Thứ Sáu, 27 tháng 2, 2015

Tiễn biệt nhà thơ Lê Văn Ngăn

(TNO) Từ sáng nay 27.2, những người yêu mến nhà thơ Lê Văn Ngăn và anh em thân thiết ở tòa soạn Báo Thanh Niên đã thảng thốt khi nghe tin dữ.

Tiễn biệt nhà thơ Lê Văn Ngăn - ảnh 1
Nhà thơ Lê Văn Ngăn, 72 tuổi, nguyên Phó chủ tịch Hội VHNT tỉnh Bình Định, vừa từ trần vào hôm nay sau một thời gian bị bệnh và điều trị tại TP.HCM.
Lê Văn Ngăn là một thi tài đặc biệt, cả về ngôn ngữ thơ lẫn cấu tứ, nhờ đó anh có một giọng thơ riêng biệt từ rất sớm. Anh được trao giải nhất cuộc thi thơ của Trường Quốc học Huế khi còn là học sinh. Khi đất nước ngập trong chiến tranh, anh từng có nhiều bài thơ như Sóng vẫn đập vào eo biển, Đất của những người bất phục… tạo được dư luận, được chọn phát nhiều lần trên Đài Giải phóng, đăng trên báo Văn nghệ của Hội Nhà văn Việt Nam và một số tạp chí văn nghệ yêu nước. Thế nhưng mãi đến năm 2008 anh mới chính thức in tập thơ đầu tay Viết dưới bóng quê nhà (do NXB Hội Nhà văn xuất bản).
Ngôn ngữ thơ anh dung dị chất phác như con người anh, nhưng ẩn chứa ở tầng sâu của nó một tâm hồn cao cả. Anh vẫn nói, đó là thứ ngôn ngữ mà anh "đi săn" từ cuộc sống...
Thời nhà thơ Thái Ngọc San làm Thư ký Tòa soan tạp chí Sông Hương, anh San chỉ muốn một điều: Đăng thơ của hai người bạn thơ thứ thiệt, đồng trang lứa mà anh quý trọng là Lê Văn Ngăn và Trần Phá Nhạc. Còn nhà thơ Ý Nhi kể, khi còn là một biên tập viên của Nhà xuất bản Tác phẩm mới ngoài Bắc, chị đã có ý muốn khi vào Nam là phải gặp Lê Văn Ngăn và đề nghị anh tập hợp sáng tác để in thành tập, vì quý tài anh. Nhà thơ Ngô Thế Oanh thì gọi "Lê Văn Ngăn là nhà thơ không bao giờ lớn tiếng" khi viết lời giới thiệu tập thơ Viết dưới bóng quê nhà của anh...
Tiễn biệt nhà thơ Lê Văn Ngăn - ảnh 2
Gặp anh nhiều lần khi thì ở Báo Thanh Niên, ở Đà Nẵng hay Quy Nhơn, tôi thường thấy anh một mực yêu quý bạn bè, lắng nghe họ nói chuyện. Có lúc còn lấy giấy ghi chép câu chữ nào đấy mà mình tâm đắc. Thơ với anh như là cuộc sống vậy. Anh yêu mến từng phút giây của tình thật, của đời thật, dù là khổ đau cay đắng. Và như anh từng nói:
Mẹ tôi sinh tôi ra dưới đáy xã hội
Nuôi tôi lớn lên từ dưới đáy xã hội
Từ dưới vực sâu tôi thường thấy một mảnh trời anh ở trên cao
Lắng nghe tiếng guốc vọng về từ dòng thời gian xa tắp
Ước mơ một mảnh đời sáng tươi không phải của mình…
Và,
Giờ đây dưới những dòng chữ tôi viết giữa đêm khuya
Dường như vẫn lấp lánh nước mắt của người đã khuất…
Lê Văn Ngăn ra đi là một tổn thất không chỉ cho gia đình, bạn bè, mà của cả những người yêu thơ.
Thơ Lê Văn Ngăn
Tưởng nhớ Lê Văn Ngăn và hiểu thêm một tâm hồn thơ sâu thẳm với một ngôn ngữ bình dị mà đau đớn, Thanh Niên Online xin giới thiệu chùm thơ anh viết năm 1986 đã được đăng trên tạp chí Sông Hương và bài thơ gần đây đã đăng trên Thanh Niên:
SƠ THẢO CHÂN DUNG
Căn nhà anh khuất trong xóm nhỏ
Nơi ấy mỗi ngày
anh làm những công việc nhỏ.
Đôi khi nhìn anh rửa sạch chén bát sau bữa ăn hay ngồi trước một trang sách mở
tôi ngỡ nhìn thấy một người đang lặng lẽ lau sạch tâm hồn mình khỏi các ảo tưởng.
Đêm khuya nào, còn nhớ không
chúng ta ngồi dưới nền trời sao, lắng nghe tiếng biển vọng về từ cuối xóm
Anh bảo thời trẻ tuổi của anh đã qua rồi
việc lớn giờ đây là việc của những người trẻ tuổi.
Đêm trước lúc tôi lên đường đi xa, còn nhớ không
chúng ta mời nhau vài ly rượu tiễn
Anh bảo hãy uống thêm ly nữa kẻo mai sau, trong chuyến đi xa cuối cùng
chẳng ai tiễn được ai đâu,
Chia tay anh, tôi về tìm những gam màu lạc quan để vẽ chân dung anh
chân dung một người luôn nhìn vào sự thật...
(Đăng trên Thanh Niên)
CHỊ NẤU BẾP CỦA CÁC THỨ ĐẮNG
Nơi khách sạn ấy
có những người đến để ngồi vào bàn ăn dọn sẵn
và có những người như chị nấu bếp
chị thường đứng bên bụi bặm, lửa, khói
đằng sau tình yêu, nghệ thuật, bông hoa
chị muốn biết những trái mướp đắng
thành thức ăn ngon
cuối cùng, sau nhiều lần thất bại
chị đã tìm thấy phép tính của đắng, cay, ngọt, bùi
đắng, cay, ngọt, bùi
thức ăn của chị gồm đủ thứ như thế
và chị còn một chất đắng khác
chất đắng trong ly cà phê
một người khách đã bảo chị: xin cho thêm chút đường
một người khác bảo: cà phê nầy quá ngọt
cứ như thế cho đến lúc chị nhận ra mỗi người có những chuyện giống nhau
không ai muốn thứ đắng quá
không ai muốn thứ ngọt quá.
GHI Ở MỘT NHÀ HỘ SINH
đây là đứa bé mới ra đời
từ cuộc hôn phối không tình yêu
bao nhiêu năm bao nhiêu nỗi buồn nơi người mẹ
đã in bóng vào khuôn mặt đứa con
con ơi, con ơi
tình yêu chưa tắt trong mẹ sẽ là chiếc khăn dịu dàng
lau sạch khuôn mặt con hết bóng tối
và mẹ sẽ soi đời mình vào khuôn mặt con
thấy lại chút hơi ấm đã từ lâu vắng vẻ
con ơi con ơi, tình yêu mới ra đời ơi
liều thuốc chữa nỗi đau ơi
phần thưởng dành cho nỗi đau ơi
mẹ tin: ngay cả những người bất hạnh nhất
cũng sẽ có ngày sung sướng
MỘT NGƯỜI CHA ĐÃ NÓI NHƯ THẾ
có con, cha phải chia bớt tự do của đời mình
rời khỏi những con đường khuya, cha bước vào
ngồi ở thức canh bên giường bệnh
con người còn bé bỏng này
cần nắm những bàn tay mạnh hơn
để vượt qua một cơn sốt
cha đã chia bớt cho con một phần tự do, thứ quý nhất trên đời
và chẳng buộc con trả giá
trong cuộc sống này, vẫn có những người sống với nhau
không cần theo cách đổi chác
cha cũng không mong con ở mãi bên cha
chim non sẽ đến lúc rời tổ, bay vào trời rộng
con người sẽ đến lúc rời mái nhà mẹ cha, bước theo tiếng gọi của người tình
quả thật, sống gần nhau trong hôm nay
đã thấy trước một ngày không nhìn thấy nhau
ngày ấy, cha sẽ chủ thầm: niềm vui cũng thuộc phần kẻ nào
đã sinh ra người yêu
mong con đừng làm tắt ngấm niềm vui ấy
nghĩa là đừng rẽ vào con đường của kẻ cướp bóc
đừng uống ly bia làm bằng men bất công và mồ hôi của người lương thiện.
(SH20/8-86)
T.Đ.T
(ghi)
theo thanhnien.com.v

NHÀ THƠ LÊ VĂN NGĂN QUA ĐỜI

Nhà thơ Lê Văn Ngăn
 Nhà thơ Lê Văn Ngăn, nguyên Phó chủ tịch Hội Văn nghệ tỉnh Bình Định, vừa qua đời vào lúc 10g40 sáng nay 27-2-2015 (mồng 9 Tết) tại Qui Nhơn sau thời gian dài trị bệnh ung thư. Lễ di quan sẽ tiến hành vào ngày 4-3-2015 (nhằm ngày 14 ÂL).
Anh sinh ngày 15-01-1944 tại Hương Điền,Thừa Thiên-Huế.Tốt nghiệp Trường Sư phạm Qui Nhơn năm 1966, đi dạy học ở Phan Rang, rồi bỏ về Qui Nhơn và Huế để trốn lính. Cộng tác viên của tạp chí Việt từ năm 1968; đầu năm 1972 chính thức tham gia nhóm Việt. Trước 1975 tham gia phong trào học sinh,sinh viên yêu nước Huế (1965-1975), phóng viên Đài phát thanh Huế (1975-1978), có thơ đăng trên các tạp chí Việt, Đối Diện và các tờ báo của Tổng hội Sinh viên Huế, Vạn Hạnh.
Tác phẩm :
- Trên đồng bằng (thơ, in ronéo), Vào một thời im bóng (thơ, in ronéo 1974), Viết dưới bóng quê nhà (2000), Thơ Lê Văn Ngăn (NXB Thuận Hóa, 2015). Nhiều thơ đăng trên báo chí trung ương và địa phương.
-Tác phẩm in chung: Tiếng hát những người đi tới (NXB Trẻ -1993), Tuyển tập Thơ Nhạc Họa Việt (NXB Trẻ -1997), Nhìn lại một chặng đường văn học (NXB TP.HCM -2000), Viết trên đường tranh đấu (NXB Thuận Hóa - 2005)
Giải nhì cuộc thi thơ do báo Văn Nghệ tổ chức năm 1991. Nguyên Phó tổng biên tập tạp chí Phương Mai, Phó chủ tịch Hội Văn nghệ tỉnh Bình Định (1997 -2002), hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.

 (theo Nguyễn Phú Yên / Facebook)


Kết quả hình ảnh cho vòng hoa tang


XIN THÀNH THẬT CHIA BUỒN CÙNG TANG QUYẾN VÀ CẦU CHÚC HƯƠNG HỒN NHÀ THƠ SỚM SIÊU THOÁT

nguyễn văn trai, cao huy khanh, viêm tịnh, nguyễn miên thảo, từ hoài tấn, lữ quỳnh, nguyễn phú yên, nguyễn thanh phương   ngô văn giáo, hà thúc huy, trương văn tri, phạm tấn hầu, cao thoại châu, nguyễn liên châu, ngô đình hải, dương đình hùng, hồ trọng thuyên, vương từ, trần phá nhạc, huỳnh ngọc thương, thái nguyên hạnh, đức phổ, hoàng lộc, huy tưởng, nguyễn đình thuần, giang hải, cao hữu điền, phan lệ dung, lương túy vân, trần vĩnh tựu, đặng văn chơn, hoàng thị thiều anh, nguyên quân, hồ đăng thanh ngọc, nguyễn tuấn, trần dzạ lữ, hạ nhiên thảo, nguyễn sông ba, nguyên minh, nguyễn đăng trình, trần thanh quang, nguyễn thanh văn, vũ trọng quang, huỳnh như phương, nguyễn quốc thái, phạm chu sa và bằng hữu..


Vài hình ảnh kỷ niệm với nhà thơ Lê Văn Ngăn:
Tết Quý Tỵ 2013 tại nhà nhạc sĩ Nguyễn Phú Yên


.

Thứ Hai, 23 tháng 2, 2015

Bói Kinh

Tết mở trang sách đầu năm:



134. Lời Phật dạy:
Nếu tự mình yên lặng
như chiếc chuông bị bể
ngươi đã chứng Niết bàn
ngươi không còn phẩn nộ

134. Dịch nghĩa:
Nếu ngươi yên lặng như cái đồng la bể trước lời thô ác cãi vã thì ngươi đã tự tại đi trên đường Niết bàn, người kia chẳng tranh cãi với ngươi được nữa.


Kinh Pháp Cú, trang 93
DHAMMAPADA - LỜI PHẤT DẠY
HT Thích Thiện Siêu dịch Hán - Việt
HT Thích Minh Châu dịch Pali - Việt
NXB Hồng Đức  - 2014

Chủ Nhật, 22 tháng 2, 2015

Mứt gừng Huế, linh hồn Tết Việt

Dù ở Sài Gòn ấm áp hay quốc gia châu Âu ngập đầy tuyết trắng, mứt gừng Huế vẫn là món Tết duyên dáng, có vị trí độc đáo trong lòng người Việt.

Mứt thành phẩm được đóng gói để mang hương Tết đến khắp mọi miền.
Cay nồng, lát gừng nhỏ và sẫm màu là đặc trưng của mứt gừng Huế. Giữa muôn vàn loại mứt được bày bán, ngày Tết cổ truyền, chắc hẳn không thể thiếu mứt gừng, nhưng giữa vô vàn loại mứt gừng của ba miền, mứt gừng Huế vẫn là một thương hiệu đặc biệt, với hương vị không nơi nào sánh được.
Tôi đến làng Kim Long, nơi nổi tiếng về chế biến mứt gừng thủ công của xứ Huế. Chưa vào đến nơi, hương gừng tươi đã nồng nàn trong gió, cùng với chút se lạnh của những ngày cuối năm, nghe như Xuân đã về trước ngõ.
Theo những nghệ nhân làm mứt, gừng ở đây được mua từ vùng đất Tuần, nơi có đất đồi pha sỏi phía tây bắc thành phố Huế, ở ngã ba Tuần nơi hai nhánh tả và hữu của sông Hương gặp nhau, rất lý tưởng cho cây gừng. Củ gừng Tuần tuy nhỏ nhưng thơm, cay, ấm và chắc.
Vào tháng cuối năm, lúc gừng vừa độ, không quá non và quá già, được bà con thu hoạch để chế biến mứt.
Gừng tươi rửa sạch, gọt vỏ rồi thái mỏng bằng dao Thái (loại dao rất phổ biến ở Huế) rồi làm trắng bằng chanh và quất.
Để miếng mứt không bị vỡ nát, sau khi sấy lát gừng được luộc khoảng 5 phút, rồi trải qua quá trình rim với nước đường một cách thủ công nên miếng mứt khô giòn đúng độ. Mứt rim xong được đổ ra cái mâm để làm khô và sấy, khi chuyển sang màu vàng ruộm là đạt chất lượng.
Mứt gừng Kim Long nổi tiếng nhất xứ Huế, được xuất đi khắp nơi trong nước và nước ngoài. Đây là nghề truyền thống có từ mấy chục năm nay, hoàn toàn theo phương thức thủ công, không phẩm màu, không chất bảo quản. Tại thời điểm Tết nguyên đán đang tới gần, một xưởng ở làng sản xuất 1 tạ 7, 1 tạ 8 mứt gừng mà vẫn không đủ cung ứng.

Củ gừng Tuần được cạo sạch vỏ trước khi thái lát.

Màu vàng ruộm đặc trưng.

Được làm trắng bởi chanh và quất.

Rim với đường theo cách thủ công.

Người Huế thường nhâm nhi mứt gừng trà nóng, vừa bớt lạnh vừa tốt cho sức khỏe.
Theo Phạm Công (Sài Gòn ẩm thực)

Thứ Bảy, 21 tháng 2, 2015

Tết Huế

 Ăn Tết Nguyên đán không phải là phong tục riêng của Huế. Tuy nhiên, Tết Huế có những nét riêng thú vị. Là kinh đô xưa, Huế còn giữ được nhiều cổ tục trong việc đón Tết và ăn Tết.
Trước tiên, là ở phần lễ nghi, cúng kiếng. Nếu ở ngoài Bắc, người ta coi lễ cúng ông Công, ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp là nghi lễ khởi sự cho một cái Tết nên tổ chức rất trọng thị, thì ở Huế lễ cúng ông Táo có phần đơn giản hơn.

Tranh thờ ông Táo. (Ảnh: Vũ Hào - VNE)
Đối với nhiều gia đình người Huế, ngày 23 tháng Chạp đơn thuần là chỉ là ngày thay cát lư hương, quét dọn bàn thờ gia tiên, và tiễn ba ông đầu rau bằng đất nung trên trang bếp ra chân ngôi miếu hay gốc cổ thụ nơi đầu xóm để thay bằng ông Táo mới.
Cái không khí Tết thực sự cảm nhận được phải từ sau ngày 25 tháng Chạp, khi các phường hội thợ thuyền làm lễ cúng tổ nghề, cũng là lễ cúng tất niên, dù một số nghề vẫn tiếp tục hoạt động cho tới tận phút giao thừa như thợ may hay thợ cắt tóc.
Trước Tết, người Huế có thói quen đi thăm các phần mộ tổ tiên. Sau khi quét dọn bàn thờ, thay cát mới cho lư hương và đánh bóng những bộ tam sự, ngũ sự trên bàn thờ gia tiên, mọi người chuẩn bị hương hoa đi thăm viếng phần mộ những người thân đã quá vãng. Họ đến đó, dọn dẹp vệ sinh, chăm sóc những luống hoa, bụi cỏ nơi phần mộ, rồi thắp mấy nén nhang mời người quá cố về ăn Tết với gia đình.
Với những người còn giữ những liên hệ ruột rà nơi quê quán thì lúc này chính là dịp họ trở về thăm bà con nơi quê cũ, biếu người này hộp trà, người kia quả mứt để đón Tết. Đành rằng, người xứ quê có thể mua sắm thật dễ dàng những thứ ấy nơi chợ huyện, chợ làng, nhưng họ thật sự quý trọng những món quà này bởi đó là tấm lòng của những người ly hương nhưng không ly tổ.
Và họ cũng hào hiệp đáp lễ người miệt phố bằng dăm ba ký nếp, cân đậu hay nhành mai chúm chím nụ vàng, lòng những mong cái Tết nơi phố phường sẽ thấm đẫm tình quê hương bản quán.
Với các bà, các chị, Tết là dịp để họ trổ tài nữ công gia chánh. Ngày trước, dường như người ta tự làm tất cả các món ăn mặn ngọt, chay tịnh... mà không phải mua thứ gì. Tết Huế có hàng trăm món ăn: mặn thì có bánh tét, dưa món, thịt bò dầm nước mắm, giò heo bó, chả thủ, nem tré, kim chi chuối chát, hành muối, kiệu chua... ngọt thì đủ loại mứt bánh: mứt gừng, mứt dừa, mứt khoai lang, mứt bí đao, mứt hạt sen, mứt me, mứt cóc, mứt xoài, bánh in, bánh thuẫn, bánh dẻo, bánh bó, chè xanh đánh, chè đông sương, chè khoai tía... Đồ ăn mặn có món gì thì đồ chay có món đó.

Bánh phục linh thường được các bà, các chị làm ngày Tết để dâng cúng lên bàn thờ Phật. (Ảnh: Nghệ nhân Hoàng Thị Như Huy - iHay)

Thứ Năm, 19 tháng 2, 2015

MỪNG XUÂN ẤT MÙI 2015


Chúc mừng năm mới Ất Mùi 2015. 
Chúc năm mới sức khỏe dẻo dai, 
công việc thuận lợi 
thăng tiến dài dài, 
phi những nước đại tiến tới thành công.

Thứ Hai, 16 tháng 2, 2015

Thương hồ ngày Tết và… những cái sướng

Từ Hoài Tấn

GIÓ BI MIN NAM



Năm 78 v bưng
Mang theo ghe hai tn
Tay chèo lái đã tng
Mt mình trong đêm vng

Đêm trên Vàm C Đông
Trăng thượng tun treo c
Ging ngàn lau réo gi
Khúc thương h miên man

Đi thì đi – đi
Kp triu con nước đi
Nay gp ba mùng mười
Nước ròng cho đến ti

Buôn bán vài thiên bàng
Li dăm ba mươi ngàn
Ba con cùng cô v
Nhà nh gn mt gian

Có khi ghe trôi dòng
Bến b đâu ghé tp
Nước ln hay nước ròng
Đt tri trong chiếc nóp

 
Có khi mn đàm cùng
Vi vài ba con cá
Bi đông rượu còn không
Tình sông h chưa đã

Đôi khi có đôi khi
Mun bun dăm ba phút
Thơ thn bui xuân thì
L thèm khơi my git

Ôi min Nam min Nam
Hào khí ngt tri xanh
Ta đường vui gió bi
Mười năm li mười năm
Tóc râu vài si bc
Cô v còn tr măng
Khi v cười li khóc
Hi:
Đi không nh nhà chăng?

1990
 

(TNO) Bến Bình Đông (TP.HCM) trong những ngày giáp tết nhộn nhịp hẳn ra, kẻ buôn người bán không ngơi nghỉ. Trên bờ, người mua hoa rộn ràng dạo phố, dưới sông, kẻ bán hoa tự tại ung dung.


 Chủ ghe, chủ hàng làm bạn 10 ngày tết cũng coi như là tri kỷ Chủ ghe, chủ hàng làm bạn 10 ngày tết cũng coi như là tri kỷ
Nhìn về phía con kênh, những chiếc ghe chở hoa, kiểng neo san sát nhau, kéo dài cả cây số. Hoa, kiểng còn đầy ghe đang nằm chờ người tới mua. Những người buôn kiểng tranh thủ lên bờ tính chuyện mối lái, còn chủ ghe ở lại trông coi ghe thuyền. Những ngày cận tết thế này, chủ ghe đảm nhận luôn "công việc hậu phương" ở chợ tết.
Mặc cho không khí náo nhiệt phía trên, bên dưới lòng con kênh Tàu Hủ là một thế giới hoàn toàn khác. Một không gian quê giữa phố thị Sài thành.
Thương hồ ngày Tết và… những cái sướng - ảnh 2 Ngày xưa, lúc tui còn bán mai ở đường Nguyễn Huệ thì đêm 30 tụi tui đón giao thừa trên ghe luôn. Cái thời mà còn đốt pháo, ghe nào cũng vậy vừa bán xong mỗi ghe treo cây sào lên thẳng đứng rồi treo phong pháo lên đốt chừng nào nó nổ hết rồi nhìn xuống ghe thấy toàn xác pháo...
Thương hồ ngày Tết và… những cái sướng - ảnh 3
Ông Trần Văn Vũ
Nhấp vội chén trà nóng, hai người đàn ông “tri kỷ tạm thời” trong mùa tết ngồi với nhau bàn chuyện tâm giao. Họ nhắc lại những tháng năm lênh đênh đón giao thừa trên ghe với niềm vui sướng khôn tả.
Gắn bó vừa đầy tuần lễ, ông Phạm Văn Thử, chủ ghe, và ông Trần Văn Vũ, người buôn kiểng, cứ như anh em một nhà.
Nghiệp thương hồ
Lênh đênh trên thuyền chở mai từ vùng quê Chợ Lách, Bến Tre lên bến Bình Đông để bán tết (từ 19 tháng Chạp), cũng là lần đầu hai người cùng chung “chuyến đò”, ăn chung, ngủ chung trong mười ngày cận tết.
Ông Vũ kể về những chuyến buôn hàng tết như mọi năm mà ông vẫn đi. Ông gắn bó với nghề buôn mai này là cha truyền con nối ở làng hoa Cái Mơn. Có thâm niên buôn bán từ thời trai trẻ, hơn 20 năm trong nghề, năm nào ông Vũ cũng “đánh hàng” về các con đường trung tâm thành phố để bán tết. Năm nay ông quyết định mang mai về bến Bình Đông cho thay đổi phong thủy một chút.
Những năm đầu ngơ ngác lên chốn Sài Thành, bị lừa mất hàng cộng với việc bị ăn cấp tràn lan, không ổn định làm ông Vũ thất thu trong những ngày tết. Vài năm sau này, “tinh ranh” hơn một chút đối với bọn gian lận trộm cắp, mai nở đẹp hơn một chút, thế là buôn bán suôn sẻ, có lời trong năm đó.
Thương hồ ngày Tết và… những cái sướng - ảnh 4
Sống nghề sông nước chỉ ở quanh năm trên chiếc ghe này tôi đã quen rồi. Với đi bán vầy cũng ghiền, ở nhà không chịu được. Riết rồi ghiền bạn, ghiền bến, ghiền chợ không bỏ được.
Thương hồ ngày Tết và… những cái sướng - ảnh 5
Ông Phạm Văn Thử
Năm nào buôn bán được nhiều, đồng vốn cao, ông thấy thoải mái hơn. Những đêm 30 bán gần hết mai cả chủ ghe với chủ hàng coi như bớt đi chút gánh nặng. Ghe chạy “bon bon” hơn, người lâng lâng hơn.
Nếu năm nào bán chậm, mai tết còn nhiều, thì qua tết hơi vất vả chút. Lòng người giống như đang đè nặng thêm con thuyền.
Nhắc kỷ niệm xưa, ông Vũ lôi ra một đống ký ức về tết, nhưng ông nhớ nhất là những đêm giao thừa vài chục năm trước.“Ngày xưa, lúc tôi còn bán mai ở đường Nguyễn Huệ thì tối đêm 30 tụi tui đón giao thừa trên ghe luôn. Cái thời mà còn đốt pháo, ghe nào cũng vậy vừa bán xong mỗi ghe treo cây sào lên thẳng đứng rồi treo phong pháo lên đốt chừng nào nó nổ hết rồi nhìn xuống ghe thấy toàn xác pháo. Cái thời giao thừa đó vui lắm”.
Niềm vui trên bến, dưới thuyền
Góp chút câu chuyện kỷ niệm cũ, ông Thử cũng xen vào: “Mỗi lần tết là từ ngày 22, 30 âm lịch pháo nổ trên ghe ngợp trời cho đến tết luôn, nghĩ lại mà thấy vui”.
Không để chuyện đứt mạch, ông Thử phân trần nhiều chuyện đời thương hồ nay đây mai đó của ông. Tính đến thời điểm này ông Thử cũng đã hơn 25 năm trong nghề.
Theo cái nghiệp sông nước từ năm 15 tuổi, lúc đó ông Thử chỉ đi làm thuê cho người khác. Sau này có chút vốn lận lưng, ông quyết định làm chủ một chiếc ghe riêng. Ông coi đó là ngôi nhà thứ hai của mình, cùng nó làm bạn với sông nước, lênh đênh chở thuê khắp các tỉnh miền Tây, miền Đông Nam bộ.
Nhưng chiếc thuyền chở hoa tết cặp bến Phú Định từ các tỉnh miền TâyNhững chiếc thuyền chở hoa tết cập cảng sông Phú Định (phường 6, quận 8, TP.HCM) từ các tỉnh miền Tây
Gắn bó cùng chiếc ghe cũng đã lâu, chuyện buồn thì ít mà chuyện vui thì nhiều. Ông Thử nói: “Vui lắm chứ đâu có gì mà buồn, ghe đi toàn cập bến chợ. Người đông nườm nượp lấy gì mà buồn”.
Nhiều năm trước ông quyết định đón tết ở nhà, không nay đây mai đó trong tết nữa. Thế nhưng ông không thể thiếu được cái không khí náo nhiệt của chợ tết. Thế là ông quyết định nhổ neo, nổ máy tiếp tục lênh đênh.
“Sống nghề sông nước chỉ ở quanh năm trên chiếc ghe này tôi đã quen rồi. Với đi bán vầy cũng ghiền, ở nhà không chịu được. Riết rồi ghiền bạn, ghiền bến, ghiền chợ không bỏ được”.
Những đêm 30 lúc chủ hàng buôn bán khấm khá, ghe trống trải, chạy ghe về mà ông Thử thấy vui cho chủ hàng. Con thuyền vì thế cũng băng băng lướt sóng đó giao thừa trên ghe cùng với chén rượu, con gà cúng năm mới.
Càng về đêm, sương càng nặng hạt. Câu chuyện thương hồ có lẽ còn lâu mới kết thúc. Tôi đành tạm biệt về nhà, không quên kèm lời chúc hai "ông bạn thương hồ " năm mới đầy may mắn.
Ở chính chỗ này, nơi mỗi độ xuân về, người ta hay nhắc đến cái tên bến Phú Định “trên bến dưới thuyền”.
Phạm Hữu
thanhnien online

Thứ Bảy, 14 tháng 2, 2015

Tháng Chạp bông hồng vàng

TRẦN THỊ TƯỜNG VY

Tháng Chạp bông hồng vàng 
 Tháng Chạp bông hồng vàng
trong khu vườn cổ tích
dịu dàng và rất chậm nở
gió bão bốn phương trời góp lại
không làm rơi rụng cánh hoa bay
bông hồng vàng bỗng dưng hóa thân
thành
Người Đứng Trên Miệng Núi Lửa
ngó xuống nhân gian một nụ cười…

Cát đá bật tung mặt trời tím than
anh thách thức với bình nguyên và sa mạc
anh thách thức với con đường và điểm hẹn
anh không muốn mất lòng bất cứ một ai
sao anh không báo trước
với em và ba người con của chúng ta
sao anh nỡ lìa bỏ khu vườn hồng ngôi nhà cổ
nơi hơi ấm của anh còn nguyên giá vẽ
nơi hơi ấm của chúng mình và các con
nơi hơi ấm của những người thân quen
nơi tiếng cười vui bè bạn
nồng nàn và thanh khiết
in dấu hồng từ ngoài hành lang đến phòng khách


Có bông hồng vàng nở rất chậm
mái tóc bồng bềnh như mây trời
chập chờn sau vầng trán hoang vu
anh thẳng thắn nói với em về điều mình mơ ước
tràn đầy lối đi khắp nơi hoa dại nở
đồi núi xanh rừng thưa mỏng
anh thường nói với em nơi cõi đời giả tạm này
vẫn có cái bất tử
là tình yêu chân thật
là thiên tài nghệ thuật
anh vẽ nỗi đau đất nước
những người mẹ bị cướp mất con
những trẻ em bị cướp tuổi thơ
sao anh bỏ đi tất cả
quên không vẽ em bỗng dưng bị mất anh
quên không vẽ các con thiếu anh trong ngôi nhà ấm áp bông hồng vàng


Những tách cà phê đen chông chênh góc bàn
nhớ anh mà không biết nói
còn hy vọng nào có thể làm thăng bằng
nỗi đau em không muốn bộc bạch
nơi vườn nhà tháng Chạp bông hồng vàng
vẫn nở chậm đón đợi mặt trời lên.
                             
Huế, 31/12/2014

Thứ Sáu, 13 tháng 2, 2015

MƯỜI BÀI THƠ MÙA XUÂN CỦA TRẦN NHÂN TÔNG NGUYỄN LƯƠNG VỴ CHUYỂN DỊCH THƠ VIỆT



I. LỜI GIỚI THIỆU:
Trần Nhân Tông (chữ Hán: 陳仁宗; 7 tháng 12 năm 125816 tháng 12 năm 1308,) là vị vua thứ 3 của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam. Ông trị vì 15 năm (12781293) và làm Thái Thượng hoàng 15 năm.
Trần Nhân Tông được sử sách ca ngợi là một trong những vị vua anh minh nhất trong lịch sử Việt Nam. Ông có vai trò lãnh đạo quan trọng trong Chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt lần 2lần 3.
Trần Nhân Tông cũng là người đã thành lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, lấy pháp hiệu là Đầu Đà Hoàng Giác Điều Ngự. (Tham khảo từ trang Web. Vikipedia.org VN.)
“… Theo sử sách còn ghi được, Trần Nhân Tông là tác giả các tập thơ sau đây: Trần Nhân Tông Thi Tập, Đại Hương Hải Ấn Thi Tập, Tăng Già Toái Sự, Thạch Thất Mỵ Ngữ. Tuy vậy, sau bao nhiêu phen dâu bể của chiến tranh, loạn lạc, số tác phẩm trên đều đã mất. Hiện thơ ông chỉ còn giữ được 31 bài, hai cặp câu thơ lẻ, một bài minh và một bài tán, chép trong các tuyển tập. So với nhiều nhà thơ khác thời Lý – Trần, số lượng ấy kể cũng đã không phải là nhỏ.” (Trích từ bài viết của Nguyễn Huệ Chi và Trần Thị Băng Thanh, ngày 27.08.2012,“Sự thống nhất giữa hoàng đế, thi nhân và thiền gia trong một nhân cách - Trần Nhân Tông” trên trang trannhantong.net)

II. PHẦN DỊCH THƠ:


10 bài thơ có nội dung mùa Xuân được tuyển dịch dưới đây, trích từ  bản PDF của sách Thơ Văn Lý-Trần, tập 2, NXB Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, 1977. Phần dịch nghĩa, ghi chú, có hiệu đính thêm một vài ý chưa rõ nghĩa, hoặc thiếu phần Hán văn.

Mỗi bài thơ được trình bày theo thứ tự:

. Nguyên văn bài thơ chữ Hán
. Phiên âm
. Dịch nghĩa
. Ghi chú
. Phỏng dịch thơ Việt


***

 
1.


Phiên Âm:

XUÂN HIỂU

Thụy khởi khải song phi,
Bất tri xuân dĩ quy.
Nhất song bạch hồ điệp,
Phách phách sấn hoa phi.

Dịch Nghĩa:

SỚM XUÂN

Ngủ dậy mở cánh cửa sổ,
Không biết mùa xuân đã về.
Có một đôi bướm trắng,
Vỗ vỗ cánh, bay đến gần với hoa.

Phỏng Dịch Thơ Việt:

SỚM XUÂN

Ngủ dậy, mở cửa trông
Nào hay Xuân mênh mông
Kìa một đôi bướm trắng
Vỗ vỗ cánh vờn bông!

2.


Phiên Âm:

XUÂN NHẬT YẾT CHIÊU LĂNG

Tì hổ thiên môn túc,
Y quan thất phẩm thông.
Bạch đầu quân sĩ tại,
Vãng vãng thuyết Nguyên Phong.

Dịch Nghĩa:

NGÀY XUÂN THĂM CHIÊU LĂNG

Lính thị vệ như cọp, đứng nghiêm túc trước ngàn cửa,
Áo mũ các quan đủ cả bảy phẩm.
Người lính già đầu bạc còn đến ngày nay,
Thường nhắc lại chuyện Nguyên Phong đã qua rồi.

Ghi Chú:

. Chiêu lăng [ ]: Lăng vua Trần Thái Tông (chữ Hán: 陳太宗; 10 tháng 7, 12185 tháng 5, 1277), tên thật là Trần Bồ [陳蒲,] sau đổi thành Trần Cảnh [陳煚,]
là vị hoàng đế đầu tiên của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam. Ông ở ngôi hơn 32 năm (1225 - 1258), làm Thái thượng hoàng trong 19 năm. Trần Thái Tông là cha của Trần Thánh Tông và là ông nội của Trần Nhân Tông.
. Chuyện Nguyên Phong []: Trần Thái Tông, nguyên tên thật là Trần Cảnh, là vua thứ nhất của nhà Trần. Ông sinh ngày 17.07.1218, mất ngày 04.05.1277. Ông làm vua 33 năm, nhường ngôi 19 năm, thọ 59 tuổi. Khi lên làm vua năm 1226, Trần Cảnh đổi niên hiệu là Kiến Trung; năm 1232, đổi là Thiên Ứng Chính Bình; năm 1251, lại đổi là Nguyên Phong.
Ngày 17.01.1258, (niên hiệu Nguyên Phong thứ 7) quân Nguyên tràn tới cánh đồng Bình Lệ (phía nam Bạch Hạc, Việt Trì, Phú Thọ). Trần Thái Tông chỉ huy cuộc chiến đấu chống giặc. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư tả: "Vua tự làm tướng đốc chiến đi trước, xông pha tên đạn…".
Ngày 29.01.1258, Trần Thái Tông cùng thái tử Hoảng (sau là vua Trần Thánh Tông) đã phá tan quân Nguyên ở Đông Bộ Đầu, chiếm lại Thăng Long, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ nhất. Trần Thái Tông đã đi vào lịch sử như một vị vua anh hùng cứu nước. Chiến công hiển hách của quân dân nhà Trần đánh tan cuộc xâm lược lần thứ nhất của quân Nguyên Mông được sử sách đời đời ghi nhớ như một điểm son chói lọi trong lịch sử chống ngoại xâm đầy oanh liệt của của dân tộc ta.