còn dàn dựng “live show”cho một Trịnh Công Sơn ở một vài nơi trong và ngoài nước để tưởng nhớ sự hối tiếc nhạc Trịnh đã vang-bóng-một-thời trong tâm tưởng.


Âm nhạc và tên tuổi Trịnh Công Sơn đã đi vào văn học sử Việt Nam,có những con đường được mang tên như đại diện bộ môn âm nhạc nước nhà.Một thần-thánh-âm-nhạc,khó mà làm nên,cái đó là thời được mệnh danh “icon”.Rất xứng đáng được lên ngôi vị nầy.Thật kiêu hãnh thay!


Cho dù viết về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn dưới dạng thức nào: phê bình,ngợi ca hay chụp mủ,khai trừ…nhưng giờ đây thì lại khác,có lẽ;trong cái im lặng hố thẳm đó đã làm cho người ta thức tỉnh,những kẻ chống hay khen nay qui về một mối để cảm thông ,hợp giao qua tiếng nhạc mà tiếng nhạc đó tợ như có mình trong đó chứ không còn riêng cho nhạc sĩ.Tại sao thế ? Vì ca từ trong âm nhạc Trịnh Công Sơn đã trả lời hết những gì xốc xới,hung hản ,những gì trước đây thắc mắc,ngờ vực, nhờ vào lý do tâm lý nội tại,khai mở mà vượt qua mọi lằn biên của ý thức hệ; giữa cũ và mới,giữa bảo thủ và cấp tiến.Từ đó âm nhạc Trịnh Công Sơn trong suốt hẳn ra, không còn nghi ngại như một độc dược tố làm mê ngủ hay biệt kích văn nghệ như đã một thời tung hô,sát phạt.Nhưng trong quá khứ cũng như những ngày cuối đời Trịnh Công Sơn, ông chỉ biết im lặng và nhìn xuống cái tàn cơn đó.Ngày nay thế sự đã đổi thay,giới văn nghệ cũng như giới hâm mộ ông đã rầm rộ tổ chức truy điệu,hò hát nhạc họ Trịnh và dựng nên một trường-phái-đặt-tên cho nhạc của ông cũng như cho chính ông. Điều đó có thật sự suy tôn thần tượng mình yêu hay là suy tôn “cơ-hội-chủ-nghĩa” để trục lợi mưu sinh.Vô hình chung làm lạc đề một huyền thoại có thực.


Ngôn ngữ trong âm nhạc Trịnh Công Sơn lôi cuốn mọi tầng lớp trong xã hội;mặc dù ca từ của Trịnh Công Sơn mang nặng tính chất trừu tượng,hiện sinh,hoặc đôi khi đầy tính xúc cảm ,tất cả được tác giả diễn tả qua ca từ.Với giới văn chương họ tìm thấy trong nhạc của Trịnh Công Sơn đượm nét thi ca,nếu được dàn trải một ca khúc nào đó ta vẫn tìm thấy toàn thể bài thơ,bởi ông cũng là một nhà thơ,một hoạ sĩ cho nên khi soạn một ca khúc thì mạch thơ trong người ông tuôn trào. Đại để ca khúc “Cát Bụi” và “Biển Nhớ” ta bắt gặp những từ ông dùng:” Ôi cát bụi mệt nhoài” và “mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ” đó là thể thơ siêu thực đầy ấn tượng.Chính nhờ những nhạc từ đó làm cho người nghe cũng như người hát không còn xa lạ với chữ nghĩa,mà biến thành dịu êm, quen thuộc,nghe riết cho ta cảm giác của ca dao và rồi mọi giới ngâm nga như chớp được một bài ca vừa ý.Trịnh Công Sơn rất ít nhạc phổ thơ, ông vốn giàu ngôn ngữ cho nên không thiếu chất liệu đó,ngoại trừ một tình cảm nào đó hoặc phải lòng ray rứt mới phổ thành nhạc.Nhạc từ ông thường dùng là thi tứ,quạnh hiu,lênh đênh,hoang phế,sỏi đá,ngậm ngùi,tiền kiếp,kiếp nào…Trở lại một vài ca khúc Trịnh Công Sơn.Trải ra thành một bài thơ hay.Tuyệt hay!cho thể loại thơ mới,thơ không vần hay tân hình thức.Thử xem,Biển Nhớ:



“Mưa vẫn mưa bay

Trên tầng tháp cổ

Dài tay

Em

Mấy thuở

Mắt

Xanh xao”…


Chỉ lấy một câu nào đó trong nhạc Trịnh Công Sơn,thả ra thành thơ thất ngôn một cách tuyệt đối:

“Em đi biền biệt muôn trùng quá


Trịnh Công Sơn sắp xếp lời nhạc thành câu thơ lục bát dễ dàng, nghe không có chi là chật hẹp cả mà tợ như lời đối thoại, nhưng trình diễn thì nó biến thể thành một ca từ rất kiêu sa và lãng mạn.Cái đó mới tài tình cách dùng ngôn ngữ trong nhạc Trịnh Công Sơn. Đọc thử 2 câu thơ nầy, để rồi cảm nhận sự sâu sắc đó:


Tôi nay ở trọ trần gian

Trăm năm về chốn xa xăm cuối trời”


Một số nhà thơ chuyên nghề xử dụng thể thơ lục bát,thiết tưởng cũng khó mà nặn cho ra một câu thơ bình dị,giản đơn và trung thực như thế.Rồi trải ca khúc “Nguyệt ca” ra để thấy trọn vẹn một bài thơ tân-hình-thức hay bài thơ không-vần với 30 câu dài đằng đẳng được chia ra làm ba khổ.Thử lấy một vài câu tượng trưng để thấy được cái vũ trụ nhạc thơ của Trịnh Công Sơn:


Từ khi trăng là nguyệt đèn thắp sáng trong tôi

Từ khi trăng là nguyệt em mang tim bối rối

Từ khi trăng là nguyệt tôi như từng cánh diều vui

Từ khi em là nguyệt trong tôi có những mặt trời…


Đàn chim non lần hạt cho câu kinh bước tới

Buồn vui kia là một như quên trong nỗi nhớ

Rằng em thôi là nguyệt tôi như đứa bé dại khờ

Vườn năm xưa em đã đến nay trăng quá vô vi…


Không biết những nhà thơ THTcó thừa nhận đó là THT đúng cách hay không ?Thì việc làm thơ,soạn nhạc đối với Trịnh Công Sơn đâu phải là điều khó khăn. Ông vốn là thiên tài về nhạc,thi,họa.Quả không ngoa!


Ở trên,ta chỉ nói nhạc và thơ quyện vào nhau,chớ chưa lý giải,vì ý nhạc là ý tình nó muôn màu và bao la diệu vợi cho một tâm hồn của người nghệ sĩ.Trịnh Công Sơn nằm trong mọi lãnh vực nghệ thuật nếu được phân tích…


Nói chung nhạc Trịnh Công Sơn tưởng là siêu hình,trừu tượng nhưng hòa vào nhau thì nhạc từ nghe giản đơn,không rườm rà,hay yểu điệu thục nữ như hầu hết các nhạc sĩ khác đã dùng.Vì vậy trở nên định kiến giữa nhạc thành thị và nhạc nông thôn-cũng có nhiều loại nhạc “sến vườn”làm đảo lộn tính nhạc-.Nhạc Trịnh Công Sơn được mọi giới yêu chuộng và phổ thông hóa mà đến khi nghe trình diễn nó trở nên“qúi phái”và thời trang hơn những thời trang khác. Đó là cái siêu lý trong nhạc ngữ của Trịnh Công Sơn.Sở dĩ như vậy vì ông xử dụng hầu hết nhạc điệu buồn,chậm rãi và trầm ngâm của cung bậc 2/4 hoặc ¾.Tất cả được thiết kế trong những “gam” của La thứ và La trưởng cho nên làm cho người nghe cũng như người chơi nhạc(nhạc công) đều cảm thấy dễ dàng cuốn hút. Đó là những thể “gam dể không làm cho bài ca trở nên khó.


Trịnh Công Sơn lớn lên giữa giao tranh xã hội,từ cuộc nội chiến phân ly,từ những đảo lộn của bè phái,từ những quặn đau ruột thịt đồng bào. Điều ấy không thể vô tư trước thời cuộc,ngoảnh cổ làm ngơ hay a tòng trục lợi.Trịnh Công Sơn không thể xa lánh trần tục để trốn trách nhiệm của kẻ sĩ,có hai hình thức để góp phần:nghĩa là không cầm súng thì cầm bút.Cái việc cầm bút hay cầm cọ còn nguy hiểm bội phần.Nhưng đời có hay chăng?Cứ một mặt lên án vì không làm thỏa mãn nhu cầu.Trịnh Công Sơn hứng chịu và đối đầu giữa tình huống hỗn mang đầy chất vị kỷ, đứng trước những biến động đổi thay,biến những giới văn nghệ sĩ cũng như Trịnh Công Sơn thành những con dê tế thần chờ đợi,những con dê vô tội hiền lành chỉ một lòng dâng hiến nghệ thuật,dâng hiến cho đời.Mà đời đâu có hay!Thấy mà đau thương cho họ,không những Trịnh Công Sơn mà cho tất cả bằng hữu của ông,ở cùng một hoàn cảnh và cùng một kỷ nguyên(era). Đó là lý do Trịnh Công Sơn làm thành nhạc,như che phận mình dưới ánh mặt trời,che để ươm mật cho những nhạc khúc đầy tình người-đâu cần phải có Thiền ca,Tục ca, Đạo ca…-Trịnh Công Sơn đã gom hết vào nhạc qua từng thời kỳ,từng thời đại.Tất cả là bài ca chung(tổng thể)”canto general/general song/general de chanson”.Vì vậy nhạc Trịnh Công Sơn đi vào lòng người dễ dàng hơn bao giờ;mười năm,hai muơi năm hoặc xa hơn nữa tiếng nhạc đó “sound of music” vẫn còn vang vọng bên tai hay bên đời quạnh hiu…


Hầu hết những người phê bình hay nhận định về nhạc Trịnh Công Sơn đều cho rằng nhạc của ông đượm tình yêu nhiều hơn cả và hình như tình yêu ám ảnh đời ông(?)cho nên tình yêu vây quanh trong nhạc của ông.Không tìm thấy trong nhạc Trịnh Công Sơn có âm hưởng của bung phá,bức tức của hờn ghen hay than thở của oán hận, dưới bất cứ hình thức nào ,tất cả được tập trung trong chủ đề của tình yêu.Chữ tình trong nhạc ông là sự cảm thông,trìu mến và đầy tình người mà đôi khi ông nhìn ông như thân phận,thân phận chung mà mỗi chúng ta phải gánh chịu với bao thử thách.Ta thường nghe những tình khúc ông viết với từ ngữ Em nhiều hơn từ ngữ Anh.Gọi Anh,ông dùng ngôi thứ nhất TA đề thay thế cái tôi của mình,không phải Trịnh Công Sơn tránh né, ông không tỏ cái tôi(le moi/self)một cách trực diện,dù rằng cái tôi là chủ thể;bởi chữ Tôi như sự có mặt,như một nhu cầu đòi hỏi giữ lúc đường tình của Trịnh Công Sơn chưa tới nơi,do đó chữ TA như hình dung từ cuả TÔI,mặc dù giữa ta và tôi là một nhưng nó nằm trong dạng “ẩn sĩ”nhu mì.Cái tình đó Trịnh Công Sơn soạn thành lời ca từ thuở bắt đầu 1950 cho tới thập niên 90.Ông hát lên cho người tình nghe, ông ru cho người tình ngủ, ông trải lá cho người tình nằm, ông vỗ về cho người tình tựa vai,những cuộc tình hò hẹn trăng sao,sóng nước…Tình yêu trở thành hiện hữu của con tim,trở thành bi đát cho thân phận,một thân phận ruồng rẫy bỏ đi để Trịnh Công Sơn cô độc và mơ-về cái tiền kiếp của mình,Trịnh Công Sơn là một người đa tình, ông đến đâu hay giao lưu với ai chữ tình hiện ra trong tâm não ông,đó là nỗi chết không rời.Cuối cùng ông chôn kín để về với tư duy.Trịnh Công Sơn nặng gánh gia đình cũng như nặng với đời.song le những điều đó không làm cho Trịnh Công Sơn buông xuôi,quên lãng.Trịnh Công Sơn nhìn đời là cả một sự phản đề giữa triết thuyết nhân sinh.Những tháng năm sau nầy Trịnh Công Sơn không ẩn mình trong nhạc của mình, ông kêu gào sự thống khổ, ông kêu ông “đừng tuyệt vọng tôi ơi xin đừng tuyệt vọng…”đó là tiếng nói ta thán cho tự tại.Trịnh Công Sơn biết phận mình.Những ngày trên giường bịnh chính là những ngày ông tha thiết sống,là những ngày ông cần có EM,cần có “tình yêu” để ông được phục sinh trước cõi đi về.Trịnh Công Sơn ngất trong hơi thở như “ngàn năm,ngàn năm ru em muộn phiền”bởi vì EM trong cái tình của Trịnh Công Sơn là thương mong hơn là thương nhớ”vai em gầy guộc nhỏ,trên vai gầy” hay còn phải giao du với đời “tóc em trôi dài trôi mãi…ngàn năm” đó là điều cho ta thấy tình yêu trong ông,luôn luôn là cần thiết:


Từng nỗi nhớ,trùng trùng nỗi nhớ”

“Mong em qua bao nhiêu chiều,vòng tay đã xanh xao nhiều”


Trịnh Công Sơn đã công khai bộc bạch cái chân tình đó bằng sự cảm thông giữa hai người:”Em là tôi và tôi cũng là em” Tha thiết vô cùng!Không phải nhất thiết nhạc của Trịnh Công Sơn xoáy quanh với tình yêu mà quên về than phận làm người, ông nhìn thấu suốt cõi nhân sinh.Trịnh Công Sơn tin vào “thiên điạ nhân” đó là yếu tố chính đưa đến một tư tưởng duy tâm của ba giáo phái có mặt từ lâu trên đất nước Việt Nam(Phật,KhổngLão và Ky Tô)Trịnh Công Sơn tìm thấy họ nhưng rồi rơi vào tuyệt vọng dưới sự vô biên ,vô tư của thượng đế đã quên loài người:”Chuá đã bỏ loài người,Phật đã bỏ loài người”cái lòng tin đó đã làm cho Trịnh Công Sơn”mỏi dần” để rồi quay về với “hư vô” của vô vi huyền nhiệm!


Nói tóm lại ,nhạc Trịnh Công Sơn là thơ để biến thành “nhạc-thơ”.Rõ ràng như thế.Bởi mỗi giòng nhạc là mỗi giòng thơ đang kết vào nhau dù dưới chủ đề nào, nhạc thơ của ông luôn luôn hiện diện trực tiếp để biến thành ca-dao-ca cho mọi tầng lớp trong quần chúng,và trở nên thân quen,nhạc ông nó nằm trong nhiều góc độ khác nhau giữa một thính đường hay những nơi công cọng đều hoà vào nhau giữa nhạc và người,giữa người và nhạc. Đó là lý giải cho một triết lý âm nhạc có mặt cho hôm nay,xuyên thủng những tị hiềm mà giờ đây nó tự hủy để cất lên lời ca của tình yêu”người nằm xuống”nhưng dư âm đó vẫn còn đây.Một hoài niệm muôn đời đến với thiên tài nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.Vô vàn xót xa!


( viết xong 30/3/2011)


VÕ CÔNG LIÊM

---------------------------------------------------------------------------------------------

*Trịnh Công Sơn. Sanh: 1939.Mất :2001.Tại Tp HCM /VN.

(Kỷ niệm ngày giỗ thứ 10 của nhạc sĩ TCS ( 1/4/2001-1/4/2011)