Trước năm
1975 Sàigòn có những nhà sách danh tiếng như Khai Trí trên đường Lê Lợi, Lê
Phan trước ở đường Phạm Ngũ Lão ngang bến xe Bus, sau dời về đường Lê Lợi ngay
ngã tư Lê Lợi – Pasteur cạnh Casino Sàigòn nằm trên đường Pasteur, nhà sách Xuân
Thu chuyên bán sách ngoại quốc nằm rên đường Tự Do trong khu Eden, nhà sách Tự
Lực trên đường Lê Lợi, ngang bệnh viện Sàigòn, gần chợ Bến Thành, nhà sách Toàn
Lực nằm trên đường Lê Thánh Tôn, gần chợ Bến Thành, trong số nầy chỉ có nhà sách
Khai Trí là có nhiều khách nhất. Ngoài ra có nhà sách Đoàn Văn nằn trên đường Lê
Văn Duyệt ngang với Trung học Tư thục Trường Sơn.
Sau năm
1975, các nhà sách ấy dẹp tiệm, nhà sách Khai Trí bị tịch thu, chủ nhân ông
Nguyễn Hùng Trương bị đi tù cải tạo vì tồn trữ văn hóa phẩm đồi trụy, phản động.
Nghe nói thời đó các nhà sách phải kê khai trong vòng 3 ngày, người cháu của ông
Khai Trí nói với tôi, nhà sách Khai Trí có chừng 15 nhà kho sách. Như vậy trong
3 ngày làm sao người nhà ông ta và cả nhân viên có thể kê khai kịp, do đó bị vi
phạm lệnh của Ban Quân Quản Tp. HCM. Sau khi học tập cải tạo về, ông sống trong
2 căn phố liền trên đường Điện Biên Phủ, khoảng Công lý và Pasteur rồi được đi định
cư ở Mỹ.
Sau một
thời gian ở Mỹ ông Khai Trí trở về Sàigòn, hoạt động
trong lãnh vực sáng tác, sưu tầm thơ văn. Ông sanh năm 1926 ở Thủ Đức, học ở
Trung học kỹ thuật Cao Thắng, kinh doanh sách báo từ trước, năm 1952 mở Nhà
sách Khai Trí tại 62 Lê Lợi, Sàigòn. Ông mất lúc 5:15 ngày 11-3-2015, thọ 79 tuổi.
Từ 1993 đến 2003, ông biên soạn khoảng 15 tác phẩm, trong đó có: Thơ tình Việt Nam và thế giới chọn lọc, Quê Em Mến Yêu, Làm Con Nên Nhớ, Chánh Tả Cho Người Miền Nam, Huế Mến Yêu, Những Bài Thơ Hay Trong Văn Chương Việt Nam ...
Từ 1993 đến 2003, ông biên soạn khoảng 15 tác phẩm, trong đó có: Thơ tình Việt Nam và thế giới chọn lọc, Quê Em Mến Yêu, Làm Con Nên Nhớ, Chánh Tả Cho Người Miền Nam, Huế Mến Yêu, Những Bài Thơ Hay Trong Văn Chương Việt Nam ...
Ngày nay
tại Tp. HCM có hệ thống nhà sách FAHASA như Fahasa Nguyễn Huệ, Fahasa Sàigòn,
Tân Bình, Tân Phú, Phú Nhuận ….
Trong đó, nhà sách Fahasa Saigòn là nhà sách Khai Trí ngày xưa
Nhà sách
Fahasa Nguyễn Huệ có nhiều sách văn chương học thuật, có lầu 1 và 2 bán văn
phòng phẩm, vật lưu niệm, đặc biệt nơi đây có bán bút có giá trị như Parker.
Fahasa Nguyễn Huệ cũng nhu Sàigòn không có chỗ giữ xe.
Một hệ thống
nhà sách Nguyễn Văn Cừ tại tp. HCM có: Nhà sách Nguyễn Văn Cừ tại số 10 đường 3
tháng 2, Phường 12, Quận 10.
Về nhà sách Nguyễn Văn Cừ, trên đường Nguyễn Văn Cừ, được báo chí đăng
tin như sau: Sáng 13-8-2015, Doanh nghiệp sách Thành Nghĩa đã khai trương siêu
thị sách Nguyễn Văn Cừ tại địa chỉ mới số 104 Nguyễn Văn Cừ, phường Nguyễn Cư
Trinh quận 1, TPHCM (thay nhà sách cũ tại số 235C Nguyễn Văn Cừ).
Siêu thị sách được đầu tư quy mô lớn với kinh phí 20 tỷ đồng, có
diện tích sử dụng gần 2.000m² gồm 1 trệt 1 lầu, trưng bày khoảng 10.000 đầu
sách các loại với gần 1 triệu bản sách cùng hơn 10.000 mặt hàng tiêu dùng thiết
yếu như điện máy, thực phẩm khô, thời trang, quà lưu niệm, văn hóa phẩm, thiết
bị học đường… Đây là siêu thị sách Nguyễn Văn Cừ đầu tiên của doanh nghiệp ra
đời vừa tròn 14 năm và đến nay Thành Nghĩa đã xây dựng được một hệ thống 42
siêu thị sách trên địa bàn cả nước, giải quyết việc làm cho hơn 2.000 lao động.
Những nhà sách Nguyễn Văn Cừ đều có chỗ giữ xe miễn phí.
Nhà sách Minh Khai tọa lạc tại 249 đường Nguyễn Thị Minh Khai,
Phường Nguyễn Cư Trinh Quận1. Tầng trệt chưng bày sách, tầng lầu bày bán văn phòng
phẩm và vật kỷ niệm.
Gần nhà sách
Minh Khai có nhà sách Hà Nội, địa chỉ 245 đường Nguyễn Thị Minh Khai Phường
Nguyễn Cư Trinh, Quận 1. Nhà sách nầy chỉ có tầng trệt, nơi đây có nhiều sách
Phật Giáo mới in, sách được giảm giá 20%. Nơi đây có những sách của Tuệ Sĩ, Bùi
Giáng ….
Gần đó có
nhà sách Cá Chép, tọa lạc tại 223 đường Nguyễn Thị Minh Khai, Phường Nguyễn Cư
Trinh, Quận 1. Có đến 4 tầng lầu, tầng dưới chủ yếu là sách, có nhiều sách mới,
chưng bày đẹp mắt.
Tầng lầu
1, 2, 3 bán sách, văn phòng phẩm, vật lưu niệm. Riêng tầng 4 để đọc sách và có
quầy nước giải khát. Độc giả trẻ thích nhà sách nầy.
Các nhà sách
Minh Khai, Hà Nội, Cá Chép ở gần nhau, đều có giữ xe miễn phí.
Nhà
sách
Phương Nam, tọa lạc tại 940 đường 3 tháng 2, Phường 15, Quận 10, cũng là
công ty phát hành sách, chỉ bán sách và văn phòng phẩm ở tầng
trệt, có dành một khu vực nhỏ để khách giải khát.
Nơi đây có
chỗ giữ xe, nếu có mua sách, khách không phải trả tiền gửi xe.
Muốn đọc
sách nhà Phật, có nhà sách Trí Tuệ, địa chỉ 203 đường Nguyễn Đình Chiểu, Quận
3. Nơi đây có nhiều kinh sách của nhiều tác giả, sách Nam Tông, Bắc Tông và Kim
Cang thừa.
Có lẽ cần
giới thiệu Tủ sách Hương Tích, tọa lạc tại số 308/12 Nguyễn Thượng Hiền Quận Bình
Thạnh.
Đây là Tủ
sách Hương Tích hay Thư Quán Hương Tích Phật Việt, do Đại Đức Hạnh Viên, thị giả
của Thầy Tuệ Sỹ trông nom. Đây là căn phố lầu, bề ngang chừng 3 thước, sâu vào
chừng 4 thước, chưng bày mấy kệ sách của Thầy Tuệ Sỹ, Phạm Công Thiện, Bùi Giáng
, sách biên soạn của Thầy Hạnh Viên.
Khác với
các nước, Việt Nam vẫn phát triễn những nhà sách, chứng tỏ có nhiều tìm năng độc
giả, điều đáng vui mừng là truyền thống đọc sách vẫn còn nhiều người ưa chuộng.
Sàigòn
11-12-2015
huynhaitong.blogspot.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét