TỪ
HOÀI TẤN, tác giả tập thơ
ĐẠP
XE RA NGOẠI Ô
BỬU
Ý
Cầm
tập thơ của Từ Hoài Tấn trên tay, nhìn trang bìa trình bày thanh đạm mà đẹp,
tôi đọc thấy nhan đề tập thơ
ĐẠP
XE RA NGOẠI Ô
Một
nhan đề gợi nhớ một không gian rộng mở, một không gian dự trữ năng lượng của một
thành phố và có sức hấp dẫn có khi còn hơn cả lòng thành phố.
Cũng
giống như ở Huế, ngày xưa người ta quen gọi là ngoại ô những vùng như Kim Long,
Bãng Lãng, Bến Ngự, Vỹ Dạ … thì ở Saigon cũng có những vùng ngoại ô như Thủ Đức,
Phú Lâm, Hóc Môn …
Khi
bước chân đi đến ngoại ô tức là đã đi xuyên phá nội thành. Ngoại ô là một hấp lực
ly tâm giúp thành phố dãn rộng và nó còn chứa đựng nhiều sản phâm riêng biệt mà
nội thành không có. Thí dụ Saigon xưa nay làm gì có ánh trăng, cho nên muốn thưởng
trăng thì phải ra ngoại ô. Thậm chí Saigon hầu như thiếu cả khí trời, muốn hít
thở đầy phổi cũng phải ra ngoại ô.
Có
những tác giả thơ, nhạc động lòng vì ngoại ô, vì bao nhiêu hình ảnh, âm thanh của
ngoại ô bị bỏ quên một cách oan uổng, như trong ca khúc của Đỗ Kim Bảng hay Phạm
Thế Mỹ …
Ngoại
ô có mặt trong thơ cũa Từ Hoài Tấn nhưng lại bày ra một bộ mặt khác:
Đây khu ngoại ô
Đàn bà và đàn ông cùng một bộ đồng
phục
(MỘT
BUỔI CHIỀU RA KHU NGOẠI Ô, trích, trang 5)
Ngoại
ô của Từ Hoài tấn, ngược lại với thông thường, không phải là bình oxy của
Saigon, mà là một loại thông hành địa dịch đưa dẫn vào thành phố, trở thành một
vùng đất hoạt động bên lề mà người ta dễ bỏ qua hoặc dể quên.
*
* *
Đọc
đi đọc lại thơ của Từ Hoài Tấn, rải rác có những câu thơ như thế này:
Nếu không có ngày lưu lạc
Sao ta một chuyến về
Cầm tay người nghe đã khác
Màu da rám nắng chân quê
(XA
HUẾ, trích, trang 38)
Hoặc là:
Định cư hay du cư
Chí là ý niệm hờ hững
(ĐỊNH
CƯ, trích, trang 115)
Hoặc là:
Kỷ niệm ghi dấu cùng năm tháng
Khi bước qua cuộc đời này,
Sẽ còn ai để kể lại
Mười lăm năm chìm đắm ở miền Tây
(SÔNG
NƯỚC MIỀN TÂY, trích, trang 22)
Đọc
mấy câu thơ này, tôi tự nhiên giật mình, “Mười lăm năm chìm đắm ở miền Tây”. Giống
như thể “mười lăm năm” là một hạn kỳ, không hiểu là ngắn hay dài, nhưng có lẽ
là vừa đủ để nếm trải đủ mùi đủ vị của một cuộc sống lưu lạc, một hạn kỳ thu tóm
lại một kiếp phù sinh.
Và
cũng giống như Stendhal có nói tới hiện tượng “kết tinh” tình cảm trong Tình
Yêu thì ở đây, thiết tưởng cũng tương tự như thế, mười lăm (15) năm là thời hạn
kết tinh đắng xót của một con người.
Tôi
lại còn miên man liên tưởng tới 15 năm đoạn trường của Thúy Kiều và luôn cả 15
năm cuối đời của Nguyễn Du sống ở Huế, xa quê hương, và viết nên Truyện Kiều.
Lưu
lạc, lưu đày, là một vấn nạn của thời đại, và cũng có thể không chỉ là thời đại
mà thôi, mà đó là vấn nạn muôn đời của nhân sinh.
Đó
là chưa kể đến tình cảnh lưu lạc ngay trên quê hương của mình trong những thời
khắc con người cảm nhận một nỗi khó sống, khó thích nghi dù là ở giữa một môi
trường vốn quen biết của mình.
“Lưu
đày” và “quê nhà” xưa nay là một cặp phạm trù đối lập nhau triệt để nhưng, ác
thay, cả hai không loại trừ nhau mà lại bao hàm nhau làm điều kiện hiện hữu
song đôi, vừa lẩn tránh nhau, vừa thách đố nhau: phải lưu đày mới biết quý quê
nhà, có quê nhà rồi vẫn ngóng lưu đày …
Tập
thơ của Từ Hoài Tấn vô hình trung là một lời nhắc nhở, một lời nhắn gửi đến mỗi
một chúng ta
Huế
13/9/2018
BỬU
Ý
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét