Thứ Bảy, 30 tháng 8, 2014

Trích lại thơ Từ Hoài Tấn từ Blog Thế Phong

hai bài thơ hay từ hoài tấn (saigon)

2 bài thơ tháng 7/ từ hoài tấn

                    GIẢ DANH
     thơ từhoàitấn

Trùm đầu bằng sự ngu muội
Ký ức rêu xanh
Hàng ngày tôi hiện diện ở đây
Như kẻ đánh mất hình bóng
    Ở cõi trên
    Sự ám ảnh bất tận
    Là nỗi lắng quên
Như được một lần bày tỏ cùng sự thật
Kẻ ẩn mình ăn năn
     Không còn thời gian cho sự hối lỗi
     Cuộc đời đắm mê ngoài tầm bắn 
                            của quá khứ
Trình bày tôi kẻ giả danh
Đội mũ xéo.


    KHI MÙA THU

Khi mùa thu đi ngang qua lòng dửng dưng
lá vàng rơi  mặc
Ẩn giấu trong tận cùng
Sự thèm thuồng thiếu nữ 
   Ngày nằm ngang khúc đường ray
   Thưởng thức nỗi tàn hơi giờ chập tối
Tung hắt lên trời
Không đội mũ
Đêm trần ai
Bẽ bàng sự giả tạo
   Như lớp vôi trên nét mặt người đàn bà
   Vỡ ra
   Khi mùa thu tới.

 TỪ HOÀI TẤN 
                 
-------


 - tên thật Hồ văn Hiến.
 - sinh 1950 ở làng Chuồn, Thừa Thiên/ Huế
 - đã xuất bản nhiều thi tập, mới nhất
  ' ĐI , ĐỨNG...VÀ CHẠY VỚI THỜI GIAN'
  + 'PHỤC HƯNG TÔI & EM'
      (nxb hội Nhà văn, Hà nội 2012)



Nguồn : Blog Thế Phong 
(http://thang-phai.blogspot.com/2014/07/hai-bai-tho-hay-tu-hoai-tan-2-bai-tho.html)

Thứ Sáu, 29 tháng 8, 2014

Buổi ra mắt sách "Thơ Tân Hình Thức Việt ..." Của Tạp Chí Sông Hương

Sáng nay tại Cafe Thứ Bảy 19B Phạm Ngọc Thạch Q.3 TPHCM Tạp chí Sông Hương đã tổ chức buổi ra mắt tập sách " Thơ Tân Hình Thức Việt - Tiếp Nhận và Sáng Tạo" khá thành công với sự góp mặt của bạn bè thân hữu, và dĩ nhiên anh em đồng hương xứ Huế đến ủng hộ đông nhất.
Xin liệt kê một số tên tuổi : Hồ Đăng Thanh Ngọc (TBT Sông Hương chủ trì buổi ra mắt) , Inrasara, Nguyễn Tiến Văn, Nhật Chiêu, Ngô Thị Hạnh, Ông Bà Chu Sơn, Sâm Thương, Nguyễn Phú Yên, Hồ Đắc Thiếu Anh, Trần Thùy Mai, Trần Hương Giang, Cao Quảng Văn, Lê Duy Đoàn, Hoàng Kim Oanh, Ông Bà Trương văn Dân, Nguyễn Sông Ba, Đoàn Đình Thạch, Trần Dzạ Lữ, Bảo Cường, Vương Kiều, Lý Đợi, Đình Nguyên, Vũ Trọng Quang, Trần Hữu Dũng, ĐD Lê Văn Duy, Nguyễn Đông Nhật, Nguyễn Thanh Văn, Phạm Chu Sa, Dương Xuân Định, Đỗ Hương, Trần Hồ Thúy Hằng, Phương Huyền, Trần Xuân An, Nguyễn Hữu Hồng Minh, Nguyễn Kiên Giang, Lê Viết Yên, Nguyễn Miên Thảo, Nguyên Quân, Lê Minh Phong, Từ Hoài Tấn, một số cơ quan báo chí và một số bạn trẻ...
Một vài hình ảnh chép lại từ hai bạn Trần Hữu Dũng , Lê Viết Yên  ĐD Lê văn Duy (FB)








Ca sĩ Khánh Ly: Ở đâu thì tác quyền cũng phải được tôn trọng

Ngay sau khi công bố văn bản viết tay, có chữ ký của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từ năm 2000 mang nội dung “Đồng ý cho Khánh Ly sử dụng những bài hát của tôi với tác quyền là 5.000 USD” vào chiều tối ngày 27/8, ca sĩ Khánh Ly đã có cuộc trao đổi riêng với phóng viên Báo Văn Hóa về những tranh cãi xung quanh tác quyền ca khúc Trịnh Công Sơn đang gây chú ý trên công luận suốt tháng 8 vừa qua.
* Những tranh cãi về tác quyền ca khúc của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tuy không phải là trách nhiệm của ca sĩ Khánh Ly nhưng rõ ràng có ảnh hưởng không nhỏ đến tên tuổi của bà. Tại sao suốt thời gian qua bà không lên tiếng về vấn đề này?
- Trước một sự việc dẫu oan hay không, tôi luôn giữ im lặng. Khán thính giả rất thông minh. Họ không dễ bị chao đảo bởi những tin đồn. Họ luôn nhận xét, đánh giá chính xác đối tượng. Nếu có điều gì cần chứng minh, tôi chỉ muốn chứng minh với chính tôi mà thôi. Tôi chỉ cảm thấy đau lòng. Vì lẽ gì, vì cái gì để đến nông nỗi này?

Thứ Năm, 28 tháng 8, 2014

Xóa sổ thương xá Tax: Thêm một phát súng bắn vào quá khứ


Thương xá Tax ở Saigon.
Thương xá Tax ở Saigon.

Thụy My
Cái tin thương xá Tax, một trong những kiến trúc Pháp thuộc tiêu biểu ở Saigon đã có trên 130 năm tuổi đời sẽ chính thức bị khai tử vào ngày 1/10 tới đã khiến cho nhiều người phải bàng hoàng. Thay vào địa chỉ thân thuộc với nhiều thế hệ người Saigon, một cao ốc 40 tầng sẽ mọc lên.
Hơn 230 tiểu thương được lệnh ngưng tất cả các hoạt động kinh doanh để bàn giao mặt bằng trước ngày 30/9. Thương xá Tax sầm uất trong những ngày cuối với hàng hóa được đổ ra bán giá rẻ, và dòng người tấp nập đến mua hàng. Nhưng không chỉ để mua bán, mà còn là nỗi luyến tiếc khôn nguôi. Nhiều người đến để chụp hình kỷ niệm bên cầu thang cuốn với tay vịn sang trọng, lát gạch mosaic độc đáo; có người bùi ngùi đứng lặng dưới tấm băng-rôn “Tạm biệt thương xá Tax”.
Tax đang sống những giờ phút cuối cùng, sau 134 năm chứng kiến những thăng trầm của “Hòn ngọc Viễn Đông” năng động. Được xây dựng từ năm 1880 và khai trương vào năm 1924, tên gọi ban đầu của tòa nhà “Grands Magasins Charner”, viết tắt là GMC, là niềm hãnh diện của Saigon vì ra đời rất sớm cùng với các thương xá tương tự trên thế giới.
Tại Pháp, đó là thương xá Le Bon Marché (1852), Printemps và Samaritaine (1865), Galerie Lafayette (1896). Cùng trong năm 1865, một thương xá khác cũng mang tên Le Bon Marché ra đời tại Bỉ, Rinascente tại Milano (Ý), Marshall Field tại Chicago (Hoa Kỳ)…Các thương xá, tiếng Pháp là grand magasin và tiếng Anh là department store, là hiện thân của một cuộc cách mạng về thương mại trong nửa đầu thế kỷ 20.

Hoài niệm hồn xưa Sài Gòn

Họa sĩ - Nhà giáo Nhân dân Uyên Huy vừa hoàn thành cuốn sách Mỹ thuật đô thị Sài Gòn - Gia Định 1900 -1975 như sự tri ân với vùng đất mà ông đã sinh ra, lớn lên và có nửa thế kỷ hoạt động mỹ thuật.

 Các tượng, phù điêu trang trí trước mặt tiền Nhà hát Lớn Sài Gòn xưa do người Pháp thực hiện là những tác phẩm vô cùng chuẩn mực  - Ảnh: Tư liệu
Các tượng, phù điêu trang trí trước mặt tiền Nhà hát Lớn Sài Gòn xưa do người Pháp thực hiện
là những tác phẩm vô cùng chuẩn mực - Ảnh: Tư liệu
Đây có thể coi là tác phẩm đầu tiên phác họa bức tranh toàn cảnh về mỹ thuật đô thị Sài Gòn xưa trong dòng chảy lịch sử - văn hóa của vùng đất này.
Nhân dịp này, Thanh Niên có cuộc trò chuyện với họa sĩ Uyên Huy.
* Thưa họa sĩ, cuốn sách đề cập tới rất nhiều mảng của hoạt động mỹ thuật tại đô thị Sài Gòn - Gia Định xưa, từ lịch sử các trường mỹ thuật, các khuynh hướng sáng tác, các tác giả, tác phẩm tiêu biểu, dòng chảy về lý luận mỹ thuật, quy hoạch đô thị và các công trình kiến trúc điển hình... Trong bức tranh toàn cảnh ấy, ông thấy tính chất nào của mỹ thuật đô thị Sài Gòn xưa là đặc biệt, nổi trội?
- Họa sĩ - Nhà giáo Nhân dân Uyên Huy: Đó là tính cởi mở và đa dạng. Kể từ khi người Pháp bắt đầu quy hoạch Sài Gòn năm 1861, hệ thống cai trị, sinh hoạt văn hóa nghệ thuật, các công trình kiến trúc, quy hoạch đô thị của họ đã ảnh hưởng lớn tới đời sống và nhận thức mỹ thuật của người Sài Gòn - Gia Định xưa. Chỉ trong vòng 13 năm (từ 1900 - 1913) người Pháp đã thành lập liên tiếp ở vùng đất này 3 ngôi trường dạy mỹ thuật ứng dụng đầu tiên của cả nước (Trường Mỹ nghệ Thủ Dầu Một, Trường Mỹ nghệ Biên Hòa, Trường Trang trí mỹ thuật Gia Định), trong lúc miền Bắc và cả khu vực Đông Nam Á chưa có một trường mỹ thuật nào; đồng thời đưa một số người dân bản địa sang Pháp học mỹ thuật.

Thứ Tư, 27 tháng 8, 2014

Thơ Từ Hoài Tấn : Bản tình ca khi xa cách

TỪ HOÀI TẤN

Bản tình ca khi xa cách
                                   Gởi NT và Huế
Bản tình ca khi xa cách
Tranh của HS Phạm Anh
Ai còn nhớ ánh mắt xanh trong
Chiều quyến luyến
Bữa rượu tiễn đưa người
Trong ngày lạnh mùa đông xứ sở
Người về hay người ra đi
Mây trắng còn bay trên trời xám
Như tình yêu ta
Cũng có khi nhuốm màu ảm đạm
Màu sắc của cuộc chia ly
Cũng có khi là dấu hiệu báo trước của niềm vui tái ngộ
Không hẹn về một điều gì chắc chắn ví dụ tình yêu chúng ta
Cũng có khi đó là cuộc sống


Ai còn nhớ chút hơi ấm ở bàn tay
Nụ cười trước ngõ
Dáng hình em cô gái nhỏ
Xinh như cây tường vi
Hoa nở mùa xuân nụ chào mừng anh đến
Tình sử như muôn đời
Mộng tràn lan giấc ngủ
Mơ về em khi vắng từng phút giây không gặp
Rộn rã lòng của buổi hẹn đầu tiên
Bao giờ cũng là buổi hẹn đầu tiên


Ai còn nhớ lời thì thầm ngọt ngào êm như gió
Trong những lần qua khoảng cách của không gian
Trong những lần qua đường dây nối lại
Em xa nhưng bước tình gần
Quanh tròn ngày tháng
Bên ta chưa hết mong chờ
Mở lời yêu đằm thắm

Ai còn nhớ con dốc mùa đông năm ấy ở Cố đô
Em tìm ta trên gác vắng
Dĩ vãng đi qua ngoài cửa song thưa
Quên đi mùa Xuân năm ấy mẹ ta đã ra đi
Em mặc áo dài lụa màu đen buồn chia ngày tang khó
Trong tình em niềm yêu đời của lần sống lại
Cùng em cuộc sống tỏa hương
Cùng em ấm áp của tình nồng
Cùng em lại vui mùa xuân mới
Như chưa được một lần nào vui như thế


Ai còn nhớ như một lần được nhớ
Ngày ta yêu nhau như những người đã từng yêu nhau
Ngày ta yêu nhau như những người được yêu nhau


(SH306/08-14)

http://tapchisonghuong.com.vn/

Thứ Hai, 25 tháng 8, 2014

Thơ Bùi Đức Long

Q U Á N M Ư A
nhớ càphê thằng Cuội, Cần Thơ


cuối năm, góc quán và mưa
chỗ thân quen ấy xế trưa vắng người
vẫn thanh âm cũ à ơi
vọng vang nào ấm đủ lời mải mê
ly còn một chút cà phê
lanh canh lại quấy ủ ê tiếng đời
miên man tới những phương tròi
quắt quay tưởng nhớ tiếc thời nắng thơm.
dường như phố bỗng rộng hơn 
có người trú giữa đám đông
qua đường
mặc mưa xối xả, mưa tuôn ..
BDL

Cộng đồng mạng rơi nước mắt vì tự sự đớn đau của cha đẻ "Màu tím hoa sim"

(PetroTimes) - Vài ngày gần đây, những tự sự của nhà thơ Hữu Loan, cha đẻ "Màu tím hoa sim nổi tiếng" đã tạo ra niềm xúc động lớn trong với cộng đồng mạng. Tự sự đớn đau này được chia sẻ  rất nhiều trên Facebook tạo nên nhiều thổn thức. "Rất cảm động, vì sự chân thành, vì tình người, tính người. Và có thể hình dung cả bối cảnh một thời cuộc tao loạn. Mỗi số phận cá nhân đều chứa trong lòng nó những bi kịch của lịch sử" - (Kim Dung)
Những người yêu thơ tình, không ai không biết đến bài thơ "Màu tím hoa sim đầy xúc động". Đằng sau đó là một câu chuyện còn sâu sắc hơn, đau đáu hơn của tác giả Hữu Loan.


Nhà thơ Hữu Loan
Nàng có ba người anh
Đi bộ đội
Những em nàng còn chưa biết nói
Khi tóc nàng xanh xanh.
Tôi là người chiến binh
Xa gia đình
Yêu nàng như tình yêu em gái
Ngày hợp hôn nàng không đòi may áo cưới,
Tôi mặc đồ quân nhân
Đôi giày đinh bết bùn đất hành quân,
Nàng cười xinh xinh
Bên anh chồng độc đáo.
Tôi ở đơn vị về
Cưới nhau xong là đi!
Từ chiến khu xa
Nhớ về ái ngại
Lấy chồng đời chiến chinh
Mấy người đi trở lại
Lỡ khi mình không về
Thì thương người vợ chờ
Bé bỏng chiều quê ...

Nhưng không chết người trai khói lửa
Mà chết người gái nhỏ hậu phương
Tôi về không gặp nàng
Má tôi ngồi bên mộ con
Đầy bóng tối
Chiếc bình hoa ngày cưới
Thành bình hương
Tàn lạnh vây quanh ...

Tóc nàng xanh xanh
Ngắn chưa đầy búi
Em ơi!
Giây phút cuối
Không được nghe nhau nói
Không được trông thấy nhau một lần.

Ngày xưa nàng yêu hoa sim tím 
áo nàng màu tím hoa sim 
Ngày xưa một mình 
đèn khuya 
bóng nhỏ 
Nàng vá cho chồng tấm áo 
ngày xưa... 


Một chiều rừng mưa
Ba người anh
Trên chiến trường Đông Bắc,
Biết tin em gái mất
Trước tin em lấy chồng.

Gió sớm thu về
Rờn rợn nước sông
Đứa em nhỏ lớn lên
Ngỡ ngàng nhìn ảnh chị
Khi gió thu về
Cỏ vàng chân mộ chí.

Chiều hành quân
Qua những đồi sim ..
Những đồi hoa sim ...,
Những đồi hoa sim dài trong chiều không hết 
Màu tím hoa sim
Tím cả chiều hoang biền biệt
Nhìn áo rách vai
Tôi hát trong màu hoa.
Áo tôi sứt chỉ đường tà,
Vợ tôi chết sớm mẹ già chưa khâu
Hữu Loan
Xin trích đăng những dòng tự thuật của chính nhà thơ Hữu Loan:
"Tôi sinh ra trong một gia đình nghèo, hồi nhỏ không có cơ may cắp sách đến trường như bọn trẻ cùng trang lứa, chỉ được cha dạy cho dăm chữ bữa có bữa không ở nhà. Cha tôi tuy là tá điền nhưng tư chất lại thông minh hơn người. Lên trung học, theo ban thành chung tôi cũng học tại Thanh Hóa, không có tiền ra Huế hoặc Hà Nội học.

Chủ Nhật, 24 tháng 8, 2014

Nghệ sĩ Thái Thanh - tuổi 80

Nói hay viết về tiếng hát của Thái Thanh hẳn là thừa bởi đã có rất nhiều tài liệu lên đến cả hàng trăm trang ngợi ca “tiếng hát lên trời” của giọng ca được ví von như “thơ ngân giữa nhạc” của bà. Hôm nay, qua chương trình âm nhạc, đài RFA một lần nữa muốn thực hiện chương trình về nghệ sĩ Thái Thanh để như một lời cầu chúc sức khỏe và an lành đến bà và hi vọng rằng “tiếng hát vượt thời gian” của bà mãi mãi vang vọng đến tương lai.
Giọng hát độc nhất vô nhị
Thái Thanh tên thật là Phạm Thị Băng Thanh, bà sinh năm 1934 tại Hà Nội, trong một gia đình mà hầu hết người thân đều là những tên tuổi gạo cội của làng âm nhạc Việt Nam.
Ảnh hưởng từ nhạc cụ dân tộc của cha, Thái Thanh đã tự luyện âm theo lối chầu văn, hát chèo, vì thế tiếng hát của bà nồng đượm các làn điệu dân ca quê hương… về sau do tự học sách nhạc của Pháp mà tiếng hát đặc biệt của bà lại hòa trộn được giữa chất opera của phương Tây và chất dân ca dung dị của Việt Nam. Giới phê bình đánh giá âm vực trong lời ca của Thái Thanh độc nhất vô nhị, từ cách luyến láy da diết tình quê cho đến giọng ngân du dương sang trọng. Thái Thanh được xem như một trong những giọng ca tiêu biểu nhất của dòng tân nhạc Việt Nam, tiếng hát của bà được đánh giá là “đệ nhất danh ca” của dòng nhạc tiền chiến cũng như nhạc tình miền Nam giai đoạn 1954 – 1975.
Người ta xem tiếng hát của bà không đơn thuần chỉ là nghệ thuật mà nó còn khơi gợi một phần lịch sử Việt Nam từng trải qua, vì thế, giới văn nghệ sĩ coi tiếng hát của bà như gắn liền với định mệnh của cả dân tộc, đất nước, nhạc sĩ Phạm Duy cho rằng giọng hát Thái Thanh thật diễm tuyệt “tất cả hạnh phúc và khổ đau của kiếp người bị đày đọa trong chiến tranh và hòa bình, trong vinh quang và khổ nhục, trong hi vọng và tuyệt vọng qua những bản nhạc khóc, cười, nổi trôi theo mệnh nước.”
Những bản nhạc đươc lựa chọn để trình bày trong băng nhạc này là những bản tình ca mà Thái Thanh đã hát trong những năm 50, 60 và 70. Những bản tình ca VN mà Thái Thanh tin rằng chúng ta đã yêu thương và sẽ còn yêu thương mãi mãi như dấu vết kỷ niệm của một thời quá khứ, như mảnh đất quê hương giờ đây đã nghìn trùng xa cách
Thái Thanh Hải Ngoại 1 (CD)
Sau 10 năm xa vắng, Thái Thanh không mong muốn gì hơn là được quý vị đón nhận qua món quà tặng tái ngộ nhỏ bé này lời cảm ơn chân thành của Thái Thanh đối với tất cả những cảm tình quý báu mà quý vị đã dành cho Thái Thanh trong suốt thời gian qua. Những bản nhạc đươc lựa chọn để trình bày trong băng nhạc này là những bản tình ca mà Thái Thanh đã hát trong những năm 50, 60 và 70. Những bản tình ca Việt Nam mà Thái Thanh tin rằng chúng ta đã yêu thương và sẽ còn yêu thương mãi mãi như dấu vết kỷ niệm của một thời quá khứ, như mảnh đất quê hương giờ đây đã nghìn trùng xa cách
Thái Thanh đã có lời tự sự của cách đây gần 30 năm khi bà phát hành CD đầu tiên ở hải ngoại với tên gọi “Thái Thanh Hải Ngoại 1” năm 1985. Quý vị có lẽ đã biết, sau biến cố 30/4, bà ở lại Việt Nam và trong suốt 10 năm đó, bà đã không cất tiếng hát cho đến ngày bà bước chân sang Hoa Kỳ định cư.

Thứ Năm, 21 tháng 8, 2014

THƯ MỜI CỦA TẠP CHÍ SÔNG HƯƠNG

THƯ MỜI

NHÂN DỊP RA MẮT CUỐN SÁCH "THƠ TÂN HÌNH THỨC VIỆT - TIẾP NHẬN VÀ SÁNG TẠO", 
TẠP CHÍ SÔNG HƯƠNG TRÂN TRỌNG KÍNH MỜI:
QUÝ ANH CHỊ, BẠN BÈ THÂN HỮU , BẠN THƠ 
ĐẾN THAM DỰ BUỔI GIỚI THIỆU SÁCH. 

Cuộc giới thiệu sách sẽ tổ chức vào 
8h30 phút ngày 29/8/2014 tại 
SALON VĂN HÓA CÀ PHÊ THỨ BẢY DƯƠNG THỤ 
lầu 1, Trung Nguyên Coffee, 19B Phạm Ngọc Thạch, 
Quận 3, TP Hồ Chí Minh. 
SỰ CÓ MẶT CỦA QUÝ VỊ LÀ NIỀM VUI LỚN CỦA CHÚNG TÔI!

TỔNG BIÊN TẬP
HỒ ĐĂNG THANH NGỌC

Thứ Sáu, 8 tháng 8, 2014

Chữ Hiếu (孝)

imageHành vi hiếu thảo mang tính thực tiễn theo quan niệm chữ Hiếu của nhân dân ta, đã trở thành văn hoá đạo hiếu của dân tộc ta.
"Công Cha như núi Thái Sơn
Nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
 Một lòng thờ Mẹ kính Cha,
 Cho trọn chữ hiếu mới là đạo con."
Hoặc:
"Trải bao gian khổ không sờn
Muôn đời con vẫn nhớ ơn Mẹ hiền."
 Chữ Hiếu (孝) “Con ai mà đứng ở đây, Đứng thì chẳng đứng, vịn ngay vào sào”. Theo tự điển Hán Việt Đào Duy Anh Hiếu có nghĩa là hết lòng thờ cha, mẹ. Hiếu là phạm trù đạo đức của Nho giáo. Cùng với Trung (忠),  Hiếu (孝) xây dựng các quy tắc ứng xử của con người trong mối quan hệ xã hội và gia đình. Vì thế, dưới chế độ phong kiến: “Quân sử thần tử, thần bất tử bất trung, phụ sử tử vong tử bất vong bất hiếu”:
(君 史 臣 死 臣 不 死 不 忠
父 史 子 亡 子 不 亡 不 孝)
(Vua khiến tôi chết, tôi không chết là tôi chẳng trung. Cha khiến con chết, mà con không chết là con chẳng hiếu…) và không ít trung thần, hiếu tử đã trở thành nạn nhân của quan niệm phong kiến, cực đoan đó.

Giói thiệu sách mới của Thư Ấn Quán: THƠ VIÊM TỊNH


T H Ơ   V I Ê M   T Ị N H
Nhà xuất bản Thư Ấn Quán –Tháng 8. 2014


Đây là món quà của một số anh em gởi đến nhà thơ Viêm Tịnh, bằng tất cả những tình thân thiết bằng hữu. Người đóng góp tranh bìa và phụ bản: Đinh Cường. Người trình bày bìa: Phạm Cao Hoàng. Người đánh máy, layout: Phạm văn Nhàn. Người sửa lỗi chánh tả, làm mục lục: Nguyệt Mai.  Người lựa giấy in,  in ấn, đóng cắt, và chăm sóc tổng quát: Trần Hoai Thư. Sách dày 130 trang, in bằng loại giấy rất hiếm ngoài thị trường. Và dĩ nhiên, internet là nhịp cầu giúp cho tác phẩm được hoàn thành nhanh chóng. (Trích lời giới thiệu của Trần Hoài Thư).

Sách không bán, chỉ dành tặng thân hữu và người yêu thơ. Muốn có sách liên lạc với nhà xuất bản: 
tranhoaithu@verizon.net

Thứ Năm, 7 tháng 8, 2014

Áo Dài - Võ Phiến

DAN_4472

Võ Phiến

Nữ sĩ Linh Bảo đi dự một đại hội thường niên của các nhà sinh vật học Hoa Kỳ tại tiểu bang Vermont, một hôm vừa bước vào phòng ăn bỗng nghe tiếng một người đàn ông Mỹ nói sau lưng: “Bà mạnh giỏi không? Áo zài. Chời ơi!” Nữ sĩ quay lại, hỏi chuyện, thì ông Mỹ tịt: Ông ta chỉ biết có mỗi một câu tiếng Việt ấy. Và trong câu tiếng Việt duy nhất của ông ta đã có cái “áo zài”.

Năm ngoái, trên sân khấu trình diễn tại hội chợ Osaka, so sánh với thiếu nữ của mấy mươi quốc gia trên thế giới, các cô gái Việt Nam vẫn được đặc biệt chú ý mỗi lần xuất hiện với chiếc áo dài.

Đầu năm 1970 ấy, một phái đoàn đại diện báo chí và các cơ quan truyền thông của ta sang thăm Đại Hàn, ông Tổng trưởng Thông tin và Văn hóa Đại Hàn — bấy giờ là ông Shin Bum Shik — có tặng mỗi người một xấp hàng để về làm quà cho vợ! Mở ra xem thì là thứ hàng rất mỏng và dài đúng 2m80. “Chời ơi”, ông Shin Bum Shik am hiểu cái món “văn hóa” Việt Nam ấy sao mà kỹ quá vậy?

Thứ Tư, 6 tháng 8, 2014

Với Thạch Lam

HỒ DZẾNH
         Hồi ký
Mai sau dù có bao giờ
Đốt lò hương ấy, so tơ phím này

                             NGUYỄN DU

Với Thạch Lam
Nhà văn Thạch Lam - Ảnh: internet
Mỗi độ giao mùa, gió heo may trở lạnh, tôi lại xao xuyến nhớ tới Thạch Lam. Tôi nhớ anh những hôm đi qua phố Hàng Đào, Hàng Ngang, tưởng chừng như phong vị một "Hà Nội băm sáu phố phường" vẫn còn phảng phất đâu đây. Trước Thạch Lam, chưa mấy ai phát hiện được đầy đủ cái thi vị, tinh hoa của những món quà thổ ngơi Hà Nội, khoan nói đến nghệ thuật thưởng thức như anh, với tấm lòng nâng niu, trân trọng. Và cũng ít có cây bút nào như anh, mất rồi mà cũng còn lưu lại trong lòng độc giả những cảm xúc bâng khuâng, những cái "rùng mình đột khởi theo ngọn gió mùa", trước số phận hẩm hiu của lớp người nghèo khổ.

"Lòng tôi se lại khi nghĩ rằng chỉ một chút âu yếm, một chút tình thương, cũng đủ nâng đỡ, an ủi những con người cùng khổ ấy".

Ai viết câu đó?

Thạch Lam.