Thứ Tư, 30 tháng 7, 2014

Marcel Reich-Ranicki, Một lời biện hộ cho thơ


(Chép lại từ trang : http://drtruong.wordpress.com/2002/09/03/marcel-reich-ranicki-mot-loi-bien-ho-cho-tho/)

Xin cứ nói thẳng: Thơ ư, có thật cần không? Hàng triệu người sống không thơ mà có sao đâu. Họ chẳng biết gì đến thơ mà vẫn hoàn toàn hạnh phúc. Họ chẳng thấy thiếu gì hết và còn tránh được khối điều phiền toái. Bởi thơ là một thể loại văn chương vô cùng đáng ngờ – và có đủ lí do để nhắc nhở ta hãy coi chừng nó. Trong văn xuôi người ta đánh bài ngửa, còn trong thơ nhiều khi lại đánh lận con đen. Thơ vốn luôn là chốn dung thân của những kẻ chẳng có gì đáng nói song lại thích được người khác nghe, những kẻ chuộng hát bởi không biết nghĩ, những kẻ buộc phải gieo vần bởi viết là thứ rào cản mà họ không sao vượt nổi.
Cái không tiêu thụ nổi trong văn xuôi lại được nhiều tác giả bày bán xổi trong thơ và cũng tìm được khách mua. Điều quá rồ dại để có thể nói xuôi thì họ lại thích đem ra để ngâm nga. Phải chăng thi sĩ là những ca sĩ giọng nam cao trong giới cầm bút? Có một điều chắc chắn là âm giai êm ái của ngôn từ – hay ít ra là cái được cho là êm ái – có thể dễ dàng che đậy sự nghèo nàn của trí tuệ. Ai trịnh trọng ngâm và xướng, kẻ đó không cần sợ bị chất vấn về ý nghĩa và mức độ thông minh trong lời lẽ của mình.Vâng, người ta yêu cảnh mờ tỏ và cái bí ẩn hơn là sự rõ ràng và tỉnh táo, tin vào bùa chú hơn vào phân tích. Những nhà tư tưởng ở đất nước này được đánh giá cao nhất khi họ làm thơ và những nhà thơ trước hết được ca ngợi khi họ không còn biết suy nghĩ. Việc lợi dụng hình thức thơ để lẩn tránh vào sự không rõ ràng và mơ hồ, để rút lui vào một tình trạng không thể kiểm soát và xa vời đến tận các huyền thoại về Đức Thánh mẫu đã và có lúc vẫn đang còn là một tai ương cố hữu trong nền văn học của chúng ta.Và như vậy, ở Đức, thơ là chốn ẩn mình của những tác giả có tài và bất tài, song đều chung nhau ở một điểm là ít dính dáng đến trí tuệ. Và của một công chúng dễ dãi chấp thuận yêu cầu: đến đây để hát theo, chứ không phải đến đây để cùng suy ngẫm! Sở dĩ chúng ta, dân tộc của các thi sĩ và các nhà tư tưởng, lại có được cái quan niệm rằng người ta chỉ có thể hoặc là thi sĩ, hoặc là nhà tư tưởng chứ khó lòng là cả hai, là do ảnh hưởng của một nhân vật lớn, người đã gieo rắc biết bao tai hoạ bằng vô số ý kiến của mình về văn chương, đặc biệt là về thơ và phê bình.

Thứ Ba, 29 tháng 7, 2014

Hai bài thơ tháng 7



Giả danh

Trùm đầu bằng sự ngu muội
Ký ức rêu xanh
Hàng ngày tôi hiện diện ở đây
Như kẻ đánh mất hình bóng

Ở cõi trên
Sự ám ảnh bất tận
Là nỗi lãng quên

Như được một lần bày tỏ cùng sự thật
Kẻ ẩn mình ăn năn

Không còn thời gian cho sự hối lỗi
Cuộc đời đắm mê ngoài tầm bắn của quá khứ

Trình bày tôi kẻ giả danh
Đội mũ xéo






Khi mùa thu


Khi mùa thu đi ngang qua lòng dửng dung
Lá vàng rơi mặc
Ẩn dấu trong tận cùng
Sự thèm thuồng thiếu nữ

Ngày nằm ngang khúc đường ray
Thưởng thức nỗi tàn hơi giờ chặp tối
Tung hết lên trời
Không đội mũ
Không che mặt
Đêm trần ai
Bẽ bàng sự giả tạo

Như lớp vôi trên mặt người đàn bà
Vỡ ra
Khi mùa thu tới


Từ Hoài Tấn

Chủ Nhật, 27 tháng 7, 2014

Thơ LÊ VĂN NGĂN : Giây phút chạnh lòng


Về miền "ăn cay, nói nặng"


Chiều trên sông Hương.
Cố đô Huế trong tôi như một giấc mơ về quê hương, một miền đất mộng mơ, "ăn cay, nói nặng" giữa miền trung nhiều phong ba, bão táp; giàu tình, giàu nghĩa. Cuộc sống, con người nơi đây khắc nghiệt mà vẫn giữ vẹn nguyên nét thơ trữ tình, hút hồn lữ khách như thi sĩ Hàn Mặc Tử từng phải ngẩn ngơ: Sao anh không về chơi Thôn Vĩ? Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên...
"Ðặc sản" đất cố đô
Người ta vẫn dùng nhiều ngôn từ để nói về Huế, nhưng có lẽ cái tên "miền mộng mơ ăn cay, nói nặng" (tên một tập tản văn) vẫn đem lại cách nhìn trọn vẹn hơn cả về Huế và "chất Huế". Nguyễn Minh Lan, cô sinh viên đang tuổi đôi mươi, chào đời ở cố đô nhưng lớn lên tại Hà Nội vẫn nhớ mãi những câu chuyện lắng đọng nỗi nhớ quê hương: "Huế rất lạ, khác xa với những miền quê khác trong ký ức tôi. Bà nội lúc còn sống vẫn nói dân xứ tôi ăn cay nên nói cũng "cay", cũng "nặng" - không phải nặng ở cái giọng mang ngữ điệu địa phương mà nặng về nghĩa, về tình". Khách vãng lai đến Huế vẫn thường rỉ tai nhau một câu chuyện vui về giọng Huế - thứ ngôn ngữ "như một tiếng nước ngoài nào đó": Một bà hàng xóm báo tin dữ với người khách đến thăm nhà: "Cấy dôn nó mới đánh chắc ngoài cươi" - người nọ ngớ người không hiểu gì. Mãi sau mới biết: hai vợ chồng nhà nọ cãi nhau và va chạm ngoài sân, thế là khách đành ngậm ngùi đi về. Tản văn của Trần Tuyết Hoa cũng từng viết: Giọng Huế là một thứ giọng đặc biệt, khó nghe nhưng khi nghe được có người lại thích. Thậm chí còn hơn cả thích. Các cô gái Huế khi thỏ thẻ thì ngọt ngào đến nỗi "Học trò trong Quảng ra thi, nghe cô gái Huế chân đi không rời!". Nhiều người còn hay tếu táo đùa nhau: "Chọc các cô gái Huế mắng nghe sướng tai, vì họ mắng mà cứ như là hát".

Thứ Bảy, 26 tháng 7, 2014

MAI THẢO : Một Vài Kỷ Niệm Với Bùi Giáng







 

Nhiều buổi chiều Sài Gòn, tôi chẳng còn có thể nhớ đích xác vào những năm nào, đâu như năm 1962, đâu như năm 1965 (nếu sai, nhờ hai anh Cung Tiến, Phạm Công Thiện nhớ lại dùm cho), tôi thường được mời tới những họp mặt ăn nhậu trên căn lầu ngăn nắp, thoáng mát của thầy Thanh Tuệ ở đường Lý Thái Tổ. Mỗi họp mặt với Thanh Tuệ, hồi đó là giám đốc của nhà xuất bản An Tiêm và còn là nhà sư trẻ tươi tắn chưa cởi áo hồi tục, thường vì một cuốn sách. Một cuốn sách mới, vừa in xong chưa ráo mực. Và trước khi gởi sách vào nắng mưa đời, họp mặt An Tiêm với thân hữu là một tiệc rượu lạc thành cho sách. Những họp mặt vì sách và do sách đó thường có tôi, Thanh Tâm Tuyền, Phạm Công Thiện, đôi khi Nguyễn Ðình Toàn, Dương Nghiễm Mậu, Doãn Quốc Sĩ, và đương nhiên nhân vật chủ chốt là tác giả sách là Bùi Giáng.

Tôi chỉ kể tới Bùi Giáng, bởi suốt thời kỳ đó, có thể nói, thầy Thanh Tuệ vì một tấm lòng liên tài đặc biệt, chỉ mê thích thơ văn Bùi Giáng, chỉ in Bùi Giáng, dành trọn phương tiện cho ưu tiên xuất bản trước mọi tác giả khác. Và giai đoạn có thể đặt tên là giai đoạn Bùi Giáng này, An Tiêm đã in đêm in ngày, in mệt nghỉ, vì những năm tháng đó chính là những năm tháng đánh dấu cho thời kỳ sáng tác kỳ diệu sung mãn nhất của Bùi Giáng, cõi văn cõi thơ Bùi Giáng bấy giờ ào ạt vỡ bờ, bát ngát trường giang, mênh mông châu thổ, Bùi Giáng bấy giờ mỗi tuần viết cả ngàn trang khiến chúng tôi bàng hoàng khiếp đảm, ngôn ngữ và tư duy của Bùi Giáng bấy giờ hiển lộng tới không bến không bờ, vô cùng vô tận, và tài năng ông cũng vậy.



Thứ Tư, 23 tháng 7, 2014

NHỮNG TÌNH KHÚC ĐỊNH MỆNH CỦA NHẠC SĨ TRÚC PHƯƠNG

Nhạc sĩ Trúc Phương tên thật là Nguyễn Thiện Lộc. Ông sanh năm 1939 tại xã Mỹ Hoà, quận Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh (Vĩnh Bình) ở vùng hạ lưu sông Cửu Long, miền Nam Việt Nam. Cha ông là một nhà giáo sống thầm lặng và nghiêm khắc. Nhưng tâm hồn của chàng trai Thiện Lộc thì rất lãng mạn, yêu thích văn nghệ nên đã tự học nhạc, và bắt đầu sáng tác những bài hát đầu tiên lúc vừa 15 tuổi.
Xung quanh nhà ông có trồng rất nhiều tre trúc, nên từ nhỏ ông đã yêu mến những âm thanh kẽo kẹt của tiếng tre va chạm với nhau và sau này đã chọn tên là Trúc Phương để nhớ về thời thơ ấu của ông với những cây tre trúc. Cuối thập niên 1950, ông sinh hoạt văn nghệ với các nghệ sĩ ở ty Thông Tin tỉnh Vĩnh Bình một thời gian ngắn, rồi lên Sài Gòn dạy nhạc và bắt đầu viết nhạc nhiều hơn. Bài hát “Chiều Làng Quê” được ông sáng tác vào thời gian này để nhớ về khung cảnh thanh bình ở làng xóm của ông ,một bài khác cũng rất nổi tiếng với giai điệu trong sáng, vui tươi là “Tình Thắm Duyên Quê”.
Không tiền bạc và không một ai thân quen ở đô thành Sài Gòn, ban đầu Trúc Phương ở trọ trong nhà một gia đình giàu có bên Gia Định và dạy nhạc cho cô con gái của chủ nhà. Không bao lâu sau thì cô gái này đã yêu chàng nhạc sĩ nghèo tạm trú trong nhà, vì con tim cô ta đã dần dần rung động trước tài năng của Trúc Phương.
9 Truc Phuong 1Biết được chuyện này, ba mẹ của cô gái bèn đuổi Trúc Phương đi nơi khác. Sau chuyện tình ngang trái này, Trúc Phương càng tự học thêm về âm nhạc và càng sáng tác hăng hơn. Nhưng những bài hát sau này lại nghiêng về chủ đề tình yêu đôi lứa với những nghịch cảnh chia lià.

Thứ Hai, 21 tháng 7, 2014

VÈ TRÁI CÂY

Trương Vĩnh Ký     

Tr Vinh Ky 1           

Xem video clip về bài vè ở đưới đây :
https://www.youtube.com/watch?v=espi70eLDws&hd=1
 
Nghe vẻ nghe ve nghe vè trái cây
Dây ở trên mây là trái đậu rồng
Có vợ có chồng là trái đu đủ
Chặt ra nhiều mủ là trái mít ướt
Hình tựa gà xước vốn thiệt trái thơm
Cái đầu chơm bơm là trái bấp nấu
Rủ nhau làm xấu là trái dái dê
Ngứa mà gãi mê là trái mắc mèo
Khoanh tay lo nghèo là trái bần ổi
Sông sâu chẳng lội là trái mãng cầu
Chẳng thấy nàng dâu thật là trái cách
Trong ruột ọc ạch là trái dừa xiêm
Hễ chín thâm kim chuối già chuối xứ
Tam tung tự tứ là trái dưa gan
Vốn ở miền Nam là trái bí rợ
Mẹ sai đi chợ vốn thiệt trái dâu
Ở những ao sâu là trái bông sún
Chẳng nên lễ cúng vốn thiệt trái sun
Nhỏ mà cay hung thiệt là ớt hiểm
Đánh túc cầu liễm vốn thiệt trái me
Nắng mà chẳng che là trái rau mát
Rủ nhau chà xát vốn thiệt trái chanh
Nhỏ mà làm anh trái đào lộn hột
Ăn mà chẳng lột vốn thiệt trái tiêu
Thổi nghe ú lên là trái cóc kèn
Rủ nhau đi rèn là trái đậu rựa
Đua nhau chọn lựa là trái dành dành
Cam ngọt cam sành chuối già chuối xứ
Không gì lịch sự là táo với hồng
Những gái chưa chồng muốn ăn mua lấy.

Sưu tầm từ Internet

Thứ Năm, 17 tháng 7, 2014

CHỮ VIỆT THỜI THƯỢNG CỔ

Trước khi Chữ Quốc Ngữ [1] xuất hiện vào cuối thế kỷ thứ 16 do các giáo sĩ người Âu Châu sang Việt Nam truyền đạo, Chữ Nôm [2] là thứ chữ riêng của nước ta dùng để ghi lại tiếng nói của người mình. Chữ Nôm có phải là văn tự đầu tiên hay trước đó chúng ta đã có một thứ chữ khác? Đề tài về cổ văn tự được các nhà ngữ học, khảo cổ, học giả bàn thảo từ nhiều năm qua.
Theo Dương Quảng Hàm[3] “Dân tộc ta trước khi nội thuộc nước Tàu, có thứ chữ riêng để viết tiếng Nam hay không; đó là một vấn đề, hiện nay vì không có di tích và thiếu tài liệu, không thể giải quyết được”.[4] Nghiêm Toản[5] cũng cho rằng “Trước hồi Bắc Thuộc ta vẫn có tiếng nói riêng, còn chữ viết thì không biết ta đã có hay chưa?[6]
Không bỏ lửng như Dương Quảng Hàm và Nghiêm Toản, các tác giả khác khác tiếp tục tìm tòi về cổ văn tự Việt. Kết quả các công trình nghiên cứu cho đến nay có 2 khuynh hướng trái ngược.

Giáp Cốt Văn &  Kim Văn, Wikipedia 
2014 JUNE 11.TBS H.02_Thượng_Phú_Quảng_Bình (1).jpg 4502014 JUNE 11 TBS H.03_Đồ_Đồng_Đông_Sơn.jpg 450
 

Thứ Tư, 16 tháng 7, 2014

NHỮNG HÌNH ẢNH THỰC NGOÀI ĐỜI trong các truyện chưởng của Kim Dung

Nhạn Môn Quan, Nga Mi, Võ Đang vốn rất quen thuộc với tín đồ tiểu thuyết Kim Dung. Ngoài đời thật, đây là những địa danh nổi tiếng và có nhiều cảnh quan đẹp như trang vẽ.

Nhập mô                                                            tả cho ảnh

Thứ Ba, 15 tháng 7, 2014

TIN BUỒN : VĨNH BIỆT CHỊ PHƯỢNG


Nhận được tin :


Chị HỒ THỊ KIM PHƯỢNG
đã qua đời ngày 13 tháng 7 năm 2014 tại Calgary - CANADA
hưởng thọ 62 tuổi

Xin thành kính chia buồn cùng gia đình các anh chi Hồ Văn Phú, Hồ thị Kim Quỳ, Hồ Thị Kim Trâm, Hồ Văn Phước, cháu Nguyễn Hồ Hương Trà và thân quyến. Cầu chúc hương hồn chị vãng sanh Cực Lạc Quốc. 
Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật

Gia đình Hồ Văn Hiền, Hồ thị Hồng Hạnh, Hồ Văn Hậu, Hồ thị Xuân Hường, Hồ thị Thu Hồng (Germany), Hồ thị Thu Huyên (Australia) , Vương Từ (USA), Hồ Trọng Thuyên (USA), Nguyễn Miên Thảo, gia đình Hồ Nam Trân - Nguyễn Thương Khanh



Sao chép từ trang WEB:
http://nlsbaoloc.net/


PHÂN ƯU CÙNG CHÁU NGUYỄN HƯƠNG -TRÀ VÀ TANG QUYẾN

alt
Nhận được tin buồn
  
Chị Hồ Thị Kim Phượng CN 68-71
Em gái của chị Hồ Thị Kim Trâm CN 68-71
Đã vĩnh biệt bạn bè, người thân về Cõi Phật vào 5:37 chiều ngày 13 tháng 7 năm 2014 tại Calgary, AB, Canada
Hưởng thọ 61 tuổi
Tang lễ được tổ chức tại nhà quàn McInnis & Holloway, 2720 Center Street N., Calgary, Alberta, Canada
Ngày 15 tháng 7 năm 2014:  
09 sáng thăm viếng
10 giờ sáng lễ cầu siêu
11 giờ sáng lễ hỏa táng
Gia đình xin miễn phúng điếu hay vòng hoa phân ưu
Điện thoại liên lạc: 403 276-2296 hay Kim Phượng 703 314-2354 
Nguyện cầu hương linh Kim Phượng an bình nơi Cõi Miên Viễn
Ban Cố Vấn, Ban Điều Hành Hội và Trang Nhà Nông Lâm Súc Bảo Lộc
ĐỒNG THÀNH KÍNH PHÂN ƯU




Một vài hình ảnh của Chị Kim Phượng lúc sinh thời:

Chị Phượng - Năm 1968 tại Bạch Đằng, Gia Định






Mong Hien, Quynh, K Phuong, Hong Phuc (1972)



Chị Phương - Năm 2011 tại Canada






Chị Phượng - Đầu năm 2013 tại Sài Gòn


Chị Phượng và Hồ Văn Hiền tháng 1-2013 tại Sài Gòn
 

Thứ Tư, 9 tháng 7, 2014

10 câu bình luận "kinh điển" của Tạ Biên Cương trong trận Brazil - Đức

Nắm giữ vai trò bình luận viên cùng Quang Huy, Tạ Biên Cương tiếp tục ghi dấu bằng những câu nói hài hước theo phong cách của mình.


1. “Những CĐV may mắn có mặt trên sân hôm nay thật là may mắn. Nhưng lúc này những người không may mắn có được tấm vé theo dõi trận đấu này mới là những người may mắn” – Một câu bình luận của Tạ Biên Cương ở cuối trận đấu khi nhìn thấy những khán giả Brazil thất vọng và buồn chán nặng nề.

2. Tạ Biên Cương bình luận về sư rệu rã trên sân của Brazil, anh hỏi BLV Quang Huy: “Anh Huy hãy nhìn những cái bóng áo vàng trên sân đi. Họ không phải là đội bóng. Họ là những cầu thủ cứ thấy bóng là chạy theo".

Thứ Ba, 8 tháng 7, 2014

Tiểu thuyết ngôn tình Trung Quốc và những hiểm họa khôn lường

Tiểu thuyết ngôn tình hiện là “đặc sản” của văn học mạng Trung Quốc. Các nhà giáo dục cho rằng các nhân vật trong tiểu thuyết ngôn tình hiện nay quá… “sến sẩm”, siêu thực, khiến độc giả dễ có cách nhìn sai lệch về tình yêu và cuộc sống.
Tiểu thuyết ngôn tình Trung Quốc và những hiểm họa khôn lường

Thứ Hai, 7 tháng 7, 2014

Nhà văn Tô Hoài, "cha đẻ" Dế Mèn phiêu lưu ký qua đời

TTO - “Cha đẻ” của Dế Mèn phiêu lưu ký – nhà văn Tô Hoài – do tuổi cao sức yếu đã trút hơi thở cuối cùng vào trưa 6-7 tại Hà Nội, thọ 94 tuổi.

Thông tin được nhà thơ Bằng Việt, Chủ tịch Hội văn học nghệ thuật Hà Nội, chia sẻ.
“Sự ra đi của cụ gây nhiều bất ngờ cho anh em văn nghệ sĩ. Tôi nghe thông tin từ gia đình thì biết cụ vẫn đi về giữa nhà và bệnh viện chứ không muốn ở hẳn trong ấy. Vậy mà, giờ một người đã nằm xuống” - Nhà thơ Bằng Việt nói.
Có lẽ cũng như chú Dế Mèn huyền thoại, nhà văn Tô Hoài đã vừa bắt đầu chuyến phiêu lưu của mình về cõi khác.
Hành trang của ông có lẽ nặng hơn, với 94 năm cuộc đời ở trần gian, với những đắng cay ngọt bùi cùng thời cuộc.
Trong đó, Dế Mèn phiêu lưu ký (viết năm 1941) là khoảng xanh tươi nhất, trong sáng nhất của ông. Nhưng rất nhiều thế hệ người đọc cũng sẽ không quên những O Chuột, Xóm giếng, Nhà nghèo…
Cũng sẽ không quên đôi mắt cô Mỵ, cái dáng lầm lũi của cô trong Vợ chồng A Phủ. Nhiều tác phẩm của Tô Hoài đã được đưa vào chương trình văn học trong nhà trường.
Và nhắc đến Tô Hoài, lũ trẻ – dù thờ ơ với văn chương đến mấy – cũng đều ồ lên vì biết rằng đó là người đã sinh ra cậu Dế Mèn tinh nghịch, đáng yêu cho tuổi thơ của mình.
Nhà văn Tô Hoài có tên khai sinh là Nguyễn Sen, sinh năm 1920 tại Thanh Oai, Hà Đông (Hà Nội). Ông lớn lên ở quê ngoại là làng Nghĩa Đô (Cầu Giấy, Hà Nội ngày nay).
Nhà văn Tô Hoài có tên khai sinh là Nguyễn Sen, sinh năm 1920 tại Thanh Oai, Hà Đông (Hà Nội) - Ảnh: Nguyễn Đình Toán
Tô Hoài để lại một khối di sản khá đồ độ với hơn 100 tác phẩm thuộc nhiều thể loại khác nhau: truyện ngắn, truyện dài kỳ, hồi ký, kịch bản phim, tiểu luận và kinh nghiệm sáng tác.
Hai tác phẩm cuối cùng của Tô Hoài: hồi ký Cát bụi chân ai và Ba người khác. Ông được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996 cho tác tác phẩm: Xóm giếng, Nhà nghèo, O Chuột, Dế Mèn phiêu lưu ký, Núi Cứu quốc, Truyện Tây Bắc, Mười năm, Xuống làng, Vợ chồng A Phủ, Tuổi Trẻ Hoàng Văn Thụ…
HÀ HƯƠNG

Thứ Sáu, 4 tháng 7, 2014

MÙA HÈ - NHỚ QUÊ HƯƠNG


BÁNH KHOÁI AN TRUYỀN

 PHẦN 1

                                                         
                                                                         Chiều trên đầm Chuồn ( nguồn : vov.vn)


      Không biết nghe ai xui khiến mà lão lang băm Lê Quang Khanh, tục danh là Cu Năng, ở Đà Nẳng, hạ quyết tâm ra Huế và về làng Chuồn "tìm hiểu" món bánh khoái cá kình. Hai vợ chồng lão Cu Năng hành nghề thầy thuốc, nhưng cứ bị gọi là lang băm, có lẽ vì các học trò của Hyppocrates  thường đưa con người ta lên bàn mổ để "băm vằm" tơi tả hoặc là  "băm" cái túi tiền con người ta te tua xơ xác. Cặp vợ chồng này khai báo ăn chay mỗi tháng 27 ngày, còn 3 ngày ăn mặn vì khi ấy (ngày 30, một một, và rằm) quán chay quá đông, và hơn nữa, do còn yêu mến văn hóa ẩm thực, hai vị phải dành mấy ngày "thám hiểm" nghệ thuật nấu nướng của dân xứ Đại Ngu.
Mấy ông táo xứ Huế mời lão thượng sơn Kim Phụng nhưng lão từ chối vì phải giữ gìn sức khỏe để về làng Chuồn chiến đấu. Thế là nhóm leo núi vừa hạ sơn thì hôm sau phải có mặt tại quán cà phê Windows (thư viện đại học cũ) để chầu hầu Phó chủ tịch câu lạc bộ Hoàng Gia- Hoàng Cung. (Chủ tịch là Trương Kongkong - người tuyên bố đã tự làm cho mình trở thành "công công" sau khi làm giấy khai sinh lũ nhóc tì sáu trai, một gái - nhưng dân làng KM thì rất nghi ngờ cái mỹ hiệu này cho nên mới "trìu mến" gọi là anh Cu Kongkong).