Thứ Hai, 13 tháng 8, 2012

THI KHÚC



      
Thi khúc -sonnet- là thể thơ 14 câu xuất hiện ở Ý Đại Lợi vào thế kỷ thứ 13 do thi sĩ Francesco Petrarca (1304-1374) khởi xướng. Sau đó  William Shakespeare (1564-1616) chụp lấy cơ hội, cảm hứng qua thi khúc gồm có 154 bài thơ; hầu hết những bài thơ viết ra như lời dâng tặng cố nhân. Từ đó thể cách nầy thịnh hành và ảnh hưởng một số nhà thơ Âu châu. Dựa theo khuôn phép thi khúc Ý. 8 câu đầu gọi là ’octave’ khoảng cách cho đoạn thơ hay đoạn âm của 8 dòng thơ. 6 câu cuối gọi là ’sestet’ là bài thơ chấm dứt cho một thi khúc.(4/4 là đoạn âm. 4/2 là kết âm). Là một bài thơ trọn vẹn cho thể thơ nầy.
Thi khúc là một đỉnh cao đáng ghi nhớ và ngợi ca, một lãnh vực trình diễn, một hội trường thay đổi đột ngột về thơ tứ. Trong một không gian hạn hữu, một truyền lưu được ghi chép, đánh thức bằng một nhạy cảm hợp lý, một sức công phá mãnh liệt đưa thi ca bước vào giai đoạn mới đầy sinh động và làm ngạc nhiên không ít một số trường phái xưa cũ, đánh đổ thứ ’từ chương tích cú’.Với 14 câu thơ dàn trải khá đều đặn cho nguồn thơ xuất phát, một thử thách vừa là cơ hội để phát tiết đầy đủ kỷ thuật cho ngôn ngữ và chứa đựng hồn khí của thi ca.Thi khúc bị tấn công vào hai mặt nghệ thuật và tương phản: chấp nhận hay bỏ cuộc; thi nhân có đồng quan điểm cái niêm luật của loại thơ 14 dòng nầy một cách thông dụng như đã đề ra? Bước đầu của thi khúc được coi là một đối kháng không ngừng giữa những lý do luật lệ và luật tình yêu, đó là vấn đề yêu sách mong được giải quyết, điều đó không thể quyết định bởi một đạo luật nào đưa ra mà chưa hẳn tìm thấy thỏa mãn một cách đầy đủ, nếu như chưa đều hòa, duy chỉ có nhà thơ.
The earliest sonnets record the unceasing conflict between the law of reason and the law of love, the need to solve a problem that cannot be resolved by an act of will, yet finds its fulfillment, if not its solution, only in the poem…The poet experiences the illusion of control and the illusion of freedom, and from the meeting of those illusions creates the reality of the poem.
Đối với thi nhân kinh nghiệm của họ là kiểm soát được ảo giác và ảo giác tự do để rồi hòa nhập hai thứ ảo giác đó mà đưa nguồn sáng tạo sống thực vào thi ca.
Thế thì làm sao cho thi khúc lôi cuốn cả hai giữa người đọc và người viết? –Không những chỉ là một (cảm xúc) cho thể thức của thơ với một dự tính trước chiều dài của bài thơ, một biến đổi, dung hòa khéo léo cách xử dụng giữa ý và lời từng câu thơ. Thi khúc là khắc ghi lối hành văn của 14 dòng thơ như thể là lời giới thiệu sự chuẩn mực cho một thi khúc: đó là chân dung trí tuệ, một hướng dẫn tối thiểu qua sự diễn trình của xúc cảm, ấy là điều nói lên được cái cảm thức mà chúng ta tiếp nhận và lãnh hội. Nhưng nhớ rằng mỗi khi đụng đến thi ca, người ta thường ngạc nhiên trước những khám phá phi thường, mới lạ, một sự khác biệt về cách ‘trị liệu’ của thể cách thi khúc nầy.
Đó là những gì dễ dàng nhất khi nói về thi khúc(sonnet); thi nhân xử dụng một ngôn từ mới, trong khuôn khổ 14 câu thơ, cô đọng nhưng hàm chứa, đặc biệt vần điệu đan kết vào nhau và một phương thức có hệ thống, dội vào một hình ảnh qua tư tưởng để rồi trở thành mẫu mực của thể thơ 14 câu nầy. Tất cả ý và lời được dàn xếp trong từng đoạn thơ đơn độc (a single stanza) và sắp xếp thành bốn phân đoạn (quatorzain). Dù cho thi khúc là thể cách của 14 dòng thơ; điều đó chưa hẳn là cứng nhắc, ước lệ cho thể loại thi khúc nầy, ngược lại linh động qua từng ngôn từ xử dụng trong câu thơ, nhưng không thể vượt qua 14 câu thơ, vượt xa hơn mất luôn chất thơ của ‘thi khúc’. Có hai loại cơ bản cho thi khúc; Ý ngữ (theo hướng của Petrachan) và Anh ngữ (theo hướng của Shakespearean) thì ít ra cũng cho ta thu tập được phần nào của hai hướng đi đó. Thực ra thời điểm của hai nhà thơ (Petrarch và Shakespeare) đều đồng điệu trong thi khúc qua từng kỷ nguyên, thời đại của mỗi người. Tuy nhiên thể thức nầy được xem là thịnh hành, phổ thông, một mẫu thức như thời trang mà người ta nhảy vào hùa theo, một cách thức bắt chước, a-dua sáng chế riêng mình làm lạc đường tơ của thi khúc. Nhưng mỗi nhà thơ đã mang vào thi khúc cái đặc thù truyền thống ngôn ngữ của họ; cũng cố thể cách nầy như một công trình kiến trúc toàn vẹn và một xác nhận quả quyết qua lối diễn tả đầy sinh động.
Bất luận ngôn ngữ nào đi nữa, thi khúc được thừa nhận một hình thể sắc bén, không thể chối từ, dễ dàng cho chúng ta thấy được tầm xa chất liệu cách xử dụng thơ của thi khúc. Đây là kết quả đầy ấn tượng về thị giác, không chỉ vì 14 câu thơ tạo hình, nhưng ở đây cũng bình quân được số lượng vần thơ (syllable). Mỗi một dòng thơ là cấu trúc kết hợp, ý lồng chữ,chữ lồng ý làm cho mỗi câu thơ sáng lên, tác động như thế nào qua từng dòng thơ với bao nhịp thở và một vài mức độ để định được bao nhiêu khoảng cách trong mỗi dòng thơ chiếm cứ ý và lời.
Each line’s metrical structure affects how long it takes to say the line and with how much breath and to some degree how much space the line occupies.
Dù cho vần thơ khác nhau hay sắp xếp có hạn mức,  có thể tạo ra được những ngạc nhiên khác nhau qua từng vần điệu của thi khúc. Điều nầy cũng cho thi khúc một sức hút độc đáo nhờ chức năng vận dụng ngữ ngôn: ‘volta’ và ‘stanza’; trong Ý ngữ stanza là ‘phòng ở’một nghĩa được chia ra  nhiều cách thức khác nhau với nhiều chức năng khác nhau. Volta là ‘quay về’ một tư duy của thơ nhân, có thể đây là biến thể duyên dáng của ngôn từ trong cách xây dựng thi khúc.
Hiện tượng nầy chúng ta cứ cho đây là tập quán, phong cách của thi khúc, đạt kết quả lớn từ những câu thơ trữ tình, vượt luôn cả lằn biên của thời gian, kiểu cách, tôn giáo, chủng tộc, quốc gia và không hệ phái. Thi khúc trở nên tự do hoàn toàn với tâm hồn của thi nhân không lệ thuộc, gò bó phát tiết tư duy như thể cách cổ điển trước đây. Bên cạnh đó thi khúc diễn tả sự thật về tánh tự nhiên của nó (thơ), xung quanh những gì tương phản và đi đến một xác quyết và minh định đường lối rõ ràng vóc dáng thi khúc.
Thi khúc sanh ra trong một ‘sân trường hoàng gia’. Nhưng hơn một nửa, bộ phận của thơ là gốc dân ca. Thi khúc đầu tiên tìm thấy ở đảo Sicilian ghi chép bằng thổ ngữ vào đầu thế kỷ thứ 13 (giữa 1225-1230) đứng tên bởi một quan chức là Giacomo da Lentino dưới thời vua Frederick II (1194-1250).
Từ ngữ ‘Thi Khúc/Sonnet’ lấy từ Ý ngữ là ‘Sonetto’ nghĩa là ‘tiếng hát dịu dàng’ (little song) nhưng có thể thi khúc lấy từ cỗ ngữ ’suono’ nghĩa ‘âm thanh’ (sound) và từ đó thi khúc được coi như tự nó là một nhạc khí. Thi khúc trở nên một hệ thống phát khởi và trầm tư, tĩnh lự là phong trào thời thượng thuở đó.
Nhà thơ khám phá một nội tại đối kháng, nó tạo nên một cảm thức cái đó do từ cấu trúc của nhà thơ, có thể đưa dẫn chúng ta đạt tới tiến trình trong phút chốc thay đổi, từ những thế bí đến nơi sáng sủa. Nhưng ở nhà thơ sự cớ đó như bắt đầu và cuối cùng cho một quyết định, chúng ta có thể mong đợi một chuyển đông khác.
Thi khúc được thể hiện qua những thành quả lớn lao ở thế kỷ thứ 20. Một Rilke ‘Thi Khúc cho Orpheus/Sonnets to Orpheus’ của Đức quốc, đến Neruda ‘100 Thi Khúc Tình Yêu/ 100 Love Sonnets’ của Chí Lợi, cho đến những vần thơ thanh tao của Anna Akhmatova Nga và Paul Valery Pháp… với một số ngôn ngữ cổ xưa được làm mới trong một ngữ ngôn riêng biệt đầy tính thi ca; những vần thơ trữ tình của Dante và Petrarch đem lại một ngôn ngữ bản xứ như đỉnh cao dành cho xứ sở họ và cứu một nền văn hóa sống còn và đảm bảo dành cho đất nước của họ.
Lòng đam mê, lý trí, cảm thức và trí tuệ, niềm tin và nghi ngại tiếp tục sống động từng giờ, từng ngày trong cuộc sống đời nay. Một lý do phát triển để đương đầu với những lý do khác; những va chạm thực tế và những hóa trị (chemistry) khác giao tương trong cùng một không gian của thi khúc. Đến với chúng ta bởi chúng ta vẫn còn sững sờ trước những siêu lý của thơ, những cảm thức vượt ngoài cảm quan của thi tứ, ngoài vòng cương tỏa của thi ca và chúng ta vẫn còn tồn tại cái lạ lùng của chất thơ; mà không biết bao nhiêu lý do cho phép chúng ta tách xa, đứng một cõi riêng mình trong giây phút nào đó. Tất cả những thúc bách còn xẩy ra trong chúng ta. Thi khúc thay đổi bất luận ai còn đứng bên lề hoặc còn trong luống cày nông cạn đó ‘its scanty plot of ground’.Thi khúc phong phú bởi nó đem lại một hải cảng rộng rãi dành cho những cảm xúc rối bời và những kỷ niệm đau xót; để đảm bảo những điều trên chúng ta cầm giữ và chận đứng những bẩm sinh tự tại; tuy nhiên không phải là công việc đơn thuần để cảm hóa mà đây là một hữu hạn vượt ngoài vấn đề, thời kỳ của chạm trán, đương đầu sẽ được rút ngắn và giảm dần.
Thi khúc là phòng thâu âm thanh; ở đây vẫn là đối kháng, khó mà hòa giải một lúc, tạo một cảm thức chung và ghi nhận sự nhận thức mà lòng đam mê và lý trí thế nào cũng đưa tới một biến thể nội tạng, im lặng chưa phải là kinh nghiệm thay cho lời nói, cái đó chỉ là trọng tâm cho biên cương ở ngoài kia (a border beyond) mà ngôn ngữ không thể đi theo đó mà giải bày. Thi khúc mang lại cho chúng ta -có lẻ- đặc nơi đây cả hai bề mặt cho nhà thơ và người đọc, ‘mất ở chính nó và tìm thấy ở chính nó’, mà nơi đây là con đường mê lộ dành cho tình nhân. Mary Wroth có câu: ‘Bỏ lại hết đi và nắm lấy sợi tơ tình’.
Vậy thi khúc là gì? Là chứa đựng tình yêu, mà tình là cái chi chi ? (to leave all and take the thread of love). Bởi thế mới gọi là ‘tình thi’ cho một bài thơ 14 câu.
Thử nghiệm câu thơ ‘tình thi’ nầy của nhà sáng lập Thi Khúc F. Petrarca; mở đầu bài thơ ông viết: ‘S’amor non è, che dunque è quell ch’io sento? / If no love is, O God, what fele I do?’(Geoffrey Chaucer chuyển sang Anh ngữ bài thơ ‘Canzoniere của Petrarca). Đây là một giọng thơ vung vãi, một tia sáng loé lên, một cuộc đổi thay hình ảnh đó là những gì sống thực phản ảnh qua nhiều ngôn ngữ khác nhau, như chúng ta biết những lời thơ dai dẳng triền miên không dứt là những lời thơ trữ tình như một tiếc thương: mất mát, tình yêu và một tinh thần tự do phóng khoáng. Lời thơ như ai oán cho thân phận:
‘Nếu không tình để yêu, Chúa tôi ơi, Tôi cảm gì đây?’ một tự sự thiết tha của thi nhân.

                    Lướt Qua Một Vài Bài Thơ Tượng Trưng của ‘Thi Khúc’ 14 Câu.

-  Thể thơ Sonnet của Shakespeare trong tập Thi Khúc  gồm có 154 bài. Thi Khúc #18:

                                                 “Shall I Compare Thee”
                                    Shall I compare thee to a summer’s day?
                                   Thou art more lovely and more temperate:
                                Rough winds to shake the darling buds of May,
                                   And summer’s lease hath all to short a date:
                                    Sometime too hot the eye of heaven shines,
                                    And often is his gold complexion dimm’d;
                                   And every faire from fair sometime declines,
                            By  chance, or nature’s changing course, untrimm’d;

                                      But they eternal summer shall not fade,
                                   Nor lose possession of that fair thou owest;
                              Nor shall Death brag thou wand’rest in his shade,
                                  When in eternal lines to Time thou growest;
                                  So long as man can breathe, or eyes can see,
                                   So long lives this, and this gives life to thee.

                                                    “Em Như Ngày Hạ”
                                             Ta muốn ví em như ngày hạ,
                                              Vẻ diễm kiều êm ả sao tầy.
                                                Gió ào rung nụ hây hây,
                                   Ngày hè ngắn ngủi không đầy gang tay.
                                          Có lắm buổi gặp ngày nóng gắt
                                            Ánh nắng vàng mây hắt mời.
                                              vẻ tươi nhưng cũng có thì,
                                      vận trời thay đổi không di chăng dời
                                           nhưng mùa hạ nơi em bất diệt,
                                           vẻ mỹ miều vẫn đẹp vẫn xinh,
                                             tử thần chẳng dám dụ mình,
                                         vì em sống mãi trong tình thơ ta.
                                            Còn người, còn kẻ ngâm nga,
                                        vần thơ trác tuyệt, nét hoa ngàn đời.
                                                                                                (Phạm Trọng Lệ; phỏng dịch)

-   Thể thơ sonnet của Dante Gabriel Rossetti (1828-1882), trong tập :The House of Life / Mái Ấm Hạnh Phúc (1870).Rossetti làm những bài thơ đầy nước mắt sau cái chết của vợ:

                                                        ‘Whitout Her’
                              What of her glass without her? The blank grey
                            There where the pool is blind of the moon’s face.
                             Her dress without her? The tossed empty space
                            Of cloud-rack whence the moon has passed away.
                               Her paths without her? Day’s appointed sway
                              Usurped by desolate night. Her pillowed place
                           Without her! Tears, Ah me! For love’s good grace
                                    And cold forgetfulness of night or day.

                              Want of the heart without her? Nay, poor heart,
                               Of thee what word remains ere speech be still?
                                      A wayfarer by barren ways and chill,
                                 Steep ways and weary, without her thou art,
                            Where the long cloud, the long wood’s counterpart,
                                 Sheds doubled darkness up the labouring hill.

                                                          ‘Còn Gì Cho Em’
                                 Không còn gì là của riêng nàng? bàng bạc mây trôi
                                            Nơi đây nước hồ che mặt nguyệt.
                                  Quần quần áo áo đâu còn nữa? quẳng vào hư không
                                       Mây giăng lối che khuất vầng nguyệt tỏ.
                                 Đâu còn nữa quàng vai nhịp bước? e ấp một thuở nào
                               Ai chiếm đoạt đêm nay. Nơi một thời chăn chiếu
                        Vắng nàng! Hàng lệ chảy. Tôi ơi! Tình nhẹ nhàng hay mơ
                               Đêm ngày lạnh giá tình ơi là tình sao đành quên

                          Không nàng tình trống như không? Không, hởi ôi tội tình,
                                           Lời nào còn lại năm nào còn không?
                                            Đường đi vô định lối về lặng thinh,
                         Đồi dốc đứng đá yên nằm, không tranh không ảnh không là em
                                               Mây phủ đèo giăng rừng đối mặt
                                          Bóng đen ụp xuống ngang đồi dốc cao.
                                                                                                             (vcl.phỏng dịch)

-   Thể thơ sonnet của Sylvia Plath (1932-1963).Trong tập ‘The Colossus’ (1962).
Trong thời gian của những bài thơ ra đời là thời kỳ bức xúc có thể đưa tới tuyệt vọng:
                                                          
                                                               ‘Mayflower’
                                 Throughout black winter the red haws withstood
                                Assault of snow-flawed winds from the dour skies
                            And,bright as blood-drops, proved no brave branch dies
                                        If root’s firm-fixed and resolution good.
                                    Now, as green sap ascends the steepled wood,
                              Each hedge with such white bloom astounds our eyes
                                       As sprang from Joseph’s rod, and testifies
                                          How best beauty’s born of hardihood.

                                    So when staunch island stock chose forfeiture
                              Of the homeland hearth to plough their pilgrim way
                                         Across Atlantic furrows, darl, unsure –
                                      Remembering the white, triumphant spray
                                     O hawthorn boughs, with goodwill to endure
                                   They named their ship after the flower of May.


                                                                ‘Tình Hè’
                                     Đông đen tràn ngập màu lửa đỏ ầm ầm cháy
                                      Gió xô xát tuyết hung hản bầu trời tối sẩm
                            Và, rực rỡ như giọt máu đào, không can đảm đứng nhìn
                                Nếu vững lòng ôm lấy vào nhau và đẹp vô cùng
                                Giờ đây nhựa sống xanh mầm reo vang rừng núi
                                   Bên hàng dậu hoa trắng nở đôi mắt ta sửng sốt
                                       Bỗng hiện hình chàng đứng ngắm như in
                                               Ôi lòng dũng cảm đẹp là bao

                             Hãy tù tội tôi trừng phạt như thách đố ở hải đảo xa xôi
                                        Quê hương một luống đất cày nhớ nhung
                                   Vượt cánh đồng Đại dương lòng bối rối bất an
                                          Hãy nhớ cho màu trắng vinh quang ấy
                                     Lời như gai nhọn bạo tàn, đành tâm cam chịu
                              Gọi tên ngưởi trên tuyến đường giữa tình hè hoa rộ nở.
                                                                                                             (vcl.phỏng dịch)
                                                                   

VÕ CÔNG LIÊM (ca.ab. cuối 7/2012)
 SÁCH ĐỌC:
- The Penguin Book of the Sonnet by Phillis Levin. New York. USA 2001.

Không có nhận xét nào: