Thứ Năm, 26 tháng 6, 2014

"Rác văn hóa" qua một số tác phẩm văn học dịch

Trong những năm qua, một "làn sóng" tiểu thuyết lãng mạn xuất xứ từ nhiều quốc gia đã được xuất bản ở Việt Nam; để rồi dường như tình trạng thái quá của loại sách này trên thị trường sách đã và đang trở thành một vấn đề phải được lưu tâm, không chỉ vì sự phát triển của văn học nước nhà, mà còn vì người đọc với tư cách là chủ thể tiếp nhận?

Hiện nay, tiểu thuyết nước ngoài được dịch sang tiếng Việt vô cùng đa dạng, phong phú. Tại nhiều cửa hiệu, quầy bán sách, tác phẩm văn học nước ngoài chiếm số lượng áp đảo, có nơi hơn hẳn đầu sách trong nước. Chưa bàn tới chất lượng bản dịch, chỉ nhìn bìa sách cũng có thể hình dung về nội dung các tiểu thuyết này. Theo quảng cáo của đơn vị xuất bản thì phần lớn trong đó là các tiểu thuyết đang ăn khách ở một số quốc gia. Về các tác giả thì được giới thiệu như nhà văn hàng đầu, là người "phi thường", thậm chí có khuynh hướng sống "lập dị". Đọc bìa bốn, bìa gấp của nhiều tiểu thuyết dịch sẽ rất dễ phấn hứng vì thấy thế giới hiện nay có nhiều "tượng đài văn học lớn"! Trong khi đó, tìm kiếm các tác phẩm văn học kinh điển thế giới được dịch sang tiếng Việt lại rất khó khăn. Nên nếu muốn đọc, nhiều người phải tìm đến cửa hàng sách cũ. Các cửa hàng sách cũ làm liên tưởng tới một nét đẹp văn hóa, đồng thời lại làm liên tưởng tới một thực tế đáng buồn là nhiều tác phẩm văn học nước ngoài nổi tiếng vẫn được người đọc và giới nghiên cứu, phê bình trên thế giới tìm đọc và ca ngợi,... lại như mất hút ở Việt Nam!

Thứ Tư, 25 tháng 6, 2014

Khúc muộn màng tháng sáu



Qua nhiều tháng – thời gian của những biến động

Ngoài biển

Trong đất liền

Trên đường phố những ngày cuối tuần không hề yên ả

Tháng tư và tháng năm đi qua

Niềm im lặng như nốt trầm và nghẹn

Không lời

Không tiếng

Chỉ là những giọt nước mắt nuốt đau ngực



Một bài thơ về một giấc mơ gởi đến một “tạp chí làng”

Không in được vì vấn đề “nhạy cảm”

Lòng yêu nước cũng được cho là vấn đề nhạy cảm

Chỉ để dành riêng

Không hiểu được



Tháng tư và tháng năm im lìm trong tổ kén của sự hèn nhát

(Tên thi sĩ vốn hèn nhát !?)

Không viết

Không làm thơ

Cũng không quậy quọ được



Những ngày tháng sáu sắc như lưỡi dao cạo

Vạch nát tâm hồn

Hay làm như kẻ sĩ lên núi cao

Gieo mình xuống vực



Mùa mưa đến muộn ở miền Nam







Một ngày vui


Tôi có một ngày vui
Không kể hết
Là khi tôi treo mình lên ngọn cây bằng đôi chân
Nhìn ngược cuộc sống
Mọi người đi bằng đầu
Lắc lư và quay như con vụ
Thế giới thấp những đám mây đục
Che giấu sự phục sinh của hoa
Và cây lá thời ôn dịch

Tình yêu tôi cũng không thể vui hơn
Khi em nói lời từ biệt
Vì sự thật em sinh ra là để được tôi yêu
Nhưng quyền sở hữu lại là người khác

Tôi nghĩ tôi có một ngày vui
Nhưng để được vui
Tôi phải kết liễu sự thật

TỪ HOÀI TẤN
VI.14

Thứ Ba, 24 tháng 6, 2014

Vì sao nhà báo mất tự do?

TTCT - Tự do báo chí là một đề tài nhạy cảm, nhưng đó là bởi chúng ta nhìn nó theo nghĩa hẹp.
Cứ thử nhìn rộng ra ngoài lĩnh vực chính trị, sẽ thấy rất nhiều yếu tố bất ngờ đang tác động lên tự do báo chí.
Đầu tiên là lười và tay nghề yếu làm nhiều phóng viên đánh mất sự tự do của mình. Nói cụ thể, muốn viết một bài điểm sách có chất lượng thì điều kiện tiên quyết là phải đọc cuốn sách đó, muốn phê bình một bộ phim mới ra rạp, chắc chắn phải xem trọn vẹn bộ phim. Thế nhưng với nhiều phóng viên, bỏ vài ba ngày để đọc cuốn sách rồi viết một mẩu lọt thỏm là chuyện khó lòng xảy ra.
Thế là họ đành bỏ sự tự do phóng bút để buộc mình vào trang thông cáo báo chí mà nhà xuất bản đã gửi sẵn cho họ, kể cả những đoạn chê một chút, lên án “sự trần trụi” một chút cho thu hút người đọc. Một khi họ tự nguyện cắt và dán từ các bài báo chuẩn bị sẵn cho họ thì làm gì còn tự do báo chí đúng nghĩa nữa.

Thứ Hai, 23 tháng 6, 2014

Những nhà báo tiên phong cho báo chí tiếng Việt

Để có nền báo chí Cách mạng Việt Nam phát triển như ngày nay, thiết nghĩ chúng ta cần nhớ đến công lao của những người đặt viên gạch đầu tiên xây dựng nền móng cho báo chí tiếng Việt. Họ đều là những nhà trí thức lớn, có bản lĩnh, tài năng, nhân cách và đạo đức nghề nghiệp. Nhưng ở vào buổi giao thời của hai nền văn minh Đông- Tây cuối thế kỷ XIX- đầu thế kỷ XX, trước hết và quan trọng hơn, họ đều là những người yêu nước, thương dân, tìm đến báo chí như là một công cụ hữu hiệu để bày tỏ tấm lòng thành với cố hương Việt Nam.
Nhà báo- học giả Trương Vĩnh Ký (1)
Học giả Trương Vĩnh Ký nguyên tên là Trương Chánh Ký sinh 6/12/1837, tại ấp Cái Mơn, xã Vĩnh Thành, tổng Minh Lý, huyện Tân Minh, phủ Hoàng An, tỉnh Vĩnh Long (nay thuộc huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre) và mất ngày 1/9/1898 tại Sài Gòn, hưởng thọ 62 tuổi. Tự của cụ là Sĩ Tải, tên Thánh đầy đủ là Jean Baptiste Pétrus Trương Vĩnh Ký, thường gọi tắt là Pétrus Ký. Cụ thông thạo 27 ngôn ngữ, trong đó có 15 thứ tiếng phương Tây và 12 thứ tiếng phương Đông. Đây có thể là một người Việt Nam duy nhất cho đến nay biết nhiều thứ tiếng nước ngoài nhất. Vào thế kỷ XIX, cụ là người Việt Nam duy nhất có tên mục Pétrus Ký trong Bách khoa Đại Tự điển Larousse của Pháp và là một trong 18 danh nhân văn hóa thế giới của thế kỷ XIX với hơn 100 công trình về Văn học, Lich sử, Địa lý, Tự điển, Dịch thuật...

Thứ Năm, 12 tháng 6, 2014

Sông Hương núi Ngự qua cảm nhận của vua Minh Mạng

NGUYỄN HUY KHUYẾN

Sông Hương núi Ngự từ xưa đến nay vẫn là thi tứ quen thuộc của nhiều tao nhân mặc khách du ngoạn thưởng lãm làm thơ. Ngay cả các vị vua triều Nguyễn viết về sông Hương núi Ngự cũng không ít bài. Ngoài việc nơi đây là cảnh đẹp hiếm có của đất Thần kinh, nó còn là báu vật của tự nhiên ban tặng để bảo vệ Kinh đô. Theo thuật phong thủy, Ngự Bình làm tiền án, sông Hương làm minh đường.
Sông Hương núi Ngự qua cảm nhận của vua Minh Mạng
Ảnh: internet

Thứ Ba, 10 tháng 6, 2014

Về làng Chuồn

Khi biết tôi muốn đến làng Chuồn - ngôi làng lớn ở xã Phú An, huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế, nhiều người ở TP Huế đã nhắc tôi phải rất ý tứ, kẻo làm phật lòng người dân ở ngôi làng “có cá tính” này. 
Làng Chuồn chỉ cách TP Huế chừng 7km theo đường mới mở. Qua khỏi cầu Vỹ Dạ rồi qua tiếp những khu phố mới một quãng, cảnh trí vùng nông thôn Phú An hiện ra với ruộng lúa ngát xanh, xóm làng trù phú, kề bên là đầm Chuồn bao la với nò sáo cắm dày.
Những di sản lớn
Làng Chuồn có tên là An Truyền, nhưng xưa nay người ta vẫn quen gọi làng Chuồn. “Đến làng Chuồn phải thăm đình trước đã. Không thăm đình thì có đến làng Chuồn cũng coi như chưa đến” - trưởng thôn Đoàn Rô nói khi đưa tôi đến ngôi đình cổ rộng đến 420m2, với 80 cột chia làm bảy gian.
Đây là một tiêu mẫu kiến trúc độc đáo của đình làng thời nhà Nguyễn, còn khá nguyên vẹn đồ trang trí, thờ tự từ ngày xưa lưu lại.
Đình lớn bởi làng Chuồn là một làng giàu. Trưởng làng Hồ Văn Lạp cho rằng ngôi đình xếp hạng di tích cấp quốc gia này được làm lại thời nhà Nguyễn, khi dân làng sau hàng trăm năm định cư đã hưng vượng lên nhiều. “Trong số bốn tộc Hồ, Nguyễn, Đoàn, Huỳnh có công khai lập làng, họ Hồ đã làm làng Chuồn trở nên có tiếng tăm vì có nhiều người đỗ đạt cao, làm quan lớn tại triều” - ông Lạp nói.
Những tư liệu ở làng cho thấy cụ Hồ Đắc Tuấn đỗ cử nhân thời Tự Đức, có con trai là cử nhân Hồ Đắc Trung (1856-1939) làm đến thượng thư bộ Học, bộ Lễ, bộ Công, có con gái là chánh phi của vua Khải Định. Các tiến sĩ y khoa Hồ Đắc Di, tiến sĩ luật khoa Hồ Đắc Điềm, tiến sĩ dược khoa Hồ Đắc Ân, sư bà Diệu Không đều là con cụ Hồ Đắc Trung.
“Câu ca Ai to gan về làng Chuồn không biết có từ thời nào. Nhưng người làng Chuồn được người các nơi cho là ngang tàng, khí khái, thậm chí là hung hãn có lẽ cũng vì người làng Chuồn thấy người làng mình giỏi giang, có nhiều danh gia vọng tộc, có người là quan đại thần ở triều” - cụ Đoàn Bợt, 87 tuổi, vị chánh tế của làng Chuồn, lý giải.
Nhiều người có tuổi tác ở đây đều biết ngọn nguồn cuộc nổi dậy lật đổ vua Tự Đức mà dân gian quen gọi là “loạn chày vôi” (hay “giặc chày vôi”) do ba anh em ruột người làng Chuồn là Đoàn Trưng, Đoàn Trực và Đoàn Ái khởi phát hồi năm 1866. Cuộc nổi dậy thất bại, ba anh em bị xử tử.
“Người bên ngoài kiêng nể người làng Chuồn có lẽ một phần cũng vì họ thấy cái gan dạ của người làng Chuồn qua cuộc nổi dậy của ba anh em nhà họ Đoàn” - cụ Bợt nói.
Năng động làm ăn
Với 1.100 hộ, nhà cửa ở làng Chuồn giống phố bởi có đến 40% nhà ở đây là nhà lầu. Nhưng “phố làng Chuồn” buổi mai khá vắng lặng, trừ chợ làng là đông người. “Từ 4g-5g sáng, người ở đây đã kẻ xe đạp, người xe máy, chở cá, chở bánh bao, chở rượu đi bán xa bán gần, đến trưa đến chiều mới về. Dân ở đây xưa nay lo chuyện làm ăn ghê lắm” - một bà cụ nói.
Nghề truyền thống số 1 ở đây là buôn bán cá với 70% số hộ có người theo nghề này. Cá tôm đánh bắt trên đầm Chuồn phần được bán ở chợ làng, bến làng, phần được đưa lên phố Huế và cả nhiều nơi trong tỉnh. Làng Chuồn còn nổi tiếng với một loại rượu ngon được người xa kẻ gần quý chuộng, là sinh kế của hàng trăm hộ trong làng.
Buổi chiều làng Chuồn rộn ràng hơn. Hơi mù bốc lên từ đầm nước quyện với khói bếp tỏa ra trông thật ấn tượng. Sau buổi mai đi bán, buổi chiều về kẻ nấu bánh tét, hấp bánh bao, người nấu rượu. Các quán ăn ở chợ ở đầm thì lo đón khách. Buổi chiều, buổi tối bếp ở làng Chuồn rậm lửa.
“Làng Chuồn mình xưa đã giàu. Chừ mình muốn làm giàu thì phải nỗ lực nhiều lắm. Phải bung ra, phải mềm dẻo, phải biết kinh tế thị trường cần cái chi, mình phải làm răng để có thu nhập đàng hoàng, tử tế. Mừng là dân mình đã làm được. Làng mình chừ chỉ còn 5% hộ nghèo” - trưởng thôn Đoàn Rô nói.
Nguồn Tuổi Trẻ

Thứ Sáu, 6 tháng 6, 2014

Khổng Đức : Vấn đề CHÍNH TẢ

Tuổi già sinh lẩm cẩm, lại thích viết, mà viết là sai, lỗi sai rất con nít, chủ yếu là chính tả. Tôi phải nhờ các cháu sửa hộ, có khi chính thầy trẻ con này cũng  sai; tôi đâm bực mình, nên phải lôi tất cả từ điển tiếng Việt cũ có mới có để tra cứu tự học; Do đó mà có bài này để chất vấn bà con xa gần, cũng là cách tự học mà thôi.
Gần đây tôi gặp từ  coeur mange de Causerie” trong bài con tim của Baudelaire, tôi dịch là “con tim bị nuốt trửng…”cháu tôi gạch bỏ chữ trửng mà thay vào đó là   nuốt chửng. Có lẽ nó đã theo đúng sách vở của nhà trường, nhất là quyển từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, xuất bản năm 1987 do gs. Hoàng Phê chủ biên; ghi rõ từ nuốt trửng (cũ, phương ngữ) x. nuốt chửng là nuốt gọn,nuốt gọn cả miếng một lần không nhai. Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ nói đúng, nuốt trửng là phương ngữ, tiếng của miền Trung và Nam, và là tiếng được ghi rõ trong từ điển Đại Việt Quốc âm Hán Pháp dịch tập thành của J.F.M. Genibrel xuất bản tại Saigon năm 1898, bắt đầu soạn từ năm 1884, có từ nuốt trửng dịch là avaler sans mâcher (trang 503); trong khi Đại Nam Quốc Âm tự vị của Huình Tịnh Của xuất bản năm 1895 chỉ có từ nuốt trộng. Về sau trong Việt Nam từ điển của Hội Khai Trí Tiến Đức in năm 1939 có từ nuốt trửng định nghĩa giống như nuốt trộng.Tôi không phải là nhà ngôn ngữ học nên không rành lắm, cứ nghĩ rằng từ cũ, càng cũ càng quí giá, và phương ngữ không phải là từ sai quấy lại càng nên dùng để cho ngôn ngữ thêm phong phú, chứ có phải đụng đến là gạch đít trừ đi như tội phạm. Hơn nữa theo sự khờ khạo của tôi thì nuốt trửng hay nuốt chửng chỉ là sự biến giọng của nhau, âm trửng thì mạnh hơn chửng, trửng và chửng chỉ đi đôi với nuốt…, ngoài ra  chẳng có nghĩa gì cả.
Nhân đây cũng nên đề cập đến các từ ngước,ngửng, ngưỡng, v…v…. Trước tiên nói về từ ngửng, tôi hay bị sửa là ngẩng; vì từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học vẩn cho là phương ngữ, và chỉ có từ ngẩng mới là đúng. Đúng ngửng là phương ngữ, vì trong Đại Nam Quốc âm tự vị của Huình Tịnh Của, cũng như trong Đại Việt quốc âm của Genibrel chỉ có từ ngửng chứ không có từ ngẩng. Đến VN từ điển của hội Khai Trí Tiến Đức mới có ngẩng x ngửng và ngửng x.ngẩng. Nhìn chung nói như Gustave Hue viết trong Tự điển Việt Hoa Pháp là sự biến giọng (phonetique) của nhau là đúng; Ngửng, Ngước, hay Ngẩng đều là biến giọng của từ  Ngưỡng (Hán Việt) là ngửa, ngửng mặt lên- Pháp dịch là renverser, regarder en haut,  desirer, venerer, v…v… 
Còn từ “chia sẻ, chia xẻ, san sẻ” cũng rắc rối nên bàn cải lắm; có thể nói đó là những từ mới; vì trong quốc âm tự vị của H.T. Của,  cũng như trong Đại Việt Quốc âm của J.F.M. Genibrel đều không có từ chia xẻ hay san sẻ. Đến Việt Nam từ điền của hội KTTĐ xuất bản năm 1937 không có từ chia sẻ (xẻ), mà chỉ có từ san sẻ  theo nghĩa rộng, sẻ chỗ nhiều sang chỗ ít (chữ sang lại có G có lẽ do sắp chữ sai).Tự điển Việt Nam của Lê văn Đức và gs. Lê Ngọc Trụ có từ chia xẻ giải thích là chia chác, và san sẻ lại giải thich là chia sẻ, chia sớt với nhau: san sẻ nỗi buồn; san sẻ tình yêu. Chỉ có từ điển tiếng Việt  của Viện Ngôn Ngữ ghi rõ chia sẻ với san sẻ giống nhau là  chia bớt cho nhau cùng hưởng, cùng chịu; con chia xẻ là chia ra thành nhiều mảnh không còn nguyên một khối…Theo sự khù khờ của tôi thì từ sẻ trong san sẻ là từ lấp láy, âm Bắc thì S với X đều đọc là sờ nên thay vì chia xẻ thành chia sẻ, nên nghĩa như san sẻ, đừng bày ra lắm chuyện thành rắc rối.
Còn một từ tôi hay dùng cũng thường bị quẹt bỏ là hòa huỡn hay được thế là hòa hoãn; nhưng tôi vẫn thích từ huỡn hơn là hoãn; vẫn là căn bệnh chủ quan, nên phải cầu cứu các bậc tiền bối là mở các từ điển ra ngâm cứu thì trong Đại nam Quốc âm tự vị của Huình Tịnh Của không có từ hòa huỡn, nhưng có từ huờn như từ hoàn giải nghĩa là về, trả  về, trở lại, trả lại.
Trong Đại Việt Quốc âm của Genibrel (trang 305) có từ hòa hoãn; dịch là dimunier, baisser, faiblir. Và trong VNTĐ của hội Khai trí Tiến đức không có từ hoà hoãn nhưng có từ hoãn giải thích là khoan, chậm lại, không vội. Từ điển VN của Lê văn Đức và gs. Lê Ngọc Trụ có từ hòa hoãn (huỡn) giải là làm dịu tình hình ôn hòa, hoãn đãi, tánh tình hòa hoãn.
Từ điển tiếng Việt của viện Ngôn ngữ học có từ hòa hoãn giải là làm cho mâu thuẫn đối kháng tạm thời không phát triển và quan hệ bớt căng thẳng. Trong khi từ điển Việt Hoa Pháp của Gustave Hue có từ hòa hoãn dịch là moderer, temperer; và trong Vietnamese-English dictionary của Nguyển Đình Hòa có từ hòa hoãn dịch là to be moderete. Vậy là từ hòa huởn của tôi vẫn được trọng dụng khộng phải bỏ.
                                                                                      Khổng Đức (5-2014)                

Thứ Năm, 5 tháng 6, 2014

Về nhà thơ Du Tử Lê

Nhân nhà thơ  Du Tử Lê về nước giới thiệu tập thơ " Giỏ hoa thời mới lớn " do NXB Hội Nhà Văn Việt Nam xuất bản vào đầu tháng 5/2014, trích lại một bài viết cũ cách đây nhiều năm, đọc chơi.
Miễn nhận xét.


Xung quanh việc “nhà thơ Du Tử Lê la trời”


Xung quanh viec nha tho Du Tu Le la troi
Cuốn thơ tình đem.. kiện
"Tôi không hề cho phép bất cứ cá nhân hay tổ chức nào xuất bản cuốn Thơ tình Du Tử Lê và sẽ... kiện tới cùng về vụ việc trên" - ông Du Tử Lê nói.
Cách đây chừng nửa tháng, một số tờ báo có giới thiệu cuốn sách “Thơ tình Du Tử Lê” (TTDTL) (NXB Văn nghệ TP.HCM ấn hành) với những lời trang trọng: Nổi tiếng với lĩnh vực thơ tình ở miền Nam từ trước giải phóng, Du Tử Lê còn được xem là một trong những tác giả có thơ được phổ nhạc nhiều nhất.
Ơn em, Trên ngọn tình sầu (Từ Công Phụng), Khúc Thụy Du (Anh Bằng), Kiếp sau xin giữ lại đời cho nhau, Tình sầu Du Tử Lê (Phạm Duy)... đã đi vào lòng người yêu nhạc nhiều thế hệ.

Thứ Ba, 3 tháng 6, 2014

HLV Phạm Huỳnh Tam Lang: Một người thầy bóng đá mà tôi biết

Chép lại từ :
http://motthegioi.vn/tieu-diem/hlv-pham-huynh-tam-lang-mot-nguoi-thay-bong-da-ma-toi-biet-75662.html

HLV Phạm Huỳnh Tam Lang khi còn dẫn dắt CLB TP.HCM, đội bóng cuối cùng mà ông huấn luyện (ảnh TT&VH)
HLV Phạm Huỳnh Tam Lang khi còn dẫn dắt CLB TP.HCM, đội bóng cuối cùng mà ông huấn luyện (ảnh TT&VH)
Từ nhỏ tôi đã nghe tên ông Phạm Huỳnh Tam Lang qua lời kể của cha và mẹ, nhưng tôi chưa hình dung là ông như thế nào. Tôi biết và gặp ông lần đầu vào năm 2005 khi ông làm HLV cho CLB TP.HCM. Ông không có trí nhớ tốt, kể chuyện không thật hấp dẫn nhưng toát lên ở Phạm Huỳnh Tam Lang luôn là một con người hòa nhã, đức độ.

Từ lời kể và ký ức của cha mẹ
Trước năm 1975, cha tôi vào Sài Gòn học ở Đại học Vạn Hạnh, còn mẹ thì buôn bán vải ở chợ Tân Định. Cha mẹ tôi lúc đó chưa gặp, chưa biết nhau nhưng họ đều biết đến cầu thủ Phạm Huỳnh Tam Lang. 
Cha tôi khá ham thích thể thao nên từ lúc tôi còn nhỏ, ông đã kể cho tôi nghe rất nhiều về thể thao miền Nam Việt Nam như Lê Văn Tiết, Mai Văn Hòa (bóng bàn), còn bóng đá có thủ môn Phạm Văn Rạng và Phạm Huỳnh Tam Lang.

Thứ Hai, 2 tháng 6, 2014

BỬU CHỈ : CON NGƯỜI và CUỘC ĐỜI TRONG TRANH VẼ

Bọn chúng tôi sinh ra và lớn lên cùng một nơi chốn, học một trường và lớn dần theo thời gian. Thời gian của rong ruổi và thời gian của dấn thân. Nhịp sống của hai chúng tôi chỉ thoáng chốc, không dài lâu như mộng tưởng: một con chim hoàng yến nhảy, hót trong lầu son gác tiá, treo lơ lửng trước hiên nhà, sớm hôm được chăm chút, nâng niu và một con chim khác phóng đảng, bỏ quên, thua cuộc để bay lạc giữa trời hoang. Bửu Chỉ không nhìn cuộc đời bằng phẳng như thế; anh muốn vượt thoát để tìm thấy chân trời rộng mở và một chân lý làm người trong tâm hồn, trong cuộc đời đang sống.Và; cũng từ đó chúng tôi khởi sự lên đường ‘thoát ly’ để giải phóng tư tưởng, để tìm thấy một cái gì đích thực giữa một tình thế ngổn ngang. Vượt thoát với nhiều lý do nội tại, bởi; anh không chịu đóng khung trong một lề thói giao thời giữa kim, cổ (gia đình) và một xã hội kẽm gai, hoạt đầu làm băng hoại lý tưởng xã hội, luân lý đạo đức. Vận nước đã chuyển mình như một báo động; con người bị nhào nắn theo khuynh hướng, chủ nghĩa, độc tài thống trị, mộng bá quyền muốn chiếm đoạt giang sơn. Bửu Chỉ thấy được sự phi lý đó sau những biến động làm chao đảo lòng người. Ra khỏi đại học. Phẩn uất để đi tới phản kháng. Lấy hội họa làm kim chỉ nam, trái tim yêu nước của anh là một chịu đựng ngục tù khắc khổ, nhưng đường cọ, màu mực của anh không khắc khổ, và; bắt đầu từ đó nét vẽ của anh vượt bức tường âm thanh và để lại tiếng động sau cùng. Tiếng động đó tồn lưu cho đến hôm nay. Anh thực sự hiện hữu!

Chủ Nhật, 1 tháng 6, 2014

Con tim nhà thơ…



Khổng Đức dịch (Dis-moi,ton coeur parfois của J,M.Maulpoix)

Chớ có khinh khi cảm xúc con người.Sự cảm xúc của mỗi cá nhân, chính là thiên tài của nó.(Charles Baudelaire)

         Theo cách hoán dụ thì quả tim là hình ảnh của sự chân thiết, là cường độ của con người, nó mở ra và khép lại, nó bí ẩn và tràn đầy. Nó là hầm mộ khép kín và phát ngôn, nó đầy tràn cái âm thanh nội tại, nó lặng thinh và đấy máu huyết.
Tim là nơi trong sạch nhất, là nhịp đập của cá thể tồn tại. Nguyên lí của cuộc đời biểu hiện bằng nhịp đập, nó là sự biểu hiện đầu tiên bằng hơi thở. Nếu đặt để nó như trụ sở cao cả của tình cảm và sự cuồng nhiệt thì đó là những xúc động thành nhịp tim gia tốc hay từ tốn làm đỏ mặt mày. Sự biêu hiện nội tại thành luồn tuôn ra ngoài, nó phóng chiếu những cử động nội tại tan ra da dẻ.