Thứ Năm, 27 tháng 11, 2014

Gặp lại anh TRẦN XUÂN KIÊM sau nhiều năm - Đọc thơ cũ


Cùng anh Trần Xuân Kiêm quán cafe sáng  Sài Gòn 27/11/2014


Trần Xuân Kiêm là tên thật. Sinh ngày 10-10-1943. Trước 1975, nguyên là chủ tịch Tổng Hội Sinh Viên Huế và là phu quân của Phùng Thăng- dịch giả (cùng với Phùng Khánh) tác phẩm Câu Chuyện Một Giòng Sông. Hiện giờ ông sống ở SG.
Những bài thơ sau đây được sưu tầm từ nguyệt san Tư Tưởng 

Thuở Xa Người

Một sớm người đi theo mây bay
Ta say nằm lạnh buốt đêm dài
Tỉnh ra thấy cụm hoa đầu ngõ
Ta vẫn còn, hay nỗi tàn phai?

Nửa đêm tỉnh dậy thấy sao rơi
Ta nghĩ người đang ở cuối trời
Ơi những đám mây còn lãng tử
Xin để hồn chùng trong đêm khơi
Ôi má người từ nay thôi hồng
Gió cũng trầm thương tóc thôi hong
Mai sau thoảng nhớ mây vườn cũ
Ta yêu người bằng mối tình không

Rừng cao

người đi mưa bụi trên rừng vắng
chắc cũng bay đầy theo gót xưa
cỏ úa một hồn ta tĩnh lặng
cũng sầu theo cánh gió đong đưa
người theo mây núi bỏ quên đời
chân bước nghìn năm vẫn lạc loài
đâu biết tình ta là khói ám
một đời vây bủa mãi không thôi
rừng cao rừng cao ơi rừng cao
chiều nay chìm khuất mây phương nào
có ta trong cõi đìu hiu nọ
thở khói nghe hồn tàn chiêm bao

đưa người qua rừng đại ninh

đưa người qua suốt rừng đông
đồi cao còn nở mấy bông sương mù
đưa người qua cuối rừng thu
dấu chân bỗng lạc trong mù sương sa
đưa người đưa nửa hồn ta
nhìn nhau rồi cũng như tà dương kia

viễn phố

người cho sợi tóc chẻ đôi
tách ra bỗng thấy đất trời mang mang
rồi đây viễn phố đôi đàng
trông nhau chỉ thấy một hàng mây trôi

uống rượu trong mưa

mưa rủ ta vào thăm rừng đông
trong tim ta có ngàn chim hồng
một mai vỗ cánh bay trời rộng
mới biết lòng mình xa mênh mông
này mưa này mưa ly rượu này
mời mưa cứ uống cho lòng say
một mai ta ngủ yên lòng đất
mưa sẽ vì ta rót lệ đầy
ta để lòng run theo cơn mưa
ta để hồn rung chút âm thừa
ơi người năm cũ trong lòng cốc
mưa có nhạt nhòe đôi mắt xưa
ta rủ mưa vào thăm lòng ta
khóc tình một thuở hết bao la
sáng nay ta giết ngàn chim mộng
cho khỏi sầu người đã cách xa

quy hàng

em ngồi trong bóng thiên thu
nắng vui còn ấm lời ru suối ngàn
có ta cõi đó điêu tàn
đá khô đất sụp quy hàng bên em

bỗng dưng

bỗng dưng người xõa tóc buồn
rừng khuya rớt trận mưa nguồn rụng hoa
rụng từ thiên cổ hồn ta
rụng trên tóc lạnh một tà mây đêm

huế mùa thu

gió dẫn ta về thăm phố cũ
những nàng con gái thuở mây bay
mùa thu em vấn cao làn tóc
cho khói sương chìm trong mắt ai
bãi rộng mưa mù con nước lớn
em về như một thoáng thiên thu
rồi mưa dội xuống hồn ta lạnh
ôi huế mùa thu, mưa mùa thu !

nằm ngủ dưới ngàn sao

nằm đây xa bóng nhân gian
ôm em thở nhẹ dưới ngàn sao rơi
ồ em ! sương khói lên rồi
nhắm đôi mắt lại quên đời thương đau
mai sau còn nhớ gì nhau ?
trùng trùng sao rụng trong màu mắt em

vườn trăng

áo người in một tà trăng
bay trong huyễn mộng cuối vườn tịch liêu
lạnh hồn xưa tiếng chim kêu
trăm bông quỳnh ngủ đìu hiu lá cành
ta ngồi im bóng đêm thanh
yêu em vô lượng cũng đành câm hơi

về thăm nhà cũ ở blao

đêm qua mưa lũ ta về
đứng im như tượng bên hè nhà xưa
một hồn rũ rượi trong mưa
nhớ ơi ngọc trắng ngày chưa cát lầm
cỏ cây vườn cũ lạnh căm
quỳ hôn còn thấy xa xăm dáng người

( Tập san TƯ TƯỞNG )


Thứ Tư, 26 tháng 11, 2014

Bảo tồn tháp Chăm cổ nhất ở Thừa Thiên – Huế

Tháp Chăm Phú Diên (còn gọi là tháp Mỹ Khánh) nằm ở thôn Mỹ Khánh, xã Phú Diên, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Tháp Phú Diên được phát lộ một cách tình cờ vào tháng 4/2001 bởi một đơn vị khai thác quặng. Tháp cổ độc đáo này khi ấy nằm vùi sâu trong lòng cát 5-7m, thấp hơn mực nước biển 3-4m và chỉ cách mép nước biển 120m. Với những giá trị lịch sử văn hóa được tìm thấy, tháp Phú Diên đã được công nhận là Di tích quốc gia ngay sau khi phát lộ. Tháng 10/2005 tháp Phú Diên được tiến hành bảo tồn tu bổ và hoàn thành vào tháng 5/2007.
Những nghiên cứu của các chuyên gia cho thấy Tháp Phú Diên là dạng tháp lùn trong nghệ thuật kiến trúc tháp Chăm Pa. Đây là nhóm tháp đầu tiên của kiến trúc tôn giáo Chăm khi chuyển sang xây dựng bằng vật liệu bền vững.

Thứ Ba, 25 tháng 11, 2014

LỮ QUỲNH : Xin những tình thân ái ...

chiều San Jose phone Nguyễn Quốc Thái
đang ngồi cà phê sáng  27 với Nguyệt Mai
nói  với Thái thì nghe rõ nhau
nhưng với Nguyệt Mai sao bị tiếng ồn xen vào
không nói chuyện được. thật đáng tiếc

mùa này Sài gòn hay mưa buổi chiều
những trận mưa thường kéo dài
không như ngày xưa mưa như mưa đám mây
chỉ tìm chỗ núp một lát thì trời tạnh. quang đãng
thời tiết đã đổi thay. như cuộc đời. như thời thế

nhìn hình Thái gửi qua sáng nay
có Nguyễn Viện làm nhớ Trương Thìn
có Nguyễn Sông Ba tài hoa với nhiều phác thảo
những buổi tối đưa tôi về từ nhà Nguyên Minh
có Từ Hoài Tấn, Nguyễn Miên Thảo…
thường  gặp nhau buổi ra mắt Quán Văn
các bạn ngồi quanh hai chiếc bàn ghép lại
tưởng như có Đinh Cường đâu đó
những lần về đều ghé đây

cám ơn Thái gửi qua tấm hình
làm nhớ sao quán cà phê bằng hữu
làm nhớ sao trang blog nguyetmai
hai tuần nay im lìm
bây giờ chị ngồi giữa bạn bè Sài Gòn
thanh thoát như mùa đông
xin những tình thân ái / còn hoài như hôm nay…


Lữ Quỳnh
San Jose, November 24, 2014


Trần văn Chung, Ng Miên Thảo,Từ Hoài Tấn, Nguyệt Mai, Ng Sông Ba, Nguyễn Viện, Ng Quốc Thái


http://phamcaohoang.blogspot.com/

Thứ Hai, 24 tháng 11, 2014

Nỗi cô đơn mang tên Nguyễn Huy Thiệp


Hiếm có ai được trời cho “lộc” văn chương nhiều như Nguyễn Huy Thiệp. Một nhà văn mà chỉ với vài truyện ngắn đầu tiên xuất hiện đã là tâm điểm của mọi ồn ào, mọi tranh luận, và chỉ sau một thời gian ngắn thì tên tuổi của ông đã đóng đinh trong dòng văn học Việt Nam, trở thành một hiện tượng mang tên “Nguyễn Huy Thiệp”. Nhưng rồi bỗng một hôm, Nguyễn Huy Thiệp tuyên bố ngừng viết, bán “văn nghiệp” của mình với giá nửa tỉ cho Nhà xuất bản Trẻ… để tận hưởng tuổi già nhàn nhã. Cuộc sống hàng ngày của ông bây giờ là một cuộc rong chơi.

Gặp Nguyễn Huy Thiệp một ngày chớm lạnh của mùa đông Hà Nội, trong quán cà phê rất Hà Nội, ngồi cùng ông ôn lại nhiều chuyện cũ và biết rằng, trong con người đầy lạc quan và (dường như) đầy sự tỉnh táo Nguyễn Huy Thiệp, là một tâm hồn cô đơn không có gì khoả lấp nổi, như số phận rất nhiều nhân vật, nhiều con người trong tác phẩm của ông…

Thứ Bảy, 22 tháng 11, 2014

THI CA PHẢN KHÁNG

                                                                                                         
       Nếu siêu hình phản kháng (metaphysical rebellion) từ chối tất cả mọi điều để đồng tình vào một hạn chế cho chính nó thời đó là một nghi vấn tuyệt đối tự kết tội cho chính mình, một kiểu thức chấp nhận thụ động hơn là biểu lộ. Nếu đó là một liệt nhược chính nó trong ơn sủng bái của những gì tồn lưu nhân thế và khước từ là quyền hạn để được bàn cải qua từng phần của hiện thực; sớm muộn gì điều đó cũng buộc vào sắc lệnh như cáo trạng – Chí Phèo – thì ai là người đứng ra can thiệp điều này, nhưng; trong cái diện mạo đau khổ đó đưa chúng ta đứng giữa hai vị trí vừa chủ thể vừa khách thể, đối xử qua một tâm tư hoàn cảnh xã hội… Thi nhân đứng trước sự vụ này có thể tức cảnh thành thơ, văn nhân gào lên tiếng tha oán mà thành văn hay đây là tiếng phẩn nộ của đám bần dân; vì tất cả rơi vào hố thẳm, một hố thẳm bi đát mà con người nhận thức trước sự kiện như một tai họa để rồi chấp nhận thương đau; nỗi tuyệt vọng đó sẽ bùng lên trong âm vang của phản kháng siêu hình hay phản kháng tư tưởng; những thứ đó bộc phát (spontaneous) trong tư thế ngấm ngầm và phát tiết với tấm lòng như nhiên qua thi ca phản kháng (rebel poetry). Vị trí này nó nằm trong một tâm thức siêu đẳng giữa văn chương và sẽ đi tới sức mạnh, dù một thứ kiên trì mỏng manh –constantly oscillated between these two extremes: between literature and the will to power, between the irration and the rational, the desperate dream and ruthless action. Giữa sự cớ vô lý và hữu lý, giữa cái mơ tuyệt vọng và cái hành động bất nhân. Lời thơ của thi nhân ẩn chứa bằng một tâm thức phản kháng thụ động; với tất cả những gì xẩy ra trong cuộc sống hiện sinh có thể đưa đến một xúc động khác trong một tư duy bừng dậy. 

Thứ Năm, 20 tháng 11, 2014

Lễ hội Thanh Trà

PHƯƠNG ANH
Thủy Biều - làng quê cổ kính
Ai từng đến vùng đất phù sa bãi bồi bên dòng sông Hương, hẳn không quên được cái mát mẻ, trong lành và cổ kính cùng với con người hòa nhã nơi đây; Thủy Biều, vùng đất của xứ hoa thơm quả ngọt.
Lễ hội Thanh Trà
Nằm bên rìa Tây - Nam thành phố Huế, Thủy Biều được dòng sông Hương thơ mộng ôm trọn vào lòng; phường Thủy Biều ngày nay là sự hợp nhất của hai làng cổ thời xưa. Một làng tên là Nguyệt Biều và một làng tên là Lương Quán. Ca dao: “Nguyệt Biều - Lương Quán bao xa/ Cách nhau cái hói chia ra hai làng”. Theo thư tịch của các dòng họ thì làng Nguyệt Biều hình thành vào khoảng năm 1559, còn làng Lương Quán thì thành lập sau đó. Có thể hiểu nôm na nghĩa của tên phường Thủy Biều như sau: Thủy tức là nước, Biều tức là cái bầu, hay quả bầu. Thủy Biều tức là cái Bầu Nước. Nếu nhìn trên bản đồ ta sẽ thấy được hình ảnh dòng sông Hương bao bọc Thủy Biều như một bầu nước bao quanh một dải đất phù sa.

Thứ Hai, 17 tháng 11, 2014

Thơ phải lặn sâu vào cảnh ngộ của đời

Tôi vốn là bác sĩ. Nhà thơ Chế Lan Viên, khi là Thường vụ Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam đã khuyên tôi chuyển từ Bộ Y tế về Hội Nhà văn làm việc. Anh Bằng Việt, vốn học luật, hồi đó cũng được khuyên thế, đã chuyển được ngay. Tôi thì quyến luyến "dao cầu thuyền tán" mất hai năm nữa. Ngành y là ngành tôi cũng say mê lắm. Học hành cặm cụi. Đã tính cho cả đời ở đấy. Hơn nữa, mẹ tôi mong tôi thành ông bác sĩ giỏi từ lâu lắm rồi. Bây giờ bỏ ngành y mẹ tôi tiếc cho tôi. Tôi chần chừ vì thế. Nhưng ôm cả hai có khi lại chẳng được một.
Trong giới làm thơ ta, có nhà thơ phàn nàn là các bạn làm thơ trẻ ít có tuyên ngôn trường phái. Phải chủ nghĩa nọ, trường phái kia nó mới sang trọng, mới có cái mà góp vào chợ văn thế giới. Bên cạnh sáng tác là phải đưa ra lý thuyết. Tôi lại nghĩ khác. Mình là anh làm thơ thì cứ hồn nhiên mà viết. Viết theo vui buồn nghĩ ngợi của mình. Viết xong thấy nó hả cái lòng mình là được. Thích cười thì cười, thích khóc thì khóc. Ấy là thơ chứ sao. Còn bài thơ ấy sống được và cần xếp vào trường phái nào thì là nhờ độc giả, là việc của các nhà phê bình, các nhà nghiên cứu. Tác giả cũng không nên quá bận tâm về chỗ đứng chỗ ngồi các tác phẩm của mình. Bài thơ sống được thì tác giả phải tự coi như mình... chết rồi. Chứ lại cũng xồ ra bàn tán, tuyên ngôn, tranh luận về nó, tôi thấy nó thế nào ấy. Có khi lại bị người xét nét nhìn mình như nhìn bà hàng xóm lắm điều bênh con. Tôi nghĩ thầm thế, không chắc đã đúng, nên không dám nói ra. Nhưng hôm nay lại nói ra chính vì tôi có liên hệ với chuyện hành nghề của mấy bậc thầy trong ngành y. Hồi đó khi học ngoại khoa (ở vòng luân khoa) chúng tôi được học hai Giáo sư Tôn Thất Tùng và Nguyễn Trinh Cơ. Thầy Tùng phóng khoáng tài tử, thầy Cơ nghiêm cẩn, cần cù. Hai cá tính trái nhau nhưng đều được sinh viên yêu kính. Thầy Cơ giảng lý thuyết hay lắm, vừa hệ thống vừa phong phú trường phái. Thầy Tùng ít nói lý thuyết mà thường nói kinh nghiệm. Kinh nghiệm của chính thầy, chưa có trong sách giáo khoa. Giáo sư Tùng có nhiều quan sát triệu chứng như một bổ sung thiết thực cho tiêu chí chẩn đoán (như tư thế đạp chân lên tường của người đau giun chui ống mật). Điều quan trọng đối với thầy thuốc là chữa khỏi bệnh. Giáo sư Tùng cắt gan chẳng giống ai, nhưng cứu được người thì thành phương pháp Tôn Thất Tùng. Làm thơ mà có độc giả, dù chẳng ở trường phái nào, thì vẫn thành nhà thơ, có khi thành người khai sinh ra trường phái mới. Đỗ ông Nghè thì hàng tổng đi đón chứ cứ đe trước chưa chắc đã (được) thi, mà thi cũng chưa chắc đỗ.
Muốn thơ nhập vào cuộc đời thì nhà thơ phải lặn sâu vào những cảnh ngộ của đời. Nhà thơ trải nghiệm nhiều nông nỗi của đời càng nhiều thì những buồn vui anh giãi bày càng được nhiều người chia sẻ. Bởi những buồn vui ấy nó là cuộc đời anh, tác động vào chính giác quan anh. Nó thật. Nó thường xuyên nhoi nhói trong lòng anh. Không phải chỉ là điều anh nghe nói, anh đọc được trên sách báo, hay là do một cuộc vận động viết, một cuộc thi văn chương thúc đẩy. Mà thúc đẩy từ chính anh. Văn chương đòi sự trải nghiệm Đoạn trường ai có qua cầu mới hay. Người không qua cầu đoạn trường mà viết về nỗi đau đứt ruột, e ngòi bút không tới được lòng người. Người đọc chê thứ văn thương vay khóc mướn là chê ở chỗ ấy. Nguyễn Du viết đời cô Kiều, nhân vật của Trung Hoa, nhưng lòng ông, do từng trải, ông đủ chiêm nghiệm nỗi đau đời, để nhập lòng mình vào cảnh ngộ Kiều, hứng chịu xót thương của thân Kiều mà viết nên tiếng kêu đứt ruột. Cốt truyện vay nhưng không phải thương vay. Ông đã thương Kiều như thương mình, thấy nỗi mình trong đời Kiều. Viết Kiều mà lại giật mình, mình lại thương mình xót xa. Trái lại, có người viết về chuyện thật của mình, vừa viết vừa khóc, mà người ta đọc lại cười bảo là không thật. Ấy là cái tài văn chương chưa đến độ. Đúng ra là nỗi từng trải chưa đến độ, chưa đủ sâu sắc. Sống chưa hết nỗi đau, nỗi khổ của chính mình. Mình còn quan liêu với chính mình.
Thầy thuốc từng mắc bệnh nào chắc hẳn hiểu nỗi đau của người mắc bệnh ấy mà còn rành các sắc thái của triệu chứng, giúp cho chẩn đoán. Đấy là cái học của sự từng trải, lấy mình làm thực nghiệm. Nhưng không ai lại trông cậy vào sự mắc bệnh của mình để làm thầy thuốc. Và cũng không ai mong thế. Cũng như không ai mong đứng trước cọc hành hình để viết tâm lý tử tù. Phải có cách thu nhận vốn sống gián tiếp ở mức độ chân thực nhất, sao cho vốn sống ấy tác động thẳng tới giác quan. Vị ngọt của mật ong khác vị ngọt của đường, nếm một lần là rõ. Chứ nghe người ta nói không nhận ra đâu. Ngành y, khi máy móc thăm dò hay xét nghiệm chưa phong phú, thầy thuốc chủ yếu nương tựa vào giác quan: nhìn sờ gõ nghe hay vọng văn vấn thiết. Các nhà văn có một thao tác nghiệp vụ là đi thực tế. Ấy là cách tạo cho nhà văn nhập cuộc, mà nhìn sờ gõ nghe cái cuộc đời này. Đúng ra, lúc nào, ở đâu người viết biết cách mở giác quan mình ra mà thu nhận mọi nông nỗi cuộc đời thì đều là đi thực tế. Lắng nghe, nghe cho ra nỗi đau của người khác (đau thể xác, đau tâm hồn) là phẩm chất đầu tiên cần có để thành thầy thuốc giỏi, cũng là con đường để thành nhà văn tài năng. Việc ấy, như một năng khiếu, trời cho cũng chỉ một phần mà chủ yếu phải tự rèn, rèn cả đời người. Rèn cho thành một nếp sống, một bản năng.
VŨ QUẦN PHƯƠNG
 
www.nhandan.com.vn

Thứ Ba, 4 tháng 11, 2014

Tên chữ Hán của Hồ Quý Ly là 胡季犛 hay 胡季釐(厘)?

Thành Thang Long
Thành Thăng Long-Hà Nội
       
                                                                                                  
           Hồ Quý Ly tên tự là Lý Nguyên, tự suy tổ tiên là Hồ Hưng Dật vốn người Chiết Giang vào  đời Hậu Hán thời Ngũ Đại (947 – 950) sang làm Thái thú lộ Diễn Châu (Nghệ An). Sau đó, làm nhà ở hương Bào Đột thuộc lộ này, làm  trại chủ đến đời thứ 12 là Hồ Liêm dời đến ở hương Đại Lại tỉnh Thanh Hóa, làm con nuôi Tuyên úy Lê Huấn, từ đấy lấy Lê làm họ mình. Quý Ly là cháu bốn đời của Lê Huấn. Sau Hồ Quý Ly thay ngôi nhà Trần, đặt quốc hiệu là Đại Ngu và cải lại họ Hồ.[4] Theo Bùi Bá Kỳ viết trong Cáo nạn biểu [12] đã cho biết Quý Ly là con quan Kinh lược sứ đời Trần là Lê Quốc Kỳ [1]. Do đó trong trong sử sách Hồ Quý Ly còn được gọi là Lê Quý Ly.