Thứ Ba, 30 tháng 9, 2014

Bí ẩn sau bức tranh Van Gogh vẽ trước khi chết

(Thethaovanhoa.vn) - Bức tranh tĩnh vật Still life, Vase with Daisies and Poppies (Tĩnh vật, Bình hoa cúc và hoa anh túc), được danh họa Hà Lan Vincent Van Gogh (1853-1890) vẽ chỉ vài tuần trước khi chết, nhiều khả năng sẽ đạt giá 50 triệu USD trong cuộc đấu giá được tổ chức vào tháng 11 tới. Trong sự nghiệp của mình, Van Gogh chỉ vẽ vài trăm bức tranh. Phần lớn số đó đang được trưng bày tại nhiều bảo tàng ở khắp thế giới.
Bức tranh “gây ấn tượng sâu sắc”
Still Life, Vase With Daisies And Poppies được mô tả là bức tranh thuộc trường phái ấn tượng có tầm quan trọng lớn nhất từng được rao bán trên thị trường trong vòng 2 thập kỷ trở lại đây. Vì thế cuộc đấu giá này chắc chắn sẽ thu hút sự quan tâm của nhiều nhà sưu tầm nghệ thuật.
Bức tranh được Van Gogh vẽ vào năm 1890 tại nhà của bạn thân ông là bác sĩ Gachet, không lâu trước khi ông tự vẫn ở tuổi 37, thông qua việc dùng súng bắn thẳng vào ngực mình.
Bức chân dung tự họa của Van Gogh

Chương trình chuẩn bị kỷ niệm 10 năm vanchuongviet.org!

 
Năm 2004 là năm những bài viết đầu tiên của các bạn hữu văn chương được đăng tải trên trang vanchuongviet.org. Tính đến nay, qua hơn 10 năm phát triển, số lượng tác phẩm đã tăng từ một số ít các tác phẩm ban đầu lên đến gần 20.000 tác phẩm với gần 2.500 tác giả ở khắp mọi nơi, trong nước cũng như ở hải ngoại. Qua những số liệu trên, có thể thấy, vanchuongviet.org thật sự đã mang những tâm hồn đồng điệu văn chương lại gần nhau hơn. Và vì thế, để kỷ niệm một chặng đường dài đã qua, vào ngày 10/10 tới, vanchuongviet.org sẽ tiến hành một số hoạt động kỷ niệm cột mốc đáng nhớ này.
Xin chào quý độc giả gần xa,

Năm 2004 là năm những bài viết đầu tiên của các bạn hữu văn chương được đăng tải trên trang vanchuongviet.org. Tính đến nay, qua hơn 10 năm phát triển, số lượng tác phẩm đã tăng từ một số ít các tác phẩm ban đầu lên đến gần 20.000 tác phẩm với gần 2.500 tác giả ở khắp mọi nơi, trong nước cũng như ở hải ngoại. Qua những số liệu trên, có thể thấy, vanchuongviet.org thật sự đã mang những tâm hồn đồng điệu văn chương lại gần nhau hơn.

Và vì thế, để kỷ niệm một chặng đường dài đã qua, vào ngày 10/10 tới, vanchuongviet.org sẽ tiến hành một số hoạt động kỷ niệm cột mốc đáng nhớ này. Tuy nhiên, sẽ là thiếu sót lớn nếu không có sự tham gia đóng góp của các tác giả cũng như đọc giả gắn bó với vanchuongviet.org. Do đó, ban biên tập rất hy vọng trong thời gian này sẽ nhận được những bài viết của các tác giả và bạn đọc với chủ đề “10 năm chặng đường Văn Chương Việt”: những kỷ niệm vui buồn, những trăn trở của người viết với trang web này, những vần thơ muốn sẻ chia khi trang web yêu thích của mình tròn 10 tuổi… Những bài viết của quý vị chính là những gia vị không thể thiếu cho buổi tiệc sinh nhật này. Tất cả thư từ, bài viết hưởng ứng, xin quý vị gửi về địa chỉ email quen thuộc là:nguyenhoavcv@gmail.com

Bên cạnh mặt nội dung, nhân đợt kỷ niệm này, ban biên tập vanchuongviet.org cũng đang mong chờ một sự đổi mới lớn về mặt kỹ thuật. Hiện nay, với sự bùng nổ của điện thoại thông minh và sự phổ biến của mạng xã hội, nhu cầu của các độc giả vanchuongviet không chỉ dừng lại ở trang web hiện tại mà còn mong muốn có thể truy cập vanchuongviet dễ dàng bằng điện thoại di động, cũng như chia sẻ các bài viết yêu thích cho bạn bè trên các trang mạng xã hội…

Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu của quý độc giả, ban biên tập cũng đã lên kế hoạch nâng cấp, cải tiến nhiều hơn về mặt kỹ thuật để đáp ứng nhu cầu này. Tuy nhiên, để thực hiện được những nâng cấp đó, cần một lượng kinh phí, tuy không quá lớn, nhưng cũng không hề nhỏ. Do đó, vanchuongviet.org rất cần sự hỗ trợ về mặt tài chính của quý đọc giả. Sự đóng góp của quý đọc giả là nền tảng quan trọng cho sự ổn định và cải tiến của trang vanchuongviet.org. Quý đọc giả có thể tìm thấy thông tin chi tiết về việc ủng hộ ở link sau:http://vanchuongviet.org/index.php?comp=donate

Lời cuối, ban biên tập xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý tác giả và độc giả đã luôn quan tâm và ủng hộ trang vanchuongviet trong suốt 10 năm qua, và hy vọng sớm nhận được những vần thơ chúc mừng sinh nhật 10 tuổi từ quý đọc giả dành cho vanchuongviet.org.

Xin chúc sức khỏe và gửi lời chào trân trọng!
Ban biên tập VCV

Nguồn: nhận qua email

Thứ Hai, 29 tháng 9, 2014

NHÀ THƠ HẠ NHIÊN THẢO RA MẮT TẬP THƠ ĐẦU TAY

19 giờ ngày 27.9.2012, tại Cà phê Sách Phương Nam thành phố Huế, Tủ sách Văn tuyển TP Hồ Chí Minh tổ chức buổi ra mắt tác phẩm đầu tay " Lạc Mất Mùa Xưa " của nhà thơ Hạ Nhiên Thảo do Tủ sách Văn tuyển tuyển chọn, nhà xuất bản Hội Nhà Văn ấn hành. Dự buổi ra mắt có nhà thơ Nguyễn Liên Châu,chủ trương Tủ sách Văn tuyển, nhà thơ Cao Thoại Châu, nhà văn Tô Nhuận Vỹ,nhà văn Nguyễn Quang Hà, họa sĩ Đạng Mậu Tựu ,nhà thơ Nguyễn Thiền Nghi, nhà thơ Kiều Trung Phương,nhà văn Nguyên Quân,nhà thơ Lê Tấn Quỳnh,nhà thơ Lê Vĩnh Thái, nhà thơ Lê Vũ Trường Giang,nhà thơ Nguyễn Văn Vũ,nhà nhiếp ảnh Phạm Bá Thịnh, một số anh chị em văn nghệ sĩ Huế và bạn bè thân hữu của nhà thơ. Buổi ra mắt trong ấm cúng và thân tình.

 http://nguyenmienthao.blogspot.com/

Thứ Ba, 23 tháng 9, 2014

Thổ ngữ của tiếng Huế (Phần 1)

Tiếng Huế không phải chỉ đơn giản tê mô răng rứa như thỉnh thoảng vẫn xuất hiện trong thơ, nhạc và văn xuôi như những nét chấm phá rất dễ thương để nói về người và xứ Huế; mà nhức đầu, phức tạp, nhiêu khê, đa dạng và phong phú hơn nhiều. Tùy vào từng địa phương của Huế, cách phát âm có chỗ nặng nơi nhẹ; lúc thanh tao khi khó hiểu.

(Ảnh: DNSG)
Xin được đơn cử một câu rất Huế, một tâm sự kín đáo giữa hai o đang tuổi lấy chồng: "Tau noái với mi ri nì, en còn ở dôn, rứa mà bữa tê tề, en chộ tau phơi ló ngoài cươi, en kiêu tau vô, bồn tau lên chờn, cái ba... en đẩn. Mi quai chướng khôn?" Sở dĩ tâm sự kín đáo vì đây là chuyện riêng của hai người, nói bằng thổ ngữ, nhưng ý nghĩa thì như vầy: "Tao nói với mày như vầy, ảnh còn ở rể, vậy mà hôm kia kìa, tao đang phơi lúa ngoài sân, ảnh kêu tao vào, bồng tao lên giường, rồi ảnh... Mày coi có kỳ không?".
Chữ đẩn, ngoài ý nghĩa một trong bốn cái nhất của đời người trên còn có nghĩa như ăn: "Đẩn cho bưa rồi đi nghể". Ăn cho no rồi đi ngắm gái.
Đẩn cũng có nghĩa là đánh đòn: "Đẩn cho hắn một chặp!" (Đục cho hắn một hồi!). Chữ đẩn còn được phong dao Huế ghi lại:
Được mùa thì chê cơm hẩm
Mất mùa thì đẩn cơm thiu


Thứ Hai, 22 tháng 9, 2014

Một bữa ăn theo lối Huế

Một mâm cơm dọn lên, tươm tất, nhã nhặn theo lối Huế đầu tiên thường là kích thích thị giác rồi sau đó gây ấn tượng khứu giác của người ăn...
Theo chị Hoàng Anh - một chuyên gia ẩm thực người Huế: Ngày xưa hay bây giờ, mâm cơm ngày thường dân giã của người Huế dọn lên thường tươm tất ba món canh, xào, mặn; mỗi thứ đơm vào chén, đĩa chỉ vơi vơi vừa phải. Mùa nào thức đó; nhưng không thể thiếu những chén nước chấm, nhất là món tôm kho đánh thơm lừng dùng để chấm rau.
Dưa mắm, rau cá là thức ăn thường ngày. Nhất là vào đông, nhà nào cũng chuẩn bị ủ (muối) dưa cải. Mùa đông, mùa xuân món dân giã ngon nhớ đời của người Huế đang ở Huế hay xa quê là ngồng cải non luộc, chấm nước mắm hột vịt luộc; cái hột vịt luộc khéo lòng đào, xẻ ra dẻo dẻo sền sệt trong bát nước mắm ớt.
Chị Hoàng Anh - một chuyên gia ẩm thực người Huế
Ảnh: Dân Trí

Chủ Nhật, 21 tháng 9, 2014

Tiếng Huế: Văn hoá mà ý nhị


Ngôn ngữ của người Huế rất phong phú, ngoài những từ đặc biệt của địa phương như mô, tê,răng, rứa...thì trong lời ăn tiếng nói của người Huế còn dùng nhiều ca dao, tục ngữ để thể hiện ý nghĩ thêm phần hoa mỹ và trơn tru. Chính điều này đã làm cho ngôn từ Huế sống động cũng như thăng hoa tâm hồn con người xứ Thần Kinh này.
Do chịu nhiều ảnh hưởng của lễ giáo phong kiến nên trong các gia đình Huế những khuôn phép, lễ nghĩa cả trong lời ăn tiếng nói rất được coi trọng. Người phụ nữ phải quan tâm đến việc tề gia nội trợ, quán xuyến nhà cửa, tính toán cho chi tiêu trong gia đình. Họ thường bảo nhau "Con ơi! Một tháng có ba mươi ngày, liệu mà tiêu pha, ào ào không bằng hao lộ mội".
Thiếu nữ Huế
Nguồn: Vnexpress

Thứ Sáu, 19 tháng 9, 2014

Thư viện triều Nguyễn

Trong thời gian gần 150 năm giữ vai trò kinh đô của đất nước, Huế có khá nhiều thư viện và văn khố mang dạng thư viện quốc gia, vì kinh đô là nơi tập trung mọi loại thông tin trong cả nước mà triều đình cần nắm bắt để điều hành quốc sự và để ghi vào sử sách lưu lại cho hậu thế.

Quốc sử quán được xây vào năm Minh Mạng thứ 2 (1821).

Thứ Ba, 16 tháng 9, 2014

Huỳnh Như Phương : Nguyễn Xuân Hoàng một đời viết văn, làm báo, dạy học

 Khuya thứ Bảy 17/8, anh Nguyễn Quốc Thái gọi từ Quận Cam báo tin sắp lên San José thăm nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng đang trong cơn bạo bệnh. Tình trạng sức khỏe của thầy tôi đã nghe mấy tuần nay, đã xem thủ bút của thầy Tôi không còn thời gian, nhưng tôi vẫn tin Ơn Trên còn cho thầy phép lạ.


Chân dung nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng

Chủ Nhật, 14 tháng 9, 2014

VĨNH BIỆT NHÀ VĂN NGUYỄN XUÂN HOÀNG

nhà văn NGUYỄN XUÂN HOÀNG


ĐƯỢC TIN NHÀ VĂN NGUYỄN XUÂN HOÀNG,THƯ KÝ TÒA SOẠN TẠP CHÍ VĂN TRƯỚC 1975, VỪA QUA ĐỜI NGÀY 13 THÁNG 9 NĂM 2014 TẠI HOA KỲ, HƯỞNG THỌ 75 TUỔI

XIN CHIA BUỒN ĐẾN GIA ĐÌNH VÀ CẦU NGUYỆN ANH THANH THẢN RONG CHƠI CÕI KHÁC.
 
MỘT SỐ ANH EM CỘNG TÁC TẠP CHÍ VĂN :
NGUYỄN MIÊN THẢO, CAO THOẠI CHÂU, HẠC THÀNH HOA, NGUYỄN LƯƠNG VỴ, VÕ CHÂN CỮU, TỪ HOÀI TẤN,TRẦN DZẠ LỮ...
 
 
Tiểu sử Nguyễn Xuân Hoàng
Nguyễn Xuân Hoàng sinh ngày 7 tháng 7 năm 1940 tại Nha Trang (Khánh Hòa).Thời niên thiếu, ông học ở trường Võ Tánh (Nha Trang), trường Petrus Ký (Sài Gòn).Ông tốt nghiệp Đại học Sư phạm Đà Lạt, khoa Triết (1958-1961), rồi giảng dạy môn Triết tại trường trung học Ngô Quyền ở Biên Hoà (1961-1962), tại trường Pétrus Ký ở Sài Gòn (1962-1975). Ngoài ra, ông còn làm thư ký tòa soạn tạp chí Văn ở Sài Gòn (1972-1974).Năm 1985, ông đến Hoa Kỳ và định cư tại San Jose.Năm 1986-1997, ông làm tổng thư ký báo Người Việt Daily News(California).Năm 1989- 1994, ông còn là tổng thư ký tạp chí Thế kỷ 21 (California) thuộc công ty Người Việt.Năm 1994, ông làm trong ban chủ biên tạp chí Văn Học. Tháng 9 năm 1996, ông làm chủ nhiệm kiêm chủ bút tạp chí Văn [2], đồng thời ông làm tổng thư ký cho báo ViệtMercury trực thuộc nhật báo San Jose Mercury News của Hoa Kỳ từ tháng 11 năm 1998 đến tháng 11 năm 2005.Ngoài ra, ông cũng từng là giảng viên (lecturer) giảng dạy môn Văn học Việt Nam đương đại tại Đại học California-Berkeley.
Hiện Nguyễn Xuân Hoàng đang định cư tại San Jose, Bắc California.
Tác phẩm
Tác phẩm của Nguyễn Xuân Hoàng đã xuất bản gồm:
Tập truyện ngắn
  • Mù sương (1966)
  • Sinh nhật (1968)
Truyện dài
  • Bụi và rác (1996)
  • Khu rừng hực lửa (1972)
  • Kẻ tà đạo (1973)
  • Người đi trên mây (1987)
  • Sa mạc (1989)
Các thể loại khác
  • Ý nghĩ trên cỏ (tiểu luận, 1971)
  • Bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu (tùy bút, 1974)
  • Căn nhà ngói đỏ (tạp ghi, 1989) [3]...
Ngoài ra, ông còn một số tác phẩm chưa xuất bản, đó là: Lửa (truyện dài), Ai cũng cần phải có một bà mẹ (tùy bút), Sổ tay văn học...
Chú thích
  1. ^ Theo [1]. Tuy nhiên nhà văn Du Tử Lê thì ghi ông sinh năm 1937 [2].
  2. ^ Tạp chí Văn thành lập cuối năm 1963 tại Sài Gòn. Xuân Giáp Thìn (1964) ra số đầu tiên và tồn tại đến năm 1975. Tháng 7 năm 1982, nhà văn Mai Thảo cho tái bản tại Hoa Kỳ.
  3. ^ Tác giả và tác phẩm căn cứ theo wesite Văn chương Việt
theo Wikipedia.org
 
 

Thứ Sáu, 12 tháng 9, 2014

Phố cổ Huế, càng cứu càng… rối!

(Thethaovanhoa.vn) - Công tác phục hồi hai khu phố cổ Bao Vinh và Gia Hội đã được tỉnh Thừa Thiên-Huế đặt ra từ rất lâu. Nhiều giải pháp đã được đề xuất và áp dụng vào thực tiễn. Nhưng cho đến nay, hai khu phố cổ vẫn lụi tàn nhanh chóng đến mức người dân Huế lẫn khách du lịch cũng phải… giật mình.
Lịch sử vàng son của hai khu phố cổ
Theo nhà nghiên cứu Huế Nguyễn Đắc Xuân, khu phố cổ Gia Hội được hình thành từ sau ngày các chúa Nguyễn di dời thủ phủ xứ Đàng Trong từ thành Hóa Châu vào Kim Long (1636) và Phú Xuân (1687). Khi nhà Nguyễn thành lập (1802), khu phố cổ Gia Hội đã phát triển nhanh chóng, trở thành một phố thị đông đúc.
“Điểm danh” các di tích ở Gia Hội sẽ thấy một loạt dinh thự của các ông hoàng, bà chúa, các quan chức cao cấp trong triều đình Huế, từ Phủ thờ Thượng thư Nguyễn Đình Hòe, Phủ gia Hưng Vương, Phủ bà Chúa Nhất, đến Phủ Vĩnh Tường Quận vương, Ngọc Sơn Công chúa,… Ở đây có chùa Diệu Đế, ngôi quốc tự thứ ba ở Huế và được vua Thiệu Trị liệt hạng là một trong “hai mươi thắng cảnh của đất thần kinh”; chùa Trường Xuân được xây dựng dưới thời các chúa Nguyễn; nhà thờ tổ Thanh Bình của ngành hát bội được công nhận di tích văn hóa cấp quốc gia... Đặc biệt, khu phố cổ còn có một kiến trúc nhà ở của người Ấn Độ duy nhất sót lại ở Huế. 

Thứ Năm, 11 tháng 9, 2014

Thương xá TAX–rồi ra chỉ còn là tiếng vọng xưa …

Phan Văn Thạnh





Khi tôi viết những dòng này thì bên ngoài cuộc sống vẫn không ngừng ào ạt tuôn chảyvề phía trước,và tôi thì bị hất ngược về phía sau … Hàng cây lưu niên trước Nhà hát thành phốđã được đốn sạch – (nghe đâu 11 cây dầu- số gỗ 36.2m3 sẽ dùng để trùng tu chùa Giác Viên,Q11 đang xuống cấp).Dáng liễu rũ quanh đài phun nước(công trường Lam Sơn),đã về tay người khác – đành thôi“mai về hỏi liễu Chương Đài/cành xuân đã bẻ cho người chuyên tay”.Tôi cũng như nhiều cư dân chôn cuống nhau nơi thành phố này dễ đến 2/3 thế kỷ- ít nhiều mang tâm sự Hàn Hoành“Chương đài liễu tích nhật thanh thanh.Kim tại phủ,dã ưng phân chiết tha nhân thủ”- (Cây liễu chương đài xưa xanh xanh,nay còn không hay là tay kẻ khác bẻ mất rồi ?)…

Thứ Ba, 9 tháng 9, 2014

Khám phá vẻ đẹp lãng mạn của xứ Huế mộng mơ

Huế, miền đất cố đô nằm ở miền trung Việt Nam, vẫn được biết đến như một thành phố thơ mộng và lãng mạn.
Thiên nhiên ưu đãi cho xứ Huế nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, nhưng Huế thật sự tỏa sáng cùng những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể do con người tạo nên. Nơi đây là xứ hội tụ tinh hoa văn hóa, làm nên một tinh thần, một sắc thái rất riêng của Huế. 
Huế có rất nhiều điểm tham quan: Đại Nội (Hoàng thành) và các di tích khu vực Kinh thành, các điểm khác có thể kể như phố cổ Bạch Đằng, Chi Lăng, các công trình kiến trúc Phật giáo, các nhà vườn, làng nghề…, đi chơi và mua sắm ở chợ Đông Ba. Đi xa hơn ra ngoại ô có thể tới các di tích lăng tẩm như lăng Gia Long, lăng Minh Mạng, lăng Tự Đức… hoặc du ngoạn ngắm cảnh sông Hương, tới các làng mạc, đầm phá - cũng rất thú vị.
Dòng sông Hương hiền qua chảy qua thành phố Huế
Ngoài ra, bạn có thể thưởng thức ca Huế trên sông Hương (cùng các tour du ngoạn ngắm cảnh), nghe nhã nhạc cung đình ở nhà hát Duyệt Thị Đường trong Đại Nội.
Huế đẹp nhất trong khoảng thời gian hè – thu. Thời tiết của Huế không thuận lợi vào mùa đông, do dãy núi Hải Vân giữa Huế và Đà Nẵng chặn các đợt gió mùa đông bắc từ phía bắc, gây ra lạnh và mưa nhiều. Huế cũng ảnh hưởng của khí hậu biển, dễ có bão vào mùa hè.
Huế cũng là miền đất của ẩm thực, bạn có thể khám phá các món ăn nơi đây từ bình dân tới cao cấp ở khắp mọi nơi, từ trong Thành nội phía bắc cho tới khu phố Tây ở phía nam sông Hương. Các món ăn bình dân có thể kể tới là: Bún bò, cơm hến, bánh bèo (và rất nhiều loại bánh khác), bánh canh cá lóc…; cơm vua và món ăn cung đình có nhiều ở các khách sạn hạng sang. Chè Huế cũng là một món ẩm thực thú vị. Các quán café cũng có khắp mọi nơi với nhiều phong cách.
Các món đặc sản làm quà cũng rất nhiều, phổ biến nhất là kẹo mè xửng. Ngoài ra còn có các món đặc sắc và tiêu biểu khác như trà cung đình, rượu Minh Mạng, cà dầm, tôm chua…
Trải qua những thăng trầm, những biến động của lịch sử, Huế vẫn là miền đất quyến rũ với vẻ hiền hòa, thanh bình đầy lãng mạn. Những giá trị mà Huế lưu giữ đã được ghi nhận xứng đáng với với việc UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới đầu tiên của Việt Nam vào năm 1993. Và hiện nay, Huế là một trong những điểm dừng chân nhiều nhất của du khách trên bản đồ du lịch Việt Nam cùng với một danh hiệu mới: Thành phố Festival./. 
"Con sông dùng dằng, con sông không chảy. Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu..."
  Cầu Trường Tiền, cây cầu đầu tiên bắc qua sông Hương, được xây dựng từ năm 1897, một nét duyên dáng của xứ Huế
Nghênh Lương Đình phía trước Kinh thành, sát bờ sông Hương
Phu Văn Lâu trước Kinh thành, phía sau là Kỳ đài
Kỳ đài Huế
Cổng thành của Kinh thành Huế. Kinh thành Huế được vua Gia Long xây dựng từ năm 1805
Ngọ Môn, cổng chính vào Hoàng Thành (còn gọi là Đại Nội). Ngọ Môn là được coi là gương mặt của Hoàng Thành và là biểu tượng của kiến trúc cung đình Huế.
Trăng Hoàng cung
Từ Ngọ Môn nhìn vào Hoàng Thành; phía xa là điện Thái Hòa
Cửu đỉnh (9 chiếc đỉnh đồng) được đúc từ thời vua Minh Mạng (hoàn thành năm 1837), đặt tại sân Thế Miếu trong Đại Nội, được coi là một bộ bách khoa thư bằng hình ảnh của Việt Nam.
Hoa ngô đồng nở trong Tử Cấm thành
Quang cảnh trong lăng vua Tự Đức 
Cầu ngói Thanh Toàn (ở xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy, cách TP Huế 8km về phía Đông Nam) Đây là một kiến trúc đặc sắc đã được xếp hạng di tích cấp quốc gia
Phố cổ Bao Vinh (xã Hương Vinh, thị xã Hương Trà).
Cuộc sống sông nước của người dân ở Đầm Chuồn (huyện Phú Vang)
Chiều buông trên phá Tam Giang

Những ngư dân vùng biển Quảng Lợi (xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền)
Theo CTV Hà Thành/VOV.VN

Thứ Hai, 8 tháng 9, 2014

Cuốn sử quý trở về

“Với Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XX, GS Lê Thành Khôi đã trình bày lịch sử không phải lịch sử chính trị, mà là lịch sử của con người”, GS Phan Huy Lê nói về cuốn sử quý vừa ra mắt tại VN sau nhiều năm ở nước ngoài.

GS Lê Thành Khôi
Cuốn sách Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XX -
Ảnh: Nhã Nam cung cấp

Thứ Bảy, 6 tháng 9, 2014

Đừng biến văn học dịch thành "thảm họa"

Từ hiện tượng một số tác phẩm văn học dịch bị phê phán trong các năm qua, dường như có một nghịch lý đang tồn tại trong hoạt động dịch thuật văn học hiện nay là khi số người biết ngoại ngữ ngày càng tăng lên thì chất lượng một số bản dịch tác phẩm văn học có chiều hướng giảm sút?...
Từ sự ra đời khái niệm "thảm họa dịch thuật" và từ mật độ khá cao của giải "trái cóc xanh" được trao cho một số tác phẩm dịch, giờ đây "thảm họa dịch thuật" như trở thành khái niệm quen thuộc với độc giả Việt Nam. Cách đây mấy năm, có ý kiến cho rằng "thảm họa dịch thuật" xảy ra là vì lý do kinh tế nên nhà xuất bản đã chọn dịch giả có trình độ ngoại ngữ kém, "phông" văn hóa nghèo nàn. Tuy nhiên, sau khi một số đầu sách do dịch giả có tiếng tăm dịch bị thu hồi, có lẽ phải nhìn nhận lại ý kiến trên. Vì liệu có phải dịch giả kém ngoại ngữ, "phông" văn hóa thấp, hay một số thói quen tiêu cực nảy sinh từ khi xuất bản, phát hành gia nhập kinh tế thị trường đã đẩy tới tình trạng này?

Thứ Năm, 4 tháng 9, 2014

NGUYỄN LƯƠNG VỴ R.I.P ĐOÀN THẠCH HÃN



Tạm biệt nhé đoàn thạch hãn. cười nhẹ một tiếng với ta đi chẳng có gì buồn chẳng có gì vui nắng không màu mưa không màu oan khiên oan nghiệt tan rất mau hãn ơi. chỉ tiếc hẹn nhau muộn rồi sau tết năm mùi về nhìn nhau nắm tay nhau nói với nhau đôi câu ngàn thâu đâu kể hết oan khiên oan nghiệt góc đời riêng thôi không cần biện biệt phân trần gì nữa hãn ơi. thời cuồng bạo đa ngôn đa dục loạn xà ngầu biết đâu mà lần sử lịch xương máu tim gan phèo phổi gió vẫn thổi đời vẫn trôi thôi thì về trước đi nhé hãn ơi. nam mô tiếp dẫn hư không mênh mông tịch mịch cười nhẹ một tiếng với ta đi chẳng có gì chẳng có gì chẳng có gì hãn ơi hãn ơi hãn ơi!!!

Tạm biệt nhé đoàn thạch hãn. hắt hơi là xong hết rồi là đoạn diệt những cơn đau thân tâm thời thế là thôi là dứt sạch sành sanh ngũ uẩn giai không chiều đất lạ trời quen ta tụng một thời kinh mây trắng hát khẽ khúc chiêu hồn cười nhẹ một tiếng với ta đi hãn ơi. chỉ tiếc thơ không chứa nổi tình sâu không mang nổi ý trong lời tạm biệt dấu than dấu hỏi phận người thôi thì đời câm thôi thì đời điếc thôi thì đời mù chiều thu bên đây hôm nay lắng xuống nắng trên đường nắng trong ta xa ngái nắng sài gòn vậy đó hãn ơi. nam mô tiếp dẫn hư không mênh mông tịch mịch cười nhẹ một tiếng với ta đi chẳng có gì chẳng có gì chẳng có gì hãn ơi hãn ơi hãn ơi!!!

Tạm biệt nhé đoàn thạch hãn. hắt hơi là xong một đời chớp tắt chiêm bao chào sát na chào lịch kiếp chào bụi chào người chào nhau lận đận long đong bóng trần gian hiu hắt quá trên đường về phải không hãn ơi. chiều đầu tháng chín bên đây hừng đông bên kia chia tay nhau thôi thì vịn chút nắng tàn cho đỡ nhớ thôi thì ngồi một mình một góc quán quen xoa đôi bàn tay vuốt trán vuốt mắt bạn ở bên trời kia vậy thôi thì vịn chút dư âm trầm thu trầm đàn trầm nhạc trầm hồn hòa âm tóc bạc òa bay nghe không hãn ơi. nam mô tiếp dẫn hư không mênh mông tịch mịch cười nhẹ một tiếng với ta đi chẳng có gì chẳng có gì chẳng có gì hãn ơi hãn ơi hãn ơi!!!

Bolsa, chiều 02.09.2014
(Sau khi nghe điện thoại viễn liên của Phạm Chu Sa báo tin Đoàn Thạch Hãn đã từ trần lúc 2 giờ 30 sáng ngày 03.09.2014 tại Sài Gòn.)

Thứ Tư, 3 tháng 9, 2014

TIN BUỒN : NHÀ BÁO ĐOÀN THẠCH HÃN ĐÃ RA ĐI

NHÀ THƠ ĐOÀN KẾ TƯỜNG 
( NHÀ BÁO ĐOÀN THẠCH HÃN )
ĐÃ TỪ TRẦN VÀO LÚC 2 GIỜ NGÀY 3.9.2014 ( NHẰM NGÀY 10.THÁNG 8 GIÁP NGỌ)
HƯỞNG THỌ 66 TUỔI
LINH CỬU QUÀNG TẠI CHÙA XÁ LỢI,QUẬN 3 TP HỒ CHÍ MINH
LỄ VIẾNG BẮT ĐẦU 17 GIỜ CHIỀU 3.9.2014
LỄ ĐỘNG  QUAN 21 GIỜ NGÀY 4.9.2914, SAU ĐÓ DI QUAN VỀ QUÊ NHÀ AN TÁNG TẠI LÀNG ĐÔNG DƯƠNG, XÃ HẢI DƯƠNG,HẢI LĂNG, QUẢNG TRỊ

XIN CHIA BUỒN CÙNG TANG QUYẾN 
CẦU NGUYỆN BẠN THANH THẢN RONG CHƠI CÕI KHÁC

hoàng lộc, đoàn quang quỳnh, vũ hoàng,cung tích biền, phạm chu sa,trần từ duy,nguyễn lương vỵ, võ chân cửu, du tử lê,phi giang, hà đình nguyên,trương đạm thủy, trịnh thanh tùng,lê nhược thủy, ngô nguyên nghiễm, từ kế tường,thiên hà,lê cung bắc, đằng giao, nguyên quân, nhật quỳnh,nguyễn miên thảo,từ hoài tấn
 

Nhà báo Đoàn Thạch Hãn: ‘Đã quên một thuở trầm luân giữa đời…’

Nhà báo Đoàn Thạch Hãn

(TNO) VẬY LÀ SAU NHỮNG NGÀY THÁNG VẬT VÃ BỞI BIẾN CHỨNG CỦA CĂN BỆNH TIỂU ĐƯỜNG, VÀO LÚC 2 GIỜ 30 NGÀY 3.9 NHÀ BÁO ĐOÀN THẠCH HÃN ĐÃ TỪ GIÃ CÕI ĐỜI, NHƯ CÂU THƠ CỦA CHÍNH ANH: “CHO QUÊN MẤY THUỞ TRẦM LUÂN GIỮA ĐỜI…” 

Mới 6 giờ sáng ngày 3.9, họa sĩ Trịnh Thanh Tùng đã nhắn tin cho người viết: “Đoàn Thạch Hãn qua đời sáng nay tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định, 10 giờ đưa bạn về Quảng Trị an táng”. Nghe mà lạnh hồn, mới khoảng 2 tháng trước anh còn bên cạnh anh Phạm Chu Sa để tổ chức giới thiệu tập thơ Du Tử Lê nhân dịp nhà thơ này về nước, vậy mà…
Tôi gọi điện cho anh Phạm Chu Sa, anh nói liền: “Tao cũng đang tính gọi cho mày, 8 giờ sáng nay mày nhắn mấy anh em làm báo gốc Quảng Trị qua nhà xác của bệnh viện nhìn mặt nó lần cuối nghe !”… Khi tôi đến nơi, đã thấy có khá nhiều anh em văn nghệ ngồi chờ ở hành lang nhà xác: Nguyễn Miên Thảo, Trần Từ Duy, Vũ Hoàng, Đằng Giao, Lê Nhược Thủy, Trương Đạm Thủy, Lưu Trọng Văn, vợ chồng Cẩm Vân - Khắc Triệu, vợ chồng Phạm Chu Sa, Dũng Việt Phố, Trịnh Thanh Tùng, Ngô Nguyên Nghiễm... và những đồng nghiệp của anh từ Báo Công an TP.HCM.
Có đến đây mới cảm nhận được sự yêu thương của bạn bè dành cho anh Đoàn Thạch Hãn khi mà thân nhân ruột thịt của Đoàn Thạch Hãn chẳng có ai bên cạnh, chỉ có vài người cháu thì đã chia nhau chạy mỗi người mỗi việc. Anh Dũng Việt Phố, anh Phạm Chu Sa chia sẻ về số phận nghiệt ngã “giữa hai làn nước” của cây bút Đoàn Thạch Hãn mà nếu là người biết chuyện sẽ hiểu và thương anh hơn là trách móc, đố kỵ…
Nhà thơ Nguyễn Miên Thảo kể với người viết về khoảng thời gian ông cùng Đoàn Kế Tường (một bút danh nhưng nhiều người nhầm là tên thật của Đoàn Thạch Hãn), Vũ Hoàng (không phải nhạc sĩ), họa sĩ Đằng Giao cùng làm ở nhật báo Sóng Thần(những năm đầu thập niên 1970), về cuộc hôn nhân đổ vỡ của Đoàn Thạch Hãn với người vợ đầu tên là Triều Giang (hiện sống ở Mỹ)… Chị chủ phòng trà ca nhạc Dã Quỳ cho biết có lần anh Dũng Việt Phố đưa anh đến phòng trà của chị. Khi được giới thiệu, chị ồ lên thích thú vì bà chị của mình từng là phụ dâu trong đám cưới của Đoàn Thạch Hãn. Chị Dã Quỳ có sở thích sưu tầm các thiệp cưới, và chị đã giữ cái thiệp cưới của Đoàn Thạch Hãn - Triều Giang suốt mấy mươi năm. Khi cầm lại cái thiệp cưới của mình ngày nào, Đoàn Thạch Hãn đã khóc nức nở, bất kể có nhiều người chung quanh… Xem ra, hạnh phúc gia đình đã rời xa Đoàn Thạch Hãn từ lâu lắm rồi và anh cô đơn trong chính ngôi nhà của mình ở Bình Trưng Đông (quận 2, TP.HCM)…
 
Chân dung nhà báo Đoàn Thạch Hãn
Rồi bạn bè tự động đứng ra lạc quyên, mỗi người một chút để làm lộ phí đưa anh về Quảng Trị. 9 giờ, thi hài anh được đưa ra cho bạn bè nhìn lần cuối, nhiều người bật khóc... Ca sĩ Cẩm Vân vừa khóc vừa đặt tay lên người anh như thầm khấn nguyện. Anh Phạm Chu Sa nói với bạn: “Thôi mày cứ yên tâm thanh thản ra đi, bạn bè ai cũng thương cũng quý mày hết. Vợ tao mới mua cho mày hộp sữa dành cho người bệnh tiểu đường, chưa kịp đưa…”.
Thể theo yêu cầu của bạn bè, linh cữu của anh Đoàn Thạch Hãn đã được quàn lại chùa Xá Lợi (89B Bà Huyện Thanh Quan, quận 3, TP.HCM) đến ngày 5.9 để bạn bè đồng nghiệp và những người quen biết anh đến viếng, bởi Sài Gòn là môi trường hoạt động của anh lúc sinh thời, chứ nếu gấp gáp đem về Quảng Trị thì... anh cô quạnh quá!
Với Báo Thanh Niên, Đoàn Thạch Hãn là chỗ thân tình. Khoảng vài năm trước, khi bút lực của anh còn sung mãn, hầu như chương trình Duyên dáng Việt Nam nào anh cũng có những bài viết, phân tích sâu sắc và đầy trách nhiệm, rồi khi một vài văn nghệ sĩ lão thành qua đời, anh cũng tham gia những bài viết sâu nặng nghĩa tình…
Thôi, anh đi thanh thoát nhé, anh Hãn ơi ! Tiễn anh về quê mẹ Quảng Trị, xin mượn những câu thơ của chính anh: “Hẹn về cạn chén cùng xuân/ Cho quên mấy thuở trầm luân giữa đời/ Đốt nhang quỳ tạ đất trời/ Tìm trong nắng cũ một thời hồn nhiên/ Muốn về lại chốn đầu tiên/ Thoát từ giọt máu ra miền khổ đau…” (Khúc mùa xuân - Đoàn Thạch Hãn).
Đoàn Thạch Hãn tên thật là Đoàn Văn Tùng, sinh ngày 10.4.1949 tại làng Đông Dương, xã Hải Dương (Hải Lăng, Quảng Trị). Lưu lạc vào phương Nam từ năm 1962. Bắt đầu viết từ năm 1965 với các bút danh: Đoàn Kế Tường, Đoàn Thạch Hãn, Đoàn Thiên Lý, Đoàn Nguyễn, Cỏ Hoang… Trước năm 1975 viết cho tuần báoĐời, nhật báo Sóng Thần... Sau 1975, tiếp tục nghề báo, công tác tại báo Công an TP.HCM. Tác phẩm: Mùa hoa phượng (thơ, 1971), Ngày dài trên quê hương (ký, 1972), Lòng ta là rụng ven đường (thơ, 1974), Ảo vọng (truyện ký, 1989)… Anh từ trần lúc 4 giờ ngày 3.9.2014, thọ 65 tuổi.
                                                                   Hà Đình NguyênẢnh tư liệu: Đinh Thanh Hải