Nhân ngày mất Thái Ngọc San - 25/7/2005 - đọc lại
Thái Ngọc San và cuộc chuyển hóa sự sống vào tâm hồn người sống
Vào lúc 0h45 ngày 25/7/2005 (20/6 Ất Dậu), tại phòng Hồi sức - Bệnh viện Trung ương Huế - trái tim nhà thơ, nhà báo Thái Ngọc San (các bút danh: Thái Ba Đào, Ngọc Thảo Nguyên) đã ngừng đập giữa vòng tay của gia đình và của bạn bè thân hữu tại Huế, cũng như một số bạn bè thân hữu từ các tỉnh xa xôi đã trở về thăm anh trong những ngày trọng bệnh.
Thái Ngọc San sinh năm 1947, quê quán tại xã An Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình và lớn lên tại Huế. Từ những năm 60 của thế kỷ XX, anh hoạt động trong phong trào học sinh - sinh viên Huế trên mặt trận Thanh Trí Vận. Năm 1970, anh được kết nạp vào Đảng Lao động Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản VN). Năm 1972, anh lên chiến khu tiếp tục góp sức chiến đấu giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, hướng tới một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Trái tim nồng nàn yêu nước và yêu con người của Thái Ngọc San là nguồn gốc của những bài thơ và những bài báo mà anh đã sáng tác, đăng tải. Trước năm 1975, hai tập thơ Nguồn mạch mới và Ngày quật khởi của anh và một vài bạn bè đã được bí mật in ấn, phát hành. Năm 1985, tập thơ riêng Khát vọng của Thái Ngọc San đã được xuất bản, trong đó bài Về những con đường khô cây (viết năm 1968) đã được in lại trong tuyển tập Thơ miền Trung thế kỷ XX, tuyển tập Thơ Bình Định thế kỷ XX. Mặc dù được viết năm 1968, nhưng về Những con đường khô cây đã thấp thoáng bóng dáng của quê hương, trong những ngày sau này:
Tôi trở lại thành phố này / Tôi đã trở lại thành phố này / Khóc âm thầm trong chiều vắng / Đợi tiếng loa vang khắp mọi đường / Một ngày tốt trời hy vọng...
Phải, ngay trong thời điểm mà cuộc sống đang mang trên những vòng thép gai của quân xâm lược, ngay trong tâm hồn Thái Ngọc San "Tình yêu buồn như viên gạch cũ - ở phía con đường kia", ngay lúc ấy Thái Ngọc San vẫn vượt lên nỗi niềm riêng để hướng về niềm hy vọng chung. Niềm hy vọng chung của quê hương, trong đó cả Huế - nơi tất cả những con đường đều in dấu chân Thái Ngọc San, đã được anh góp phần thể hiện trong các truyện ngắn, các bài báo sau năm 1975, nhất là thời kỳ anh làm thường trú Báo Thanh Niên tại Huế.
Về làm Báo Thanh Niên khi mái tóc đã ngả màu, lúc đó ở Thừa Thiên - Huế chưa có văn phòng liên lạc, phải phụ trách luôn địa bàn ba tỉnh Bình Trị Thiên, một mình trên chiếc xe máy Algul "người tình trăm năm", anh đến tận các bản làng xa xôi của núi rừng A Lưới, các huyện miền Tây Quảng Trị, Quảng Bình... lúc thì để viết bài, lúc thì đến để trao quà của bạn đọc Thanh Niên cho những trường hợp thương tâm cần giúp đỡ. Không nề hà, câu nệ, đến đâu anh cũng được các bạn trẻ làm công tác Đoàn, Hội quý mến bởi sự chân thành. Các bạn trẻ quý trọng gọi anh bằng đại từ nhân xưng "bác San". Anh em ở Tỉnh đoàn và Hội LHTN tỉnh Quảng Bình nhiều lần nói với tôi rằng, họ quý mến Báo Thanh Niên trước hết bắt đầu từ một con người cụ thể, đó là "bác San". Câu nói đó đã ám ảnh tôi rất lâu, kể từ ngày về cùng anh làm Báo Thanh Niên, và cũng là điều bây giờ anh em chúng tôi đang phấn đấu.
Trung thực, thẳng thắn nhưng chân thành, vì thế rất nhiều bài viết phê phán những hiện tượng tiêu cực qua một vụ việc cụ thể nào đó, người ta vẫn nhận ra trong sự quyết liệt của anh một tấm lòng. "Một tấm lòng" - có lẽ đó cũng là điều mà anh tâm niệm, bởi vậy đôi khi trong vô thức, anh luôn hát như đọc một câu của Trịnh Công Sơn: "Sống trong đời sống chỉ cần một tấm lòng...".
Nhiều năm sống cùng anh ở Huế, rồi đi xa, rồi gặp lại anh ở Huế, tấm lòng của anh vẫn thế. Có thể nói không ngoa rằng, anh là chỗ dựa tinh thần của bạn bè ở Huế và bạn bè ở xa khi đến Huế. Bạn bè, đồng nghiệp tin anh, quý anh vì trước hết anh sống vì bạn bè. Cuộc đời của anh có thể không có nhiều thứ, nhất là tiền bạc, nhưng có một thứ ít người có được, nhiều người muốn cũng chưa chắc có được, đó là bạn bè.
Anh là người đầu tiên báo cho tôi tin nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, sau đó là hoạ sĩ Bửu Chỉ - những người bạn anh - ra đi. Bây giờ thì tôi lại là người báo cho bạn bè hung tin về anh, mặc dù trong thâm tâm, tôi chưa một lần dám nghĩ đến, chưa thể tin được là anh đã ra đi...
Anh vừa báo cho Văn phòng đại diện tại miền Trung kế hoạch về chuyến đi Quảng Bình, một số bạn đọc Thanh Niên ở Pháp, thông qua Báo Thanh Niên giúp xây dựng nhà tình nghĩa cho cựu TNXP nhiều năm nay, bây giờ tiếp tục xây nhà và triển khai cho cựu TNXP vay tín dụng. Chỉ vài ngày nữa thôi, anh sẽ ra Quảng Bình, thế mà bây giờ...
0h45 ngày 25/7/2005 (20/6 - Ất Dậu) thời điểm trái tim Thái Ngọc San ngừng đập, nhưng tất cả những người thương yêu anh ở khắp nơi trên quê hương đều thấy chữ "chết" không phù hợp đối với một con người như thế. Đối với nhà thơ, nhà báo Thái Ngọc San, những người thân yêu anh đều nghĩ rằng, với anh sự chết chỉ là cuộc chuyển hóa sự sống vào tâm hồn người sống.
Huế 25/7/2005
Lê Văn Ngăn - Nguyễn Thế Thịnh
Thái Ngọc San và cuộc chuyển hóa sự sống vào tâm hồn người sống
Vào lúc 0h45 ngày 25/7/2005 (20/6 Ất Dậu), tại phòng Hồi sức - Bệnh viện Trung ương Huế - trái tim nhà thơ, nhà báo Thái Ngọc San (các bút danh: Thái Ba Đào, Ngọc Thảo Nguyên) đã ngừng đập giữa vòng tay của gia đình và của bạn bè thân hữu tại Huế, cũng như một số bạn bè thân hữu từ các tỉnh xa xôi đã trở về thăm anh trong những ngày trọng bệnh.
Thái Ngọc San sinh năm 1947, quê quán tại xã An Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình và lớn lên tại Huế. Từ những năm 60 của thế kỷ XX, anh hoạt động trong phong trào học sinh - sinh viên Huế trên mặt trận Thanh Trí Vận. Năm 1970, anh được kết nạp vào Đảng Lao động Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản VN). Năm 1972, anh lên chiến khu tiếp tục góp sức chiến đấu giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, hướng tới một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Trái tim nồng nàn yêu nước và yêu con người của Thái Ngọc San là nguồn gốc của những bài thơ và những bài báo mà anh đã sáng tác, đăng tải. Trước năm 1975, hai tập thơ Nguồn mạch mới và Ngày quật khởi của anh và một vài bạn bè đã được bí mật in ấn, phát hành. Năm 1985, tập thơ riêng Khát vọng của Thái Ngọc San đã được xuất bản, trong đó bài Về những con đường khô cây (viết năm 1968) đã được in lại trong tuyển tập Thơ miền Trung thế kỷ XX, tuyển tập Thơ Bình Định thế kỷ XX. Mặc dù được viết năm 1968, nhưng về Những con đường khô cây đã thấp thoáng bóng dáng của quê hương, trong những ngày sau này:
Tôi trở lại thành phố này / Tôi đã trở lại thành phố này / Khóc âm thầm trong chiều vắng / Đợi tiếng loa vang khắp mọi đường / Một ngày tốt trời hy vọng...
Phải, ngay trong thời điểm mà cuộc sống đang mang trên những vòng thép gai của quân xâm lược, ngay trong tâm hồn Thái Ngọc San "Tình yêu buồn như viên gạch cũ - ở phía con đường kia", ngay lúc ấy Thái Ngọc San vẫn vượt lên nỗi niềm riêng để hướng về niềm hy vọng chung. Niềm hy vọng chung của quê hương, trong đó cả Huế - nơi tất cả những con đường đều in dấu chân Thái Ngọc San, đã được anh góp phần thể hiện trong các truyện ngắn, các bài báo sau năm 1975, nhất là thời kỳ anh làm thường trú Báo Thanh Niên tại Huế.
Về làm Báo Thanh Niên khi mái tóc đã ngả màu, lúc đó ở Thừa Thiên - Huế chưa có văn phòng liên lạc, phải phụ trách luôn địa bàn ba tỉnh Bình Trị Thiên, một mình trên chiếc xe máy Algul "người tình trăm năm", anh đến tận các bản làng xa xôi của núi rừng A Lưới, các huyện miền Tây Quảng Trị, Quảng Bình... lúc thì để viết bài, lúc thì đến để trao quà của bạn đọc Thanh Niên cho những trường hợp thương tâm cần giúp đỡ. Không nề hà, câu nệ, đến đâu anh cũng được các bạn trẻ làm công tác Đoàn, Hội quý mến bởi sự chân thành. Các bạn trẻ quý trọng gọi anh bằng đại từ nhân xưng "bác San". Anh em ở Tỉnh đoàn và Hội LHTN tỉnh Quảng Bình nhiều lần nói với tôi rằng, họ quý mến Báo Thanh Niên trước hết bắt đầu từ một con người cụ thể, đó là "bác San". Câu nói đó đã ám ảnh tôi rất lâu, kể từ ngày về cùng anh làm Báo Thanh Niên, và cũng là điều bây giờ anh em chúng tôi đang phấn đấu.
Trung thực, thẳng thắn nhưng chân thành, vì thế rất nhiều bài viết phê phán những hiện tượng tiêu cực qua một vụ việc cụ thể nào đó, người ta vẫn nhận ra trong sự quyết liệt của anh một tấm lòng. "Một tấm lòng" - có lẽ đó cũng là điều mà anh tâm niệm, bởi vậy đôi khi trong vô thức, anh luôn hát như đọc một câu của Trịnh Công Sơn: "Sống trong đời sống chỉ cần một tấm lòng...".
Nhiều năm sống cùng anh ở Huế, rồi đi xa, rồi gặp lại anh ở Huế, tấm lòng của anh vẫn thế. Có thể nói không ngoa rằng, anh là chỗ dựa tinh thần của bạn bè ở Huế và bạn bè ở xa khi đến Huế. Bạn bè, đồng nghiệp tin anh, quý anh vì trước hết anh sống vì bạn bè. Cuộc đời của anh có thể không có nhiều thứ, nhất là tiền bạc, nhưng có một thứ ít người có được, nhiều người muốn cũng chưa chắc có được, đó là bạn bè.
Anh là người đầu tiên báo cho tôi tin nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, sau đó là hoạ sĩ Bửu Chỉ - những người bạn anh - ra đi. Bây giờ thì tôi lại là người báo cho bạn bè hung tin về anh, mặc dù trong thâm tâm, tôi chưa một lần dám nghĩ đến, chưa thể tin được là anh đã ra đi...
Anh vừa báo cho Văn phòng đại diện tại miền Trung kế hoạch về chuyến đi Quảng Bình, một số bạn đọc Thanh Niên ở Pháp, thông qua Báo Thanh Niên giúp xây dựng nhà tình nghĩa cho cựu TNXP nhiều năm nay, bây giờ tiếp tục xây nhà và triển khai cho cựu TNXP vay tín dụng. Chỉ vài ngày nữa thôi, anh sẽ ra Quảng Bình, thế mà bây giờ...
0h45 ngày 25/7/2005 (20/6 - Ất Dậu) thời điểm trái tim Thái Ngọc San ngừng đập, nhưng tất cả những người thương yêu anh ở khắp nơi trên quê hương đều thấy chữ "chết" không phù hợp đối với một con người như thế. Đối với nhà thơ, nhà báo Thái Ngọc San, những người thân yêu anh đều nghĩ rằng, với anh sự chết chỉ là cuộc chuyển hóa sự sống vào tâm hồn người sống.
Huế 25/7/2005
Lê Văn Ngăn - Nguyễn Thế Thịnh
Trần Kiêm Đoàn
Nhớ về Thái Ngọc San - Đường đã rõ chân trần ta đi tới
Học trò Huế vào những năm 1960 có 3 nhóm: Nhóm "con nhà" gồm những cậu ấm "con trai của mạ" như Thái Kim Lan ở Đức nhắc trong một bài viết. Đó là những cậu bé và cô bé thuộc những gia đình công chức, thương gia có một đời sống vật chất tương đối thoải mái. Nhóm "đỡ khổ" gồm những cô cậu thuộc dòng dõi dân Huế cột cờ, có cha mẹ làm lao động hay buôn thúng bán bưng, cuộc sống tuy có phần vất vả nhưng đi học cơm đủ no áo đủ ấm. Và, cái nhóm "phiêu bồng" nhất là nhóm học trò từ nhà quê lên thành phố học. Phiêu bồng - vì tuy đưọc lên "dinh" học nhưng chỉ cần một trận thiên tai bão lụt, một vụ mất mùa lúa dưới làng là phải từ giã sách đèn về quê làm ruộng, giữ trâu. Tôi là một học trò từ làng lên Huế học. Tuy cũng thuộc nhóm "phiêu bồng" nhưng vẫn còn hiên ngang có được một chiếc xe đạp "đầm" được người đời đương thời đánh giá là xe "bò ệt" có lẽ vì tuổi đời của nó đã vào đông. Thế mà khi gặp Thái Ngọc San tôi mới nhận ra niềm hạnh phúc "tư bản làng" của mình mà từ lâu tôi chưa rõ mặt. Thái Ngọc San không có xe đạp, phải đi bộ quanh năm.Tôi không còn nhớ ngày đầu gặp gỡ Thái Ngọc San như thế nào, nhưng không quên được nụ cười rạng rỡ trên khuôn mặt ốm o và khắc khổ của San trong đám học trò nhà quê của chúng tôi như: Đoàn Tuyền Châu, Trần Kiên Nhẫn, Đoàn Phạm Túy Linh, Trần Văn Hoà, Hà Thúc Quyết... Tôi quen Thái Ngọc San vào những năm đầu 1960. Chiến tranh chưa lan vào thành phố Huế, nhưng bóng đen của chiến tranh đã bắt đầu lung lay những lũy tre làng quanh Huế. Không biết xuất phát từ nỗi lo, nỗi buồn, nỗi sợ chiến tranh đang vây bủa; vì muốn "làm le" với cô em hàng xóm hay thật sự có hồn thơ dấy lên từ đồng chua nước mặn mà lũ học trò làng của chúng tôi thuở đó đứa nào cũng bày đặt làm thơ. Làm thơ để khỏi làm thinh chứ không phải để thành thi sĩ. Bút nhóm đầu tiên Thái Ngọc San và tôi cùng tham gia là bút nhóm Mây Ngàn do Nguyễn Văn Châu ở Bãi Dâu làm khổ chủ. Khổ chủ vì Châu làm báo quên cả làm bài tập học trò, nên tuy xuất thân là một học trò ưu tú mà suýt chút nữa thi hỏng "đít lôm". Tập san viết tay ra nhanh hay chậm tùy tình hình. Nhưng vùng đất đó là sân chơi đầu tiên của tuổi học trò dễ thương và mơ mộng. "Thằng thi hào" đầu tiên trong đám học trò làng chúng tôi bỗng thành danh, thành thi sĩ - vì có một bài thơ của nó đăng ở báo Văn Học xuất bản tại Sài Gòn - là Thái Ngọc San. Không biết về sau nầy, Thái Ngọc San có được giây phút nào hưng phấn và cảm thấy huy hoàng hơn là ngày anh được đứng vào hàng ngũ những đứa có thơ in trên sách báo văn học nghệ thuật chính quy như thời đó hay không. Bài thơ đó mang hơi hướng nồng nàn của tuổi trẻ. Hơn 40 năm qua rồi, tôi chỉ còn nhớ được một câu: "Đường đã rõ chân trần ta bước tới". Tôi đã nghịch ngợm sửa thành: "Đường chưa chộ co giò ta bỏ chạy" để chọc tân thi sĩ nên mới nhớ hoài. Thái Ngọc San tuổi Đinh Hợi (1947), thua tôi một tuổi, nên thường bị đùa là "Tuổi Hợi nằm đợi mà ăn". Có lẽ vì cái số nó "ứng" như thế nên tuy San rất nghèo, nhưng luôn luôn được bạn bè chìa tay rất rộng để đón. Người ta đón San vì thơ đã đành, nhưng trong vòng bè bạn thân tình mọi người dón San, thương quý San vì nhân cách. Từ thuở học trò, Thái Ngọc San đã sống một cách chân tình và thẳng thắn như cây sậy cô liêu. San nghệ sĩ nhưng không buông thả, nhạy cảm nhưng không thuần cảm tính, hừng hực lửa đấu tranh nhưng cũng đầy ắp yêu thương. Sự đam mê mang đậm tính nghệ sĩ của Thái Ngọc San là dám bất chấp quên mình vì nghĩa lớn. San sống cho niềm tin trong sáng của mình. Và tôi tin trong vòng bè bạn - những cô cậu học trò e ấp ngày xưa bây giờ là những ông cụ, bà cụ lục tuần - nhớ đến Thái Ngọc San như một người bạn chí tình: Chí tình với quê hương yêu dấu, chí tình với Huế, chí tình với bằng hữu và chí tình với niềm tin son sắt của chính mình. Sự chí tình đó một thời là chất keo buộc chặt tâm hồn chúng tôi với nhau trong những phong trào học sinh, sinh viên tranh đấu. Cái hào khí tuổi trẻ lan tỏa trên quê hương chẳng đội một chiếc nón nào vừa vặn. Năm 1997, sau 15 năm xa quê dài bằng đời luân lạc của Kiều, tôi về lại Huế ngồi nhậu lai rai với Thái Ngọc San, Đoàn Phạm Túy Linh ở một quán cóc sau lưng trường bán công cũ, San cho biết là đang làm đại diện cho báo Thanh Niên. Vẫn với nụ cười ấm tình mà kiêu bạc, San nói bâng quơ: "Viết cho ra hồn mới nên viết!" Tôi chợt hiểu: Cái hồn thiên cổ của những người cầm bút. Mai kia ngày đó, nhưng hôm nay bây giờ, San đi rồi nhưng cái hồn trong những câu thơ, những dòng chữ của anh vẫn còn ở lại. Thái Ngọc San viết tương đối ít so với nguồn cảm xúc thường hiện rõ một cách đầy nhiệt thành trong lời nói và nơi dáng vẻ đầy xác tín của anh. Thơ Thái Ngọc San đượm chất lửa của tính chiến đấu, nhưng cũng óng ả nét dịu mềm đầy tình tự. Cũng có khi:
Đốt ngọn đèn lịch sử Nổi trống dậy khắp Hoàng thành... (“Lòng ngưỡng mộ”)
Nhưng cũng có lúc:
Có gì tan tác tựa phù vân
Một đời phù vân hay những ý nghĩ phù vân. Một buổi tối, i-meo của Đặng Thanh Nhã từ Huế cho biết: "Anh Thái Ngọc San bị tai nạn xe đang nằm hôn mê ở bệnh viện cấp cứu, không biết có qua khỏi được không!" Và Nguyễn Văn Dũng báo tin cuối cùng: "Báo tin buồn: Thái Ngọc San mới chết lúc 1 giờ sáng. Bây giờ là 7 giờ ngày 25-7-2005." Từ thành phố Sacramento, bang California trên đất Mỹ tôi hướng về quê hương để hình dung nỗi xót xa của gia đình, thân nhân và bè bạn quanh Thái Ngọc San trong lúc nầy. Nhớ Thái Ngọc San, chỉ còn biết đem thơ bạn ra đọc. Trong hai cõi riêng tư, vẫn còn chung tiếng hát một thời. Thời tuổi trẻ lên đường hát tràn đất nước và thời tuổi già nằm giữa quê hương hát tràn lên cây cỏ:
Tôi muốn hát cho cây cỏ nghe Lời giun dế khóc trong đêm lửa cháy Anh đi ngược chiều tôi không ngước mắt lên Nhìn nắng đỏ phai hy vọng Sao trời không mưa cho những cây khô Rửa mặt mày lem luốc. (“Về những con đường khô cây”)
San ơi! Bạn ra đi... trời Huế mình đang mưa rồi đó. Về thôi! Có những hạt ngọc long lanh đâu đó trong đám bụi vĩnh hằng.
Nhớ về Thái Ngọc San - Đường đã rõ chân trần ta đi tới
Học trò Huế vào những năm 1960 có 3 nhóm: Nhóm "con nhà" gồm những cậu ấm "con trai của mạ" như Thái Kim Lan ở Đức nhắc trong một bài viết. Đó là những cậu bé và cô bé thuộc những gia đình công chức, thương gia có một đời sống vật chất tương đối thoải mái. Nhóm "đỡ khổ" gồm những cô cậu thuộc dòng dõi dân Huế cột cờ, có cha mẹ làm lao động hay buôn thúng bán bưng, cuộc sống tuy có phần vất vả nhưng đi học cơm đủ no áo đủ ấm. Và, cái nhóm "phiêu bồng" nhất là nhóm học trò từ nhà quê lên thành phố học. Phiêu bồng - vì tuy đưọc lên "dinh" học nhưng chỉ cần một trận thiên tai bão lụt, một vụ mất mùa lúa dưới làng là phải từ giã sách đèn về quê làm ruộng, giữ trâu. Tôi là một học trò từ làng lên Huế học. Tuy cũng thuộc nhóm "phiêu bồng" nhưng vẫn còn hiên ngang có được một chiếc xe đạp "đầm" được người đời đương thời đánh giá là xe "bò ệt" có lẽ vì tuổi đời của nó đã vào đông. Thế mà khi gặp Thái Ngọc San tôi mới nhận ra niềm hạnh phúc "tư bản làng" của mình mà từ lâu tôi chưa rõ mặt. Thái Ngọc San không có xe đạp, phải đi bộ quanh năm.Tôi không còn nhớ ngày đầu gặp gỡ Thái Ngọc San như thế nào, nhưng không quên được nụ cười rạng rỡ trên khuôn mặt ốm o và khắc khổ của San trong đám học trò nhà quê của chúng tôi như: Đoàn Tuyền Châu, Trần Kiên Nhẫn, Đoàn Phạm Túy Linh, Trần Văn Hoà, Hà Thúc Quyết... Tôi quen Thái Ngọc San vào những năm đầu 1960. Chiến tranh chưa lan vào thành phố Huế, nhưng bóng đen của chiến tranh đã bắt đầu lung lay những lũy tre làng quanh Huế. Không biết xuất phát từ nỗi lo, nỗi buồn, nỗi sợ chiến tranh đang vây bủa; vì muốn "làm le" với cô em hàng xóm hay thật sự có hồn thơ dấy lên từ đồng chua nước mặn mà lũ học trò làng của chúng tôi thuở đó đứa nào cũng bày đặt làm thơ. Làm thơ để khỏi làm thinh chứ không phải để thành thi sĩ. Bút nhóm đầu tiên Thái Ngọc San và tôi cùng tham gia là bút nhóm Mây Ngàn do Nguyễn Văn Châu ở Bãi Dâu làm khổ chủ. Khổ chủ vì Châu làm báo quên cả làm bài tập học trò, nên tuy xuất thân là một học trò ưu tú mà suýt chút nữa thi hỏng "đít lôm". Tập san viết tay ra nhanh hay chậm tùy tình hình. Nhưng vùng đất đó là sân chơi đầu tiên của tuổi học trò dễ thương và mơ mộng. "Thằng thi hào" đầu tiên trong đám học trò làng chúng tôi bỗng thành danh, thành thi sĩ - vì có một bài thơ của nó đăng ở báo Văn Học xuất bản tại Sài Gòn - là Thái Ngọc San. Không biết về sau nầy, Thái Ngọc San có được giây phút nào hưng phấn và cảm thấy huy hoàng hơn là ngày anh được đứng vào hàng ngũ những đứa có thơ in trên sách báo văn học nghệ thuật chính quy như thời đó hay không. Bài thơ đó mang hơi hướng nồng nàn của tuổi trẻ. Hơn 40 năm qua rồi, tôi chỉ còn nhớ được một câu: "Đường đã rõ chân trần ta bước tới". Tôi đã nghịch ngợm sửa thành: "Đường chưa chộ co giò ta bỏ chạy" để chọc tân thi sĩ nên mới nhớ hoài. Thái Ngọc San tuổi Đinh Hợi (1947), thua tôi một tuổi, nên thường bị đùa là "Tuổi Hợi nằm đợi mà ăn". Có lẽ vì cái số nó "ứng" như thế nên tuy San rất nghèo, nhưng luôn luôn được bạn bè chìa tay rất rộng để đón. Người ta đón San vì thơ đã đành, nhưng trong vòng bè bạn thân tình mọi người dón San, thương quý San vì nhân cách. Từ thuở học trò, Thái Ngọc San đã sống một cách chân tình và thẳng thắn như cây sậy cô liêu. San nghệ sĩ nhưng không buông thả, nhạy cảm nhưng không thuần cảm tính, hừng hực lửa đấu tranh nhưng cũng đầy ắp yêu thương. Sự đam mê mang đậm tính nghệ sĩ của Thái Ngọc San là dám bất chấp quên mình vì nghĩa lớn. San sống cho niềm tin trong sáng của mình. Và tôi tin trong vòng bè bạn - những cô cậu học trò e ấp ngày xưa bây giờ là những ông cụ, bà cụ lục tuần - nhớ đến Thái Ngọc San như một người bạn chí tình: Chí tình với quê hương yêu dấu, chí tình với Huế, chí tình với bằng hữu và chí tình với niềm tin son sắt của chính mình. Sự chí tình đó một thời là chất keo buộc chặt tâm hồn chúng tôi với nhau trong những phong trào học sinh, sinh viên tranh đấu. Cái hào khí tuổi trẻ lan tỏa trên quê hương chẳng đội một chiếc nón nào vừa vặn. Năm 1997, sau 15 năm xa quê dài bằng đời luân lạc của Kiều, tôi về lại Huế ngồi nhậu lai rai với Thái Ngọc San, Đoàn Phạm Túy Linh ở một quán cóc sau lưng trường bán công cũ, San cho biết là đang làm đại diện cho báo Thanh Niên. Vẫn với nụ cười ấm tình mà kiêu bạc, San nói bâng quơ: "Viết cho ra hồn mới nên viết!" Tôi chợt hiểu: Cái hồn thiên cổ của những người cầm bút. Mai kia ngày đó, nhưng hôm nay bây giờ, San đi rồi nhưng cái hồn trong những câu thơ, những dòng chữ của anh vẫn còn ở lại. Thái Ngọc San viết tương đối ít so với nguồn cảm xúc thường hiện rõ một cách đầy nhiệt thành trong lời nói và nơi dáng vẻ đầy xác tín của anh. Thơ Thái Ngọc San đượm chất lửa của tính chiến đấu, nhưng cũng óng ả nét dịu mềm đầy tình tự. Cũng có khi:
Đốt ngọn đèn lịch sử Nổi trống dậy khắp Hoàng thành... (“Lòng ngưỡng mộ”)
Nhưng cũng có lúc:
Có gì tan tác tựa phù vân
Một đời phù vân hay những ý nghĩ phù vân. Một buổi tối, i-meo của Đặng Thanh Nhã từ Huế cho biết: "Anh Thái Ngọc San bị tai nạn xe đang nằm hôn mê ở bệnh viện cấp cứu, không biết có qua khỏi được không!" Và Nguyễn Văn Dũng báo tin cuối cùng: "Báo tin buồn: Thái Ngọc San mới chết lúc 1 giờ sáng. Bây giờ là 7 giờ ngày 25-7-2005." Từ thành phố Sacramento, bang California trên đất Mỹ tôi hướng về quê hương để hình dung nỗi xót xa của gia đình, thân nhân và bè bạn quanh Thái Ngọc San trong lúc nầy. Nhớ Thái Ngọc San, chỉ còn biết đem thơ bạn ra đọc. Trong hai cõi riêng tư, vẫn còn chung tiếng hát một thời. Thời tuổi trẻ lên đường hát tràn đất nước và thời tuổi già nằm giữa quê hương hát tràn lên cây cỏ:
Tôi muốn hát cho cây cỏ nghe Lời giun dế khóc trong đêm lửa cháy Anh đi ngược chiều tôi không ngước mắt lên Nhìn nắng đỏ phai hy vọng Sao trời không mưa cho những cây khô Rửa mặt mày lem luốc. (“Về những con đường khô cây”)
San ơi! Bạn ra đi... trời Huế mình đang mưa rồi đó. Về thôi! Có những hạt ngọc long lanh đâu đó trong đám bụi vĩnh hằng.
Sacramento, tháng 7-2005
Trần Kiêm Đoàn
© 2005 talawas
Vĩnh biệt Thái Ngọc San
Hôm nay chúng ta đi trên những con đường
Không phải “những con đường khô cây” *
Không còn “ in hằn dấu đạn” *
Và “ không có sự thù hằn nào giết được kỷ niệm” *
Không còn là những kẻ tìm kiếm quê hương trên đất nước mình đang sống
Chúng ta vẫn còn lại và gặp nhau
Sau nhiều năm như đứng ở hai bờ Hương giang
Ngậm ngùi cười
Ngậm ngùi khóc
Không phải là tiếng khóc và tiếng cười của những năm sáu mươi của thế kỷ trước
Khi chúng ta tạm cư trên lầu 2 Trường Kiểu Mẫu
Năm Mậu Thân ở Huế
Và chúng ta đã lập nên một sổ gia đình
với Ngữ, Quảng, Tụng, Hầu, Thuyên
để lãnh gạo
San ơi
dẫu biết rằng mỗi người chỉ sống một cuộc đời
dài hay ngắn
nhưng hôm nay
sao lạ lùng
chúng ta nói lời vĩnh biệt
Ôi vĩnh biệt bạn
Thái Ngọc San
Những con đường của bạn vừa trở lại
đầy hoa không sắc
nhưng ngát mãi hương thơm vĩnh cửu
nỗi niềm tình bằng hữu
của một kiếp người
Từ Hoài Tấn
25/7/2005
© 2005 talawas
Vĩnh biệt Thái Ngọc San
Hôm nay chúng ta đi trên những con đường
Không phải “những con đường khô cây” *
Không còn “ in hằn dấu đạn” *
Và “ không có sự thù hằn nào giết được kỷ niệm” *
Không còn là những kẻ tìm kiếm quê hương trên đất nước mình đang sống
Chúng ta vẫn còn lại và gặp nhau
Sau nhiều năm như đứng ở hai bờ Hương giang
Ngậm ngùi cười
Ngậm ngùi khóc
Không phải là tiếng khóc và tiếng cười của những năm sáu mươi của thế kỷ trước
Khi chúng ta tạm cư trên lầu 2 Trường Kiểu Mẫu
Năm Mậu Thân ở Huế
Và chúng ta đã lập nên một sổ gia đình
với Ngữ, Quảng, Tụng, Hầu, Thuyên
để lãnh gạo
San ơi
dẫu biết rằng mỗi người chỉ sống một cuộc đời
dài hay ngắn
nhưng hôm nay
sao lạ lùng
chúng ta nói lời vĩnh biệt
Ôi vĩnh biệt bạn
Thái Ngọc San
Những con đường của bạn vừa trở lại
đầy hoa không sắc
nhưng ngát mãi hương thơm vĩnh cửu
nỗi niềm tình bằng hữu
của một kiếp người
Từ Hoài Tấn
25/7/2005
* : “ Về những con đường khô cây” - Thơ Thái Ngọc San ( sáng tác năm 1968)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét