Thứ Ba, 9 tháng 10, 2012

Mỹ học của Maurice Merleau-Ponty



Tiểu luận Khổng Đức
       Merleau-Ponty (1908-1961) là một trong những nhân vật quan trọng của chủ nghĩa tồn tại. Ông xuất thân trong gia đình giai cấp tiểu tư sản, từng học tại Học viện Cao đẳng Sư phạm ở Paris, sau đó là giảng viên triết học của học viện. Ông chịu ảnh hưởng triết học Bergson và Husserl, tự  gọi triết học của ông là “Tri-giác hiện-tượng-học”, từng cng tác với Sartre trong tạp chí “Hiện đại”. Năm 1942, M.Ponty đưa ra tác phẩm đầu tiên là “cơ cấu của hành vi”(La structure du comportement), đến năm 1945 thì hoàn thành luận văn “Tri-giác hiện-tượng-học” (Phenomenologie de la perception). Ngoài ra  ông còn có những tác phẩm: Ý nghĩa và vô ý nghĩa (sens et non sens)-1948; Phù hiệu (signes)-1960; Thị giác và tâm tư (L’oeil et le regard)-1961; Thấy và không thấy được (Le visible et l’invisible)-1963.
Triết học cơ bản của ông là một thứ vô thần học, và điểm chủ yếu trong triết học của ông là khái niệm tri giác. Theo ông thì tri giác là cơ sở phản tỉnh của con người, và cơ sở của tri giác là cơ thể của con  người; ông chống đối  thuyết “tôi tư duy là tôi tồn tại” của Descartes, nhấn mạnh về tính thực tại của tư tưởng tồn tại, và tính quan trọng của tri giác không phải là khái niệm hóa của cách quan sát cùng thế giới nhận thức. Mà cho rằng sự tồn tại trong thế giới tóm lại là ý thức phản tỉnh đối với thế giới. Vì sự tư duy, tất nhiên con người tồn tại, con người ngoài việc bản thân tồn tại, còn có sự tồn tại của bản tính. Sự tồn tại của con người lệ thuộc vào sự tồn tại của tồn tại, tức là con người tồn tại vì cá thể của nó, và cũng là một bộ phận của tồn tại; không có tồn tại tức không có thế giới, nên tồn tại là bản chất. Một trong tính của tồn tại là ẩn tàng, do đó nếu nó phô bày ra thì chắc không sao đạt được. Có thể không phải là quan niệm, cũng không phải sự vật, mà vây quanh nó chỉ là quan niệm, và là độ lượng của các thứ sự vật. Quan niệm cũng không phải là hư vô mà là một thứ đối tượng không thể thấy được. Cơ thể và linh hồn là một đơn vị có thể cảm được hai phương diện của thế giới, và thế giới cũng kể như là mối liên hệ cội nguồn của sự vật. Sự tồn tại chỉ thông qua con người, tự thân nó biểu hiện, và chủ yếu của con người là phải ngoại tại hóa sự tồn tại, cùng lí giải và phô bày sự tồn tại.
                                                                                                                  
Tri giác và bản chất của nghệ thuật.-
Đối với vấn đề mỹ học, Merleau-Ponty rất nồng nhiệt, ông cho rằng triết học cũng là một thứ nghệ thuật, vì nó vẫn thông qua tri giác con người mới biểu hiện được sự tồn tại. Do đó, trong tư tưởng mỹ học, cũng giống như trong tư tưởng triết học, tri giác và tồn tại đều là hạch tâm của khái niệm.
Merleau-Ponty cho rằng đối với việc diễn đạt ý tưởng, khởi đầu là vận dụng tri giác ở cấp thấp nhất, rồi sau đó mới phát triển thành nghệ thuật. Muốn phô bày cái bản thể của thế giới tồn tại thì phải nắm cho được cái áo bí của tồn tại, tức vạch ra được cái hiện tượng mộc mạc của tri giác trực giác. Do đó ông chỉ rõ: “Cái hành động đầu tiên của triết học là phải xâm nhập vào thế giới khách quan đầy sống động, cùng phát hiện cái hiện tượng mới mẻ, đánh thức tri giác theo hướng mới, đồng thời biến tự thân nó thành một thứ sự thực và một thứ tri giác quên đi bộ mặt giả trá. Tri giác là trung tâm của cơ thể, tri giác ở trong cơ thể và là chủ thể của tri giác. Nó là cơ cấu của một thứ sáng tạo tính, tự thân nó liên tục phát triển trong thời gian. Cơ thể là một thứ cơ cấu  đối với thế giới khai phóng cùng liên hệ với thế giới. Nó là điểm chống đỡ và lèo lái của con người trong thế giới. Tri giác là phần kiến trúc quan trọng trong cơ thể, bỏ tri giác tức là bỏ sự tiếp xúc đối với các thứ sự vật, nó là sự tồn tại được nhận thức trước đó. Cứ theo quan điểm của Merlau-Ponty, đối tượng của tri giác với các thứ sự vật không phải là tài liệu cảm tính đơn thuần, mà là xuyên qua đặc trưng cảm tính của chúng bộc lộ ra các thứ ý nghĩa. Thí dụ như đối với tri giác màu đen, chúng ta không phải chỉ biết đó là màu đen khi xuyên qua ánh sáng, mà còn cảm được đó là một thứ ức chế, trầm mặc, hay nghiêm trang. Do đó tri giác là nơi bắt gặp ý nghĩa. Phương thức tồn tại của sự vật là phải thông qua tri giác mới có thể bộc lộ được sự tồn tại. Ông nói :”Tôi dùng cái phương pháp tổng thể của cá thể tồn tại của tôi đạt đến tri giác: tôi nắm được cái cơ cấu độc nhất vô nhị của sự vật, cái phương thức độc nhất vô nhị của tồn tại, chúng hướng về phía tôi mà hiển hiện. Do đó, với Merleau-Ponty tri giác là nắm được thế giới, nắm được một phương thức căn bản của tồn tại. Tri giác có tính sáng tạo, nhưng nó không giống như cái kính lấp lánh phản ánh đối tượng cảm xúc, mà là tính sáng tạo cấp ý nghĩa cho đối tượng. Cùng lúc nó cũng mang tính trực giác, nó là một thứ hoạt động tiền phản tỉnh. Ngoài ra, tri giác cũng tiến hành trong bối cảnh sinh hoạt quá khứ và tương lai của con người. Những đặc trưng cơ bản của tri giác đối với việc hoạch định bản chất của nghệ thuật là  đặc nặng vấn đề ý nghĩa.
Merleau-Ponty cũng xác minh:”Nghệ thuật là phô bày biểu lộ cái chân tướng của sự vật; không kể nó là văn học, âm nhạc hay hội họa cũng thế thôi. Chân tướng của sự vật lại tiềm ẩn trong vật chất hiện thực, chỉ thông qua tri giác mới thể nghiệm được. Sự tối tăm của chân tướng sự vật là để bảo trì trạng thái thần thánh của nó; nghệ thuật phải thông qua phương cách đặc biệt của tự thân mới có thể thấy được đối tượng, và biểu hiện được ý nghĩa có thể thấy được đó. Nhiệm vụ của nhà nghệ thuật là khiến cho sự tồn tại không thể thấy được của đối tượng thành thấy được, bộc lộ cái chân tướng tồn tại, khiến cho cảm giác đối với sự tồn tại và tưởng tượng thành đối tượng có thể lí giải được”.   
Những hình vẽ trên vách đá của hang động xa xưa cũng như họa sư Picasso và các môn phái hội họa hiện nay, nhiệm vụ của họ là khiến cho đối tượng sự vật thành tồn tại và có thể thấy được.
Merleau-Ponty còn tiến thêm một bước nữa là chỉ rõ: mỗi một cá nhân cụ thể, mỗi người có một dạng thức tri giác khác nhau, vì mỗi cá nhân có một cảnh ngộ khách quan, và những điều kiện không giống nhau, do đó  mỗi người tự thân có một thứ tri giác riêng biệt. Khi tri giác một đối tượng, họ thường chú ý đến những bộ phận này mà quên đi hay coi thường các bộ phận khác, sự chú ý hay coi thường mỗi người cũng mỗi khác. Đối với nghệ thuật gia thì đây là điểm họ cấu tạo thành cơ sở cá tính.

Ý nghỉa của tác phẩm nghệ thuật
 Theo ông, toàn bộ triết học đều dốc vào việc sáng tạo trùng tân một lực lượng ý nghĩa chỉ vào sự vật; ngoài ra còn có phương diện ý nghĩa trong mỗi thời kì, đúng như Valery từng nói “ ngôn ngữ là tất cả.” vì nó không phải là thanh âm của một cá nhân mà là sự vật, như thanh âm chân thực của nước chảy, của rừng rậm…”
Nghệ thuật mang tính sáng tạo, trong đó nguyên nhân chủ yếu của nó là tính ngôn ngữ, vậy thì bản thân ngôn ngữ tức là sáng tạo. Ngôn ngữ thủy chung mang tính chất khai phóng, do đó mà luôn luôn biến hóa và là cơ sở kéo dài của sự cách tân. Chính vì ngôn ngữ mang tính sáng tạo, cho nên thi nhân mới dụng ngôn ngữ mà sáng tạo ra thơ gây xúc động lòng người. Cà họa sĩ, cả nhạc sĩ, điêu khắc gia cũng dùng ngôn ngữ nghệ thuật của mình mà sáng tạo nên những tác phẩm nghệ thuật lắm sắc thái. Do đó mà Merleau-Ponty mới nói rằng:” Ý nghĩa của ngôn ngữ chia thành các bộ phận, giống như cơ thể xinh đẹp của sự vật, nó thông qua sự tồn tại và liên hệ với tồn tại, mà còn sinh ra khuynh hướng yêu thương, sắc dục hóa cơ thể có một ý nghĩa hấp dẫn khiến tự thân thành một mạng lưới, một năng lực thiên phú, đúng như tri giác tự thân của cơ thể cùng lúc giống như tri giác của thế giới. Mới thấy do ngữ nghĩa tính của tác phẩm nghệ thuật, mà tác phẩm nghệ thuật thông qua tác dụng ngôn ngữ thành có ý nghĩa. Cái ý nghĩa căn bản nhất là trình bày sự tồn tại. Có thể nói cách nhìn của Merleau-Ponty là kế thừa cách nhìn của Heidegger. Theo Heidegger là con người mượn ngôn ngữ để nhận thức công cụ của sự tồn tại, thậm chí còn chủ trương “ngôn ngữ là căn nhà của sự tồn tại”. Và ngôn ngữ của Heidegger không phải là thứ ngôn ngữ miêu tả hay giải thích mà là ngôn ngữ được hình ảnh hóa, ngôn ngữ của thơ. Thông qua thứ ngôn ngữ ấy, chân lý của sự vật và sự tồn tại mới được phô bày ra.
Thế nhưng chỉ dựa vào tính ngữ nghĩa qui định thành ý nghĩa của tác phẩm nghệ thuật; vì tính chất ý nghĩa của ngôn ngữ quá mênh mông, nó bao hàm tất cả đặc trưng hệ thống phù hiệu cơ bản. Tác phẩm nghệ thuật sở dĩ có ý nghĩa, điểm quan trọng là vì nó là sản phẩm của tưởng tượng.Thí dụ như một họa sĩ chẳng hạn, trong khi ông ta vẽ là áp dụng một thứ tưởng tượng, một thứ lí luận không sao nói được. Ông ta không thể không thừa nhận hình hình sắc sắc của sự vật đầy trong nảo phải nạo vét; hay nói như Malherbe, theo cách nói song quan luận, cho rằng tâm khiếu bộc lộ từ đôi mắt đạt đến vẽ tròn đầy của sự vật, tâm không dừng lại khiến cho tự thân thị lực thấu suốt và thích ứng với sự vật. Tửởng tượng thông qua hư cấu biểu hiện khiến công chúng tiếp thu như sự thật cùng với ý nghĩa phong phú rót vào tình cảnh hư cấu, làm cho tác phẩm nghệ thuật có đầy ý nghĩa.  Quá trình sáng tác tác phẩm nghệ thuật là quá trình tưởng tượng của nghệ thuật gia.  Trong quá trình ấy, nghệ thuật gia thông qua dạng thức tri giác tự thân  đặc biệt sáng tác các thứ nhân vật, hình ảnh và hoàn cảnh, từ đó biểu hiện đầy đủ ý nghĩa. Tác phẩm nghệ thuật biểu hiện là mối quan hệ cá nhân nghệ thuật gia với thế giới, trong đó không phải chỉ có tiềm ẩn các thứ sinh hoạt của nghệ thuật gia, mà còn liên hệ đến các thứ sinh hoạt của tha nhân. Chính vì vậy mà theo cách nhìn của Merleau-Ponty, ý nghĩa phong phú của tac phẩm nghệ thuật không bao giờ khô kiệt. Vì nghệ thuật gia và người thưởng ngoạn đều là con người của lịch sử tính.
Mỹ học nghệ thuật của Merleau-Ponty bao hàm đặc trưng cơ bản của mỹ học chủ nghĩa tồn tại; nó là hạch tâm của khái niệm tồn tại, dùng nghệ thuật làm phương cách biểu hiện tồn tại. Nhưng mỹ học nghệ thuật của ông tự nó lại có tính đặc biệt độc đáo. Trước tiên ông đưa ra vai trò chủ thể kinh nghiệm có tác dụng trong nghệ thuật, ông đem tri giác và tưởng tượng  của nghệ thuật gia gia tăng đột xuất, khiến cho tác phẩm nghệ thuật sinh ra yếu tố tâm lý liên hệ với chủ thể. Đó là điều mỹ học hiện đại Tây phương rất chú ý đến việc nghiên cứu cơ bản thẫm mỹ học kinh nghiệm, là một trong những khuynh hướng nghệ thuật mỹ học biểu hiện quan trọng. Từ đó khiến cho nghệ thuật mỹ học mang tính hiện đại mới mẻ. Điểm thứ yếu, nghệ thuật mỹ học của M. Ponty rất coi trọng đặc trưng tính của  ngôn ngữ trong tác phẩm. Trong phương diện này, nghệ thuật mỹ học của ông trong việc biểu hiện cùng với ngôn ngữ mỹ học, giải thích học mỹ học có khuynh hướng tham thấu lẫn nhau. Ngoài ra, ông coi ý nghĩa của tác phẩm nghệ thuật mang tính chất khai phóng, đó là điểm khải phát vô cùng phong phú. Chủ yếu nghệ thuật mỹ học của ông giới hạn trong khái niệm “tri giác” kể như đó là  then chốt, mà chủ yếu bản thân của “tri giác “ là trực giác, nó đi trước tư tưởng phản tỉnh, là cách thức nhận thức thế giới khác thường chứ không phải là khái niệm, hiển nhiên, đó là cách bải bỏ tính logic ra khỏi sự tư duy, coi nghệ thuật như là thứ hoạt động thuần túy trực giác; đó là thứ nghệ thuật mỹ học được bao trùm trong ảnh hưởng của chủ nghĩa thần bí.
  
Thế giới cảm tri – Bản thân cơ thể ở trong thế giới giống như quả tim nằm trong cơ thể: nó liên tục bảo trì cảnh tượng sống động của thị giác có thể tiếp xúc, nó kích thích sự sống nội tại và nuôi dưỡng lấy nó, tự tạo thành hệ thống. Khi tôi đi lại trong phòng của tôi, nếu như tôi không biết đến những đồ vật ở bên ngoài hiện ra ở đây hay ở kia, nếu tôi không ý thức được những cử động của tôi, nếu thông qua những cử động của tôi, tôi không ý thức được tính thống nhất của cơ thể như các thứ ngoại quan cung cấp cho tôi nhìn thấy có thể không phải là vật thể đồng nhất của các khía cạnh. Đương nhiên tôi có thể suy tưởng ở trên nhìn xuống căn phòng, tưởng tượng ra nó hay vẽ bình diện căn phòng ra trên giấy; nhưng cùng lúc nếu không thông qua sự thể nghiệm của cơ thể, tôi không thể nào hiểu được tính thống nhất của vật thể. Vì cái mà tôi gọi là sự vật bình diện chỉ là cảnh tượng toàn cảnh mở rộng; chính là căn phòng nhìn từ trên cao, và nếu tôi có thể tóm tất cả những cảnh tượng của căn phòng, vì tôi biết rõ với cái chủ thể cụ thể hóa đồng nhất, có thể nhìn khắp các khía cạnh khác nhau. Người ta có thể giải đáp rằng, nếu thay thế vật thể trong thể nghiệm cơ thể như một cái cực tận cùng (pole) của sự thể nghiệm, thì chúng ta đoạt mất tính cấu tạo khách quan vật thể. Từ quan điểm của cơ thể chúng ta không bao giờ thấy được trọn vẹn sáu mặt của một hình khối dù nó là thủy tinh; tuy  nhiên từ hình khối có một ý nghĩa, tự thân hình khối, thực tế hình khối, vượt ra ngoài sự hiển hiện của cảm giác, vẫn là sáu mặt bằng nhau. Càng đi xung quanh nó, tôi càng thấy cái mặt chính biến dạng rồi biến mất, và mặt khác tiếp tục xuất hiện thành mặt chính. Như thế thể nghiệm bản thân vận động, chẳng qua chỉ là biết được điều kiện tâm lý, chứ không dùng được vào việc xác định ý nghĩa một vật thể. Vật thể và cơ thể tạo thành một hệ thống, nhưng nó là hệ tương quan khách quan, chứ không phải là một thứ tập hợp ứng đối chủ quan như chúng ta vừa mới nói qua. Vật thể thống nhất tính có thể là tư tưởng (tưởng tượng) chứ không phải là mối liên quan của cơ thể thể nghiệm đến vật thể thống nhất. Nhưng vật thể có thể tách ra khỏi những tình huống thực tế hướng về chúng ta hiển hiện sao? Người ta có thể dùng phương pháp suy luận tập họp tại khái niệm số 6, khái niệm của các khía cạnh và sự đồng đều, kết nối lại trong một công thức thành ra định nghĩa của khối. Nhưng cái định nghĩa ấy đặt thành vấn đề với chúng ta hơn là cung cấp sự kiện đề suy tư. Chỉ có ý thức được cái đặc thù tồn tại của không gian chứ không thoát ra được sự tư duy đui mù và tượng trưng. Vấn đề là trong tư tưởng vẽ ra được một khối sáu cạnh bao hàm một không gian có hình trạng đặc biệt. Nhưng nếu những từ “bao hàm” và “trong” có ý nghĩa với chúng ta, chính vì nó vay mượn ở sự thể nghiệm của chủ thể cụ thể hóa của chúng ta. Trong bản thân không gian nếu không có sự hiện diện của một chủ thể tâm sinh lý, thì không thể có một phương vị định hướng, cũng không có cái gì ở bên trong bên ngoài. Một không gian bị khép kín giũa các cạnh của một khối, giống như chúng ta   nhốt kín giữa những bức tường trong  căn phòng của chúng ta. Để có thể suy tư về về cái khối chúng ta phải chiếm cứ một vị trí trong không gian, có khi là bình diện, có khi ở trong khối hay ở bên ngoài khối, và từ đó chúng ta thấy được viễn cảnh. Một khối có sáu mặt bằng nhau không chỉ không thể thấy, mà còn không suy tư được; chính vì cái khối tự thân nó là khối, nhưng nó lại không tự là nó, mà nó là một vật thể tự tại hay tự tại tuyệt đối, mà không tự suy tư vật thể  là gì, sự phân tích phản tỉnh chỉ muốn chúng ta tách ra khỏi sự độc đoán. Nhưng vẫn có một sự suy tư khác, khẳng định ý nghĩa kế tục của vật thể, mà không đòi hỏi ý nghĩa ấy làm thế nào xâm nhập được vào sự thể nghiệm của chúng ta. Phân tích phản tỉnh dùng sự tư duy tuyệt đối của vật thể thay thế cho sự tồn tại tuyệt đối vật thể, nhìn vật thể từ trên cao, suy tư không dựa trên quan điểm nầy nó tự hủy cơ cấu nội tại: cho nên khi tôi thấy một khối sáu mặt đều nhau, nếu tôi có thể nắm được vật thể, không phải vì tôi từ nội bộ vật thể tạo nên, mà chính vì thông qua sự thể nghiệm tri giác tiến sâu vào thế giới. Cái khối có sáu mặt đều nhau là khái niệm giới hạn, thông qua đó mà nó hiển hiện trước mặt tôi, dưới tay tôi, và cái khối hữu hình đó trình hiện trước thị giác tôi.
Nhưng bề mặt của hình khối không phải là sự phản chiếu, mà chính là những bề mặt khi chúng ta nhìn mặt này đến mặt khác, và căn cứ theo sự hiển hiện viễn cảnh, tôi không cấu tạo khái niệm hình học để lí giải các mặt; nhưng cái khối đã ở trước mặt ta, và các mặt như tự hiển hiện ra. Tôi không cấn phải vận động cái tự ngã của tôi để có cái nhìn khách quan, tôi cũng không cần tính đến sự vận động chính mình để hiểu được hình trạng chân chính của mặt sau vật thể. Sự tính toán đã hoàn thành rồi, sự hiển hiện mới đã cùng với  chủ thể kết hợp rồi và biểu hiện thành một, không phải thông qua một thứ kỷ hà học thiên nhiên nào, mà là sự liên hệ giữa các bộ phận của cơ thể tôi giống như tương tợ tồn tại với nhau.
Sự tri giác ngoại tại và tri giác của cơ thể tự thân là một như nhau, vì nó là hai mặt của cùng một hành động. Từ lâu người ta cố gắng giải thích cái ảo ảnh của Aristote, cho rằng cái vị trí bất bình thường của những ngón tay không thể nào tổng hợp sự tri giác của nó được. Ngón giữa của cánh tay mặt và ngón cái của cánh tay trái không hoạt động bình thường với nhau được; nếu cả hai ngón tay có đụng chạm với nhau, như thế cần phải có hai đoạn (billes). Thực tế sự tri giác của hai ngón tay không phải chỉ cách nhau mà là ngược lại: chủ thể tham dự vào ngón tay cái, điều gi đụng chạm đến ngón giữa và qua lại lẫn nhau, như người ta dùng hai vật khác nhau gây kích thích như cây kim với quả bóng tròn, Thì trước tiên cái ảo ảnh của Aristote rối loạn. Cho nên hai cái tri giác của xúc giác không thể tổng hợp trong một vật thể đồng nhất, không phải vì vị trí ngón tay là bất bình thường hay do sự thống kê ít xảy ra, mà là vì ngón giữa của tay mặt và ngón cái của tay trái không thể giúp nhau trong việc khám phá vật thể; vì sự giao thoa của những ngón tay như là sự bắt buộc, vượt  qua khả năng cơ động của những cử động áp bức, vượt qua khả năng cơ động tự thân của những ngón tay, và không thể nhắm vào mục tiêu cử động. Cho nên sự tổng hợp của vật thể là phải thông qua sự thực hiện tổng hợp của cơ thể tự thân, sự tổng hợp của vật thể cùng với tổng hợp của  bản thân cơ thể là vật giống nhau và có sự liên hệ với nhau. Nói một cách chính xác hơn, là sự cảm tri của một phần ngón tay   giữa hai ngón tay có sự đồng nhất do một khí quan chi phối, Sự rối loạn của đồ hình cơ thể có thể biểu hiện trực tiếp trong thế giới bên ngoài mà không cần đến sự kích thích. Trong căn bệnh ảo giác tự thân (l’heautosope), trước khi bệnh nhân tự nhìn lấy mình, chủ thể đều phải trải qua trạng thái suy tư mộng ảo hay lo âu, và rồi hình ảnh tự ngã hiện ra ở bên ngoài, đó chẳng qua là mặt trái của nhân cách giải thể (depersonnalisation). Bệnh nhân tự cảm thấy như có hai cơ thể ở bên ngoài nó, một giống như ở trong thang máy đi lên, chợt thình lình đứng lại (vì trục trặc kĩ thuật). Tôi cảm thấy cái bản chất của cơ thể tôi như thoát khỏi tôi do cái đầu như vượt qua giới hạn của cơ thể khách thể...Chính trong cơ thể của nó mà bệnh nhân cảm thấy như người khác mà mắt nó chưa hề thấy bao giờ; giống như người bình thường biết được vết cháy ở sau gáy của nó, mà người ở sau nó thấy được. Cùng tương ứng một hình thức thể nghiệm ở bên ngoài bao hàm và dẫn đến tự thân cơ thể ý thức được. Có nhiều bệnh nhân nói rằng họ có cái ảo giác của “giác quan thứ sáu”. Theo sự thí nghiệm của các nhà tâm lí bệnh lí thì trường thị giác khách quan của vật thí nghiệm bị đảo ngược, đầu của vật thể bị chổng ngược xuống đất, phải sau ba ngày vật thể thí nghiệm mới phục hồi trạng thái như cũ. Người bị thí nghiệm cũng bảo họ thấy được ngọn lửa ở phía sau ót. Đó là vì phương vị của môi trường thị giác và là năng lực của ý thức cơ thể tự thân cùng với môi trường thị giác đưa đến sự thể nghiệm đảo ngược, có thể xuyên qua hiện tượng vật thể, hoặc xuyên qua chức năng cảm giác của cơ thể trong sự trùng tân phân phối không có gì khác biệt. Nếu người bị thí nghiệm có thể điều tiêt thị giác nhìn xa hơn, thì nó tự thấy ngón tay của nó hay những vật thể gần nó có hình ảnh lớn gấp đôi, Nếu người ta đụng đến nó hay chích cái gì vào cơ thể thì nó có cảm giác đụng chạm hay đau gấp đôi. Do đó cái ảo giác nhìn một vật thể thành hai. Tất cả tri giác trực tiếp bộ phận ở bên ngoài là một thứ tri giác của cơ thể ta giống như một thứ tri giác ở bên ngoài mà ngôn ngữ có thể giải thích. Như bây giờ chúng ta thấy đó, cơ thể không phải là vật thể thông suốt, không phải giống như qui luật cấu tạo thành hình tròn toán học nó cung cấp cho chúng ta; mà cơ thể chỉ là sự biểu hiện đồng nhất tính trực tiếp mà chúng tiếp nhận được là cơ cấu tự câu thông với thế giới cảm tính. Lý thuyết của đồ hình cơ thể là ẩn tàng lý thuyết của tri giác. Chúng ta phải tìm hiểu lại sự cảm tri của cơ thể chúng ta, chúng ta đã phát hiện được một thứ tri thức khách quan và cách xa liên quan đến cơ thể, và cái tri thức của cơ thể, vì cơ thể là sát thân với chúng ta và chúng ta là cơ thể. Cần phải vận dụng các phương pháp đánh thức sự thể nghiệm thế giới, vì thông qua cái cơ thể của chúng ta, mà chúng ta thành tồn tại trên thế giới, vì chúng ta cảm tri được thế giới qua cơ thể của chúng ta. Nhưng trong khi cơ thể chúng ta tiếp xúc và liên hệ với thế giới, cũng là lúc chúng ta phát hiện được chính bản thân chúng ta. Vì nếu chúng ta nhận thức được cơ thể chúng ta là cái ngã của thiên nhiên và là chủ thể của tri giác. ( Le corps est un moi materiel et comme le sujet de la perception.)
                                                                                    Khổng Đức (7-2012)

Không có nhận xét nào: