Đại hội Hội
Nhà văn Việt Nam lần thứ IX là một sự kiện lớn trong đời sống văn hóa
nước nhà, thu hút sự quan tâm của đông đảo các nhà văn, nhà thơ và dư
luận… Nhưng ngay trước thềm đại hội đã có rất nhiều những ì xèo về công
tác nhân sự. Và quả nhiên đến ngày thứ 2 của đại hội (nội bộ) thì sự
thật được phơi bày trước sự ngỡ ngàng của không ít người trong cuộc.
Cả
một Đại hội không có thời gian bàn về tình hình văn học và công việc
văn chương mà chỉ lo bầu bán. Thế nhưng, ngay từ đầu công tác tổ chức,
ứng cử, đề cử đã không theo một nguyên tắc nào. Hay nói chính xác là đại
hội đã vi phạm điều lệ về cơ cấu, thành phần, tháp độ tuổi... Danh sách
các ứng cử viên được đưa ra một cách ngẫu nhiên không hề có sự thảo
luận, bàn bạc. Thế nên, việc chỉ có 6 đại biểu có số phiếu quá bán dường
như là chuyện đã được đoán trước.
Các đại biểu biểu quyết tại đại hội |
Không chỉ thế trước Đại hội có không ít
các nhà văn, nhà thơ khá "to mồm" về chuyện cơ cấu tổ chức, về việc muốn
có một sự thay đổi nhưng cuối cùng khi Đại hội chính thức diễn ra thì
hầu hết họ im bặt, và nếu có thì ý kiến cũng chỉ thể hiện ở hành lang
đại hội hoặc trên các mạng xã hội. Chưa kể đến lúc bỏ phiếu thì có tới
46 phiếu bầu không hợp lệ. Điều đó chứng tỏ rằng các nhà văn, bản thân
họ cũng vô trách nhiệm với chính lá phiếu của mình, chính họ chứ không
phải ai khác đã tước đi cái quyền được làm mới.
Choáng với kết quả bầu cử BCH Hội Nhà văn Việt Nam khóa IX | |
Lại phải “kính lạy các nhà văn” trước… Đại hội | |
"Miếu thiêng" Hội Nhà văn đã… mất thiêng! |
Điều đáng buồn nhất là buổi sáng, các
nhà văn biểu quyết là ban Chấp hành nhiệm kỳ IX là bầu 15 người. Nhưng
đến khi bầu lần thứ nhất chỉ được 6, thì lẽ ra, người cầm trịch phải
bình tĩnh, đánh giá tình hình, phân tích để các nhà văn hiểu rằng tại
sao cơ cấu của Ban chấp hành cần phải thế này, cần phải thế kia… để đảm
bảo các cấp Hội lớn, có ảnh hưởng sâu rộng tới văn học nước nhà có đại
diện trong bộ máy lãnh đạo… và từ đó tiến hành bầu lần 2, thậm chí có
thể cả lần 3.
Nhưng không, thái độ khó hiểu của những
người cầm trịch, cộng với sự bất cần của khá đông nhà văn, kèm vào đó là
sự mệt mỏi, chán nản, thế là vội vàng buông xuôi, không yêu cầu Đại hội
bầu cử lại lần hai mà nhanh chóng chốt ngay danh sách.
Một Ban chấp hành chỉ có 6 người mà đã
có 5 hiện đang tại chức tại Cơ quan Hội Nhà văn là điều vừa nực cười,
vừa đáng lo lắng. Việc không có đại biểu các khu vực quan trọng ở các
vùng miền, đặc biệt là TP HCM, Hà Nội, Đà Nẵng… thì khi hoạt động sẽ có
những hậu quả khó lường.
Có lẽ rồi đại hội cũng chắc chắn sẽ
“thành công tốt đẹp” nhưng rõ ràng Đại hội Hội nhà văn lần thứ IX sẽ trở
thành "bia miệng" cho đời, để công chúng có dịp biết thêm nhiều điều về
cái gọi là NHÀ VĂN VIỆT NAM THẾ KỶ XXI.
Và
cũng mong những nhà văn nào thiếu trách nhiệm với lá phiếu của mình, thì
từ nay cũng đừng nên có ý kiến kêu ca gì nữa về công tác Hội.
Kết quả bầu Ban Chấp hành Hội Nhà văn nhiệm kỳ 2015-2020: Tổng số phiếu phát ra 498. Tổng số thu về 494 (mất 4 phiếu); Phiếu không hợp lệ: 46; Số phiếu hợp lệ 448. Có 6 người quá bán: 1- Hữu Thỉnh: 391 phiếu 2- Nguyễn Quang Thiều: 345 phiếu 3- Trần Đăng Khoa: 307 phiếu 4- Khuất Quang Thụy: 266 phiếu 5- Nguyễn Trí Huân: 261 phiếu 6- Nguyễn Bình Phương: 233 phiếu Đây là khóa thứ 4 nhà thơ Hữu Thỉnh làm Chủ tịch Hội nhà văn VN trọn vẹn 1/4 thế kỷ (tính cả nhiệm kỳ 1995-2000, vì Chủ tịch Nguyễn Khoa Điềm bận rộn với chức Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin, nên nhà văn Hữu Thỉnh tuy làm phó nhưng điều hành toàn bộ hoạt động). |
Linh Chi
Nguồn:Năng lượng MớiChép lại từ petrotimes.vn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét