Người đọc thơ là người hành hương xuất phát lên đường giải bày
( The reader of poetry is a kind of pilgrim setting out,setting forth)
Wallace Stevens
Tôi vốn là kẻ la cà, sao mà cũng lọt vào nhóm café Bông giấy vỉa hè, bông giấy trồng theo bờ rào, tàn cây de ra đường thành bóng mát, rất thuận tiện việc bán cà phê cho thứ lữ khách nghệ sĩ cà tàng vớ vẩn - nói ngay cho bà con tọ mọ muốn biết - nó nằm ngay trên đường Trấn Quốc Thảo, quận 3, thành phố HCM. Cũng từ quán cà phê này mà có tuyển tập thơ Bông & Giấy do NXB Lao Động xuất bản, mà chủ xị vẫn là những khách cà tàng uống cà phê hay trà đá ở đây. Tuyển tập gồm có 30 tác giả hôm nay - từ Việt răc rối – hôm nay cũng có nghĩa là hiện nay.
Tôi chẳng dính gì với 30 tác giả, nếu có chăng chỉ là hơi hướm cà phê, thuốc lá, trà đá, với đôi tà áo các bà thơ thẩn…, và được tặng sách, nên phải bành mắt ra mà đọc thơ …Thế là tôi phải lên đường làm kẻ hành hương, bởi tôi quan niệm đọc thơ không phải như đọc báo hằng ngày hay tiểu thuyết ba xu (nay là ba đồng, ba ngàn đấy).
Ba chục tác giả trong tuyển tập thơ này là bao gồm đủ già trẻ - từ thế hệ 4x đến 8x, trong đó có 11 nhà thơ nữ, cần khoanh vùng thì đủ cả Nam Bắc Đông Tây ( Bắc 3, Cà Mau 1, Tây nguyên 2, còn lại là Trung và Saigon). Về hình thức thì tuyển tập cũng bộc lộ tính đơn sơ như cơ sở sản sinh ra nó,
Trần trụi không tựa, không bạt, chẳng có phụ bản phụ biết, hình ảnh, tiều sử tác giả cũng không, nói là NXB xuất bản, thực ra ai cũng biết chỉ là cơ quan cấp giấy phép. Chính những tác giả có máu mặt móc hồ bao lo in ấn.
Họ đến họp mặt trong tuyển tập là tự nguyện với nghĩa bạn bè, chứ không phải là cùng xu hướng hay trường phái gì cả, đặc biệt của nhóm Bông Giấy là mỗi người đều có quan niệm và lập trường riêng, chẳng ai giống ai. Họ đến với nhau chỉ vì thích tự do, có chỗ để tán bậy nói bừa, tiêu ma hết ngày tháng. Nhưng chớ thấy hình thức đơn sơ đó mà coi thường, nhất là vội vàng đánh giá, mà phải chịu khó lên đường đi sâu vào nội dung tuyển tập, dù chỉ có 30 tác giả vẫn tỏa lên cái không khí hùng vĩ, cao sâu, thể hiện được tính chất thi ca hiện đại, Họ có thể là đại diện cho cả bộ mặt của Văn học Việt Nam, nó rách nát nó nghèo nàn vắn vỏi, nhưng vượt bỏ những tuyển tập to lớn đồ sộ của Hà Nội, hay cả đám thi nhân dưới cờ của hội này hè kia. Họ cùng thống nhất với quan điểm chung là không quay về với dĩ vãng chiến chinh xa xưa, mà là hướng về tương lai, thể nghiệm và khám phá một chân trời mới. Chân trời đó là cuộc sống tâm linh, không thần thánh, không phúc âm, không tôn giáo, rút lại trong trạng thái bồn chồn lo âu…, dấn thân vào thi ca hiện đại, biết rõ những dụ dỗ và không bị rơi vào những ảo tưởng, họ không còn tin vào đâu kể cả Thượng Đế. Bằng hình ảnh và tình cảm thi ca cáo tố sự dối trá, bài bác hình thánh, chống lại mọi sự sùng bái những hình ảnh…
Họ giống như Claude Vigée tự hỏi và tự trả lời: “ Thơ là gì? Phải chăng là một cuộc lửa trại của một đêm hè đã bỏ đi, vẫn còn âm ỉ bốc khói trên ngọn núi hoang vu.” Bởi vì nó là đối tượng của ngôn ngữ không cam phần thất bại mà tái tạo những mạng lưới ý nghĩa đặc biệt. Thi ca khẳng định dục vọng và lý trí của chúng ta. Nó liên kết, nó phân chia, nó căn dặn. Nó tìm ra đường thẳng của khoảng trống để tiếp tục lia vào đó sự đối kháng về cuộc đời không hoàn hảo. (trích dịch trong Poésie comme l’amour cúa J.M Maulpoix). Nhưng không hề mang tính chất tranh đấu mà chỉ là sự trở về với hoạt động thuần túy của thơ. Nội dung của nó dù không phân chia mà chỉ sắp theo thứ tự mẫu tự A,B,C… vẫn gồm có hai phần: thơ nữ và thơ nam. Nữ chỉ có một phần ba, mỗi người một vẻ, nhưng vẫn mang ý hướng chung là thiên về tình cảm, đi sâu vào cuộc sống nội tâm. Trong khi thơ của nam giới đông đảo hơn, đa phần lại hơi thiên về lý, tuy cũng hướng về nội tâm. Nhưng thi nhân hiện đại không bao giờ rời khỏi thế giới cảm giác, họ muốn kết nối với thế giới ấy bằng một thỏa ước mới, giống như nhà thơ hiện đại của Pháp là Yves Bonnefoy (1923) tự thú nhận rằng cá tính của ông là ở giữa một thứ vật chất bẩm sinh và một thứ ưu tư siêu việt cũng bẩm sinh. Thứ siêu việt ấy nếu muốn tóm bắt lấy nó chỉ có thề là quay về với thực tại. Cái thực tại lại chỉ có trong ẩn ngữ mang tính mờ nhạt và đơn giản, nó giống như cửa ngỏ hé mở của một thửa vườn ở ngoại ô, hay là trong một cơn mưa nhỏ, có một tia nắng cuối cùng sót lại trong lùm cây như bị ngủ quên. (vẫn trích từ Poesie comme l’amour).
Nói cho dữ là để tạo uy phong chứ thơ nữ vẫn có những ưu thế hơn thơ nam, dù họ thuộc thế hệ trẻ 8x, mà tôi cũng có ý là liệt tất cả 30 tác giả vào thế hệ 80, bởi thơ trong toàn tập Bông - Giấy đều làm sau 1980, dù có những bậc thuộc thế hệ 4x. Riêng tôi, người viết bài này lại không nằm trong thế hệ của các nhà thơ, mà là thuộc lớp tiền tiền bối, nói như thế không phải là tự đề cao mình, mà chỉ để nhấn mạnh là tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về những lời nhận xét của mình, bởi tôi tin đó là chân lý. Giờ thì xin trở lại vấn đề, tôi chỉ là người thưởng ngoạn đọc thơ chứ không phải là nhà phê bình. Bởi sự phê bình không đến với thơ, ngay nhà thơ cũng không đến được với tinh chất của thi ca (l’essence de la poésie), cũng như họ chỉ tiến về một địa hạt, ở đó tính chất chính không kết hợp với sự phổ quát mà chính là với nội tâm.
Mỗi nhà thơ đúng nghĩa là đạt đến và khám phá cái vương quốc của mình, không phải bằng những đại lộ gắn đầy những mũi tên chỉ dẫn, nào ranh giới, quán xá, trường học, nhà thương, v..v… mà là những nẻo đường nhỏ đầy gai góc chỉ mở riêng ra cho nhà thơ thôi, trong một thế giới đồng trinh thuần khiết. Nêu ra như vậy là để minh xác một lần nữa vị thế của mỗi nhà thơ, vì đến đây là lúc tôi đọc kĩ một số những nhà thơ tôi quen biết trong tổng số 30, trước tiên hãy nói về phái nữ. Để chúng minh cho lời nhận xét của tôi ở trên là thơ nữ có nhiều ưu thế hơn thơ nam, vậy xin đề cập ngay đến vợ chồng Nguyệt Phạm – Nguyễn Hữu Hồng Minh. Thơ ông có vẻ mênh mông, đi nhiều thấy rộng, ít nhiều mang tính chất triết khinh bạc:
Đại lộ bát ngát, Thơ rác vỉa hè
Do đó tôi không dám đả động đến nhiều mà chỉ nói đến hai bài thơ tình : Con ngựa trời của anh và bài Ẩn từ của bà đủ thấy sự chênh lệch, nội dung của Ẩn từ với những hình ảnh nhẹ nhàng hàm súc kín đáo đầy ma lực hấp dẫn như: Nhân loại như ngoài em ra chỉ còn một người
…..Mình ngã cạnh nhau, những hơi thở vội/ Mùi hương rất lạ
Cuốn tung trái chiều.
……Phòng đói nhau / Nuốt từng thớ da căng….
Trong khi đó ở Con ngựa trời…( Nguyệt Phạm vốn là một trong 5 ngựa trời)
đầy những hình ảnh thô bạo : Đầu bọ thân ngựa
Nhịp vó rướn trên trên đồi hoang nhiệt đới
….Như khi cặp đùi em quặp chặt anh
hoài thai loài buồn sang kiếp khác
Nữ sống nội tâm và chỉ nói về tình thì cũng hợp lý thôi. Vì tình yêu tham gia vào thi ca của cuộc đời, thi ca tham gia vào tình yêu của cuộc đời. Tình yêu và thi ca tự sinh sản lẫn nhau và có thể đồng nhất với nhau… Trong cuộc sống chúng ta luôn luôn đi tìm ý nghĩa; nhưng ý nghĩa không phải bẩm sinh, nó không ở bên ngoài con người của chúng ta, nó xuất hiện ở sự chia xẻ, sự thân thiện, ở tình yêu. Ý nghỉa của tình yêu và ý nghĩa của thi ca là ý nghĩa có phẩm tính cao cả trong cuộc đời. (trích trong Amour,poésie, sagesse của E. Morin).
Ngẫu nhiên sắp tên tác giả theo mẫu tự, Tiểu Anh hóa ra người đứng đầu sổ, mà cũng xứng đáng để đưa lên đầu, vì thuộc thế hệ trẻ 8x, hơn nữa thơ lại thuộc bậc siêu đẳng, bậc thầy cho nhiều người. Chắc là vô tình thôi bài “Câu hỏi thảng 3” cũng được đưa lên hàng đầu. Thật không sao ngờ được một cô gái mới ngoài 20 tuổi đã viết những câu :
“ Phải chăng chúng mình chẳng bao giờ có thể lớn lên vì oằn trên lưng cõng dăm thằng không lồ và hàng vạn nỗi đau
Anh ra đi tháng ba ……em về soi bóng mình dưới dòng sông một con hủi đầy đủ 10 ngón tay dài thon, nhọn nhưng không thể cầm nắm bất cứ thứ gì.
Nhà thơ vẫn sử dụng ngôn từ để nói, nhưng không phải chỉ với ý nghĩa của nó, mà có thể vượt ra ngoài ý nghĩa đó, nó có tính cách như một thần chú của thế giới. Trong tay thi nhân, sự nắm bắt ngôn từ là một pháp thuật, chứ không phải là logic. Từ đó gây ra cho thơ cái trạng thái gò bó nước đôi, nó không thể thoát ra mà không tự tiêu hủy mình. Thế nhưng cũng có những nhà thơ không cần phải vận dụng pháp thuật gì cả, mà chỉ tận dụng hình ảnh để mô tả cuộc sống tâm linh cũng tuyệt vời; đó là trường hợp của Nguyễn Thị Ánh Huỳnh. Có lẽ chị thuộc thế hệ 5x, làm thơ với chị là tự đối diện và tự nhận chìm mình; chị dã ra mắt bạn đọc nhiều tập tho. từng nhận được các giải thưởng văn học. Đây tôi chỉ trích dẫn một số câu trong đôi bài của Bông - Giấy như Gọi hồn khi sống, Miệt vườn, Mùa hè khóc … lớn lên gặp và iu anh / nhớ anh / linh hồn em ở trong anh….nay ngó vô anh / thấy linh hồn em mất tiêu /.em mần thơ / là để gọi hồn về …em ước hồn thanh rắn…biến thành người đàn bà này…đan bà khác… /hớp hết hồn thiên hạ mà thương….em là miệt vườn / anh bỏ quên / ngoài cửa sổ ?
….mồ hôi em / là nước mắt mùa hè / mùa hè bật khóc.
Tất cả những câu cuối trong thơ Ánh Huỳnh như có một dư âm, nó bao hàm cái lực lượng thống nhiếp liên hệ đến tất cả. Đó là lực lượng thể hiện sự sinh tồn, là lực “tính linh” tối cao của con người, là sức tưởng tượng nghệ thuật, là “thần tứ”. chính nó tạo ra sự tồn tại của tác phẩm, hay là tính thần bí của nghệ thuật, cũng là nơi phát sinh ra chân lý nguyên thủy: là thi ca.
Trong số các nhà thơ nữ của Bông – Giấy, tôi nể nhất hai người, dù chưa bao giờ gặp mặt và cũng rất ít biết về thân thế họ, đó là Huỳnh Thúy Kiều và Đinh Thị Như Thúy, người ở tận Đất Mũi, người sinh sống ở Daklak Tây Nguyên, Tôi đã viết một bài nhận xét về thơ HTK, bây giờ mới viết cho ĐTNT ít dòng đây. Do đâu mà họ viết được những câu thơ tuyệt vời, như :
Lơ đãng chạm vòm sao vừa chớm
Ngân không dứt nhạc xưa
…. Ào ạt đường về có cơn mưa/ ….hào phóng phục sinh màu lá
Ào ạt cá mòi phập phồng mang thả/ những bọt khí tròn trong suốt
Mơ đại dương xa xa xa ….ngày mai lại quăng mình vào hộp
Cưỡng bức mình một vị trí buổi chiều
Từ đâu mà Như Thúy tạo ra được những từ “ mưa,, buổi chiều, vào hộp, cá mòi (từ cá mòi chỉ dân ở Bình Thuận mới biết), đã hay là những từ thông dụng, nhưng khi đi vào thơ thì mang một áo khoác mới “mưa chảy trôi mà không thanh lọc…dâng lên từ da diết khát nhớ, lớp khói xanh cuộn lí lẽ khóc cười, vừa kín đáo vừa ẩn ức, có lẽ phải làm dân Darlak thời KM mới thấm thía - cá mòi là thứ cá xưa ướp làm mắm xếp lớp chồng chất, ở đây cá như được giải phóng thở ra những bọt khí tròn trong…Cũng như buổi chiều là buổi chiều của vi trí gấn hoàng hôn, chắc chắn là vô cùng ảm đạm, quăng vào hộp là đi vào khuôn khổ, như bị cưỡng bức…Nên thơ ở đây như câu kinh, nhịp cầu, một Phúc âm buồn /cho bình yên người thiếu phụ mắt buồn/…đã đi qua tuổi bốn mươi. Nhưng thơ ĐTNT đâu phải chỉ có thế, còn bao nhiêu tình cảm rạt rào : Thôi anh đùng phủ dụ em….
Giá như em làm vỡ được/ Nỗi đau thập ác trong ngực mình/ Để có thể bắt đầu cuộc đời/ Bằng một màu mắt khác…Nhưng liệu có còn thời gian để bắt đầu/…Có còn thời gian để va đập/ Hởi quả chuông pha lê mỏng mảnh/ Trong lồng ngực buốt đau. Lời thơ biểu hiện sự chân thiết, nó như gởi vào khoảng trống không - cho một người là bản thân tác giả, cũng là độc giả, một khuôn mặt đáng yêu hay bạn bè không quen biết. Tiếc rằng giấy bút không cho phép để viết về ĐTNT nhiếu hơn. Vả lại dưới mắt tôi còn bao nhân tài: Đoàn Minh Châu, Lưu Mêlan, Khương Hà, Chiêu Anh , Nguyễn Thị Hậu…., và các đấng nam nhi.
Bây giờ hãy nói về người đẹp trẻ Hội An Đoàn Minh Châu - người đã tự mình xuất bản tập thơ đầu tay M – N & Z từ năm 2008, đã gây được nhiều tiếng vang. Trong Bông – Giấy in 5 bài thi 3 bài là Lấp lánh lạnh, Một ví dụ cho anh, Mưa tháng chạp đã có trong tập M-N ( em và anh), chỉ có hai bài : Thành phố mùa đông và Mưa lõa thể là mới; cũng là tình yêu, nhưng là tình yêu trinh trắng trong địa hạt tinh thần cũng đáng để ca tụng. Nôi dung vẫn có những câu đẹp :
Những vì sao thay mắt em trìu mến
Và tiếng gió reo mang những nguyện cầu
Trong Một ví dụ cho anh cũng có những câu hay :
Lãng đãng theo các vì sao xa/ giọt nước tan đi trên vành tai
Không khô được nỗi buồn lênh loang đêm…
Cái đẹp của tình yêu ở đây - nói như E. Morin – chính là biểu hiện cái chân lý tự ngã qua kẻ khác hay ngược lại, chính là xuyên qua tha nhân tự tìm thấy cái chân lý của nó. (La beauté de l’amour c’est l’interprétation de la vérité de l’autre en soi, de celle de soi en l’autre, c’est de trouver sa vérité à travers l’altérite).
Nếu ở Đoàn Minh Châu là mùa đông cô đơn đầy mưa gió ướt nhẹp thì đến Lưu Mêlan là một mùa xuân của miền Nam ấm áp cứng rắn nặng về lý hơn tình. Con người ở đây vốn có bộ mặt sáng sủa, đó là sự tự do, tính tự chủ, có trách nhiệm. Nhưng rồi… ( do thời đại, hoàn cảnh, xã hội), nó phải mang một bộ mặt tối tăm, bóng tối đó tự tăng trưởng nơi chúng ta, đó là sự hủy diệt, sự cô đơn, lo âu…kết hợp lại, chúng ta khám phá những liên hệ giữa linh hồn, tinh thần và thể xác chúng ta bị nhiễu loạn, do đó phải cầu đến đức Phật, đến Jésus, Thượng Đế, nhưng tất cả đều bị chối từ…..
Tiếng vọng kinh cầu đêm phụt rỗng / Thượng Đế chối từ ….
Chỉ còn thân xác rã rời mi/ quần la trong đêm tối
Mảnh hồn mi nhòa khan cát bụi….
Mi sinh ra/ Thời thế khác,/Dòng họ khác/ con sông khác
Mùa lũ, mùa khô, thời gian đã
Khác Bụm xương rồng ngạo ngang thời khác
Bãi đất hoang nứt đỡ thân người Sụp Tàn…..
Một cô gái sinh ở Ninh Thuận, tuổi mới ngoài 20, là sinh viên , năm nay mới ra trường, mà đã sáng tác những câu thơ như một người già nua từng trải qua bao gian nan đau khổ : Mi đúng đi ? Cách đồi bí lối
Luồng gió lay úp ngạt núi đồi
Những vần thơ của tôi / Đã chết trên một gác xép nào đó
Những vần thơ của tôi / Đã đón những điều tôi không với tới
Hàng đêm/ góc tối? Ngó qua lỗ thủng những vì sao và cơn mưa nhỏ xuống
Xóa nhòa
Không cần phải trích dẫn nhiều cũng đủ thấy thơ của Lưu Mêlan thuộc loại thơ điên, hay nói như Castoriodis : Người là con thú điên nhưng cái điên đã sáng tạo ra lý tính ( L’homme est cet animal fou dont la folie a inventé la raison). Hoặc cũng có thể nói qua thi ca – thật ra tôi cũng chẳng biết gì về Lưu Mêlan – tâm trạng của LMl là tâm trạng phản ứng với môi trường hiện đại mà thi ca tạo tác sáng lập trong ngôn ngữ một lực lượng khá lạ lùng , sự tả tác bắt đầu và tự hoàn thành trong sự bất an. Đây là sự hòa lẫn minh trí, điên khùng với thi ca, tất nhiên phải có tình yêu chen vào làm chất xúc tác hòa giải, nếu không có tình yêu thì cũng ngại lắm thành điên thật, và dẫu sao cũng phải chấp nhận đây là một thiên tài. Thơ điên chừng đó đủ rồi.
Chúng ta hãy trở lại với thơ tình của Khương Hà - cũng là một trong 5 ngựa trời đây. Nhưng đã được thuần hóa chứ không phải như của Hồng Minh có “cặp vàm sắc nhọn vẫn thường cắt cổ anh trong giấc ngủ”. Khương Hà dịu dàng: ….Tỉnh táo và nghĩ về anh
Về những gì đã một lần hạnh ngộ và mãi mãi trượt
Em trở về quán cũ thân quen/ Tìm đến chỗ ngồi kỷ niệm…
Nắng buổi chiều hờn dỗi trốn đi đâu/ Giấu biệt hơi ấm một ihời từng cảm nhận…Có gì mà trách hận? Nắng làm sao giữ nổi bóng người
Tình yêu bắt rể trong thể xác hiện hữu của chúng ta, nó có vai trò hội ngộ với thiêng liêng và phàm tục, với huyền thoại và tính dục. Nó cũng có thể xuất thần, có sự thể huyền bí, thể nghiệm lễ bái kì diệu. Tình yêu là sự tái sinh thường trực của tình yêu bẩm sinh.Tất cả những gì thiết lập trong xã hội, tất cả những gì an bài trong cuộc đời đều phải bắt đầu chịu một thế lực làm tan rả hay lạnh nhạt. Vấn đề luyến ái trong tình yêu thường bi thảm, vì sự quyến luyến lâu dài thường dẫn đến sự tổn hại khoái lạc. Do đó phải tạo cho tình yêu có quyền lực, có tiềm năng, phải biết canh tân, thực hiện đối thoại và tận dụng thi ca ( tức tình cảm) để đem lại tinh lực cho cuộc sống hằng ngày ( trích từ Amour, Poésie Sagesse của E. Morin- có thể coi như bí quyết của tình yêu gởi đên cho Khương Hà và cả Ng. T. Ánh Huỳnh, nói chung giới nữ lưu đã có chồng con mà lại đeo đuổi nghiệp văn thơ.)
Giờ còn lại hai tác giả là Chiêu Anh Nguyễn và Nguyễn Thị Hậu, vốn là hai nhân vật tôi hằng gặp gỡ, nhưng biết về họ cũng rất ít. Riêng Chiêu Anh Nguyễn, nghe đâu có đến hàng trăm bài thơ, nhưng với 7 bài trong Bông – Giấy cũng đủ tiêu biểu. Nhìn bên ngoài tưởng đó là con người đơn giản , thật ra là con người sống bằng nội tâm không đơn giản chút nào, khôn ngoan đáo để – một nhà thơ nữ sống độc lập, làm thơ mà sở trường kinh doanh là một hiện tượng hiếm hoi, do đó không lạ: chỉ một thoáng đam mê đủ gợi ra bao hình ảnh. Cùng bao nhiêu người tụ hội ở Bông Giấy, có mấy ai đã viết thành thơ :
…đẩy chiếc ghế xanh nham nhở mà có nhận xét ngay thời gian liếm quanh chỗ chúng ta ngồi/ Cả vết nâu trầm loan trên mặt bàn…Hạ một từ liếm là đáng giá hàng trăm tách café, và viết tiếp :…Công cuộc giải phóng cho những câu chuyện dài bất tận…Chúng ta / đến và đi….Em đọc đâu đó những ý tưởng tuyệt vời (có chút đỉên rồ)/ Cuộc sống kéo dài bất tận với tường rào và giấc mơ đa nghĩa/ Những con thú mang linh hồn chúng ta nuôi dưỡng qua hết mùa đông. Chiêu Anh ở Bông Giấy đã thành tranh cho bao người chiêm ngưỡng nên mới có những câu như vừa nêu, nhưng không lẽ tất cả đều là những con thú hết sao thì hơi oan…Đọc thêm một số câu trong bài Tự họa mới thấy một sức sống rạt rào: Em gục trên khung toan/ ý tưởng chảy dọc từ mu bàn tay run rẩy nhỏ giọt/ sõng soài trên nền đá lạnh/ những găm màu phản bội nhau / một cuộc đảo chánh nho nhỏ diễn ra…
…em để khuôn mặt mình đóng băng/ trên nền trời hực lên phía tây đỏ quạch/ như người đàn ông trút kiệt cùng sinh lực vào vực thẳm..
Nhà thơ với sự sáng tạo là đối kháng là khiêu khích liên tục, trong luật truyền thông của con người, nó liên tục hảm hiếp ngôn từ đặt ra những vị trí đặc biệt để cưu mang cái phần không sao nói được mà nó phải vượt qua bằng cách tạo ra một hình thức thực tại (…le poète dont la création est un défi continuel aux lois de la communication humaine, puisqu’il viole sans cesse le langage, lui imposant par des dispositions particulières de porter en lui cette part ineffable du monde qui précisément le dépasse, ne crée en réalité qu’une forme. (Introduction à la poésie…). Thật ra đây là những ẩn ngữ không dễ gì giải mã nếu không đến với thơ như kẻ hành hương; nó là thứ vú nuôi, là đầy tớ của thi ca, nó làm công việc của nghệ thuật, bằng cách đặt ra những hình ảnh những từ thích ứng để nói cái điều muôn thuở không sao nói được; hay nói như J.M.Maulpoix : Tả tác là phân phối lại cái vô cùng , nó thuần hóa sự sáng tạo đến cứu cánh, cùng lúc nó thay thế cho sự khát khao vô giới hạn.
Ở Bông Giấy, Chiêu Anh và Nguyễn Thị Hậu rất khắn khít nhau như chị em , nên tôi dành cho hai người vị thế cuối cùng, hơn nữa tôi cũng là người mê tín chúa, vì chữ Hậu là sau, cũng là sâu , là dày, nặng…như hồn hậu , đôn hâu … v..v… Chị cũng vùa mới cho ra đời hai tác phẩm tản văn là Ngắn & rất Ngắn, Quay qua Quay lại. Những bản văn đưa vào Bông Giấy cũng là tản văn, nhưng nó vẫn mang đầy tính chất nghệ thuật thơ. Tản văn thường là tự sự, mà tự sự nói chung là phương thức cơ bản biểu hiện nghệ thuật và bảo tồn tình cảm. Sự biểu hiện nghệ thuật đối với tình cảm, không phải đơn thuần là bộc lộ tình cảm, mà cần phải đặt vào những hình tượng (images) mang tính cảm xúc mới có thể biểu hiện và bảo tồn một cách chính xác. Như trong bài “Gặp lại dã quỳ” : …dã quỳ mới càng non xanh, thật lạ thật khác những bụi dã quỳ phơi mình trong nắng và phủ đầy bụi đỏ trên con đường cũ trước đây.
Một ngày nào đó có người rất yêu dã quỳ bụi bặm
Một ngày nào đó có người đã từ bỏ dã quỳ ngơ ngác
Dã quỳ cũng được gọi là hoa hướng dương, vì hoa thường hướng về phía có ánh mặt trời, nó là hình ảnh của nữ tính, câu văn mà ở đây đã thành thơ, đã nói lên thân phận của tác giả, lận đận trong bề gia thất, dù có chức vụ có học vị cao vẫn cô đơn.. Chúng ta hãy đọc thêm :
Có khoảng cách thời gian, như trước sau về tuổi tác….
Có khoảng cách mơ hồ mà cụ thể, như khoảng cách về trình độ nhận thức…
Có một không gian nào đo chiều dài nỗi nhớ / Có khoảng mênh mông nào sâu thẳm hơn tình yêu? <…Khoảng cách >
Khoảng cách mới đọc qua như thiên về lý luận, thật tế đi sâu vẫn là tình cảm, nếu đỉnh cao của nghệ thuật là tìm kiếm và phát hiện thì NTHậu là người thường đi vào ngóc ngách tâm lý sâu kín của cuộc đời. Chị cũng đã viết “ Góc khuất”: …Đừng để mình tư chán mình, chỉ thấy mình là cái góc khuất tối tăm….Nhiệm vụ của nghệ thuật gia là khai thác làm mới kinh nghiệm, đó cũng là cung cách vĩ đại của nó, nghệ thuật gia không khai thác thì con người không có kinh nghiệm. Cũng từ ý nghĩa ấy mà chúng ta có thể lý giải nghệ thuật là một thứ sáng tạo; do sự khai thác tân kinh nghiệm mà trình bày được bộ mặt và tình chất của đồ vật. Nên nói như Dewey rất đúng “ mỗi một nghệ thuật gia phải là một nhà thí nghiệm.’, như thế làm nghệ thuật cũng là một cách tự hành mình để quên đi mọi nỗi cô đơn.
Viết đến đây tôi cứ tưởng là mình đã xong nhiệm vụ đối với phái nữ trong Bông & Giấy, xem lại là đã quên một nhân vật quan trọng là Phan Huyền Thư – một nhà thơ vĩ đại của Hà Nội hay Hà Nội vĩ đại đều đúng cả, bởi sự đời là ngược ngạo , Phan Huyền Thư cũng nghĩ như vậy mà.
Trước tiên là xin lỗi chị Hậu, vì phần cuối nầy không phải Hậu mà là Thư thì cũng tốt thôi, bởi nghĩa của Thư là sách, là viết. Trong Bông & Giấy tôi đã gặp một Tiểu Anh ngang tàng, một Lưu Mêlan điên điên, đến cuối sách mới đụng phải Phan Huyền Thư, một nhà thơ nữ mà lại mang tính triết cũng hơi lạ, Phải chăng đây cũng chỉ là phản ứng của con người gần bên sức nóng gay gắt của mặt trời. ….Loài chim mơ mộng. Biết quyên sinh.
Sau những quyến rũ áo quần. em mặc. Sự ngượng ngùng/ Xin lỗi. Vì đã nhầm …<Ảo vọng>
Tôi đã từng có đề tài “Mặc áo bính”là thứ áo mượn mặc không vừa, loai hoai mãi mà có viết được đâu, nay đọc được mấy câu của PHT đầy đủ quá khỏi viết. Cũng trong Ảo vọng có những câu tuyệt :
…Thôi thì quảng đại/ sẽ đuợc / từ /bi
Vụng dại. Nghĩa / ở lại. Tình / đi.
Đúng là dân Hà Nội, Huyền Thư bị ảnh hưởng thứ thơ vắt dòng vắt giò lên cổ của nhóm Tân Hình Thức, mà tôi chê thậm tệ vì đó là thứ thơ ẹ của Mỹ đã bị bỏ sọt rác lâu rồi, nhưng khi mang về VN thì vẫn là của quý, nên ở PHT cũng khá thành công . Một dân tộc…/…tranh nhau hót. / Không thể / bay lên /…những lặng im
…Một ngày chúng ta hẹn ước dưới mưa Ngâu? Buộc chặt nhau bằng sợi tóc / quy hoạch lại nhịp cầu Ô Thước. Một ngày/ chúng ta thủ tiêu khoảng cách/ lập lại quy ước gối chăn/ lau sạch những dị nghị nước bọt..Waltz gửi… Bình thường chúng ta đều cho rằng, con người suy tư phát hiện được chân lý là do lý tính; thế nhưng chính Marx lại bảo với chúng ta rằng nguồn gốc của chân lý là ở trong cuộc sống, tức là trong sinh hoạt cảm tính,tự nhiên trong đó có bao hàm nghệ thuật. Heidegger cũng nói: ’ Khoa học quyết không phải là nguồn gốc phát sinh chân lý, khoa học chỉ là lãnh vực chân lý mở rộng; trước sau nghệ thuật là một trong những phương thức cơ bản được mở rộng”. Vì thế thi ca thường dính liền với triết lý cũng phải thôi.
Viết xong phần nữ thì không thể không viết phần nam, số lượng họ gần gấp đôi, cũng hùng mạnh lắm, nhưng đến đây tôi như cây khô cùng kiệt, nên phải ngừng nghỉ. Phần Nam giới sẽ viết sau – cũng có người đề nghị tôi thôi bỏ phần nam đi – nhưng nghe theo lời khuyên này thì tự mình cắt đứt với Bông Giấy đâu dám ló mặt ra đó nữa. Thật ra đối với Nam giới tôi đắn đo hơn, bởi với nữ có nói bậy bạ, nhiều lắm cũng bị chưởi bới là hết, chứ nam giới mà lơ mơ không khéo là phải đòn, tôi lại là kẻ nhát đòn, nên xin hứa sẽ viết tiếp trong những ngày gần đây./.
( The reader of poetry is a kind of pilgrim setting out,setting forth)
Wallace Stevens
Tôi vốn là kẻ la cà, sao mà cũng lọt vào nhóm café Bông giấy vỉa hè, bông giấy trồng theo bờ rào, tàn cây de ra đường thành bóng mát, rất thuận tiện việc bán cà phê cho thứ lữ khách nghệ sĩ cà tàng vớ vẩn - nói ngay cho bà con tọ mọ muốn biết - nó nằm ngay trên đường Trấn Quốc Thảo, quận 3, thành phố HCM. Cũng từ quán cà phê này mà có tuyển tập thơ Bông & Giấy do NXB Lao Động xuất bản, mà chủ xị vẫn là những khách cà tàng uống cà phê hay trà đá ở đây. Tuyển tập gồm có 30 tác giả hôm nay - từ Việt răc rối – hôm nay cũng có nghĩa là hiện nay.
Tôi chẳng dính gì với 30 tác giả, nếu có chăng chỉ là hơi hướm cà phê, thuốc lá, trà đá, với đôi tà áo các bà thơ thẩn…, và được tặng sách, nên phải bành mắt ra mà đọc thơ …Thế là tôi phải lên đường làm kẻ hành hương, bởi tôi quan niệm đọc thơ không phải như đọc báo hằng ngày hay tiểu thuyết ba xu (nay là ba đồng, ba ngàn đấy).
Ba chục tác giả trong tuyển tập thơ này là bao gồm đủ già trẻ - từ thế hệ 4x đến 8x, trong đó có 11 nhà thơ nữ, cần khoanh vùng thì đủ cả Nam Bắc Đông Tây ( Bắc 3, Cà Mau 1, Tây nguyên 2, còn lại là Trung và Saigon). Về hình thức thì tuyển tập cũng bộc lộ tính đơn sơ như cơ sở sản sinh ra nó,
Trần trụi không tựa, không bạt, chẳng có phụ bản phụ biết, hình ảnh, tiều sử tác giả cũng không, nói là NXB xuất bản, thực ra ai cũng biết chỉ là cơ quan cấp giấy phép. Chính những tác giả có máu mặt móc hồ bao lo in ấn.
Họ đến họp mặt trong tuyển tập là tự nguyện với nghĩa bạn bè, chứ không phải là cùng xu hướng hay trường phái gì cả, đặc biệt của nhóm Bông Giấy là mỗi người đều có quan niệm và lập trường riêng, chẳng ai giống ai. Họ đến với nhau chỉ vì thích tự do, có chỗ để tán bậy nói bừa, tiêu ma hết ngày tháng. Nhưng chớ thấy hình thức đơn sơ đó mà coi thường, nhất là vội vàng đánh giá, mà phải chịu khó lên đường đi sâu vào nội dung tuyển tập, dù chỉ có 30 tác giả vẫn tỏa lên cái không khí hùng vĩ, cao sâu, thể hiện được tính chất thi ca hiện đại, Họ có thể là đại diện cho cả bộ mặt của Văn học Việt Nam, nó rách nát nó nghèo nàn vắn vỏi, nhưng vượt bỏ những tuyển tập to lớn đồ sộ của Hà Nội, hay cả đám thi nhân dưới cờ của hội này hè kia. Họ cùng thống nhất với quan điểm chung là không quay về với dĩ vãng chiến chinh xa xưa, mà là hướng về tương lai, thể nghiệm và khám phá một chân trời mới. Chân trời đó là cuộc sống tâm linh, không thần thánh, không phúc âm, không tôn giáo, rút lại trong trạng thái bồn chồn lo âu…, dấn thân vào thi ca hiện đại, biết rõ những dụ dỗ và không bị rơi vào những ảo tưởng, họ không còn tin vào đâu kể cả Thượng Đế. Bằng hình ảnh và tình cảm thi ca cáo tố sự dối trá, bài bác hình thánh, chống lại mọi sự sùng bái những hình ảnh…
Họ giống như Claude Vigée tự hỏi và tự trả lời: “ Thơ là gì? Phải chăng là một cuộc lửa trại của một đêm hè đã bỏ đi, vẫn còn âm ỉ bốc khói trên ngọn núi hoang vu.” Bởi vì nó là đối tượng của ngôn ngữ không cam phần thất bại mà tái tạo những mạng lưới ý nghĩa đặc biệt. Thi ca khẳng định dục vọng và lý trí của chúng ta. Nó liên kết, nó phân chia, nó căn dặn. Nó tìm ra đường thẳng của khoảng trống để tiếp tục lia vào đó sự đối kháng về cuộc đời không hoàn hảo. (trích dịch trong Poésie comme l’amour cúa J.M Maulpoix). Nhưng không hề mang tính chất tranh đấu mà chỉ là sự trở về với hoạt động thuần túy của thơ. Nội dung của nó dù không phân chia mà chỉ sắp theo thứ tự mẫu tự A,B,C… vẫn gồm có hai phần: thơ nữ và thơ nam. Nữ chỉ có một phần ba, mỗi người một vẻ, nhưng vẫn mang ý hướng chung là thiên về tình cảm, đi sâu vào cuộc sống nội tâm. Trong khi thơ của nam giới đông đảo hơn, đa phần lại hơi thiên về lý, tuy cũng hướng về nội tâm. Nhưng thi nhân hiện đại không bao giờ rời khỏi thế giới cảm giác, họ muốn kết nối với thế giới ấy bằng một thỏa ước mới, giống như nhà thơ hiện đại của Pháp là Yves Bonnefoy (1923) tự thú nhận rằng cá tính của ông là ở giữa một thứ vật chất bẩm sinh và một thứ ưu tư siêu việt cũng bẩm sinh. Thứ siêu việt ấy nếu muốn tóm bắt lấy nó chỉ có thề là quay về với thực tại. Cái thực tại lại chỉ có trong ẩn ngữ mang tính mờ nhạt và đơn giản, nó giống như cửa ngỏ hé mở của một thửa vườn ở ngoại ô, hay là trong một cơn mưa nhỏ, có một tia nắng cuối cùng sót lại trong lùm cây như bị ngủ quên. (vẫn trích từ Poesie comme l’amour).
Nói cho dữ là để tạo uy phong chứ thơ nữ vẫn có những ưu thế hơn thơ nam, dù họ thuộc thế hệ trẻ 8x, mà tôi cũng có ý là liệt tất cả 30 tác giả vào thế hệ 80, bởi thơ trong toàn tập Bông - Giấy đều làm sau 1980, dù có những bậc thuộc thế hệ 4x. Riêng tôi, người viết bài này lại không nằm trong thế hệ của các nhà thơ, mà là thuộc lớp tiền tiền bối, nói như thế không phải là tự đề cao mình, mà chỉ để nhấn mạnh là tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về những lời nhận xét của mình, bởi tôi tin đó là chân lý. Giờ thì xin trở lại vấn đề, tôi chỉ là người thưởng ngoạn đọc thơ chứ không phải là nhà phê bình. Bởi sự phê bình không đến với thơ, ngay nhà thơ cũng không đến được với tinh chất của thi ca (l’essence de la poésie), cũng như họ chỉ tiến về một địa hạt, ở đó tính chất chính không kết hợp với sự phổ quát mà chính là với nội tâm.
Mỗi nhà thơ đúng nghĩa là đạt đến và khám phá cái vương quốc của mình, không phải bằng những đại lộ gắn đầy những mũi tên chỉ dẫn, nào ranh giới, quán xá, trường học, nhà thương, v..v… mà là những nẻo đường nhỏ đầy gai góc chỉ mở riêng ra cho nhà thơ thôi, trong một thế giới đồng trinh thuần khiết. Nêu ra như vậy là để minh xác một lần nữa vị thế của mỗi nhà thơ, vì đến đây là lúc tôi đọc kĩ một số những nhà thơ tôi quen biết trong tổng số 30, trước tiên hãy nói về phái nữ. Để chúng minh cho lời nhận xét của tôi ở trên là thơ nữ có nhiều ưu thế hơn thơ nam, vậy xin đề cập ngay đến vợ chồng Nguyệt Phạm – Nguyễn Hữu Hồng Minh. Thơ ông có vẻ mênh mông, đi nhiều thấy rộng, ít nhiều mang tính chất triết khinh bạc:
Đại lộ bát ngát, Thơ rác vỉa hè
Do đó tôi không dám đả động đến nhiều mà chỉ nói đến hai bài thơ tình : Con ngựa trời của anh và bài Ẩn từ của bà đủ thấy sự chênh lệch, nội dung của Ẩn từ với những hình ảnh nhẹ nhàng hàm súc kín đáo đầy ma lực hấp dẫn như: Nhân loại như ngoài em ra chỉ còn một người
…..Mình ngã cạnh nhau, những hơi thở vội/ Mùi hương rất lạ
Cuốn tung trái chiều.
……Phòng đói nhau / Nuốt từng thớ da căng….
Trong khi đó ở Con ngựa trời…( Nguyệt Phạm vốn là một trong 5 ngựa trời)
đầy những hình ảnh thô bạo : Đầu bọ thân ngựa
Nhịp vó rướn trên trên đồi hoang nhiệt đới
….Như khi cặp đùi em quặp chặt anh
hoài thai loài buồn sang kiếp khác
Nữ sống nội tâm và chỉ nói về tình thì cũng hợp lý thôi. Vì tình yêu tham gia vào thi ca của cuộc đời, thi ca tham gia vào tình yêu của cuộc đời. Tình yêu và thi ca tự sinh sản lẫn nhau và có thể đồng nhất với nhau… Trong cuộc sống chúng ta luôn luôn đi tìm ý nghĩa; nhưng ý nghĩa không phải bẩm sinh, nó không ở bên ngoài con người của chúng ta, nó xuất hiện ở sự chia xẻ, sự thân thiện, ở tình yêu. Ý nghỉa của tình yêu và ý nghĩa của thi ca là ý nghĩa có phẩm tính cao cả trong cuộc đời. (trích trong Amour,poésie, sagesse của E. Morin).
Ngẫu nhiên sắp tên tác giả theo mẫu tự, Tiểu Anh hóa ra người đứng đầu sổ, mà cũng xứng đáng để đưa lên đầu, vì thuộc thế hệ trẻ 8x, hơn nữa thơ lại thuộc bậc siêu đẳng, bậc thầy cho nhiều người. Chắc là vô tình thôi bài “Câu hỏi thảng 3” cũng được đưa lên hàng đầu. Thật không sao ngờ được một cô gái mới ngoài 20 tuổi đã viết những câu :
“ Phải chăng chúng mình chẳng bao giờ có thể lớn lên vì oằn trên lưng cõng dăm thằng không lồ và hàng vạn nỗi đau
Anh ra đi tháng ba ……em về soi bóng mình dưới dòng sông một con hủi đầy đủ 10 ngón tay dài thon, nhọn nhưng không thể cầm nắm bất cứ thứ gì.
Nhà thơ vẫn sử dụng ngôn từ để nói, nhưng không phải chỉ với ý nghĩa của nó, mà có thể vượt ra ngoài ý nghĩa đó, nó có tính cách như một thần chú của thế giới. Trong tay thi nhân, sự nắm bắt ngôn từ là một pháp thuật, chứ không phải là logic. Từ đó gây ra cho thơ cái trạng thái gò bó nước đôi, nó không thể thoát ra mà không tự tiêu hủy mình. Thế nhưng cũng có những nhà thơ không cần phải vận dụng pháp thuật gì cả, mà chỉ tận dụng hình ảnh để mô tả cuộc sống tâm linh cũng tuyệt vời; đó là trường hợp của Nguyễn Thị Ánh Huỳnh. Có lẽ chị thuộc thế hệ 5x, làm thơ với chị là tự đối diện và tự nhận chìm mình; chị dã ra mắt bạn đọc nhiều tập tho. từng nhận được các giải thưởng văn học. Đây tôi chỉ trích dẫn một số câu trong đôi bài của Bông - Giấy như Gọi hồn khi sống, Miệt vườn, Mùa hè khóc … lớn lên gặp và iu anh / nhớ anh / linh hồn em ở trong anh….nay ngó vô anh / thấy linh hồn em mất tiêu /.em mần thơ / là để gọi hồn về …em ước hồn thanh rắn…biến thành người đàn bà này…đan bà khác… /hớp hết hồn thiên hạ mà thương
….mồ hôi em / là nước mắt mùa hè / mùa hè bật khóc.
Tất cả những câu cuối trong thơ Ánh Huỳnh như có một dư âm, nó bao hàm cái lực lượng thống nhiếp liên hệ đến tất cả. Đó là lực lượng thể hiện sự sinh tồn, là lực “tính linh” tối cao của con người, là sức tưởng tượng nghệ thuật, là “thần tứ”. chính nó tạo ra sự tồn tại của tác phẩm, hay là tính thần bí của nghệ thuật, cũng là nơi phát sinh ra chân lý nguyên thủy: là thi ca.
Trong số các nhà thơ nữ của Bông – Giấy, tôi nể nhất hai người, dù chưa bao giờ gặp mặt và cũng rất ít biết về thân thế họ, đó là Huỳnh Thúy Kiều và Đinh Thị Như Thúy, người ở tận Đất Mũi, người sinh sống ở Daklak Tây Nguyên, Tôi đã viết một bài nhận xét về thơ HTK, bây giờ mới viết cho ĐTNT ít dòng đây. Do đâu mà họ viết được những câu thơ tuyệt vời, như :
Lơ đãng chạm vòm sao vừa chớm
Ngân không dứt nhạc xưa
…. Ào ạt đường về có cơn mưa/ ….hào phóng phục sinh màu lá
Ào ạt cá mòi phập phồng mang thả/ những bọt khí tròn trong suốt
Mơ đại dương xa xa xa ….ngày mai lại quăng mình vào hộp
Cưỡng bức mình một vị trí buổi chiều
Từ đâu mà Như Thúy tạo ra được những từ “ mưa,, buổi chiều, vào hộp, cá mòi (từ cá mòi chỉ dân ở Bình Thuận mới biết), đã hay là những từ thông dụng, nhưng khi đi vào thơ thì mang một áo khoác mới “mưa chảy trôi mà không thanh lọc…dâng lên từ da diết khát nhớ, lớp khói xanh cuộn lí lẽ khóc cười, vừa kín đáo vừa ẩn ức, có lẽ phải làm dân Darlak thời KM mới thấm thía - cá mòi là thứ cá xưa ướp làm mắm xếp lớp chồng chất, ở đây cá như được giải phóng thở ra những bọt khí tròn trong…Cũng như buổi chiều là buổi chiều của vi trí gấn hoàng hôn, chắc chắn là vô cùng ảm đạm, quăng vào hộp là đi vào khuôn khổ, như bị cưỡng bức…Nên thơ ở đây như câu kinh, nhịp cầu, một Phúc âm buồn /cho bình yên người thiếu phụ mắt buồn/…đã đi qua tuổi bốn mươi. Nhưng thơ ĐTNT đâu phải chỉ có thế, còn bao nhiêu tình cảm rạt rào : Thôi anh đùng phủ dụ em….
Giá như em làm vỡ được/ Nỗi đau thập ác trong ngực mình/ Để có thể bắt đầu cuộc đời/ Bằng một màu mắt khác…Nhưng liệu có còn thời gian để bắt đầu/…Có còn thời gian để va đập/ Hởi quả chuông pha lê mỏng mảnh/ Trong lồng ngực buốt đau
Bây giờ hãy nói về người đẹp trẻ Hội An Đoàn Minh Châu - người đã tự mình xuất bản tập thơ đầu tay M – N & Z từ năm 2008, đã gây được nhiều tiếng vang. Trong Bông – Giấy in 5 bài thi 3 bài là Lấp lánh lạnh, Một ví dụ cho anh, Mưa tháng chạp đã có trong tập M-N ( em và anh), chỉ có hai bài : Thành phố mùa đông và Mưa lõa thể là mới; cũng là tình yêu, nhưng là tình yêu trinh trắng trong địa hạt tinh thần cũng đáng để ca tụng. Nôi dung vẫn có những câu đẹp :
Những vì sao thay mắt em trìu mến
Và tiếng gió reo mang những nguyện cầu
Trong Một ví dụ cho anh cũng có những câu hay :
Lãng đãng theo các vì sao xa/ giọt nước tan đi trên vành tai
Không khô được nỗi buồn lênh loang đêm…
Cái đẹp của tình yêu ở đây - nói như E. Morin – chính là biểu hiện cái chân lý tự ngã qua kẻ khác hay ngược lại, chính là xuyên qua tha nhân tự tìm thấy cái chân lý của nó. (La beauté de l’amour c’est l’interprétation de la vérité de l’autre en soi, de celle de soi en l’autre, c’est de trouver sa vérité à travers l’altérite).
Nếu ở Đoàn Minh Châu là mùa đông cô đơn đầy mưa gió ướt nhẹp thì đến Lưu Mêlan là một mùa xuân của miền Nam ấm áp cứng rắn nặng về lý hơn tình. Con người ở đây vốn có bộ mặt sáng sủa, đó là sự tự do, tính tự chủ, có trách nhiệm. Nhưng rồi… ( do thời đại, hoàn cảnh, xã hội), nó phải mang một bộ mặt tối tăm, bóng tối đó tự tăng trưởng nơi chúng ta, đó là sự hủy diệt, sự cô đơn, lo âu…kết hợp lại, chúng ta khám phá những liên hệ giữa linh hồn, tinh thần và thể xác chúng ta bị nhiễu loạn, do đó phải cầu đến đức Phật, đến Jésus, Thượng Đế, nhưng tất cả đều bị chối từ…..
Tiếng vọng kinh cầu đêm phụt rỗng / Thượng Đế chối từ ….
Chỉ còn thân xác rã rời mi/ quần la trong đêm tối
Mảnh hồn mi nhòa khan cát bụi….
Mi sinh ra/ Thời thế khác,/Dòng họ khác/ con sông khác
Mùa lũ, mùa khô, thời gian đã
Khác Bụm xương rồng ngạo ngang thời khác
Bãi đất hoang nứt đỡ thân người Sụp Tàn…..
Một cô gái sinh ở Ninh Thuận, tuổi mới ngoài 20, là sinh viên , năm nay mới ra trường, mà đã sáng tác những câu thơ như một người già nua từng trải qua bao gian nan đau khổ : Mi đúng đi ? Cách đồi bí lối
Luồng gió lay úp ngạt núi đồi
Những vần thơ của tôi / Đã chết trên một gác xép nào đó
Những vần thơ của tôi / Đã đón những điều tôi không với tới
Hàng đêm/ góc tối? Ngó qua lỗ thủng những vì sao và cơn mưa nhỏ xuống
Xóa nhòa
Chúng ta hãy trở lại với thơ tình của Khương Hà - cũng là một trong 5 ngựa trời đây. Nhưng đã được thuần hóa chứ không phải như của Hồng Minh có “cặp vàm sắc nhọn vẫn thường cắt cổ anh trong giấc ngủ”. Khương Hà dịu dàng: ….Tỉnh táo và nghĩ về anh
Về những gì đã một lần hạnh ngộ và mãi mãi trượt
Em trở về quán cũ thân quen/ Tìm đến chỗ ngồi kỷ niệm…
Nắng buổi chiều hờn dỗi trốn đi đâu/ Giấu biệt hơi ấm một ihời từng cảm nhận…Có gì mà trách hận? Nắng làm sao giữ nổi bóng người
Tình yêu bắt rể trong thể xác hiện hữu của chúng ta, nó có vai trò hội ngộ với thiêng liêng và phàm tục, với huyền thoại và tính dục. Nó cũng có thể xuất thần, có sự thể huyền bí, thể nghiệm lễ bái kì diệu. Tình yêu là sự tái sinh thường trực của tình yêu bẩm sinh.Tất cả những gì thiết lập trong xã hội, tất cả những gì an bài trong cuộc đời đều phải bắt đầu chịu một thế lực làm tan rả hay lạnh nhạt. Vấn đề luyến ái trong tình yêu thường bi thảm, vì sự quyến luyến lâu dài thường dẫn đến sự tổn hại khoái lạc. Do đó phải tạo cho tình yêu có quyền lực, có tiềm năng, phải biết canh tân, thực hiện đối thoại và tận dụng thi ca ( tức tình cảm) để đem lại tinh lực cho cuộc sống hằng ngày ( trích từ Amour, Poésie Sagesse của E. Morin- có thể coi như bí quyết của tình yêu gởi đên cho Khương Hà và cả Ng. T. Ánh Huỳnh, nói chung giới nữ lưu đã có chồng con mà lại đeo đuổi nghiệp văn thơ.)
Giờ còn lại hai tác giả là Chiêu Anh Nguyễn và Nguyễn Thị Hậu, vốn là hai nhân vật tôi hằng gặp gỡ, nhưng biết về họ cũng rất ít. Riêng Chiêu Anh Nguyễn, nghe đâu có đến hàng trăm bài thơ, nhưng với 7 bài trong Bông – Giấy cũng đủ tiêu biểu. Nhìn bên ngoài tưởng đó là con người đơn giản , thật ra là con người sống bằng nội tâm không đơn giản chút nào, khôn ngoan đáo để – một nhà thơ nữ sống độc lập, làm thơ mà sở trường kinh doanh là một hiện tượng hiếm hoi, do đó không lạ: chỉ một thoáng đam mê đủ gợi ra bao hình ảnh. Cùng bao nhiêu người tụ hội ở Bông Giấy, có mấy ai đã viết thành thơ :
…đẩy chiếc ghế xanh nham nhở mà có nhận xét ngay thời gian liếm quanh chỗ chúng ta ngồi/ Cả vết nâu trầm loan trên mặt bàn…Hạ một từ liếm là đáng giá hàng trăm tách café, và viết tiếp :…Công cuộc giải phóng cho những câu chuyện dài bất tận…Chúng ta / đến và đi….Em đọc đâu đó những ý tưởng tuyệt vời (có chút đỉên rồ)/ Cuộc sống kéo dài bất tận với tường rào và giấc mơ đa nghĩa/ Những con thú mang linh hồn chúng ta nuôi dưỡng qua hết mùa đông. Chiêu Anh ở Bông Giấy đã thành tranh cho bao người chiêm ngưỡng nên mới có những câu như vừa nêu, nhưng không lẽ tất cả đều là những con thú hết sao thì hơi oan…Đọc thêm một số câu trong bài Tự họa mới thấy một sức sống rạt rào: Em gục trên khung toan/ ý tưởng chảy dọc từ mu bàn tay run rẩy nhỏ giọt/ sõng soài trên nền đá lạnh/ những găm màu phản bội nhau / một cuộc đảo chánh nho nhỏ diễn ra…
…em để khuôn mặt mình đóng băng/ trên nền trời hực lên phía tây đỏ quạch/ như người đàn ông trút kiệt cùng sinh lực vào vực thẳm..
Nhà thơ với sự sáng tạo là đối kháng là khiêu khích liên tục, trong luật truyền thông của con người, nó liên tục hảm hiếp ngôn từ đặt ra những vị trí đặc biệt để cưu mang cái phần không sao nói được mà nó phải vượt qua bằng cách tạo ra một hình thức thực tại (…le poète dont la création est un défi continuel aux lois de la communication humaine, puisqu’il viole sans cesse le langage, lui imposant par des dispositions particulières de porter en lui cette part ineffable du monde qui précisément le dépasse, ne crée en réalité qu’une forme. (Introduction à la poésie…). Thật ra đây là những ẩn ngữ không dễ gì giải mã nếu không đến với thơ như kẻ hành hương; nó là thứ vú nuôi, là đầy tớ của thi ca, nó làm công việc của nghệ thuật, bằng cách đặt ra những hình ảnh những từ thích ứng để nói cái điều muôn thuở không sao nói được; hay nói như J.M.Maulpoix : Tả tác là phân phối lại cái vô cùng , nó thuần hóa sự sáng tạo đến cứu cánh, cùng lúc nó thay thế cho sự khát khao vô giới hạn.
Ở Bông Giấy, Chiêu Anh và Nguyễn Thị Hậu rất khắn khít nhau như chị em , nên tôi dành cho hai người vị thế cuối cùng, hơn nữa tôi cũng là người mê tín chúa, vì chữ Hậu là sau, cũng là sâu , là dày, nặng…như hồn hậu , đôn hâu … v..v… Chị cũng vùa mới cho ra đời hai tác phẩm tản văn là Ngắn & rất Ngắn, Quay qua Quay lại. Những bản văn đưa vào Bông Giấy cũng là tản văn, nhưng nó vẫn mang đầy tính chất nghệ thuật thơ. Tản văn thường là tự sự, mà tự sự nói chung là phương thức cơ bản biểu hiện nghệ thuật và bảo tồn tình cảm. Sự biểu hiện nghệ thuật đối với tình cảm, không phải đơn thuần là bộc lộ tình cảm, mà cần phải đặt vào những hình tượng (images) mang tính cảm xúc mới có thể biểu hiện và bảo tồn một cách chính xác. Như trong bài “Gặp lại dã quỳ” : …dã quỳ mới càng non xanh, thật lạ thật khác những bụi dã quỳ phơi mình trong nắng và phủ đầy bụi đỏ trên con đường cũ trước đây.
Một ngày nào đó có người rất yêu dã quỳ bụi bặm
Một ngày nào đó có người đã từ bỏ dã quỳ ngơ ngác
Dã quỳ cũng được gọi là hoa hướng dương, vì hoa thường hướng về phía có ánh mặt trời, nó là hình ảnh của nữ tính, câu văn mà ở đây đã thành thơ, đã nói lên thân phận của tác giả, lận đận trong bề gia thất, dù có chức vụ có học vị cao vẫn cô đơn.. Chúng ta hãy đọc thêm :
Có khoảng cách thời gian, như trước sau về tuổi tác….
Có khoảng cách mơ hồ mà cụ thể, như khoảng cách về trình độ nhận thức…
Có một không gian nào đo chiều dài nỗi nhớ / Có khoảng mênh mông nào sâu thẳm hơn tình yêu? <…Khoảng cách >
Khoảng cách mới đọc qua như thiên về lý luận, thật tế đi sâu vẫn là tình cảm, nếu đỉnh cao của nghệ thuật là tìm kiếm và phát hiện thì NTHậu là người thường đi vào ngóc ngách tâm lý sâu kín của cuộc đời. Chị cũng đã viết “ Góc khuất”: …Đừng để mình tư chán mình, chỉ thấy mình là cái góc khuất tối tăm….Nhiệm vụ của nghệ thuật gia là khai thác làm mới kinh nghiệm, đó cũng là cung cách vĩ đại của nó, nghệ thuật gia không khai thác thì con người không có kinh nghiệm. Cũng từ ý nghĩa ấy mà chúng ta có thể lý giải nghệ thuật là một thứ sáng tạo; do sự khai thác tân kinh nghiệm mà trình bày được bộ mặt và tình chất của đồ vật. Nên nói như Dewey rất đúng “ mỗi một nghệ thuật gia phải là một nhà thí nghiệm.’, như thế làm nghệ thuật cũng là một cách tự hành mình để quên đi mọi nỗi cô đơn.
Viết đến đây tôi cứ tưởng là mình đã xong nhiệm vụ đối với phái nữ trong Bông & Giấy, xem lại là đã quên một nhân vật quan trọng là Phan Huyền Thư – một nhà thơ vĩ đại của Hà Nội hay Hà Nội vĩ đại đều đúng cả, bởi sự đời là ngược ngạo , Phan Huyền Thư cũng nghĩ như vậy mà.
Trước tiên là xin lỗi chị Hậu, vì phần cuối nầy không phải Hậu mà là Thư thì cũng tốt thôi, bởi nghĩa của Thư là sách, là viết. Trong Bông & Giấy tôi đã gặp một Tiểu Anh ngang tàng, một Lưu Mêlan điên điên, đến cuối sách mới đụng phải Phan Huyền Thư, một nhà thơ nữ mà lại mang tính triết cũng hơi lạ, Phải chăng đây cũng chỉ là phản ứng của con người gần bên sức nóng gay gắt của mặt trời. ….Loài chim mơ mộng. Biết quyên sinh.
Sau những quyến rũ áo quần. em mặc. Sự ngượng ngùng/ Xin lỗi. Vì đã nhầm …<Ảo vọng>
Tôi đã từng có đề tài “Mặc áo bính”là thứ áo mượn mặc không vừa, loai hoai mãi mà có viết được đâu, nay đọc được mấy câu của PHT đầy đủ quá khỏi viết. Cũng trong Ảo vọng có những câu tuyệt :
…Thôi thì quảng đại/ sẽ đuợc / từ /bi
Vụng dại. Nghĩa / ở lại. Tình / đi.
Đúng là dân Hà Nội, Huyền Thư bị ảnh hưởng thứ thơ vắt dòng vắt giò lên cổ của nhóm Tân Hình Thức, mà tôi chê thậm tệ vì đó là thứ thơ ẹ của Mỹ đã bị bỏ sọt rác lâu rồi, nhưng khi mang về VN thì vẫn là của quý, nên ở PHT cũng khá thành công . Một dân tộc…/…tranh nhau hót. / Không thể / bay lên /…những lặng im
…Một ngày chúng ta hẹn ước dưới mưa Ngâu? Buộc chặt nhau bằng sợi tóc / quy hoạch lại nhịp cầu Ô Thước. Một ngày/ chúng ta thủ tiêu khoảng cách/ lập lại quy ước gối chăn/ lau sạch những dị nghị nước bọt..Waltz gửi… Bình thường chúng ta đều cho rằng, con người suy tư phát hiện được chân lý là do lý tính; thế nhưng chính Marx lại bảo với chúng ta rằng nguồn gốc của chân lý là ở trong cuộc sống, tức là trong sinh hoạt cảm tính,tự nhiên trong đó có bao hàm nghệ thuật. Heidegger cũng nói: ’ Khoa học quyết không phải là nguồn gốc phát sinh chân lý, khoa học chỉ là lãnh vực chân lý mở rộng; trước sau nghệ thuật là một trong những phương thức cơ bản được mở rộng”. Vì thế thi ca thường dính liền với triết lý cũng phải thôi.
Viết xong phần nữ thì không thể không viết phần nam, số lượng họ gần gấp đôi, cũng hùng mạnh lắm, nhưng đến đây tôi như cây khô cùng kiệt, nên phải ngừng nghỉ. Phần Nam giới sẽ viết sau – cũng có người đề nghị tôi thôi bỏ phần nam đi – nhưng nghe theo lời khuyên này thì tự mình cắt đứt với Bông Giấy đâu dám ló mặt ra đó nữa. Thật ra đối với Nam giới tôi đắn đo hơn, bởi với nữ có nói bậy bạ, nhiều lắm cũng bị chưởi bới là hết, chứ nam giới mà lơ mơ không khéo là phải đòn, tôi lại là kẻ nhát đòn, nên xin hứa sẽ viết tiếp trong những ngày gần đây./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét