Thông tin được nhà thơ Bằng Việt, Chủ tịch Hội văn học nghệ thuật Hà Nội, chia sẻ.
“Sự ra đi của cụ gây nhiều bất ngờ cho anh em văn
nghệ sĩ. Tôi nghe thông tin từ gia đình thì biết cụ vẫn đi về
giữa nhà và bệnh viện chứ không muốn ở hẳn trong ấy. Vậy mà,
giờ một người đã nằm xuống” - Nhà thơ Bằng Việt nói.
Có lẽ cũng như chú Dế Mèn huyền thoại, nhà văn
Tô Hoài đã vừa bắt đầu chuyến phiêu lưu của mình về cõi
khác.
Hành trang của ông có lẽ nặng hơn, với 94 năm
cuộc đời ở trần gian, với những đắng cay ngọt bùi cùng thời
cuộc.
Trong đó, Dế Mèn phiêu lưu ký (viết năm 1941) là
khoảng xanh tươi nhất, trong sáng nhất của ông. Nhưng rất nhiều
thế hệ người đọc cũng sẽ không quên những O Chuột, Xóm giếng,
Nhà nghèo…
Cũng sẽ không quên đôi mắt cô Mỵ, cái dáng lầm
lũi của cô trong Vợ chồng A Phủ. Nhiều tác phẩm của Tô Hoài
đã được đưa vào chương trình văn học trong nhà trường.
Và nhắc đến Tô Hoài, lũ trẻ – dù thờ ơ với văn
chương đến mấy – cũng đều ồ lên vì biết rằng đó là người đã
sinh ra cậu Dế Mèn tinh nghịch, đáng yêu cho tuổi thơ của mình.
Nhà văn Tô Hoài có tên khai sinh là Nguyễn Sen,
sinh năm 1920 tại Thanh Oai, Hà Đông (Hà Nội). Ông lớn lên ở quê
ngoại là làng Nghĩa Đô (Cầu Giấy, Hà Nội ngày nay).
Nhà văn Tô Hoài có tên khai sinh là Nguyễn Sen, sinh năm 1920 tại Thanh Oai, Hà Đông (Hà Nội) - Ảnh: Nguyễn Đình Toán |
Tô Hoài để lại một khối di sản khá đồ độ với
hơn 100 tác phẩm thuộc nhiều thể loại khác nhau: truyện ngắn,
truyện dài kỳ, hồi ký, kịch bản phim, tiểu luận và kinh
nghiệm sáng tác.
Hai tác phẩm cuối cùng của Tô Hoài: hồi ký Cát
bụi chân ai và Ba người khác. Ông được trao tặng Giải thưởng
Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996 cho tác tác phẩm:
Xóm giếng, Nhà nghèo, O Chuột, Dế Mèn phiêu lưu ký, Núi Cứu
quốc, Truyện Tây Bắc, Mười năm, Xuống làng, Vợ chồng A Phủ,
Tuổi Trẻ Hoàng Văn Thụ…
HÀ HƯƠNG
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét