1- MƯA ĐÊM
Thuấn ngồi nhắp rượu ở quầy bar Chiều Tím.
Tiếng nhạc nghe êm êm và gợi nhớ; tâm hồn Thuấn như mơ về cõi xa. Sàn nhảy trống
vắng, những ngọn đèn xanh đỏ nhấp nháy như mời gọi, tiếng dạo nhạc và âm thanh
nghe rè, ồn ào. Thuấn quay đầu nhìn lui thì thấy khách đã ngồi đầy bàn, xôn xao
cười nói. Thuấn thả khói theo rượu và nhạc. Ly Cognac Château Montifaud đời 1905
cạn từ lâu. Thuấn cho gọi ly khác. Ly thứ tư. Rượu thấm vào người tỏa mùi thơm
của champagne qua hơi thở. Thuấn là đà để giết thời gian và nhớ lại những ngày đã
mất Sài gòn. Nhìn lại tưởng như mới hôm nào. Thuấn bây giờ già hẳn ra, thuở xưa
phong cách tợ Sĩ Phú mà bạn bè thường gán cho. Thuấn trầm lắng từ ngày ở trại học
tập về. Ngày được ’khoan hồng’ thì vợ con đã ra đi. Sống ở nước ngoài Thuấn độc
thân, thỉnh thoảng có đến thăm vợ và con. Đứa con gái đầu lòng của Thuấn mất chất
thấy rõ. Nhìn sự thế Thuấn ngao ngán, dành dụm và mỗi năm thường về thăm quê,
chả còn ai nhưng vơi đi nỗi buồn xưa.
Đang nhâm nhi tiêu sầu, người thiếu nữ ngang qua mắt mỉm cười, Thuấn gật
đầu bình thường. Nhạc mở màn, một vài đôi nhơn tình ôm eo nhảy điệu nhạc chậm,
không khí rộ lên, Thuấn xoay người trên ghế cao nhìn mông lung, có lẽ chỉ mình
chàng là ’solo’ trong cái hộp đêm hôm nay. Cũng có thể có một vài người như chàng.
Chừng 15 phút sau lại thấy người thiếu nữ đưa mắt nhìn Thuấn và mỉm cười
lần nữa, gương mặt nàng tỏ ra thân thiện và tự nhiên; Thuấn đâm nghi ngờ, bởi
Thuấn sợ lòng dạ đàn bà. Đưa ly lên môi hất cạn.
-
Hình như
cô chào tôi. Thuấn nói.
-
Dạ đúng;
em chào anh. Người thiếu nữ nói.
-
Cô dùng gì?
Thuấn nói.
Thuấn đứng dậy, lát sau kẹp trong lòng ngón tay 2 ly rượu nhẹ, ly cụng
ly cả hai không còn xa lạ mà ngược lại như đã thân quen từ lâu, Thuấn và Mai Trâm
cùng một cảm giác, họ cần có nhau những lúc nầy. Thuấn bị đời bạc đãi, Mai Trâm
vì nghèo mà tình phải qua tay. Mai Trâm hơn 30 tuổi ra trường, dấn thân, va chạm
với gió mưa nhiều trận, kể cả cuộc tình ’đòi hỏi’ của gia đình Tú; người tình đã
bỏ Mai Trâm. Nàng buồn, mượn không gian, cảnh trí nầy giải sầu. Thuấn không ngờ
gặp người lạ mặt mà trao đổi chân tình. Mai Trâm có một nhan sắc đẹp kín, một
phần nhờ trang điểm hợp thời, cởi mở, trung thực dưới ánh mắt và nụ cười. -tại
sao đời lại có những chọn lựa sai lầm như thế nhỉ? Thuấn tự nghĩ. Họ bên nhau
cho tới khi trời vào sáng. Cả hai cảm thấy hạnh phúc như có sự đền bù.
Mưa đêm rớt xuống thành phố với những tiếng mưa gõ trên sân thượng nghe
róc rách của một khách sạn nhỏ mới tân trang. Sau cơn mưa thành phố như vừa tắm
xong.
Thuấn quyết định ở lại quê nhà với Mai Trâm, họ sống một vùng ngoại ô tỉnh
lẽ. Người ta thường bắt gặp một người đàn ông hoa râm và một thiếu nữ xinh đẹp
hay tắm biển vào những buổi sáng trời trong.
2- SAU THÁNG TƯ
Dân làng Tè phần đông là
những con chiên ngoan đạo. Mấy đời qua; dưới chế độ ông Diệm, rồi tướng nầy, tướng
nọ cho tới ông Thiệu, ông Kỳ họ làm thinh sống bên nhau, chia sẻ vui buồn cùng
tâm trạng và hoàn cảnh ly hương. 20 năm xa quê mà họ có cảm giác như mất quê hẳn,
chỉ còn trong trí nhớ, họ như người vừa thoát bệnh tâm thần, bị qủy ám cho nên an
tâm phục hồi cơ thể. Cha xứ cũng người di cư. Tình thiếu nữ ngoài 20 thường đến
dâng lễ và phục việc nhà thờ với những bà già góa trong họ đạo hoặc tập dợt thánh
ca cùng với mấy em thiếu nhi. Tình đẹp vì có mái tóc dài thường che nửa khuôn mặt
dưới nón lá. Nụ cười của Tình đẹp và duyên dáng vì thế đã lọt mắt đám trai
trong làng. Tình mỉm cười mà chả quan tâm gì chuyện tình ái.
Từ hôm qua; ngày đầu giải phóng hơn cả nửa tháng mà trông dân làng Tè
như nhiễm bệnh trở lại. Tình buồn lây và trầm lắng hơn thuở trước.
-
Ngày mai
con đến gặp cha Thế. Mẹ Tình nói
-
Việc gì thế mẹ ? Tình nói
-
Thì đã bảo đến gặp cha thì đến gặp. Hỏi làm gì cho thêm rộn.
Người mẹ nói.
Sau khi gặp cha Thế ở nhà thờ thánh Phê-rô. Trên đường
về, Tình đi trong tư thế lo âu vì phải nhận làm một vai trò ngoài ý muốn. Từ chối
cũng không đặng, mà chấp nhận thì cũng khó cho tâm hồn Tình. Cha Thế khuyên dạy
tín hữu nhiều lần : nên đem lòng thương yêu như chúa Giui-Se thương yêu chúng
ta, nên thương mến người hàng xóm vì họ là anh em chúng ta, hãy thương yêu những
đứa con trở về. Những lời dạy đó từ khi Tình còn bé cho nên mỗi lần đụng đến như
là nhắc nhở ; Tình khó bề bỏ qua được.
Cảnh ở trong nhà thờ cha Thế hôm 30/4 đến nay. Giữa
tình thế nầy thật là khó giải cho cha, cha không sợ nhưng cha sợ cho dân. Đem tâm
sự nói với Cảnh hoặc Cảnh có phương án nào hơn. Cha Thế vẫn lo vì họ sợ chúng mình.
Họ coi chúng mình như kẻ thù, nối giáo cho giặc. Bà Huyền mẹ Tình đưa ra ý kiến
để giải thoát cho Cảnh. Sĩ quan Ngụy thì dễ gì tha thứ, trong lúc họ đang rình
rập, phòng thủ dù là đám tàng quân èo ọp. Bà Huyền nhất quyết tìm đường ‘giải
phóng’ cho Cảnh. Cha Thế cho đó là trò chơi phiêu lưu, giỡn mặt với tử thần nếu
họ khám phá ra được thì nguy cả đám. Bà Huyền làm cái việc mà hai bên đều có lợi ;
đã hợp tình mà hợp lý. Gia cảnh bà Huyền chỉ có mình Tình, bà muốn Tình lấy chồng
hơn là ở thế, đêm hôm con cú trên cành nó chớp không biết khi nào. Cảnh trông bề
thế chơn chất, cựu sĩ quan như ông Triều
chồng bà, từ khi ông Triều qua đời, tấm hình thờ vẫn ‘lon lá’ đề huề, bà Huyền
luôn tưởng nhớ. Vậy sắp xếp như thế là cha Thế yên lòng và Cảnh cũng hồ hởi. Cảnh
đã nhiều lần dòm trộm Tình ở nhà thờ mỗi khi phụng việc. Trốn tránh như thế Cảnh
cảm thấy phạm tội.
Tình chỉ dạy phép tắc truyền thống đạo Ki-Tô cho Cảnh
và học đạo trước khi làm lễ thành hôn. Cha Thế làm chủ lễ và bà con xa gần đến
dự cưới Tình và Cảnh. Người ta chỉ biết Cảnh là người làm thuê cho bà Huyền từ
bấy lâu nay.
Sau một năm thì bà Huyền có cháu ngoại. Cảnh không
muốn về lại quê mình. Mà coi làng Tè là quê hương nuôi nấng và che chở cho đời
Cảnh. Tình đã tìm thấy hạnh phúc, bà Huyền mãn nguyện, riêng cha Thế được chuyển
đổi đi nơi khác, không biết theo lệnh ai ; sau tháng tư cho đến nay chả
hay cha Thế đi về phương nào.
3- TÌNH
MẶN . TÌNH CHAY . TÌNH VIỄN XỨ
Ngọn gió
chiều ở biển thổi tới không còn thấy mát mà gây một cảm giác rờn rợn, bầy hải âu
còn lượn theo sóng, màu mây đục dội xuống làm cho mặt nước sậm lại, người trên
bãi thưa dần, chỉ còn một vài thiếu nữ nằm sóng soải trên cát như muốn hớp hết
những gió, những mây, những sóng nước vào người cho tới khi trời xuống chiều.
Già Cẩn từ xa nhìn tới mấy tấm thân mỹ miều như gợi trong người cái thuở còn
trai trẻ, nhưng thị giác loãng không nhận ra cái dáng nghệ thuật bí mật của trời
cho, tất cả mập mờ như tượng cát chờ gió thổi tung… Già Cẩn đứng dậy, xếp ghế,
vát lên vai và lủi thủi bước về nhà. Cẩn ở chung cư từ ngày định cư qua đây, cũng
gần cả hai mươi năm ; đầm ấm với vợ và con ở xứ người ; đâu hơn 3 năm
sau thì Huệ qua đời chứng ung thư phổi, bỏ Cẩn ở lại một mình giữa thế gian nầy.
Hai đứa con lớn dần theo thời gian và hội nhập đời sống mới, rồi cũng tìm đường
ra riêng cho đúng ‘phong thổ’ ở đây. Cẩn cẩn thận khóa chiếc xe đạp trên ban-công,
xô cửa vào nhà, đoạn vói tay mở tủ lạnh, rút ra con cá nục chuối mua cuối tuần
rồi, bỏ vào soong đun lửa, luộc cá ăn phay, chấm nước mắm tỏi, ăn kẹp với rau.
Thuở Huệ còn sống thì nấu nướng rềnh ràng. Giờ Cẩn sống một mình thì chả thiết
gì, cô độc quanh năm, nhiều lúc Cẩn nghĩ thân mình sanh ra để chịu kiếp lưu đày,
có khác gì cái thời đi gỡ lịch cho Cọng sản. Cẩn không còn biết kêu ai. Ngậm đắng !
-
Phải Xuân không ? Cẩn nói.
-
Anh là ai mà tôi nhận không ra. Người đàn bà nói.
Họ trao đổi gần nửa tiếng đồng hồ rồi mới chia
tay. Về nhà Cẩn hiện ra nét mặt vui với đồ đạt trong nhà, lau bếp, chùi nhà, hình
như Cẩn huýt gió bài ‘Dư Âm’ của Nguyễn Văn Tý. Rung rung, láy láy nghe êm tai.
Cẩn yêu đời trở lại.
Quan hệ tình cũ giữa Cẩn và Xuân ; nay nhớ lại
cả hai mừng không xiết. Họ kết thân và thường nấu nướng mời nhau ăn. Có con cá,
con tôm tươi cũng bới xén cho nhau. Chồng Xuân mất ở Việt Nam sau giải phóng mấy
năm. Cơ ngơi sự nghiệp giao lại cho Xuân trông coi. 15 năm sau thằng con
trai bảo lãnh theo diện đoàn tụ. Khi mới đến Mỹ, Xuân khoẻ và tráng kiện, đi làm
ở hảng xưởng sản xuất đồ hộp. Bây giờ Xuân nghỉ hưu, thỉnh thoảng ghé giữ cháu
cho đở buồn côi cút. Gặp Cẩn ôn chuyện xưa, Xuân như ‘tố nữ’ ở tuổi 60 ngoài.
Trông thể lực còn phong độ. Cẩn cũng nhìn thấy như vậy. Cẩn cười một mình :
‘tình mặn hay tình chay’. Cẩn không nghĩ thêm. Nhờ cuộc gặp gở bất ngờ mà nay cả
hai có bạn tri âm dù là muộn màng còn hơn ở xứ nầy phải ngồi chờ gió với nghe mưa
thêm khổ cái thân già. Có lẽ âm vang của Phạm Duy vọng bên tai họ mỗi lúc mỗi gần :
‘may mà có… đời còn dễ thương’. Cẩn cám ơn Trời Phật dành cho một chút hạnh phúc
mòn ở cuối đời ./.
VÕ CÔNG LIÊM (đêm Thượng
Hải. China. 5/2012)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét