Thứ Tư, 6 tháng 7, 2016

KHỔNG ĐỨC : Cầm sắt琴 瑟




            瑟无端 五十弦  - 
           生曉夢 迷蝴蝶  - .
          海月明 珠有淚  - .
          情可待追 成忆  -

Phiên âm : Cầm sắt vô đoan ngũ thập huyền - Nhất huyền nhất trục tư hoa niên
                   Trang sinh hiểu mộng mê hồ điệp - Vọng đế xuân tâm thác đỗ quyên.
                   Thương hải nguyệt minh châu hữu lệ- Lam điền nhật noãn ngọc sinh yên
                   Thử tình khả đải truy thanh ức  -  Chỉ thị đương thời dĩ võng nhiên.
Chú thich :  
 1.- Cầm sắt: hình nó đẹp như gâm hoa văn là sắt. Ở đây lấy hai chữ đầu câu bài thơ làm đề mục, thực tế là mượn “cầm sắt” để ẩn dụ là “vô đề”. 2- Vô đoan: là không có lý do gì. 3- Ngũ thập huyền: truyền thuyết “ cổ sắt” vốn có 50 giây, về sau sửa lại thành 25 giây. 4-Trục : là trục của mỗi giây đàn. 5- Hoa niên : là thời trẻ, khi  tác giả làm bài thơ này, tuổi đã gần 50, nên nhân huyền trục mà nhớ đến thời trai trẻ. 6- Trang sinh hiểu mộng …: Trong thiên Tề vật luận của Nam Hoa kinh Trang sinh kể là nằm mơ thấy mình hóa bướm, hay chính bướm kia là Trang Chu; nên khi tỉnh giậy vẫn còn mơ màng về bướm. Hiểu mộng là giấc mộng ngắn ngủi tạm thời. 7- Vọng đế: Cuối nhà Chu , quốc vương đất Thục là Đỗ Vũ, truyền thuyết rằng khi ông ta chết rồi thì hồn phách hóa làm chim “đỗ quyên”- tức chim quốc, cất tiếng kêu tha thiết với tâm trạng nhớ thời trai trẻ vàng son…Cả hai câu thơ đều coi vạn sự như mộng ảo. 8-: Thương hải nguyệt minh… Theo truyền thuyết có thứ cá giống như người, vợ chết khóc thương thảm thiết, nước mắt rơi thành châu ngọc; lại cũng có thuyết ngọc ở Phong châu cảm ứng với trăng, trăng tròn thì ngọc cũng tròn và lấp lánh như rơi lệ. 9- Lam điền là tên núi, nay là Thiểm tây. Lam điền nỗi tiếng là đất sinh ra ngọc; mỗi khi thái dương rực sáng thì ngọc lành như bốc khói. 10- Hai câu cuối là nói lên nỗi thương nhớ phẩn uất; nếu ngay bây giờ mà nhớ lại thì không khỏi buồn hận: vi hiện tại người đương thời còn chán ngấy muốn chết.
Phân  tích :
Nhập đề lấy việc cảm xúc sự vật khởi hứng, tiếng đàn cầm sắt ai oán vô cớ gồm có 50 dây, khi  nghe tiếng đàn vang lên làm sao không nhớ đến thời trai trẻ đầy thơ mộng. Nhất huyền nhất trục
cũng như nhất âm nhất tiết, chung cả đàn sắt, đàn cầm là 50 dây, âm  tiết của nó chắc à vô cùng rồn rập phức tạp khiến con người không thể không suy tư lãnh hội, không thương tiếc thời xa xôi, trong khi thi nhân lại mang một nỗi đau khôn tả, một mối tình u uất khôn vơi. Tiếng cầm sắt vang lên thời niên hoa không thể không sôi động, vì âm tiết rồn rập mà tình tự như rối tung không sao nói được, từ đó phát xuất những nỗi niềm ai oán buồn thương. Nhất huyền nhất trục tự nó như khiến con người thương cảm, lòng như đứt từng đoạn triền miên bất tận !
      Hai câu 3,4 tức trạng đưa điển tích Trang sinh mộng hồ điệp để mô tả cuộc đời con người như mộng mị, phá hủy cảm khái lý tưởng. Trang sinh mơ thấy mình hóa bướm là tình cảnh quá đẹp, mà là cảnh mộng hư vô xa xôi, thi nhân tự mình tiến thủ nhưng lại gặp sự chèn ép khiến rơi rụng, cuộc đời hoa niên thành mộng ảo bi kịch. Tiếp theo mượn điển tích Vọng đế sau khi chết hồn phách biến thành đỗ quyên để bộc lộ nỗi thương đau mãi mãi không nguôi; cứ mỗi chiều xuân kêu khóc đến nỗi miệng chảy ra máu, tiếng khóc động đến tâm can con người đời sau, mới lấy danh là đỗ quyên đúng như thi nhân ký thác vào cầm sắt, âm tiết ai oán truyền đạt đến nội tâm thi nhân mông lung cả một thế giới thương đau…
     Đến câu 5,6 tức luận  dùng hai từ “lệ và  noãn” làm thi nhãn, miêu tả minh châu và mỹ ngọc là hai hình ảnh mông lung; nguyệt hay trăng là minh châu ở trên trời hay như ánh trăng trong nước, ánh trăng chiếu trong biển xanh (thương hải); minh châu đẩm mình trongg sóng nước mắt hình thành một thứ nguyệt, châu, lệ, là ba hình ảnh không sao giải được. Ba hình ảnh phức tạp phối hợp thể hiện thi nhân đối với cảnh trăng sáng trên biển xanh mênh mông tuyệt vời mà cũng chính là cảnh ngộ cô đơn lạnh lẽo của thi nhân nhớ tới hình ảnh người vợ thương yêu đã qua đời trong thời trai trẻ. “Thương hải minh châu” chính là trong lòng thi nhân đầy tài trí mà bị chìm đắm trong cảnh khốn khổ đau thương. “Lam điền nhật  noãn” là chỉ vùng đất thiêng sản xuất ngọc quí, chỉ khi nào ánh thái dương rực sáng thì ngọc mới bốc khói; đó là cảnh sắc vô cùng kỳ lạ, tính khí của mỹ ngọc như có như không, như ẩn như hiện, nhưng người không thể nào đến gần, không thể cầm nắm được mà chỉ có thể ngắm nghía từ xa….
      Đến hai câu cuối “Thử tình khả đải….” Thử tình ở đây là bao gồm hai cặp trạng luận; riêng hai chữ “võng nhiên” (buồn đến chết được) là sự cảm thụ cả câu “nhất huyền nhất trục tư hoa niên”, cái khổ,  cái buồn  của thi nhân trong buổi trai trẻ không sao mô tả nói ra hết được, chỉ có thể hồi tưởng nhớ mãi trong ký ức với những buồn đau bất tận. Cũng có thể nói hai câu kết là đap ứng cả toàn bài thơ.
      Bài thơ dùng  đề là Cầm Sắt, nhưng không phải để mô tả vật thể là cây đờn, mà chỉ là đẻ khởi hứng, rồi dùng thơ để biểu đạt tình cảm. Nhưng thực tế nội dung vẫn có sự ám hợp với cầm sắt; như ngay câu mở đề đã viết “ nhất huyền nhất trục tư hoa niên”; và trong hai cặp trạng luận vẫn  gián tiếp đưa ra những âm tiết như “ Trang sinh mê hồ điệp…, Vọng đế thác đỗ quyên; “ châu hữu  lệ…” , “ ngọc sinh yên… “. Nói chung ý tứ và hình ảnh trong thơ rất mông lung, tình cảm vô cùng ai oán, cách truyền đạt của bài thơ vẫn đầy ma lưc hấp dẫn mê ly; dù rằng  cảnh giới và tình tứ mông lung, nội hàm mang tính đa ý nghĩa… nên thơ Nghĩa Sơn có nhiều cách giải thích.
Như có người cho bài Cầm sắt là do cảm xúc thế nước hưng suy mà làm ra. Ngũ thập huyền , nhất huyền nhất trục, là 100 năm; vì từ loạn An lộc sơn đến giai đoạn Nghĩa Sơn làm bài thơ là 100 năm. Mộng mê hồ điệp, là chỉ vào nền chính trị tối tăm loạn lạc thời Thiên Bảo, Vọng Đế xuân tâm là chỉ vào mối loạn Thượng hoàng thất thế. “Thương hải minh châu” là nói đến nguồn lợi nhuận vô tận, “Lam ngọc sinh yên” là có ý nói đến sự tiều tụy của người hiền. Hai câu kết là nói  đến sự cảm ngộ của người đời sau, tức kẻ thức giả đương thời cũng điên đảo vì sự ưu hoạn.
Câu Trang sinh …là để nói về công danh thất thế, có tài mà không được dùng; và Vọng đế là chỉ nỗi uất ức không sao nói được… Câu Thương hải minh nguyệt là chỉ thời thanh bình, nhưng châu nằm dưới biển sâu không sao thấy được, biểu lộ ý tự thương mình. Cũng như Lam điền ngọc sinh…tức  ý nói không được người biết đến, nhưng ánh thái dương tức văn chương thì rồi mọi ngưởi phải biết, chung quy cũng chẳng được gì. Đó chính là sự biểu hiện thi ca của Lý Nghĩa Sơn mang đặc tính đa ý nghĩa.

Không có nhận xét nào: