Trần Bảo Định
CÀ KHỊA ĐẦU NĂM CON KHỈ 2016
*
VỚI KHỈ, CUỘC SỐNG LÀ ĐẠO LÝ?
*
VỚI KHỈ, CUỘC SỐNG LÀ ĐẠO LÝ?
1.
Trong một ngươn đời với chu kỳ 60 năm, xoay quanh trục 12 con giáp thì, con khỉ đứng vào hàng thứ 9. Đồng thời, trải qua:Giáp-Bính-Mậu-Canh...và sao Thiên Cơ chiếu bổn mạng người tuổi khỉ nên, người tuổi khỉ thường sống cô quạnh trong nỗi cô đơn của chính mình, dù khỉ đực đầu đàn khỉ bao giờ cũng được hưởng đặc quyền đôi ba vợ, như sự mặc định chế độ đa thê và phụ hệ. Khỉ thuộc về dương, giờ khỉ từ 15 giờ đến 17 giờ.
Bạn thân quen thường hỏi tôi: Sao toa rành tuổi khỉ vậy?Bạn quên rồi à, tôi cốt tuổi khỉ. Cái tuổi khỉ Giáp Thân. Nghĩa là, má tôi đẻ tôi đúng 15 giờ khoảng 30-40 phút chi đó,của cái ngày đầu tiên tháng 1 năm 1944. Nếu tính ngày ta thì, nhằm ngày thứ bảy, mồng 6 tháng 10 (thiếu) năm Qúy Mùi. Như vậy, tâm tính lẫn máu xương của tôi là con dê và con khỉ(!?), Có lẽ, vì vậy tôi không bị sao Thiên Cơ chiếu bổn mạng chăng?Những năm sống ở rừng, nhiều khi khỉ trở thành người bạn thân thương và đáng tin cậy nhất của tôi. Khỉ cảnh giới từ xa và nhanh chóng báo động khi có kẻ lạ mặt xâm nhập, khỉ giúp chỉ nơi có nguồn thức ăn, nước uống; khỉ bày lắm trò vui những lúc tôi buồn, những khi nằm giữa lằn ranh mong manh sinh tử.
Nhớ hồi học lớp ba trường làng, mỗi chiều sau khi cơm nước xong, mấy bà hàng xóm bạn của má thường sang nhà, trải đệm ngoài sân và bắt tôi đọc truyện Bạch Viên Tôn Các. Con vượn trắng đó, đi theo tuổi thơ của tôi lớn dần năm tháng. Khác gì cái chữ Nho khoa bảng khi rớt vào chốn ''văn minh miệt ruộng''tự thân nó ''đáo xứ tùy nhân'' trở nên ''nho bình dân'', nho đeo dính từng chùm của châu thổ Cửu Long. Chữ Hán hay Háng thì, cũng là háng...phát âm đối với dân miệt ruộng Nam Bộ nó như nhau, chỉ có ruộng trũng hoặc gò, ruộng sâu hay cạn. Với khỉ cũng vậy thôi, người xứ tôi ưa mượn khỉ để ''diễn ý'' mỗi khi gặp quan quyền, bá hộ trong làng...họ muốn nói, bởi ít chữ nên họ khó nói. Nếu, nói không có gì cả, trớt quớt thì, họ nói: Khỉ khô, khỉ cùi. Gặp kẻ mặt mày bơ phờ, hốc hác...họ nói: Khỉ già!Mầy mần chi mặt như mặt khỉ già?Đám con nít đùa giỡn quá mức đùa giỡn, người lớn hay cho là:Khỉ khọt!Đụng việc, cứ lăng xăng má thường rầy:Bây mần gì giống con khỉ mắc phong?Chưa nói đã cười, trang lứa nói giống con đười ươi...Nóng giận, bực bội khiến mặt nhăn nhó, chị nói:Khỉ ăn ớt...Đám hương chức hội tề mần những việc vô nghĩa, người làng che miệng nói: Cái trò khỉ khọt!Trò đó, cũng có thể hiểu ''mèo mả gà đồng''...
Những câu nói của người miệt ruộng dẫu thô mộc nhưng, chẳng hiểu vì sao, tôi yêu nó như yêu sự sống của mình, tôi thuộc lòng như thuộc ca dao... Tôi dị ứng với những ngôn từ đẹp, thường được khen đáo khen để, rằng rất kỹ thuật thuộc hàng ''chất lượng cao'' song, toàn hóa chất cực độc, chứa từng đống con chữ vô nghĩa vô hồn. Đôi khi, chẳng biết ''ngôn từ đẹp'' muốn nói cái gì. Bí hiểm quá!Đời mần ruộng đã tay lấm chưn bùn tăm tối, sức đâu nghe ''ngôn từ đẹp'' tối tăm?
Trong một ngươn đời với chu kỳ 60 năm, xoay quanh trục 12 con giáp thì, con khỉ đứng vào hàng thứ 9. Đồng thời, trải qua:Giáp-Bính-Mậu-Canh...và sao Thiên Cơ chiếu bổn mạng người tuổi khỉ nên, người tuổi khỉ thường sống cô quạnh trong nỗi cô đơn của chính mình, dù khỉ đực đầu đàn khỉ bao giờ cũng được hưởng đặc quyền đôi ba vợ, như sự mặc định chế độ đa thê và phụ hệ. Khỉ thuộc về dương, giờ khỉ từ 15 giờ đến 17 giờ.
Bạn thân quen thường hỏi tôi: Sao toa rành tuổi khỉ vậy?Bạn quên rồi à, tôi cốt tuổi khỉ. Cái tuổi khỉ Giáp Thân. Nghĩa là, má tôi đẻ tôi đúng 15 giờ khoảng 30-40 phút chi đó,của cái ngày đầu tiên tháng 1 năm 1944. Nếu tính ngày ta thì, nhằm ngày thứ bảy, mồng 6 tháng 10 (thiếu) năm Qúy Mùi. Như vậy, tâm tính lẫn máu xương của tôi là con dê và con khỉ(!?), Có lẽ, vì vậy tôi không bị sao Thiên Cơ chiếu bổn mạng chăng?Những năm sống ở rừng, nhiều khi khỉ trở thành người bạn thân thương và đáng tin cậy nhất của tôi. Khỉ cảnh giới từ xa và nhanh chóng báo động khi có kẻ lạ mặt xâm nhập, khỉ giúp chỉ nơi có nguồn thức ăn, nước uống; khỉ bày lắm trò vui những lúc tôi buồn, những khi nằm giữa lằn ranh mong manh sinh tử.
Nhớ hồi học lớp ba trường làng, mỗi chiều sau khi cơm nước xong, mấy bà hàng xóm bạn của má thường sang nhà, trải đệm ngoài sân và bắt tôi đọc truyện Bạch Viên Tôn Các. Con vượn trắng đó, đi theo tuổi thơ của tôi lớn dần năm tháng. Khác gì cái chữ Nho khoa bảng khi rớt vào chốn ''văn minh miệt ruộng''tự thân nó ''đáo xứ tùy nhân'' trở nên ''nho bình dân'', nho đeo dính từng chùm của châu thổ Cửu Long. Chữ Hán hay Háng thì, cũng là háng...phát âm đối với dân miệt ruộng Nam Bộ nó như nhau, chỉ có ruộng trũng hoặc gò, ruộng sâu hay cạn. Với khỉ cũng vậy thôi, người xứ tôi ưa mượn khỉ để ''diễn ý'' mỗi khi gặp quan quyền, bá hộ trong làng...họ muốn nói, bởi ít chữ nên họ khó nói. Nếu, nói không có gì cả, trớt quớt thì, họ nói: Khỉ khô, khỉ cùi. Gặp kẻ mặt mày bơ phờ, hốc hác...họ nói: Khỉ già!Mầy mần chi mặt như mặt khỉ già?Đám con nít đùa giỡn quá mức đùa giỡn, người lớn hay cho là:Khỉ khọt!Đụng việc, cứ lăng xăng má thường rầy:Bây mần gì giống con khỉ mắc phong?Chưa nói đã cười, trang lứa nói giống con đười ươi...Nóng giận, bực bội khiến mặt nhăn nhó, chị nói:Khỉ ăn ớt...Đám hương chức hội tề mần những việc vô nghĩa, người làng che miệng nói: Cái trò khỉ khọt!Trò đó, cũng có thể hiểu ''mèo mả gà đồng''...
Những câu nói của người miệt ruộng dẫu thô mộc nhưng, chẳng hiểu vì sao, tôi yêu nó như yêu sự sống của mình, tôi thuộc lòng như thuộc ca dao... Tôi dị ứng với những ngôn từ đẹp, thường được khen đáo khen để, rằng rất kỹ thuật thuộc hàng ''chất lượng cao'' song, toàn hóa chất cực độc, chứa từng đống con chữ vô nghĩa vô hồn. Đôi khi, chẳng biết ''ngôn từ đẹp'' muốn nói cái gì. Bí hiểm quá!Đời mần ruộng đã tay lấm chưn bùn tăm tối, sức đâu nghe ''ngôn từ đẹp'' tối tăm?
*
Chữ ''Nho'' nhà Hán(?) văn vẻ:Thân cũng khỉ, Hầu cũng khỉ, Mai cũng khỉ...Nghĩa là, lắm chữ gọi khỉ. Rắc rối, lắc léo dễ sợ! Hồi còn ở nhà, chưa học xong trung học. Một hôm, tôi hỏi thầy Chu Hoài Nhân dạy Việt Văn năm Đệ Nhị.
- Thưa thầy, hầu là một trong những chữ gọi con khỉ. Vậy, chữ hầu ở đây là ''hầu tước'' hay ''chư hầu''?
Thầy Nhân cười:
- Em hiểu sao?
Mặt tôi như khỉ ăn phải ớt hiểm, bụng nghĩ:Mình hỏi thầy, bất ngờ thầy hỏi lại. Tôi liều:
- Thưa thầy, chẳng lý hầu ở đây là tước của quí tộc xưa:Công-Hầu-Bá-Tử-Nam?Nếu hầu là tước thì, tước kia phải có vị. Không có vị, âu cũng chỉ là hữu danh vô thực thôi.
Thầy Nhân nghiêm sắc mặt. Tôi phóng lao đành theo lao.
- Chẳng biết có không?Thưa thầy, chắc là có. Hễ người mình có gì hay thì người Tàu họ ''ho theo'' nên gọi ''hay ho''. Có nghĩa mình hay, họ ho, họ bắt chước. Nhân loại nầy, không chủng tộc nào bắt chước bì họ. Một ngón nghề tuyệt chiêu!
- Em thử cho ví dụ!
Thầy chịu vào cuộc và thử lửa thằng học trò mang cố tật hay hỏi, khoái cãi. Thời trước, ''Tiên học lễ''không có nghĩa ''thầy đọc trò chép'' và ''chép ngay cả khi mỗi đứa buộc phải xách đít tới nhà thầy cô nạp tiền, chép thêm!''. Chả là, đúng với cái điều học hỏi trước khi bước tới học hành!
Bạn trong lớp bắt đầu chú ý nghe. Bởi, trong lớp biết tính tôi hay cãi, dù tôi không dính dấp bà con với mấy anh Quảng Nam.
- Thưa thầy, sách cũ viết:Người có tướng khỉ, còn gọi là Hầu tướng thì, có tài mưu lược kể cả thao lược như đời nhà Trần có Lưỡng Quốc Trạng Nguyên Mạc Đĩnh Chi. Sau nầy, nhà Mãn Thanh cai trị người Hán cũng bảo có tướng khỉ là Trương Chi Động. Nhưng, Động sao dám sánh cùng Chi?Bởi, Động tham ăn háo sắc, một đêm thiếu vắng đàn bà, Động có thể phát điên. Nhà Trần nước Việt có trước nhà Thanh bên Tàu, hẳn nhiên kẻ hâu sinh sao bì kịp tiền bối?Nhiều lúc chẳng có, bịnh sỉ bịa chuyện cho bằng chị bằng em?
Thầy trò trao qua đổi lại, tôi cố tìm đến cái ''chân lý'' của sự việc con khỉ mà, quên nghĩ đến cái ''đạo lý''. Tôi nhớ thưa với thầy, rằng:
- Tướng khỉ, đôi lúc là tướng phản phúc!
Thầy hỏi tại sao?Em dựa vào đâu, nói thế?
Tôi thưa nếu, không phản phúc sao dân quê em nói:''Nuôi khỉ dòm nhà''? Rồi tôi kể chuyện Thái thượng hoàng Trần Nghệ Tông, tuổi Dậu cầm tinh con gà trắng. Lê Qúy Ly, tuổi Hầu cầm tinh con khỉ mõm đỏ. Đến năm 1400, Lê Qúy Ly cướp ngôi nhà Trần, lên mần vua và lấy tên Hồ Qúy Ly.
Bấy giờ, Nghệ Tông mới sực nhớ và đoán ra điềm mộng ''Bạch Kê Xích Chủy Hầu''.Nghĩa là, con gà trắng và con khỉ mõm đỏ. Tôi nhắc lại, có lần thầy giảng:Tâm vọng động là tâm viên ý mã!
Thầy không nói gì, tôi nói tiếp:
- Người ghét khỉ vì, khỉ thông minh hơn muôn loài thú khác, khỉ bắt chước và có nhiều sáng kiến hay bất ngờ...chẳng những vậy, khỉ là đấng thủy tổ loài người. Mà đã gọi là loài thì, thưa thầy ''loài người, loài khỉ cũng là loài''. Tiếc rằng, Thượng Đế chơi thiếu công bằng với các loài khác. Loài người có trí khôn, loài khác không có. Loài người dùng trí khôn để ''tôn vinh cái ngã'', đưa ''cái tôi'' lên ngôi thống trị muôn loài!
Cả lớp lặng im. Tôi đang ngồi trên lưng cọp, không thể xuống. Thưa thầy, theo em:
- Lòng dạ người như vậy, chữ Hầu có lẽ là ''Chư hầu'' chớ không phải ''tước hầu''(?) đâu thầy ạ!
Tan trường, trên đường về nhà; thằng bạn cùng lớp vỗ vai:
- Sao toa không nhường bước thầy?
Chữ ''Nho'' nhà Hán(?) văn vẻ:Thân cũng khỉ, Hầu cũng khỉ, Mai cũng khỉ...Nghĩa là, lắm chữ gọi khỉ. Rắc rối, lắc léo dễ sợ! Hồi còn ở nhà, chưa học xong trung học. Một hôm, tôi hỏi thầy Chu Hoài Nhân dạy Việt Văn năm Đệ Nhị.
- Thưa thầy, hầu là một trong những chữ gọi con khỉ. Vậy, chữ hầu ở đây là ''hầu tước'' hay ''chư hầu''?
Thầy Nhân cười:
- Em hiểu sao?
Mặt tôi như khỉ ăn phải ớt hiểm, bụng nghĩ:Mình hỏi thầy, bất ngờ thầy hỏi lại. Tôi liều:
- Thưa thầy, chẳng lý hầu ở đây là tước của quí tộc xưa:Công-Hầu-Bá-Tử-Nam?Nếu hầu là tước thì, tước kia phải có vị. Không có vị, âu cũng chỉ là hữu danh vô thực thôi.
Thầy Nhân nghiêm sắc mặt. Tôi phóng lao đành theo lao.
- Chẳng biết có không?Thưa thầy, chắc là có. Hễ người mình có gì hay thì người Tàu họ ''ho theo'' nên gọi ''hay ho''. Có nghĩa mình hay, họ ho, họ bắt chước. Nhân loại nầy, không chủng tộc nào bắt chước bì họ. Một ngón nghề tuyệt chiêu!
- Em thử cho ví dụ!
Thầy chịu vào cuộc và thử lửa thằng học trò mang cố tật hay hỏi, khoái cãi. Thời trước, ''Tiên học lễ''không có nghĩa ''thầy đọc trò chép'' và ''chép ngay cả khi mỗi đứa buộc phải xách đít tới nhà thầy cô nạp tiền, chép thêm!''. Chả là, đúng với cái điều học hỏi trước khi bước tới học hành!
Bạn trong lớp bắt đầu chú ý nghe. Bởi, trong lớp biết tính tôi hay cãi, dù tôi không dính dấp bà con với mấy anh Quảng Nam.
- Thưa thầy, sách cũ viết:Người có tướng khỉ, còn gọi là Hầu tướng thì, có tài mưu lược kể cả thao lược như đời nhà Trần có Lưỡng Quốc Trạng Nguyên Mạc Đĩnh Chi. Sau nầy, nhà Mãn Thanh cai trị người Hán cũng bảo có tướng khỉ là Trương Chi Động. Nhưng, Động sao dám sánh cùng Chi?Bởi, Động tham ăn háo sắc, một đêm thiếu vắng đàn bà, Động có thể phát điên. Nhà Trần nước Việt có trước nhà Thanh bên Tàu, hẳn nhiên kẻ hâu sinh sao bì kịp tiền bối?Nhiều lúc chẳng có, bịnh sỉ bịa chuyện cho bằng chị bằng em?
Thầy trò trao qua đổi lại, tôi cố tìm đến cái ''chân lý'' của sự việc con khỉ mà, quên nghĩ đến cái ''đạo lý''. Tôi nhớ thưa với thầy, rằng:
- Tướng khỉ, đôi lúc là tướng phản phúc!
Thầy hỏi tại sao?Em dựa vào đâu, nói thế?
Tôi thưa nếu, không phản phúc sao dân quê em nói:''Nuôi khỉ dòm nhà''? Rồi tôi kể chuyện Thái thượng hoàng Trần Nghệ Tông, tuổi Dậu cầm tinh con gà trắng. Lê Qúy Ly, tuổi Hầu cầm tinh con khỉ mõm đỏ. Đến năm 1400, Lê Qúy Ly cướp ngôi nhà Trần, lên mần vua và lấy tên Hồ Qúy Ly.
Bấy giờ, Nghệ Tông mới sực nhớ và đoán ra điềm mộng ''Bạch Kê Xích Chủy Hầu''.Nghĩa là, con gà trắng và con khỉ mõm đỏ. Tôi nhắc lại, có lần thầy giảng:Tâm vọng động là tâm viên ý mã!
Thầy không nói gì, tôi nói tiếp:
- Người ghét khỉ vì, khỉ thông minh hơn muôn loài thú khác, khỉ bắt chước và có nhiều sáng kiến hay bất ngờ...chẳng những vậy, khỉ là đấng thủy tổ loài người. Mà đã gọi là loài thì, thưa thầy ''loài người, loài khỉ cũng là loài''. Tiếc rằng, Thượng Đế chơi thiếu công bằng với các loài khác. Loài người có trí khôn, loài khác không có. Loài người dùng trí khôn để ''tôn vinh cái ngã'', đưa ''cái tôi'' lên ngôi thống trị muôn loài!
Cả lớp lặng im. Tôi đang ngồi trên lưng cọp, không thể xuống. Thưa thầy, theo em:
- Lòng dạ người như vậy, chữ Hầu có lẽ là ''Chư hầu'' chớ không phải ''tước hầu''(?) đâu thầy ạ!
Tan trường, trên đường về nhà; thằng bạn cùng lớp vỗ vai:
- Sao toa không nhường bước thầy?
2.
Thời gian cắt cứa tâm hồn con người, chính là để con người tùy nghi sử dụng trí khôn vào việc chiêm nghiệm cuộc đời. Khỉ núi Thất Sơn phần lớn đuôi dài bằng thân của nó. Khỉ đi 2 chưn, mỗi chưn có 5 ngón; 2 tay khỉ leo trèo, bẽ trái cây rừng, bồng con. Khỉ cái có đôi vú với 2 núm cho con bú hệt như người. Khỉ sống thành bầy đàn, tôn ti trật tự. Biết thương ghét, biết nổi giận với đầy cảm xúc. Đặc biệt không vô ơn, bội bạc với đồng loại của mình, không cấu xé nhau dành ngôi thứ. Khỉ luôn nhớ về chốn cũ, bầy xưa. Ai đã từng coi phim ''Tôn Ngộ Không''chắc sẽ rõ. Con khỉ đó, dù ''Thất thập nhị huyền công''với cây thiết bảng, lòng vẫn nhớ khôn nguôi ''Hoa Qủa Sơn'', giận thầy bỏ đi là, đi về cố thổ. Khỉ không quên khu rừng nghèo khó mà mẹ nó đã cưu mang và sinh nó ra. Khí trời, rừng thiêng. tình nghĩa yêu thương bầy đàn sống mãi trong trái tim của nó. Tôi và đơn vị từng giăng bẫy bắt khỉ về nuôi, buổi chiều thắp chút nắng qua rừng núi, con khỉ trong chuồng hú những tiếng hú buồn xa mấy cánh đồng dưới chưn núi. Chịu không thấu ruột gan, tôi biểu anh em thả khỉ về rừng. Khỉ rời chuồng, không thoát lên núi, nó trèo lên cây cao, ngó xuống chỗ đơn vị tôi đang đóng, ngó bốn phương như định hướng gọi đàn. Chốc lát, cả đàn khỉ kêu rộ sóc và nhảy nhót trên những cành cây, rước bầu bạn trở lại bầy. Đêm hành quân qua những xóm nhà xơ xác, pháo bắn cầm canh. Tự dưng, tôi vừa đi vừa nhớ đến cuốn Tiểu thuyết lịch sử ''Gia Long Bôn Tẩu'' của tác giả Tân Dân Tử, xuất bản hồi 1930. Nhớ đến nó, cốt là để đánh lừa cái buồn ngủ và sự mệt nhọc đang đè nặng trong người tôi. quên cái cảm giác lạnh của trời đêm...Nghĩ chuyện xưa, tích cũ, hòng nhận diện cái tình nghĩa tắm mẵn của dân Gia Định đối với Nguyễn Ánh bôn tẩu khi bị Tây Sơn truy sát.Và, cái sự đời Nguyễn Ánh đối với dân Gia Định, sau khi trở thành vua Gia Long.
Thời gian cắt cứa tâm hồn con người, chính là để con người tùy nghi sử dụng trí khôn vào việc chiêm nghiệm cuộc đời. Khỉ núi Thất Sơn phần lớn đuôi dài bằng thân của nó. Khỉ đi 2 chưn, mỗi chưn có 5 ngón; 2 tay khỉ leo trèo, bẽ trái cây rừng, bồng con. Khỉ cái có đôi vú với 2 núm cho con bú hệt như người. Khỉ sống thành bầy đàn, tôn ti trật tự. Biết thương ghét, biết nổi giận với đầy cảm xúc. Đặc biệt không vô ơn, bội bạc với đồng loại của mình, không cấu xé nhau dành ngôi thứ. Khỉ luôn nhớ về chốn cũ, bầy xưa. Ai đã từng coi phim ''Tôn Ngộ Không''chắc sẽ rõ. Con khỉ đó, dù ''Thất thập nhị huyền công''với cây thiết bảng, lòng vẫn nhớ khôn nguôi ''Hoa Qủa Sơn'', giận thầy bỏ đi là, đi về cố thổ. Khỉ không quên khu rừng nghèo khó mà mẹ nó đã cưu mang và sinh nó ra. Khí trời, rừng thiêng. tình nghĩa yêu thương bầy đàn sống mãi trong trái tim của nó. Tôi và đơn vị từng giăng bẫy bắt khỉ về nuôi, buổi chiều thắp chút nắng qua rừng núi, con khỉ trong chuồng hú những tiếng hú buồn xa mấy cánh đồng dưới chưn núi. Chịu không thấu ruột gan, tôi biểu anh em thả khỉ về rừng. Khỉ rời chuồng, không thoát lên núi, nó trèo lên cây cao, ngó xuống chỗ đơn vị tôi đang đóng, ngó bốn phương như định hướng gọi đàn. Chốc lát, cả đàn khỉ kêu rộ sóc và nhảy nhót trên những cành cây, rước bầu bạn trở lại bầy. Đêm hành quân qua những xóm nhà xơ xác, pháo bắn cầm canh. Tự dưng, tôi vừa đi vừa nhớ đến cuốn Tiểu thuyết lịch sử ''Gia Long Bôn Tẩu'' của tác giả Tân Dân Tử, xuất bản hồi 1930. Nhớ đến nó, cốt là để đánh lừa cái buồn ngủ và sự mệt nhọc đang đè nặng trong người tôi. quên cái cảm giác lạnh của trời đêm...Nghĩ chuyện xưa, tích cũ, hòng nhận diện cái tình nghĩa tắm mẵn của dân Gia Định đối với Nguyễn Ánh bôn tẩu khi bị Tây Sơn truy sát.Và, cái sự đời Nguyễn Ánh đối với dân Gia Định, sau khi trở thành vua Gia Long.
*
Mùa thu năm con khỉ 1788, quân Tây Sơn đồn trú thành Gia Định truy lùng Nguyễn Ánh ráo riết ở Ba Giồng, đang cơn nguy khốn, Nguyễn Ánh chột bụng và đòi ''canh y''. Dân nhà quê biết gí ''canh y với canh ỵ?''Tất cả ngơ ngáo, không hiểu Nguyễn Ánh muốn gì?Tình thế thiệt ngặt, Nguyễn Ánh chợt lanh trí:
- Cho ta đi ỉa!Đi ỉa...
Đám dân đem cười rần!Có kẻ vọt miệng:
- Đi ỉa thì, nói đi ỉa. Nói chi tiếng vua chúa, mần sao dân tôi hiểu.
Về sau, thiên hạ trong vùng gọi là gò cục cứt(!?).
Nếu lịch sử là sự tình cờ. ''Sự''hiểu theo cái chưa cụ thể, khác với ''vụ'', bởi ''vụ''là cái cụ thể. Ngày trước, cầm cái ''Sự vụ lệnh''của Bộ Giáo Dục đến nhiệm sở trình diện, người cầm Sự Vụ Lệnh chưa phải là thầy. Chưa đứng lớp dạy học trò, sao gọi là thầy?Người cầm Sự Vụ Lệnh là cầm ''cái chưa cụ thể trong cái cụ thể''. Và, vụ chính là việc!
Lúc chưa là vua, người sống cần dân, nhờ dân...dân hết lòng giúp kể cả mạng sống. Ngôn ngữ vua từ ngôn ngữ dân. Nhưng, một khi đã xác lập được triều đại, vua quyết tâm đặt ra một thứ ngôn ngữ riêng của giai cấp thống trị. Vua chối bỏ ''nơi từ đó đi ra''. Kẻ nào dại dột nhắc chuyện cũ, kẻ đó sẽ rước họa vào thân và cũng có khi mất mạng vì cái tội ''khi quân''!Vua chết, chẳng ai dám hé miệng nói chết mà, nhất tề nói ''băng hà''. Đi ỉa, lúc vua còn thân sơ thất sở thì nói ''đi ỉa''vua cười vả lả kiếm cơm. Đã là, Hoàng Đế thằng nào, dám nói ''vua đi ỉa''?Chém đầu!Phải râm rấp tâu Hoàng thượng ''canh y''. Có bạn cắc cớ hỏi:Canh y là quái quỷ gì ghê gớm vậy?Tôi học lóm, biết được:Canh y của vua ngày xưa là, cái Toilet ngày nay. Chỗ vu ỉa đái, có 2 buồng liền kề:Buồng ngoài, vua cỡi Long bào(áo) thay áo khác trước khi bước vào buồng ỉa đái. Xong, vua quay ra thay áo đi ỉa đái, mặc trở lại Long bào.
Ngôn ngữ Triều đình ngày một khác ngôn ngữ của dân. Một thứ ngôn ngữ đối kháng, khác gì ''ỉa là dứt khoát phải đái'' nhưng, ''đái chưa hẳn là phải ỉa''.
*
Khỉ chỉ có một tiếng kêu, tiếng hú...thuần khiết và xuyên suốt từ lúc vào đời, đến khi lìa đời. Sum hợp hay chia lìa, đớn đau hay vui thú...nó chẳng hề thay đổi. Hỏi vì sao?Tôi ngọng dù tôi có thâm niên ở rừng và gần gủi khỉ. Một buổi trưa rừng im ắng, tôi nằm trên võng nghe tiếng chim rừng lẫn tiếng súng vọng về từ xa. Bất chợt, tôi ngó lên cây, một hoạt cảnh đầy chất lãng mạn và kỹ thuật điêu luyện diễn ra:Khỉ mẹ dùng cái đuôi, nối nhánh cây nầy sang nhánh cây nọ, bắt cầu tập khỉ con bò qua. Từ đó, tôi hiểu tại sao bà con quê tôi gọi cái cây độc chiếc bắt qua con rạch là cây cầu khỉ!Ngôn ngữ càng bình dị càng trong sáng, thiết thân và phản ánh cụ thể cuộc sống.
Vẩn vơ suy nghĩ, đời người có thể mất nhiều thứ, lắm khi mất tất cả...Song, có một thứ chẳng thể mất và ta có quyền chọn lựa. Đó là, chân lý hay đạo lý? Tôi vẫn mang theo lời trách của bạn tôi ngày đó:''Sao toa không nhường bước thầy?''
Rõ là, khỉ bất cần chân lý vì, khỉ không có trí khôn như con người. Khỉ sống hợp đàn bằng thứ đạo lý bầy đàn. Với tình yêu thương đặc thù riêng có, khỉ kéo dài sự sống ba bốn mươi năm, bản chất khỉ của khỉ không dời đổi.
Ngước nhìn núi Thất Sơn, cảnh thiên nhiên tuyệt mỹ. Tôi nhận ra, núi cao núi thấp, đồi trọc đồi cây, nơi có suối nước chảy róc rách, chỗ đá khô cằn...Thiên nhiên không công bằng thì, con người mong chi?Và, cái chân lý e có lẽ hoàn toàn thuộc về Thượng Đế?
Hồi tưởng chuyện cũ, thuở đó tôi háo hức cố tìm và mong nắm cho bằng được chân lý, đã vội hất đạo lý. ''Sao toa không nhường bước thầy?'', một vết thương lòng trải qua trên nửa thế kỷ vẫn còn rỉ máu!
Mùa thu năm con khỉ 1788, quân Tây Sơn đồn trú thành Gia Định truy lùng Nguyễn Ánh ráo riết ở Ba Giồng, đang cơn nguy khốn, Nguyễn Ánh chột bụng và đòi ''canh y''. Dân nhà quê biết gí ''canh y với canh ỵ?''Tất cả ngơ ngáo, không hiểu Nguyễn Ánh muốn gì?Tình thế thiệt ngặt, Nguyễn Ánh chợt lanh trí:
- Cho ta đi ỉa!Đi ỉa...
Đám dân đem cười rần!Có kẻ vọt miệng:
- Đi ỉa thì, nói đi ỉa. Nói chi tiếng vua chúa, mần sao dân tôi hiểu.
Về sau, thiên hạ trong vùng gọi là gò cục cứt(!?).
Nếu lịch sử là sự tình cờ. ''Sự''hiểu theo cái chưa cụ thể, khác với ''vụ'', bởi ''vụ''là cái cụ thể. Ngày trước, cầm cái ''Sự vụ lệnh''của Bộ Giáo Dục đến nhiệm sở trình diện, người cầm Sự Vụ Lệnh chưa phải là thầy. Chưa đứng lớp dạy học trò, sao gọi là thầy?Người cầm Sự Vụ Lệnh là cầm ''cái chưa cụ thể trong cái cụ thể''. Và, vụ chính là việc!
Lúc chưa là vua, người sống cần dân, nhờ dân...dân hết lòng giúp kể cả mạng sống. Ngôn ngữ vua từ ngôn ngữ dân. Nhưng, một khi đã xác lập được triều đại, vua quyết tâm đặt ra một thứ ngôn ngữ riêng của giai cấp thống trị. Vua chối bỏ ''nơi từ đó đi ra''. Kẻ nào dại dột nhắc chuyện cũ, kẻ đó sẽ rước họa vào thân và cũng có khi mất mạng vì cái tội ''khi quân''!Vua chết, chẳng ai dám hé miệng nói chết mà, nhất tề nói ''băng hà''. Đi ỉa, lúc vua còn thân sơ thất sở thì nói ''đi ỉa''vua cười vả lả kiếm cơm. Đã là, Hoàng Đế thằng nào, dám nói ''vua đi ỉa''?Chém đầu!Phải râm rấp tâu Hoàng thượng ''canh y''. Có bạn cắc cớ hỏi:Canh y là quái quỷ gì ghê gớm vậy?Tôi học lóm, biết được:Canh y của vua ngày xưa là, cái Toilet ngày nay. Chỗ vu ỉa đái, có 2 buồng liền kề:Buồng ngoài, vua cỡi Long bào(áo) thay áo khác trước khi bước vào buồng ỉa đái. Xong, vua quay ra thay áo đi ỉa đái, mặc trở lại Long bào.
Ngôn ngữ Triều đình ngày một khác ngôn ngữ của dân. Một thứ ngôn ngữ đối kháng, khác gì ''ỉa là dứt khoát phải đái'' nhưng, ''đái chưa hẳn là phải ỉa''.
*
Khỉ chỉ có một tiếng kêu, tiếng hú...thuần khiết và xuyên suốt từ lúc vào đời, đến khi lìa đời. Sum hợp hay chia lìa, đớn đau hay vui thú...nó chẳng hề thay đổi. Hỏi vì sao?Tôi ngọng dù tôi có thâm niên ở rừng và gần gủi khỉ. Một buổi trưa rừng im ắng, tôi nằm trên võng nghe tiếng chim rừng lẫn tiếng súng vọng về từ xa. Bất chợt, tôi ngó lên cây, một hoạt cảnh đầy chất lãng mạn và kỹ thuật điêu luyện diễn ra:Khỉ mẹ dùng cái đuôi, nối nhánh cây nầy sang nhánh cây nọ, bắt cầu tập khỉ con bò qua. Từ đó, tôi hiểu tại sao bà con quê tôi gọi cái cây độc chiếc bắt qua con rạch là cây cầu khỉ!Ngôn ngữ càng bình dị càng trong sáng, thiết thân và phản ánh cụ thể cuộc sống.
Vẩn vơ suy nghĩ, đời người có thể mất nhiều thứ, lắm khi mất tất cả...Song, có một thứ chẳng thể mất và ta có quyền chọn lựa. Đó là, chân lý hay đạo lý? Tôi vẫn mang theo lời trách của bạn tôi ngày đó:''Sao toa không nhường bước thầy?''
Rõ là, khỉ bất cần chân lý vì, khỉ không có trí khôn như con người. Khỉ sống hợp đàn bằng thứ đạo lý bầy đàn. Với tình yêu thương đặc thù riêng có, khỉ kéo dài sự sống ba bốn mươi năm, bản chất khỉ của khỉ không dời đổi.
Ngước nhìn núi Thất Sơn, cảnh thiên nhiên tuyệt mỹ. Tôi nhận ra, núi cao núi thấp, đồi trọc đồi cây, nơi có suối nước chảy róc rách, chỗ đá khô cằn...Thiên nhiên không công bằng thì, con người mong chi?Và, cái chân lý e có lẽ hoàn toàn thuộc về Thượng Đế?
Hồi tưởng chuyện cũ, thuở đó tôi háo hức cố tìm và mong nắm cho bằng được chân lý, đã vội hất đạo lý. ''Sao toa không nhường bước thầy?'', một vết thương lòng trải qua trên nửa thế kỷ vẫn còn rỉ máu!
Tết Dương Lịch 2016.
1.1.2016
trần bảo định
1.1.2016
trần bảo định
Nguồn: FB
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét