Trần Đình Sơn - Hà Vĩnh Tường
Lòng như sắt đá …
Mùa hè năm 1968, sau khi thi đậu tú tài II tôi nghe bạn bè rủ rê quyết tâm “thoát ly” vào Sài Gòn học Đại học. Lứa tuổi chúng tôi thời đó ở Huế, đa số bị trầm uất, chán chường sau biến cố Tết Mậu Thân…
Mộng làm thầy thuốc giúp đời không thành tôi ghi danh học Luật khoa, hy vọng sau này làm thầy cãi cho sướng miệng. Trường Luật đông đúc, bát nháo đủ mọi khuynh hướng, tôi có thêm nhiều bạn mới, Hà Vĩnh Tường là một.
Cùng tuổi trâu cày (1949) đứa sinh ở Ninh Bình, đứa đầu thai ở Huế. Thỉnh thoảng giúp nhau giành chỗ ngồi trong giảng đường hay kéo nhau ra ngồi nhâm nhi café bụi quanh hồ con rùa ca bài “ hành phương nam”. Giựt được một chứng chỉ Luật, rủ nhau thi vào khóa Đốc Sự XVII-QGHC. Ai ngờ có số làm quan, Tường đậu thứ 47, phần tôi 78. Mùa thu năm 1969 nhập học, nhìn quanh thấy nhiều khuôn mặt quen biết nhau hồi học Luật, thêm một số đồng hương “nước Huế” vào như Thanh, Nghĩa, Hòa, Ngữ, Như Nguyệt, Thị Vinh…nên “hết sức phấn khởi”.
Tôi xin vào nội trú, từ đó như chim sổ lồng, mặc sức được liền anh, liền chị hướng dẫn, giúp đỡ đi tìm hiểu chuyện đời…Đặc biệt Tường hay vào ký túc xá ở chui, để tham gia cuộc vui. Đầu tháng lãnh học bổng cùng nhau thưởng thức đầu cá lóc hấp ở Cao Thắng, nghêu sò ốc hến trên Nguyễn Tri Phương…Cuối tháng, ngày hai bữa kéo nhau qua “ Thanh Lạc Trai” tạm thời chay lạt ghi sổ.
Năm thứ hai, nhóm gốc “Thần kinh” xin về Thừa Thiên tập sự. Dịp Tết Tường ra thăm, chúng tôi chiêu đãi đủ món đặc sản cố đô “vật chất lẫn phi vật chất”. Mấy o Huế nghe chàng trai Bắc Kỳ miệng tán gái dẻo quẹo, khôi hài có duyên nên ưa lắm. Một hôm tôi rủ Tường đến nhà Nguyễn Trình bên sông An Cựu đánh xì phé chơi. Vốn cao thủ nổi tiếng ở ký túc xá, ai ngờ bị tổ trác hai đứa cháy túi thơ thẩn về nhà nhếch mép không nổi. Xong tập sự, quay về học viện, chúng tôi càng thân thiết hơn. Lúc này, Tường và tôi có chung điểm hẹn trên đường Phù Đổng Thiên Vương nằm cạnh đại học Y khoa, nhà của bạn Nông Thị Trưởng. Tường say đắm đoá lan rừng Lâm Đồng, Vi Thị Thủy. Về sau mới biết hai bạn vượt qua mọi trở ngại để được chung sống với nhau.
Cuối năm 1972, khóa XVII tốt nghiệp. Từ đây bạn bè mỗi người đi một phương từ Quảng Trị cho đến Hà Tiên. Riêng Tường quyết định về Bộ Nội Vụ rồi khăn gói lên nhận nhiệm sở ở Phước Long. Tôi, cái duyên nghiệp mê đồ cổ từ nhiều kiếp nên lòng cứ đắn đo đi xa sợ “ bể đồ”. Vòng vo đưa đẩy được ngồi chơi xơi nước ngay trước Viện Bảo Tàng trong Thảo Cầm Viên. Tha hồ vượt rào qua lại ngắm nghía, nghiền ngẫm, tôi thích thú tìm lại cái hồn những thứ muôn năm cũ.
Một dịp về Sài Gòn Tường ghé thăm và kéo tôi ra Tự Do uống café kể chuyện vui buồn hoạn lộ. Biết Bác tôi viết chữ Hán đẹp, trước khi rời Sài Gòn Tường đến xin Bác viết cho bốn chữ “TÂM NHƯ THIẾT THẠCH”. Bác cười, hỏi Tường sao mới ra làm việc mà có ý bi phẩn thế. Tường giải thích, cháu làm việc trên vùng đất dữ dằn nếu lòng không như sắt đá thì e không trụ nổi. Cháu muốn treo bốn chữ này để tự nhắc nhở mình thôi. Đó là dịp chúng tôi gặp nhau lần cuối. Đầu năm 1975, tôi được tin buồn Tường đã hy sinh ở Phước Long. Xương máu hoà chung vào mãnh đất định mệnh đó để tồn tại như lời nguyền của Tường : lòng như sắt đá. Thuỷ, hồng nhan trong cơn gió bụi ôm con quay về Lâm Đồng nương náu người thân. Vượt qua biết bao gian truân, khổ ải cố gắng hết sức nuôi dạy con thành người. Cháu Hà Vĩnh Thuận tốt nghiệp Đại học Đà Lạt rồi chuyển về sống làm việc ở Sài Gòn. Năm 2007, Thùy giã từ thế gian về sum họp với Tường miệng mỉm cười mãn nguyện.
Nay tròn hoa giáp, trải qua khúc quanh lịch sử của đất nước tôi nghĩ lại mà rùng mình, Bạn bè người còn, kẻ mất lưu lạc khắp nhân gian. Thành bại, nhục vinh, hạnh phúc, khổ đau… lứa tuổi 60 nếm mùi tạm đủ. Xin cảm tác bài thơ gửi đến bạn bè
Mộng làm thầy thuốc giúp đời không thành tôi ghi danh học Luật khoa, hy vọng sau này làm thầy cãi cho sướng miệng. Trường Luật đông đúc, bát nháo đủ mọi khuynh hướng, tôi có thêm nhiều bạn mới, Hà Vĩnh Tường là một.
Cùng tuổi trâu cày (1949) đứa sinh ở Ninh Bình, đứa đầu thai ở Huế. Thỉnh thoảng giúp nhau giành chỗ ngồi trong giảng đường hay kéo nhau ra ngồi nhâm nhi café bụi quanh hồ con rùa ca bài “ hành phương nam”. Giựt được một chứng chỉ Luật, rủ nhau thi vào khóa Đốc Sự XVII-QGHC. Ai ngờ có số làm quan, Tường đậu thứ 47, phần tôi 78. Mùa thu năm 1969 nhập học, nhìn quanh thấy nhiều khuôn mặt quen biết nhau hồi học Luật, thêm một số đồng hương “nước Huế” vào như Thanh, Nghĩa, Hòa, Ngữ, Như Nguyệt, Thị Vinh…nên “hết sức phấn khởi”.
Tôi xin vào nội trú, từ đó như chim sổ lồng, mặc sức được liền anh, liền chị hướng dẫn, giúp đỡ đi tìm hiểu chuyện đời…Đặc biệt Tường hay vào ký túc xá ở chui, để tham gia cuộc vui. Đầu tháng lãnh học bổng cùng nhau thưởng thức đầu cá lóc hấp ở Cao Thắng, nghêu sò ốc hến trên Nguyễn Tri Phương…Cuối tháng, ngày hai bữa kéo nhau qua “ Thanh Lạc Trai” tạm thời chay lạt ghi sổ.
Năm thứ hai, nhóm gốc “Thần kinh” xin về Thừa Thiên tập sự. Dịp Tết Tường ra thăm, chúng tôi chiêu đãi đủ món đặc sản cố đô “vật chất lẫn phi vật chất”. Mấy o Huế nghe chàng trai Bắc Kỳ miệng tán gái dẻo quẹo, khôi hài có duyên nên ưa lắm. Một hôm tôi rủ Tường đến nhà Nguyễn Trình bên sông An Cựu đánh xì phé chơi. Vốn cao thủ nổi tiếng ở ký túc xá, ai ngờ bị tổ trác hai đứa cháy túi thơ thẩn về nhà nhếch mép không nổi. Xong tập sự, quay về học viện, chúng tôi càng thân thiết hơn. Lúc này, Tường và tôi có chung điểm hẹn trên đường Phù Đổng Thiên Vương nằm cạnh đại học Y khoa, nhà của bạn Nông Thị Trưởng. Tường say đắm đoá lan rừng Lâm Đồng, Vi Thị Thủy. Về sau mới biết hai bạn vượt qua mọi trở ngại để được chung sống với nhau.
Cuối năm 1972, khóa XVII tốt nghiệp. Từ đây bạn bè mỗi người đi một phương từ Quảng Trị cho đến Hà Tiên. Riêng Tường quyết định về Bộ Nội Vụ rồi khăn gói lên nhận nhiệm sở ở Phước Long. Tôi, cái duyên nghiệp mê đồ cổ từ nhiều kiếp nên lòng cứ đắn đo đi xa sợ “ bể đồ”. Vòng vo đưa đẩy được ngồi chơi xơi nước ngay trước Viện Bảo Tàng trong Thảo Cầm Viên. Tha hồ vượt rào qua lại ngắm nghía, nghiền ngẫm, tôi thích thú tìm lại cái hồn những thứ muôn năm cũ.
Một dịp về Sài Gòn Tường ghé thăm và kéo tôi ra Tự Do uống café kể chuyện vui buồn hoạn lộ. Biết Bác tôi viết chữ Hán đẹp, trước khi rời Sài Gòn Tường đến xin Bác viết cho bốn chữ “TÂM NHƯ THIẾT THẠCH”. Bác cười, hỏi Tường sao mới ra làm việc mà có ý bi phẩn thế. Tường giải thích, cháu làm việc trên vùng đất dữ dằn nếu lòng không như sắt đá thì e không trụ nổi. Cháu muốn treo bốn chữ này để tự nhắc nhở mình thôi. Đó là dịp chúng tôi gặp nhau lần cuối. Đầu năm 1975, tôi được tin buồn Tường đã hy sinh ở Phước Long. Xương máu hoà chung vào mãnh đất định mệnh đó để tồn tại như lời nguyền của Tường : lòng như sắt đá. Thuỷ, hồng nhan trong cơn gió bụi ôm con quay về Lâm Đồng nương náu người thân. Vượt qua biết bao gian truân, khổ ải cố gắng hết sức nuôi dạy con thành người. Cháu Hà Vĩnh Thuận tốt nghiệp Đại học Đà Lạt rồi chuyển về sống làm việc ở Sài Gòn. Năm 2007, Thùy giã từ thế gian về sum họp với Tường miệng mỉm cười mãn nguyện.
Nay tròn hoa giáp, trải qua khúc quanh lịch sử của đất nước tôi nghĩ lại mà rùng mình, Bạn bè người còn, kẻ mất lưu lạc khắp nhân gian. Thành bại, nhục vinh, hạnh phúc, khổ đau… lứa tuổi 60 nếm mùi tạm đủ. Xin cảm tác bài thơ gửi đến bạn bè
Sáu chục Xuân Thu giữa chợ đời
Nổi chìm ba bảy, chín chơi vơi
Mơ màng hồn mộng thăm quê cũ
Lồng lộng Hương Giang nguyệt rạng ngời
Đỉnh Ngự thông reo khúc đoạn trường
Vương Đế Công Hầu nằm thổn thức
Bân sơn(*), Thiên Thụ(*) giấc hoàng lương(*).
Trần Đình Sơn
Phú Xuân
GHI CHÚ:
- Bân sơn: núi Bân gần bên núi Ngự Bình nơi vua Quang Trung lên ngôi Hoàng Đế
- Thiên Thụ: Lăng Vua Gia Long
- Hoàng lương: giấc mộng kê vàng ngắn ngủi
- Bân sơn: núi Bân gần bên núi Ngự Bình nơi vua Quang Trung lên ngôi Hoàng Đế
- Thiên Thụ: Lăng Vua Gia Long
- Hoàng lương: giấc mộng kê vàng ngắn ngủi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét