Nếu siêu hình phản kháng (metaphysical
rebellion) từ chối tất cả mọi điều để đồng tình vào một hạn chế cho chính nó thời
đó là một nghi vấn tuyệt đối tự kết tội cho chính mình, một kiểu thức chấp nhận
thụ động hơn là biểu lộ. Nếu đó là một liệt nhược chính nó trong ơn sủng bái của
những gì tồn lưu nhân thế và khước từ là quyền hạn để được bàn cải qua từng phần
của hiện thực; sớm muộn gì điều đó cũng buộc vào sắc lệnh như cáo trạng – Chí
Phèo – thì ai là người đứng ra can thiệp điều này, nhưng; trong cái diện mạo đau
khổ đó đưa chúng ta đứng giữa hai vị trí vừa chủ thể vừa khách thể, đối xử qua
một tâm tư hoàn cảnh xã hội… Thi nhân đứng trước sự vụ này có thể tức cảnh thành
thơ, văn nhân gào lên tiếng tha oán mà thành văn hay đây là tiếng phẩn nộ của đám
bần dân; vì tất cả rơi vào hố thẳm, một hố thẳm bi đát mà con người nhận thức
trước sự kiện như một tai họa để rồi chấp nhận thương đau; nỗi tuyệt vọng đó sẽ
bùng lên trong âm vang của phản kháng siêu hình hay phản kháng tư tưởng; những
thứ đó bộc phát (spontaneous) trong tư thế ngấm ngầm và phát tiết với tấm lòng như
nhiên qua thi ca phản kháng (rebel poetry). Vị trí này nó nằm trong một tâm thức
siêu đẳng giữa văn chương và sẽ đi tới sức mạnh, dù một thứ kiên trì mỏng manh
–constantly oscillated between these two extremes: between literature and the
will to power, between the irration and the rational, the desperate dream and
ruthless action. Giữa sự cớ vô lý và hữu lý, giữa cái mơ tuyệt vọng và cái hành
động bất nhân. Lời thơ của thi nhân ẩn chứa bằng một tâm thức phản kháng thụ động;
với tất cả những gì xẩy ra trong cuộc sống hiện sinh có thể đưa đến một xúc động
khác trong một tư duy bừng dậy.
Thi nhân dễ cảm hóa hoàn cảnh ngay cả chuyện
ngoài văn chương (thời sự, họp mặt hay ghi chép) là ánh sáng đưa đường dẫn lối
từ một hành động thầm kín để dễ bề chấp nhận dọc theo một trạng huống phản kháng
trong thi ca dưới mọi hình thức để đại diện sự hiện hữu của mình đang dấn thân.
Vị chi; thi ca ít nhiều đã bộc bạch được tâm trạng bi thương hay buồn vui ngay
cả hạt lệ cũng nói lên được phản kháng; dù một thứ phản kháng thụ đông và nghi
ngờ tuyệt đối (absolute negation). Nghĩa là gì? Đó là tinh thần lịch sử và nghệ
sĩ, cả hai cùng muốn tái tạo lại thế giới riêng mình; tiếng nói của thống khổ,
biết phận mình như một hoài vọng không bao giờ đạt đến, biết được giới hạn của
mình mà lịch sử không biết tới hay biết tới mà đành đoạn thờ ơ. Thi nhân trở nên
khát vọng, bởi; thi ca là tiếng nói khát vọng cho tự do. Phản kháng thi ca vừa
là mỹ ngữ vừa là mỹ lệ cả hai không còn là bản chất tự tại dành cho thi ca mà bằng
ngôn ngữ phản kháng, vượt thoát để tìm thấy những gì là siêu độ, tao nhã, thanh
cao. Nó muốn biến dạng cõi thế trước khi hội nhập vào cõi thế. Thi ca tư tưởng được
đóng khung ở vị trí cố định. Vũ Hoàng Chương đã có lần thốt :’sinh nhầm thế kỷ’
một thế kỷ hỗn mang, thuồng luồng, dối trá. Saint Exupéry thốt tương tợ:’tôi thù
ghét thời đại tôi / I hate my age’. Câu thơ nghe thường mà cả phản kháng. Nhưng;
dù tiếng thốt làm cho ta cảm kích bàng hoàng bao nhiêu chăng nữa đó chỉ là tiếng
thốt vọng lại, thức tỉnh ta dấn thân lên đường bằng ngữ ngôn thi ca sáng tạo, vượt
thời gian để tồn lưu những gì mới lạ bằng tâm thức phản kháng kiêu hùng phù hợp
với kỷ nguyên này. Sáng tạo không có nghĩa làm mất sáng tạo qua một ngữ ngôn
thi ca mù mờ mà thực sự phải có một cuộc cách mạng thi ca (không nhai đi nhở lại
thứ từ chương tích cú, thứ bóp nặn, rặn đẻ câu thơ) không mất hướng đi của thi
ca, cũng đừng chế chữ để có được một sáng thế thi ca. Những thứ đó không ai gọi
là phản kháng thi ca, ngược lại làm băng hoại và liệt nhược thi ca. Nietzsche
cho đó là tinh thần trì độn, Camus cho đó tư tưởng ngu xuẩn. Ta chẳng nên tương
nhượng mà dang tay hứng lấy cái điêu tàn đổ lệ trong thi ca và hùa nhau ngợi ca
cái vô nghĩa mà hãy quên đi lời ca ai oán, bởi; khóc than, ai oán không nói lên
được lòng bi dũng mà nên vin vào đó để mở rộng bờ cõi thi ca mà đi vào. Đó là cơ
sở đưa tới một giá trị cho chính nó, cái đó là tinh thần phản kháng.Thi ca phản
kháng là người hùng bất diệt của kỵ sĩ không đầu nhưng lại dám đương đầu. Sao
thế? Vì làm nên một cuộc cách-mạng-tư-tưởng-thi-ca có nghĩa là đổi mới tư duy mở
rộng thị trường thi ca có khuynh hướng chủ nghĩa thi ca. Vậy chống lại phản kháng
lập tức phá vỡ sự đoàn kết, lập tức thủ tiêu danh hiệu của mình. Xử sự như thế
cũng do từ vị kỷ (egoistic) mà ra. Và trở nên tự tôn cái danh xưng của mình (cái
nầy cũng do trình độ hiểu biết; bởi do vọng ngã tham dục. Cái trong vẫn còn cái
đục trong đó; cho nên hư hại do tự chính nó). Tư tưởng phản kháng không thể xóa
ký ức nhưng phải tôn trọng và biết tới cái giới hạn của nó. Khởi từ cơn dấy động
của phản kháng mà ý thức được tính chất chung để đưa thi ca phản kháng vào truyền
lưu. Trong cơn thử thách trước sóng gió vai trò của văn nhân là chịu đựng mọi
thử thách từ bộc phát hay ngẫu nhiên đều chất chứa một tinh thần phản kháng như
một đặc định. Cái tôi thi ca không còn là cái tôi chính mình mà cái tôi suy tư
‘cogito’ để không còn cô đơn chính mình vì triệt được cái bản ngã tự tại để đi
vào cái ngã nhất thể thời mới thấu triệt tư tưởng. Mượn câu nói truyền thống của
Descartes làm nền :’Tôi phản kháng vậy thì tôi hiện hữu’ như một thể tài để vượt
thoát tư tưởng. Hiểu được thế thì không còn vướng mắc, vu vơ trong vòng luẩn quẩn
hóa chất, cái thứ ‘chemical’đã không biến chất mà trở nên hóa trị; chất liệu này
không thể tồn tại mà cơ hồ chỉ là thứ đạp đuôi (stepping-on), tái sinh
(recycled), a-dzua, lập ngôn (repeatation). Làm thơ không chứa mấy thứ đó. Mà;
cần có sáng tạo thi ca.
Hàn Mặc Tử cũng
có thể là Xuân Diệu đều có ít nhiều cảm thức sống dậy và được coi như điều không
thể tin được, bởi mỗi người có một khắc khỏi khác nhau nhưng cùng một ý thức bừng
dậy với một sức vương tới để đến cổng thiên đường. Coi như đây là một cơ bản tối
hậu tương phản, họ muốn nêu ra nhiều lý do hoặc không có lý do và hệ thống hóa
cái vô chứng cớ. Vô hình nhưng lại hữu hình. Chính vì vậy mà tạo được một sắc
thái thi ca hiện đại vừa trong sáng vừa ẩn tàng với một chất liệu độc đáo. Phải
chăng đây là đường lối lãng mạn thi ca mà nhà thơ thường dẫn độ qua một lộ trình
mẫu mực mà họ tìm thấy trong thơ và trong cái thực thể của cuộc đời. Họ đã thần
thánh hóa (deified) như lời thệ nguyện chuyển hóa từ kinh nghiệm sống cũng như
trong hành động để thành thơ: ‘run như run thần tử thấy long nhan’ (HMT) hay tiếng
cầu cứu bi thảm: ‘phượng trì’ rồi lại ‘phượng trì’(HMT). Tiếng thơ nghe như sống
thực lời tha oán. Nhà thơ du nhập cảnh giới vào thơ bằng một cảnh trời lung
linh để lãng mạn hóa câu thơ: ‘của trời cao chói lói mỗi triều ngày’ (XD) hay:‘gió
vẫn đầy ngàn nội bốn phương bay’(XD).Vần điệu của thi nhân làm nên là ở cái chỗ
hồn nhập hồn làm cho thơ có tính siêu thoát và hiện đại nhờ vào tư duy phản kháng.
Siêu thực chủ
nghĩa đòi hỏi một tâm hồn bung phá để thiết kế cuộc đời bằng những rối loạn bi
thương; với Hàn Mặc Tử chỉ cần thấy trong từng câu thơ là từng lời mật thể đoạn
trường, một phản kháng nội tại đi vào thơ bằng những gì hỏa mù mà đó chỉ là thứ
ánh sáng chớp loè nhất thời –but with the blinding, momentary illumination of
flash of lightning cho một âm vang phản kháng. Con đường hiện sinh khai quật những
con đường mòn đã đi qua với qiu cách ước lệ là những gì khám phá trong đó. Đã nói;
thi ca phản kháng là vượt thoát để đi tới tự do, tự do từ nhiều phương hướng khác
nhau nhưng cùng một nhất thể. Những lối mòn khác còn in dấu trên một bình nguyên
thi ca; duy trì con đường mòn đó đã không làm nên lịch sử mà chứng cớ cho sự
thoái hóa, thoái trào, thoái vị thi ca; làm uổng công sáng tác thi ca, nhất là
chạm phải cái vô thức của thi ca phản kháng. Tư tưởng phản kháng đã tìm thấy chân
lý tuyệt đối của một nền văn hóa tuyệt đối. –Hàn Mặc Tử và Xuân Diệu là nguồn cơn
phát sinh từ cảm hứng, một thứ cảm hứng duy lý tồn lưu bằng một tâm thức phản
kháng, thuộc điạ vào tâm hồn thi nhân; chứng minh được những gì phơi mở cho một
ước ao tuyệt vọng để rồi thể hiện qua giòng thơ phản kháng, thu nạp vào dòng chảy
của hành động hoàn toàn bung phá để tìm thấy tự do vĩnh cửu. Tinh thần tự do là
vượt lên trên mọi chật hẹp, nhỏ nhoi, riêng rẽ mà phải làm sao vừa đồng thể vừa
nhất thể, do đó thi nhân đứng trước cao trào thi ca là tìm thấy chủ nghĩa anh hùng
tinh lọc và kín đáo, một thứ phản kháng siêu hình và mầu nhiệm để đưa thi ca vào
tuyệt cú ‘trùng trùng duyên khởi’; ẩn núp trong ngôn từ để biến vào thần thoại
triết học mà mỗi giây phút xuất hiện là mỗi ‘đoạn trường tân thanh’. Hào phóng
của thi nhân là ngữ ngôn, nó sẽ lăn vào đời như tảng băng im lặng của chịu đựng,
và; sợ rằng nguy hiểm của ngữ ngôn xuất thần sẽ tác hại cho một trí tuệ. Một trí
tuệ viên giác liệu cái sự cố cuộc đời có viên giác hay không? ‘Tất cả lời nói đều
là thành kiến’ (Nietzsche). Cuộc sống tiếp nối đầy trắc nghiệm bởi giới hạn thiên
nhiên và xã hội với tính cách ngẫu nhiên và phi lý, do đó mất tự do, thi nhân rơi
vào trạng huống bi thảm: tình và đời; vì thế bùng dậy là khơi mào một tâm thức
phản kháng, chung quanh là nhầy nhụa, bi đát, họ vẫn đi tìm tự do. ‘Không có tự
do ngay từ thuở ban đầu’ (J.P.Sartre trong chủ thuyết Hiện sinh) Hàn Mặc Tử hay
Xuân Diệu chỉ còn một thứ tự-do-chọn-lựa để thích nghi hoàn cảnh nhưng rốt ráo
cũng không thoát khỏi ngục tù định mệnh . Ấy là nghiệp chướng. Thi ca phản kháng
giờ đây là chân lý tối thượng để thoát ly trần thế mà đó là tất định quy luật
(déterminisme-loi) mà con người phải nhận như một hàm oan, nhận lấy như khổ
sai, đọa đày để rồi phải chết tức tưởi với cuộc tình (Kiều). Lập trường của thi
ca phản kháng là phá chấp để vượt thoát tìm tới con đường tự do thênh thang rộng
mở kể cả thi hứng bất ngờ hay đột xuất. Tất cả qui về một mối của âm vang, đồng
vọng thi ca. Trong hoàn cảnh nào thi ca phải đứng trên lãnh vực tự tại, nghĩa là
thống nhất tư tưởng không hệ lụy, không buông thả, không lạc hướng mà làm suy đồi
tháp ngà văn thơ.
Giống như Hàn Mặc
Tử là con người phản kháng, chịu đau (đau tình và đau bệnh lý) do đó sanh ra phản
kháng (thứ phản kháng chống cự định mệnh) có nghĩa là một hiện hữu lạ lùng; không
ao ước, không mang sang để nói rằng thi nhân phản kháng để chống lại những gì mình
đang mắc phải mà cho đó là một chứng cớ ngoại phạm, một phản kháng vô biên: tình
yêu của con người –Like him; he is one who suffers and who rebelled, each;
being strangely reluctant to say that he is rebelling against what he is, gives
the rebel’s eternal alibi: love of mankind. Ở đời này không ai là tuyệt đối mà
là ta-bà-thế-giới thì làm sao tránh khỏi nhiễu nhương sự thế. Thử hỏi như thế này:
‘Chỉ cho tôi ai là người thánh thiện / Show me one man who is good’ thời chuyện
phản kháng là tất yếu; ai trong chúng ta đều phản kháng nhưng âm thầm phản kháng
cơ hồ gì cho một HMT hay XD. Đó là bi kịch đời (tragic-social) để lại trong chúng
ta. Mà đây là cơn dấy động triền miên, lơ lửng là một phần của phản kháng hư vô
(nihilist rebellion). Do đó thi nhân phản kháng là họ tìm thấy sự bất công
trong cuộc đời. Một dồn nén tâm tư để thốt trong thơ bằng một ý thức phản kháng,
dù là phản kháng siêu hình. Nhưng trong phút chốc bừng sáng, trong cùng một cảm
thức đó sự bừng dậy là hợp lý của sự phản kháng và có những gì không thuận lợi
cho chính nó, cuồng nhiệt của nghi vấn là dàn trải những gì mà chúng ta kêu gọi
để phản kháng. Hoàn cảnh này đẩy đưa những nhà thơ vào con đường bí tỉ, ngậm đắng
mà thổn thức sự thế. Cái này gọi là phản kháng tuyệt đối thụ động (Absolute
Negation). Trái lại; thi ca phản kháng nó bào thai trong trứng nước một thứ phản
kháng siêu hình, hấp thụ một chất lượng phản kháng tinh lọc có nghĩa là phá vỡ
cái vỏ cá nhân, tuyệt đối khai trừ tư duy lũng nhạm để tràn lan phát tiết. Tinh
thần này vốn xưa kia u hoài, ẩn dật nay bừng dậy như dòng lũ nước bạc trôi về.
Cái tinh thần phản kháng là chấp nhận đau khổ về phiá mình để cho thi ca được vượt
thoát ra khỏi gông cùm, bóp chẹt tư duy cay đắng mùi đời, vát gậy tầm vông trên
đồi núi nọ mà âm thầm phản kháng, một thứ phản kháng nội tại. Cái đó là phản kháng
trong cơn đau và phản kháng trong nội thức ray rứt của thi nhân. Đứng trên phương
diện luân lý thì thi nhân di hận điều gì mà sinh ra phản kháng? Hỏi như thế thì
suốt hành trình này hoàn toàn không dính dáng gì tới phản kháng cả. Theo quan điểm
đó mà xét; tinh thần phản kháng đã tràn bờ để đi ra khỏi cõi di hận triền miên.
Vậy thì con người phản kháng mang thân phận gì để đối đãi với thi ca? -cái tối đa
tột bực là phát ngôn qua thi tứ bằng ngữ ngôn thi ca thì họa chăng tìm thấy tư
tưởng phản kháng. Con người phản kháng theo Camus: là hiện diện trước và sau cõi
thiêng để nhập thể thành thi ca. Muốn tồn-lại nhân thế vai trò thi nhân là phản
kháng để tìm thấy cái trong (in-itself) và cái cho (for-itself) và tại độ với
nhau (common-itself) tự nó để qui hợp, phát khởi tồn-lại (existence); thì đó là
thi ca phản kháng. Còn đặc câu hỏi do đâu và từ đâu có phản kháng thì cái sự này
nó đã có từ khi thành hình điạ cầu; cỏ nó có mặt trên dưới mười ngàn triệu năm,
nó cũng đòi hỏi phản kháng để có rung rộng với gió mưa, sương tuyết; nếu hiểu rốt
ráo sự cớ ‘thì hồn tôi xin phản phất chốn trăng sao’(QT) là vậy! Rứa thì có chi
chất vấn mà làm cho phản kháng rườm rà, đình trệ, mất chất thi ca. Vậy thì xin đừng
đặc câu hỏi mà choáng đường thơ: chi-mô-răng-rứa-ri-hè không còn tại ngoại hầu
tra để thẩm xét cái thứ văn chương ba trự con kè-kè, hỗn loạn tâm tư làm mất cái
thiêng liêng thi ca!Xin đừng độc-tài-tư-tưởng thi ca, mở khóa để thấy tư do. Khởi
từ dấy động phản kháng, nỗi thống khổ tự thức đứng trước cảnh bi thương, đoài đoạn,
phân ly mà cần có một tư duy riêng tư cho cái gọi là ‘cogito’ (Descartes) thì phản
kháng thi ca mới sống dậy, không còn lam lũ, tù ngục, đọa đày; chấp nhận thương
đau để cuộc cách mạng thi ca đi vào miên viễn. Đó là cõi chung mà mỗi thi nhân
phải đương đầu mới thấy được giá trị của phản kháng. Còn bằng không thì ngóng cổ
chờ mạ đi chợ về thì má sưng; may ra có kẹo để chấm mút…
Cũng vì vậy mà
nhiều thi nhân cận đại đã tiếp thu tinh thần phản kháng, lãnh hội ý chí bừng sáng
để thênh thang tìm đến tự do của thi ca, nghĩa là phá vỡ hàng rào cựu ước để có
một tân ước thi ca sống dậy. Điển hình ở đây những nhà thơ siêu thực: Quách Thoại,
Thanh Tâm Tuyền và Bùi Giáng. Rốt ráo mà nói họ là những anh hùng thi ca đương đại;
đầu sóng, mũi gió, phát tiết trước hoàn cảnh nhiễu nhương của vận nước, cái vận
đó đã đánh đổ thi ca phản kháng một cách đau đớn vô cùng tệ. Nhóm phản phé nhốt
thi tứ vào gông cùm chính-trị-thi-ca. Người yêu thơ đã lãng quên vì vận nước
hay vì một nguyên tố nào đó; dần dà thi ca phản kháng thức dậy qua một dặm trường
ngủ quên. Do đó phản kháng siêu hình đồng khởi để thi ca phản kháng đứng dậy:
‘mặt trời mọc’ rồi ‘mặt trời mọc’ rồi ‘rưng rưng mùa hoa gạo’cho ta thấy được
phản kháng trong ‘như băng trường tình’ của Quách Thoại.Thi sĩ chết trẻ (27 tuổi)
nhưng âm vang sáng tạo lừng lẫy bởi biết trọng dụng đường lối thi ca phản kháng.
Quách Thoại cùng những văn thơ khác sáng tạo được nguồn sáng tạo vô biên. Quách
Thoại chứng minh những gì đã che đậy phản kháng, để lộ sau đó một thứ chứng tỏ
vô vị. Ở trường hợp khác; không biết có hay không có, lắm kẻ lại cố tình lãng
quên một tư duy phát tiết đầy nồng độ hoặc cho rằng nhà thơ quá khoa trương ở
chính mình, nhưng không ngại luồng dư luận đó, thi sĩ họ Quách muốn chứng thực
lời thơ của mình bằng một thông điệp bừng sáng giữa kỷ nguyên này. Nói tha tội
và đả thông tư tưởng với Quách Thoại; hình ảnh nầy là gợi lên cái bất hạnh của
hoàn cảnh, của cuộc đời dành cho thi sĩ. Mà ở đây chúng ta phân tích và tìm thấy
cái chất sáng tạo thi ca chớ không ngoài một ý nghĩa nào hơn mà là một đam mê
không vị lợi của một ‘poésies’. Quách Thoại làm cho chúng ta hiểu thêm rằng phản
kháng của tuổi thanh xuân là hào phóng.-He makes us understand that rebellion is adolescent
showing. Cái thứ ánh sáng ‘chói lọi’ đó đã đánh đổ, che đậy của vũ trụ; nhà thơ
chọn lựa điạ ngục trần gian và tàn phá còn hơn là chấp nhận cái sự cớ không thể
coi đó là chính yếu mà làm cho họ những gì mà họ hiện diện trong một vũ trụ như
thể là. –‘Illuminations’ beating against the confines of the world, the poet
chooses the apocalypse and destruction rather than accept the impossible
principles that make him what he is in a world such as it is. (Metaphisical
Rebellion. by Albert Camus) Chắc chắn một điều cảm thức thi nhân nằm trong đó, đó
là lòng thương xót cho chính mình. Tại sao? Cái đó là cảm thức đọng lại trong tâm
hồn thi nhân được tìm thấy. Chớ hỏi tại sao thì sao tại có thi ca phản kháng. Làm
thơ là nhập hồn chớ thấy cái chi-chi sinh tình mà thành thơ cái đó gọi là phiêu
lưu chữ nghĩa không chừng biến mình thành ‘vagabond-poetry’! Nhưng lòng xót thương
đã gạ gẫm, khinh rẻ, không được phép và không thừa nhận; những thứ ấy đã xáo trộn
tâm tư để rồi đưa tới một cảnh giới xa lạ. Đó là một trong những lý do đòi hỏi
phải phản kháng. Hàn Mặc Tử hay Xuân Diệu phản kháng vì va chạm thực tế phủ phàng.
Chính cái đó đem lại phản kháng vô biên (rebell’s eternal alibi) cho một chứng
cớ yêu cầu: tình yêu của nhân loại. Không thể có sự đền bù cho bất công bởi một
thăng tiến công lý, ngược lại chúng ta chấp nhận sự ngập chìm trong một thứ công
lý không công lý; cuối cùng rồi chúng ta rơi vào lầm lỗi với cái vô hiệu hóa để
mà tránh xa (annihilation). Nhưng rồi; người ta sẽ tuyên bố và sáng tỏ rằng cái
sự cớ siêu hình hay phản kháng đều là thứ tri thức vô tội vạ mà chỉ đổ thừa, đổ
lỗi lên đầu thi nhân như bệnh hoạn phong cùi, thất tình, trù dập đối xử như kẻ
phạm tội, xa lánh trần tục và nằm yên bên nấm mồ thầm kín giữa đời này; để rồi
Thượng đế phạm tội ác ‘God is then the criminal’ chính trong tôi ác Thượng đế đứng
sau đó mà không một ai thấy cái đau đớn của thi nhân. Ngợi ca chỉ biết ngợi ca
chớ không biết nguồn thơ là xuất xứ từ phản kháng mà ra. Vì thế phải trấn an tâm
hồn để thấy tinh thần thi ca phản kháng nằm trong đó. Bởi vậy; thi ca có cái siêu
lý của thi ca thời mới tồn-lại với nhân thế.
Từ cái lãng mạn
của Xuân Diệu đã biến thể trong một tâm tư thoát tục, khơi động một tâm thức phản
kháng không cho thấy sự thật của tiến trình, ngoại trừ những thể cách thơ như một
cách riêng của thi sĩ. Xuân Diệu thức tỉnh với ít nhiều cải tiến trước mệnh hệ
con người, mệnh hệ với thiên nhiên. Xuân Diệu nhìn Thượng đế ở ngôi vị như nhiên
trong hình ảnh con người với cái gì cao qúy vàng ngọc ‘mẹ là trời con là hạt sương
rung’(XD) Đó là cái nhìn tuyệt đối không còn nghi ngờ tuyệt đối, bởi; khác với
Nietzsche ở chỗ ‘Thương đế không chết / God is not dead’ nhưng Người đã đọa ngọa
/ He has fallen. Mà gìờ đây Hàn Mặc Tử cũng
như Xuân Diệu là mặt đối mặt với sụp đổ thần linh / face to face with the
fallen deity. Bi thảm nầy đã có đôi phần tương quan với Quách Thại, Thanh Tâm
Tuyền và Bùi Giáng. Cả ba thi nhân là một đồng thể của nhứt thể. Bởi; diện tích
của tâm hồn tùy thuộc vào mức độ ưu ái của nhà thơ với cuộc đời: ‘lòng hữu hạn ước
mơ thương đời vô hạn’ (QT). Thượng đế chỉ là hình tượng, lòng tin ở họ hiện ra nơi
đây như một qui ước, tục lệ, họ không vin vào Thượng đế mà coi đó là mệnh hệ, mệnh
hệ của tử sinh, của lưu đày, của khủng hoảng tâm thức, họ là kỵ sĩ không đầu giữa
rừng gươm / cavalier headless in the black cloak. Hẩm hiu thay! / accursed ! Có
thế mới xuất thần, mới ra hồn thi sĩ (Bùi Giáng) hay lấy hình ảnh đó mà ăn diện
với siêu hình? Không thể võ đoán cho thi nhân: bộ mặt đó phủ vào nhiều thứ mặt
của con người, nỗi buồn đó là nỗi đau thê thảm của vũ trụ. –A face that is more
than humam, sad with the sadness of the universe. Thời làm đẹp để làm chi? Ta điên
cho đời thấy ta đẹp, là đỉnh cao nhân thế(?) Mà đẹp chỉ là hành động tự sát /
beautiful as an act of suicide. Vì thế Thanh Tâm Tuyền: ‘đau như đạn xuyên giữa
tim mình’ (Phiên Khúc 20-TTT). Cho nên chi trong một bài thơ kịch ngắn: ‘Khai Từ
của Một Bản Anh Hùng Ca’(TTT/1957) là chứng tỏ hùng hồn chất liệu hiện sinh
mang chất phản kháng, phản kháng thánh ca, phản kháng của những kẻ đau khổ, phản
kháng cuộc đời, phản kháng hư vô là những gì Thanh Tâm Tuyền gắn bó với Sartre,
với Rimbaud với Dostoevsky ‘ngoài trời chỉ còn trời sao là đáng kể’(TTT). Những
câu thơ trong kịch thơ Thanh Tâm Tuyền là cái ‘éclaircir de l’Être’ cái trong sáng
phát tiết hiện hữu là nhập cuộc cùng Nguyễn Du, một tâm trạng đìu hiu, đau khổ,
mượn ý dẫn lời là lối thoát tục thi ca của Thanh Tâm Tuyền, một thiết kế hiện
sinh trong phản kháng, một ngữ ngôn thầm kín nhưng chan chứa nỗi lòng ‘tôi chờ đợi/lớn
lên cùng giông bão/hôm nay tuổi nhỏ khóc trên vai’(TTT). Thanh Tâm Tuyền và
Nguyễn Du dự cuộc truy hoan của ngôn từ phản kháng và cùng nhau hòa âm điền dã
cho hồn thanh cao. Nhưng ở đây thi nhân không tỏ cái ăn năn hối cải để phải xưng
tội với thi ca mà xưng ở đây là lời xưng của thi ca phản kháng. Cái ‘Poésies’ mới
là cái đáng nói vì nó đại diện cái gì không thuộc ‘cái tôi’ mà đại diện của tâm
trạng chung, cái đáng nể gấp bội (redoubling) là lòng ao ước thâm hậu để chuộc
tội với nhân gian. Tinh thần đó phản ảnh rõ nét qua một tư duy phản kháng; thế
chấp vào đó như lòng ước ao, ham muốn cho một bày tỏ giản đơn, và; như thế thái
độ thi ca tư tưởng tỏ ra khinh đời qua cái khùng khùng, dật dật của Bùi Giáng,
biết đâu thay đổi tánh khí thi nhân; điều này cần phải xác định rõ ràng hành
tung ‘khật khờ’ là hành tung của phản kháng hay hành tung của người ‘mental
illness’ hay đã phản kháng có từ trước cho tới khi nhập cuộc hóa thân của Bùi
thi sĩ? Thi nhân hòa nhập với đời, những uẩn khúc cô đơn là tâm thức bùng dậy để
bày tỏ tâm thức phản kháng. Thi ca phản kháng ở Bùi Giáng là thi ca tính dục hơn
là tình dục, bởi; thi sĩ cô đơn cho nên phát tiết qua thi ca vừa hài hòa vừa thỏa
mãn: ‘vén quần phong nhụy cho tà áo bay’(BG) một thứ thi ca ăn ngay nói thật, cái
thật phản kháng vì mấy ai phản kháng cái thật ‘lọt cồn sử lịch mai sau’ (BG). Với
những tập thơ phát hành trước khi thi sĩ dấn thân vào đời, phá chấp tất cả những
thứ ngổn ngang, gò động để đạt cái tư duy phản kháng và đề cao tuyệt đối nghi vấn
(absolute negation) có nghĩa rằng thi sĩ hòa nhập vào những hồn tử sĩ qua những
lý thuyết khác nhau để có một tuyệt đối đồng tình (absolute assent) và là thứ
phản kháng bất thuận, là kết quả của một thứ phản kháng bất tuân phục. Thi nhân
họ Bùi muốn có một thi ca vượt hẳn cả trí tuệ (ở những giai đoạn cuối đời làm
thơ) nhưng; rốt ráo những giòng thơ đương đại của Bùi Giáng là ‘vi vu tiết điệu
vần xoay’ (BG). All this with total lucidity! Đó là những gì phát tiết trong
thi ca phản kháng. Ở đây chúng ta đã tìm thấy đặc chất thi tứ trong thi ca của
những thi nhân nói trên với tiếng thốt bi thảm của phản kháng phát từ tâm can.
Thi ca phản kháng
đã cho chúng ta một nhận định tinh tế thế nào là thi ca và thế nào là phản kháng
dẫu chưa trọn gói tâm tư nhưng ít ra cũng để lại những cảm thức sâu đậm của từng
thể điệu thi ca. ‘Poésies’ đã cung cấp ít nhiều chất liệu cho thơ bởi thiên kiến
của ảo tưởng hoặc nặng suy tư để đưa dẫn văn chương đến một tư thế cách riêng,
tuồng như muốn giữ điều này mà bỏ điều kia và coi đó như một lý thuyết chủ quan
mà triệt tiêu tư duy khách quan; mâu thuẩn đó là những gì phản lại thi ca. Vậy
thì ‘poésies’ là cái chi-chi? Nó chỉ là lời dẫn nhập cho một đề tài siêu lý thi
ca là những gì dự phóng vào tác phẩm tương lai (future work) để hài hòa nhân thế
và đó cũng là một tư duy thâm hậu dành cho thi ca của thứ văn chương phản kháng
–We can only surmise the contents and which was to have been the ideal
end-result of literary rebellion. Nhưng; đó không phải là vấn đề đưa ra mà là một
lý giải để minh chứng vấn đề thuộc cương lĩnh khác của những gì tầm thường vì sự
cớ tầm thường mà đẩy ta vào một cảm hứng nhạy bén để nói lên được tính thi ca
phản kháng.Vượt thoát để đến bờ siêu nhiên (transcendent) và đi vào cõi phi
(extraordinarily) của thi ca. Chúng ta phải nhớ rằng; mỗi khi nói đến phản kháng,
siêu hình thời đó chỉ là thứ lượt là son phấn chữ nghĩa, là kẻ tôi đòi với văn
chương và điều đó vẫn coi như đứa con vô thừa nhận; họa hoằng mới được thương xót
nếu hành xử một lòng trung trinh với thi ca. Nhưng mâu thuẩn giữa cái nọ với cái
kia vẫn còn dai dẳng không chịu lãnh hội hay tiếp thu mà đứng ngoài vòng cương
tỏa của cái-tôi-tự-sát vì con người chưa chịu đả thông tư tưởng, bởi; xung
quanh là ruồi muỗi tạo ra mâu thuẩn giữa văn chương và thi ca; cái sự cớ như thế
là tuyệt đối nghi vấn, thời phải trải nghiệm qua đoạn đường thử thách, một khởi
điểm ban đầu để bung phá cái tồn-lại mới thành tựu một thi ca phản kháng không
vướng bụi bặm phi lý trần gian.Theo lý thuyết của Descartes;’Cái phi lý trong bản
chất vốn đã có mâu thuẩn’. Thế thời thi ca phản kháng là nạn nhân phi lý? để rồi
cũng xoáy trong ngọn gió trào lộng đó! Không thiên vị và chẳng phải tách rời giòng
thi ca bất tận; chỉ đòi hỏi ở thi nhân một sáng tạo mới. Ngẫm câu nói này:
Những bậc tài
hoa chỉ một lần xuất thần tuyệt đỉnh và một lần vô vị vô lai chẳng là gì.”Every
genius is at once extraordinary and banal” (Metaphysical Rebellion by Albert
Camus). Hiểu được, nhận ra được thì phản kháng không còn gì là trừu tượng, chi
chít, u mê, quẩn trí mà: ’tôi suy tư cho nên chi tôi tồn-lại’ ./.
VÕ CÔNG LIÊM (ca.ab.yyc. trăng non.11/2014)
TÌM ĐỌC THÊM :‘Tư Tưởng Phản Kháng’của võcôngliêm trên
mạng báo và giấy hoặc email theo điạ chỉ để có thêm những bài tương quan.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét