53 năm làm Thư ký cho Thủ tướng Phạm Văn Đồng, một số năm trong khoảng thời gian đó ông đồng thời còn làm Thư ký cho Tổng Bí thư (TBT) Lê Duẩn (tổng thời gian làm Thư ký cho Tổng Bí thư Lê Duẩn là 10 năm), nhưng Việt Phương cũng rất nổi tiếng với tập thơ “Cửa mở” - một tập thơ từng một thời bị cho là “phá phách” chế độ.
Nổi tiếng là người thẳng thắn, trong cuộc trò chuyện với phóng
viên Chuyên đề An ninh thế giới Giữa tháng - Cuối tháng, nhà thơ Việt
Phương đã không ngần ngại chia sẻ về những sóng gió mà “Cửa mở” đã
gây ra cho ông cách đây 45 năm, cũng như những suy nghĩ về vận mệnh của
nền văn học nước nhà trong bối cảnh Đại hội Hội Nhà văn lần thứ IX vừa
diễn ra.
- Phóng viên: Tôi được nghe kể rằng, năm 1970, NXB Văn học in tập thơ “Cửa mở” của Việt Phương. 5.300 bản đã bán hết trong 2 tuần sau khi phát hành. “Cửa mở” khi ấy thực sự đã gây một tiếng vang lớn, một sự chấn động lớn trong cả giới văn nghệ sĩ, giới chính trị và quần chúng nhân dân, vì 2 lý do: Tác giả của “Cửa mở” đã dám nghĩ, dám nói, dám viết những điều mà ở thời kỳ đó người ta cho là cấm kỵ; và quan trọng hơn, người dám viết những điều cấm kỵ ấy lại là người thư ký riêng vốn được Thủ tướng Phạm Văn Đồng tin yêu suốt mấy chục năm trời. Thưa nhà thơ Việt Phương, vì lẽ gì mà ông, một con người chính trị, lại sáng tác một tập thơ khiến con người chính trị của ông bị phiền toái đến thế?
- Nhà thơ Việt Phương: 19 tuổi tôi đã bước vào con đường chính trị. Tôi là thư ký cho anh Phạm Văn Đồng suốt từ năm 1947 đến khi anh Phạm Văn Đồng qua đời vào năm 2000. Nên trước hết tôi luôn là một người làm chính trị, một “con người chính trị” trước khi là một nhà thơ. Chịu ảnh hưởng từ người anh trai - nhà thơ Từ Quốc Hoàn nên tôi yêu thi ca từ nhỏ, nhưng phải đến năm 1954, tôi mới làm những bài thơ đầu tiên. 30 bài thơ trong tập thơ Cửa mở được tôi viết từ năm 1960 đến năm 1970, đặc biệt là giai đoạn nửa cuối những năm 1960. Với trên dưới 20 năm làm cách mạng, trải nghiệm với cuộc sống, tôi đã thấy cái gồ ghề, cái mặt đen, mặt đỏ, mặt tối mặt sáng của cuộc đời, và thấy “chất người trong ta cộng sản thêm chút nữa”.
Hồi đó ông Như Phong, Giám đốc NXB Văn học, một cán bộ lão thành cách mạng sát cánh bên đồng chí Trường Chinh, một con người được nhiều người nhận xét là rất có bản lĩnh, thường đến Câu lạc bộ Ba Đình để uống bia, nơi tôi thường đến đó để bơi và rèn luyện sức khỏe. Chúng tôi biết nhau và thân nhau khi thường xuyên gặp nhau ở Câu lạc bộ Ba Đình. Khi biết về những bài thơ của tôi, Như Phong lập tức đề nghị: “Đưa đây, đưa đây”… Ông ấy đọc hơn 100 bài thơ của tôi và khuyên tôi nên giữ lại một số bài, vừa là để “làm vốn”, sau này dùng tới, vừa là để tập thơ Cửa mở có thể ra đời, vì trong số 100 bài thơ đó, có nhiều bài mà Như Phong cho là “nặng” quá, nếu công bố hết, việc xuất bản Cửa mở sẽ gặp nhiều khó khăn. Sau khi lọc qua lọc lại, tập Cửa mở với 30 bài thơ đã ra đời.
Việc NXB Văn học đứng ra in tập thơ Cửa mở cho tôi vào thời điểm đó được coi là một hành động vô cùng can đảm của ông Như Phong, bởi bản thân Như Phong khi ấy hiểu rất rõ tập Cửa mở ra đời sẽ nhận được những luồng dư luận trái chiều vô cùng phức tạp. Sau này trong buổi thảo luận bàn về những vấn đề trong tập Cửa mở, ông ấy cũng là người bảo vệ tôi đến cùng.
Lần đầu tiên xuất bản Cửa mở, 5.300 cuốn đã bán hết trong hai tuần. Khi nhà thơ Huy Cận - một người bạn thân của tôi đến NXB để hỏi mua Cửa mở, thì NXB Văn học chỉ còn vài chục cuốn. Tôi vui vì nhiều người nhận xét, Cửa mở có nhiều cái mới mang tính đột phá, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thơ ca và ảnh hưởng cả đến nhận thức của xã hội trong hoàn cảnh xã hội hiện nay. Nhà thơ Trần Ninh Hồ khi đó đang ở trong bộ đội đã kể với tôi là có nhiều bộ đội chép tay cho nhau những bài thơ đó rồi truyền đi, mang trong hành trang vào Nam chiến đấu. Vì thế chỉ một thời gian sau, trong miền Nam đã xuất hiện bản chép tay những bài thơ in trong Cửa mở.
- Đó là những lời ngợi ca, nhưng tôi được biết, “Cửa mở” cũng gây ra cho ông rất nhiều sóng gió?
- Dĩ nhiên không phải ai cũng ủng hộ tôi như thế. Có một bộ phận công chúng, trong đó có cả giới trí thức, vũ trang lực lượng và tổ chức chính trị không chấp nhận được những vần thơ phá cách trong tư tưởng của nhà thơ. Có người nói tôi phản động, phản cách mạng, ngậm mực phun đen chế độ. Nhiều tin đồn được tung ra. Khi đó Đài BBC đọc lại một số bài trong Cửa mở và bình luận rằng thư ký của Thủ tướng Chính phủ Phạm Văn Đồng đã ra một tập thơ “phá phách” chế độ.
Có tin đồn có những bộ phận phản động chống Việt Nam ở nước ngoài cho tôi nhiều tiền trong tài khoản nằm ở các ngân hàng nước ngoài để tôi “làm loạn”. Cũng có tin tôi, dưới áp lực quần chúng, đã bị đưa đi lao động cải tạo, khiến tôi buộc phải trèo qua tường chạy vào Đại sứ quán Liên Xô xin cư trú chính trị.
Rồi có tin Cửa mở bị cấm lưu hành và bị thu hồi, nhưng thực chất chưa bao giờ có chuyện cấm và thu hồi cả.
Chỉ có chuyện này là đúng: Có những lời đề nghị đừng bày Cửa mở một cách công khai, “khiêu khích” trong thư viện lớn và trong văn phòng của các sở văn hóa tỉnh.
- Là thư ký của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, có mối quan hệ mật thiết với nhiều chính khách, trước khi tập thơ ra đời, ông có hỏi ý kiến Thủ tướng và những nhà chính trị mà ông quen biết?
- Hai người duy nhất trong giới chính trị mà tôi có giới thiệu tập thơ Cửa mở trước khi tập thơ chính thức được xuất bản là đồng chí Trường Chinh và nhà thơ Tố Hữu. Tôi không đưa thơ của tôi cho anh Phạm Văn Đồng đọc vì anh Đồng không làm thơ, dù tôi biết anh Đồng đã sống một cuộc đời “rất thơ” về nhân cách, về cách đối nhân xử thế. Anh Trường Chinh và anh Tố Hữu thì tôi có đưa, vì chúng tôi cùng làm thơ. Chúng tôi vẫn thường chia sẻ thơ ca với nhau như thế. Tôi coi việc đó như lời chia sẻ của những người bạn thơ, những người yêu thơ và thích làm thơ.
- Và họ đã phản ứng thế nào?
- Trước khi tập thơ Cửa mở ra đời, nhiều bài trong tập thơ được tôi chia sẻ với nhà thơ Tố Hữu. Lúc đầu nhà thơ Tố Hữu nói: “Thơ này có cái mới rõ ràng lắm, nhưng mình góp ý là Phương xuống dưới đất đi, Phương hay bay bổng trên những vùng trời xa lạ quá. Khi xuống đất rồi thì Phương vào cái “hàng ngày” đi, thì với cái mới như thế này, chất lượng sẽ còn hơn nhiều”. Nhưng sau có sức ép của dư luận, Tố Hữu không còn giữ được thái độ đó với tập thơ Cửa mở của tôi. Anh Tố Hữu đã có những lời phê bình về tập thơ của tôi trong một số hội nghị. Tuy nhiên tôi đón nhận điều đó một cách bình thản. Sau những rối rắm của Cửa mở, tôi và nhà thơ Tố Hữu vẫn trao đổi thơ phú với nhau. Không ít lần sau này Tố Hữu nói với tôi: “Anh in tập thơ mới đi, tôi sẽ viết lời tựa”. Nhưng tôi từ chối.
Anh Hoàng Trung Thông (khi đó là Vụ trưởng Vụ Huấn luyện của Ban Tuyên huấn Trung ương) là người rất thân với tôi. Hàng ngày chúng tôi vẫn gặp nhau ở Câu lạc bộ Ba Đình. Khi Cửa mở ra mắt, anh Hoàng Trung Thông có nói: “Giới văn nghệ rất hoan nghênh tập thơ của cậu. Bản thân mình cũng muốn viết một bài theo hướng tích cực cho tập Cửa mở”. Nhưng một tuần sau, Hoàng Trung Thông gặp tôi, vẻ mặt rất buồn, nói: “Không được Phương ạ, về chỗ chính trị có ý kiến cho rằng trong lúc này tập thơ của Phương có gây hại. Mình chẳng những không viết được một bài ủng hộ Phương mà thậm chí còn phải kí vào một bài có ý phê phán”. Cuối cùng Hoàng Trung Thông chính là người phải kí vào bài viết trong đó ít nhiều có phê phán tập thơ của tôi. Bài viết này đăng trên báo Nhân Dân, do một nhà văn miền Nam viết. Tuy có những chuyện đó, nhưng tôi và anh Hoàng Trung Thông đủ thân thiết để hiểu tấm lòng của nhau, nên sau này tôi chưa bao giờ cảm thấy buồn hay trách cứ về việc đó.
- Với việc tập thơ “Cửa mở” của ông bị cho là “phản động”, là “phá phách” chế độ, Thủ tướng Phạm Văn Đồng có bị ông làm ảnh hưởng?
- Làm thư ký riêng cho Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã khiến tôi mất đi rất nhiều cái riêng khác rồi, trong khi tôi lại là người ý thức rất rõ cái riêng của mình: tôi có tính riêng, cách riêng, ưu điểm riêng, khuyết điểm riêng, năng khiếu riêng, mong muốn riêng. Tôi đã phải đánh mất đi rất nhiều cái riêng để làm thư ký cho các nhà lãnh đạo của đất nước. Tôi vẫn nói điều này với anh Phạm Văn Đồng, anh Lê Duẩn, anh Nguyễn Duy Trinh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp, những người đặc biệt gần gũi với tôi. Vì thế tôi coi thơ ca nói chung và tập Cửa mở nói riêng là khoảng trời riêng của tôi, là nơi tôi được sống là mình nhất. Khi tôi ra tập thơ Cửa mở, tôi cũng không đưa cho anh Phạm Văn Đồng đọc trước, dù biết tập thơ ra đời sẽ có nhiều điều phức tạp. Nhiều người hỏi tôi về điều đó, tôi bảo tôi đã làm thư ký cho anh Phạm Văn Đồng bao nhiêu năm của đời tôi rồi, còn một khoảng riêng của tôi là thơ mà tôi lại tiếp tục làm “thư ký” đưa thơ cho thủ trưởng nữa thì tôi còn gì nữa.
Tôi biết sau đó rất nhiều phần tử xấu đã dựa vào sự kiện tập thơ Cửa mở ra đời để gây áp lực lên Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Thời điểm đó tôi đã làm thư ký cho anh Phạm Văn Đồng được 25 năm, tôi đã đi đến một quyết định là sẽ rời bỏ vị trí Thư ký riêng của Thủ tướng để đi tìm một công việc khác, để “cái riêng” của mình được tự do phát triển. Tôi nói với anh Đồng: Trong 5 năm trời, tôi sẽ không phát ngôn. Vì trong 5 năm đó, tôi nói cái gì, người ta cũng nghĩ tôi lấy từ thời gian dài giúp việc anh, trong văn phòng của anh. Sau 5 năm tôi sẽ lấy lại quyền phát ngôn của tôi. Nhưng Thủ tướng Phạm Văn Đồng chỉ đồng ý cho tôi chuyển từ Văn phòng Thủ tướng ra Văn phòng Chính phủ, chứ không được đi xa hơn. Anh Phạm Văn Đồng nói: “Phương đi xa hơn thì người ta sẽ nghĩ Phương bị kỷ luật, trong khi thực tế thì Phương không hề bị kỷ luật. Tôi cũng không thích Phương đi xa quá. Nên Phương hãy ngồi một chỗ ở trong văn phòng, và vẫn giúp việc cho tôi”.
- Dù sao ông cũng đâu phải một nhà thơ “bình thường”, bằng chứng là ông có 53 năm làm thư ký cho Thủ tướng Phạm Văn Đồng, hơn 10 năm giúp việc cho TBT Lê Duẩn. Thậm chí tôi nghe nói rằng có những lúc cả bốn nhà lãnh đạo là TBT Lê Duẩn, Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Phó Thủ tướng Nguyễn Duy Trinh và Thường trực Ban Bí thư - ông Lê Thanh Nghị đều tin cẩn và giao việc cho ông. Với thân thế chính trị như thế, chắc là ông phải được “che chở” phần nào?
- Có rất nhiều người thắc mắc về sự phản ứng của những nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước - những người rất gần gũi với tôi, như anh Phạm Văn Đồng, anh Lê Duẩn, sau khi tập thơ Cửa mở ra đời. Nhiều người suy đoán tôi đã chịu rất nhiều áp lực từ cấp trên của mình. Nhưng trái với những suy nghĩ đó, tôi lại nhận được sự ủng hộ rất lớn từ những con người đứng đầu đất nước như TBT Lê Duẩn và Thủ tướng Phạm Văn Đồng.
Tôi rất tâm đắc câu nói của vợ tôi - nhà giáo Tú Lan - về những người cấp trên mà tôi đã giúp việc cả đời: “Gần anh nhất là anh Tô, nghe anh nhất là anh Nguyễn Duy Trinh, tốt với anh nhất là anh Lê Duẩn”. Áp lực của tập thơ Cửa mở với tôi đã giảm đi rất nhiều, khi tôi nhận được sự ủng hộ của những con người này.
Sau khi Cửa mở ra đời, Ban Bí thư có diễn ra một cuộc họp. Nội dung cuộc họp đề cập đến nhiều vấn đề, nhưng trong đó có một vấn đề đưa ra là bàn về tập Cửa mở của Việt Phương”. Lúc đó TBT Lê Duẩn đang ở trong nước. Thường thì TBT Lê Duẩn luôn là người chủ trì các cuộc họp của Bộ Chính trị, nhưng ông không nhất định phải dự tất cả các cuộc họp của Ban Bí thư. Lần đó TBT Lê Duẩn không dự định dự cuộc họp Ban Bí thư, nhưng sau khi nghe nói có bàn về vấn đề Cửa mở, TBT Lê Duẩn đã đổi ý, quyết định đến dự. Vì buổi họp đó có họp về vấn đề của tôi, nên tôi không có mặt trong cuộc họp đó, nhưng một người khác cũng là thư ký của TBT Lê Duẩn là ông Đậu Ngọc Xuân sau này đã kể lại cho tôi tường tận về buổi họp đó, đặc biệt là về những ý kiến dành cho tôi và tập thơ Cửa mở.
Khi đến buổi họp, TBT Lê Duẩn đã dành 90% thời gian buổi họp để nói về văn học - nghệ thuật, về việc sáng tác của người nghệ sĩ, về sự tìm tòi cái mới, cái khó khăn của người làm nghệ thuật. Cuối cùng, khi bàn về tập thơ Cửa mở, TBT Lê Duẩn khẳng định 2 điều: “Trước hết Việt Phương là cán bộ tốt của Đảng. Thứ hai, tập thơ này không có vấn đề gì về mặt tư tưởng”. Câu nói này đã gỡ khó cho tôi rất nhiều.
Một trong những sự ủng hộ lớn nhất mà tôi nhận được khi đó chính là từ Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Trong lúc có rất nhiều lời đồn đại không hay về Cửa mở. Cơ quan Tuyên huấn của Bộ Quốc phòng có đến gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp và hỏi: “Bộ đội có lên tiếng phê phán không, khi có người nói, thơ Việt Phương đâm một dao vào sau lưng những chiến sĩ đang đứng ngoài mặt trận”. Khi đó Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói: “Quân đội hoàn toàn im, không nói gì về việc đó cả”.
Chuyện này được chính Đại tướng Võ Nguyên Giáp kể lại cho tôi nghe. Anh Giáp nói: Lúc này nếu tôi yêu cầu quân đội hay báo quân đội lên tiếng ủng hộ Cửa mở thì chưa được đâu Phương ạ, nhưng tôi đã nói “im hoàn toàn, không được nói gì cả”. Nhưng Phương yên tâm, thơ còn trong thời gian đấy Phương ạ, không sợ đâu”.
Năm 1988, tập thơ Cửa mở của tôi được tái bản, theo yêu cầu tha thiết từ độc giả, đã chứng minh điều Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói “thơ còn trong thời gian đấy” - là đúng. Và tập thơ đã được tái bản năm đó và tái bản nhiều lần sau này, như một lời khẳng định sự ủng hộ của đông đảo quần chúng dành cho tập thơ.
Một người bạn nói với tôi: “May mà ông là cái nồi, nhưng là cái nồi đồng chứ không phải cái nồi đất. Người ta đập vào cái nồi đồng, chỉ méo mó một chút thôi, chứ nếu ông là cái nồi đất, thì người ta đập tan ông ra rồi” - ý người bạn đó nói tôi được nhiều người bảo vệ, ủng hộ, che chở, nên mới hoàn toàn “bình an vô sự” sau những phát ngôn quá phá cách của mình trong Cửa mở. Tôi cũng biết là tôi được bảo vệ. Sự giúp đỡ của những con người đó dành cho tôi giúp tôi như được ở trong một cái áo giáp trước cơn bão dư luận. Nhưng tôi cho là tôi được bảo vệ không phải vì những người đó bảo vệ người thư ký của mình. Họ bảo vệ tôi vì họ hiểu được tấm lòng của tôi và ghi nhận tôi.
- Sau bao nhiêu năm theo đuổi con đường chính trị, giúp việc cho những chính khách lừng lẫy một thời, giờ “con người chính trị” của ông đã được nghỉ ngơi, còn “con người thi ca” thì tự do phát triển. Vừa làm thơ, vừa làm chính trị, ông nghĩ gì về sự cởi mở của các chính khách ngày ấy và bây giờ với tự do sáng tác, tự do văn chương?
- Cứ nhìn vào trường hợp của tôi thì có thể có câu trả lời. Dĩ nhiên thời đó, chẳng thể đòi hỏi ở họ sự cởi mở tuyệt đối, nhưng với những gì họ đã dành cho tôi trong những năm tháng đó, sau tập thơ gây tranh cãi đó, thì tôi hiểu họ chưa ủng hộ mạnh mẽ, nhưng đã chấp nhận những cái mới, đồng ý để những cái mới phát triển chứ không cấm đoán như thời kỳ trước.
Bây giờ lẽ đương nhiên văn học được phóng khoáng hơn, nhưng vẫn chưa được như kỳ vọng của nhiều người. Và tôi mong chờ sự tự do hơn nữa dành cho văn chương, để những nhà văn được sống đúng là mình, phản ánh đúng hiện thực xã hội, có như vậy mới hy vọng vào sự phát triển của văn học nước nhà trong tương lai.
- Là nhà thơ, ông có quan tâm đến Đại hội Hội Nhà văn vừa diễn ra không?
- Đại hội Hội Nhà văn nhiệm kỳ này diễn ra trong ba ngày, tôi đến chỉ có hai tiếng rồi về nhưng cảm nhận của tôi là không vui. Không vui vì nó không mang lại cho tôi niềm tin, ngay cả niềm hy vọng vào tương lai của Hội Nhà văn cũng như sự phát triển của văn học, tôi cũng không cảm nhận được. Cái mà tôi cảm thấy, là một tương lai bất định của nền văn học Việt Nam, trong hoàn cảnh cũng không mấy dễ dàng của đất nước.
- Điều gì khiến ông bi quan như thế?
- Bi quan vì các thành viên được bầu trong Ban Chấp hành Hội Nhà văn kỳ này nhiều tuổi quá, và cũng không mới nhiều. Và đó không chỉ là vấn đề của riêng Hội Nhà văn mà của cả đất nước này. Chúng ta đang vướng phải câu chuyện 3T: Chữ T đầu tiên là “Tâm”, chữ T thứ hai là “Tầm”, chữ T thứ 3 là “Tuổi”. Trong Ban chấp hành Hội Nhà văn khoá trước, người duy nhất dưới 50 tuổi là nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ (sinh năm 1966). Người nhiều tuổi nhất là nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn (sinh năm 1942). Năm nay nhà thơ Hữu Thỉnh đã 73 tuổi. Với việc trúng cử chức Chủ tịch lần 4 liên tiếp, ông Hữu Thỉnh sẽ làm Chủ tịch Hội Nhà văn cho đến năm 78 tuổi. Tôi thấy thế là già quá, phần nào hạn chế cho sự phát triển của văn học nước nhà.
Như ông Bí thư Nguyễn Sự của Hội An chưa đến tuổi về hưu và hết lòng được dân xứ Hội yêu thương, kính trọng, nhưng đã chủ động viết đơn xin nghỉ hưu sớm, bởi ông nhận thức được nếu “cây tre già” như ông cứ mãi ngồi đó, thì “măng non” sẽ không bao giờ mọc lên được. Tôi thấy ông ấy nghĩ đúng đấy.
Việc Ban Chấp hành Hội Nhà văn chủ yếu là những người cao tuổi cả khiến tôi buồn lắm. Nếu lớp già cứ ngồi đó, sẽ hạn chế sự phát triển của lớp trẻ - những người ở độ tuổi 30 - 45, đang ở độ chín, đang giàu sức sáng tạo, đầy tâm huyết, táo bạo và đầy đổi mới. Bao nhiêu trí thức kỳ cựu trên thế giới từng nói rồi: Thế giới này, thời đại này thuộc về thế hệ ấy. Cả thế giới đã nhận ra điều đó bao năm qua. Ở những quốc gia phát triển nhất, nhiệm kỳ tổng thống của họ cũng chỉ là hai nhiệm kỳ. Bởi họ hiểu, người làm lãnh đạo hai nhiệm kỳ đã cho hết những cái mà anh ta có thể cho rồi.
Tôi cũng buồn vì một nhẽ, nhìn đâu đó trong cơ cấu tổ chức của Hội Nhà văn có biểu hiện của những nhóm lợi ích, mà ở đó, họ nâng nhau lên, cùng nhau chia sẻ lợi ích và quyền lực, chứ không phải hoàn toàn vì sự phát triển chung của văn học.
Nền văn học của chúng ta bây giờ lẽ ra phải là một nền văn học đầy sức trẻ, một nền văn học của ngày mai, một nền văn học hướng đến tương lai, thì giờ đây đang cũ kỹ và nhiễu loạn hơn bao giờ hết, khi mà phần lớn chỉ quan tâm đến chuyện không đâu vào đâu, hơn là hướng tâm hồn mình vào việc sáng tác thi ca.
- Ông hình dung thế nào, nếu như sau Đại hội Hội Nhà văn khoá IX, một lớp nhà văn mới, trẻ hơn, giàu sức sáng tạo hơn, hiện đại hơn, trở thành những người lãnh đạo hội nhà văn?
- Nếu được, chắc chắn là hơn hầu hết những người đang lãnh đạo bây giờ. Họ sẽ thật hơn, thẳng thắn hơn, can đảm hơn với những gì đang diễn ra trong xã hội này. Nhưng nhìn vào kết quả cuộc bỏ phiếu là đã thấy chúng ta vẫn không có nhiều cơ hội cho lớp trẻ. Những người già bây giờ đang “dùng” lớp trẻ, nhưng chưa chịu đào tạo và phát huy khả năng của họ. Vì thế văn học Việt Nam lẹt đẹt và khủng hoảng như giai đoạn hiện nay thiết nghĩ cũng không có gì là lạ.
Đại hội Hội Nhà văn Việt Nam khóa IX.
Ảnh: Nguyễn Đình Toán
Nguyên Thảo (thực hiện)
- Phóng viên: Tôi được nghe kể rằng, năm 1970, NXB Văn học in tập thơ “Cửa mở” của Việt Phương. 5.300 bản đã bán hết trong 2 tuần sau khi phát hành. “Cửa mở” khi ấy thực sự đã gây một tiếng vang lớn, một sự chấn động lớn trong cả giới văn nghệ sĩ, giới chính trị và quần chúng nhân dân, vì 2 lý do: Tác giả của “Cửa mở” đã dám nghĩ, dám nói, dám viết những điều mà ở thời kỳ đó người ta cho là cấm kỵ; và quan trọng hơn, người dám viết những điều cấm kỵ ấy lại là người thư ký riêng vốn được Thủ tướng Phạm Văn Đồng tin yêu suốt mấy chục năm trời. Thưa nhà thơ Việt Phương, vì lẽ gì mà ông, một con người chính trị, lại sáng tác một tập thơ khiến con người chính trị của ông bị phiền toái đến thế?
- Nhà thơ Việt Phương: 19 tuổi tôi đã bước vào con đường chính trị. Tôi là thư ký cho anh Phạm Văn Đồng suốt từ năm 1947 đến khi anh Phạm Văn Đồng qua đời vào năm 2000. Nên trước hết tôi luôn là một người làm chính trị, một “con người chính trị” trước khi là một nhà thơ. Chịu ảnh hưởng từ người anh trai - nhà thơ Từ Quốc Hoàn nên tôi yêu thi ca từ nhỏ, nhưng phải đến năm 1954, tôi mới làm những bài thơ đầu tiên. 30 bài thơ trong tập thơ Cửa mở được tôi viết từ năm 1960 đến năm 1970, đặc biệt là giai đoạn nửa cuối những năm 1960. Với trên dưới 20 năm làm cách mạng, trải nghiệm với cuộc sống, tôi đã thấy cái gồ ghề, cái mặt đen, mặt đỏ, mặt tối mặt sáng của cuộc đời, và thấy “chất người trong ta cộng sản thêm chút nữa”.
Hồi đó ông Như Phong, Giám đốc NXB Văn học, một cán bộ lão thành cách mạng sát cánh bên đồng chí Trường Chinh, một con người được nhiều người nhận xét là rất có bản lĩnh, thường đến Câu lạc bộ Ba Đình để uống bia, nơi tôi thường đến đó để bơi và rèn luyện sức khỏe. Chúng tôi biết nhau và thân nhau khi thường xuyên gặp nhau ở Câu lạc bộ Ba Đình. Khi biết về những bài thơ của tôi, Như Phong lập tức đề nghị: “Đưa đây, đưa đây”… Ông ấy đọc hơn 100 bài thơ của tôi và khuyên tôi nên giữ lại một số bài, vừa là để “làm vốn”, sau này dùng tới, vừa là để tập thơ Cửa mở có thể ra đời, vì trong số 100 bài thơ đó, có nhiều bài mà Như Phong cho là “nặng” quá, nếu công bố hết, việc xuất bản Cửa mở sẽ gặp nhiều khó khăn. Sau khi lọc qua lọc lại, tập Cửa mở với 30 bài thơ đã ra đời.
Việc NXB Văn học đứng ra in tập thơ Cửa mở cho tôi vào thời điểm đó được coi là một hành động vô cùng can đảm của ông Như Phong, bởi bản thân Như Phong khi ấy hiểu rất rõ tập Cửa mở ra đời sẽ nhận được những luồng dư luận trái chiều vô cùng phức tạp. Sau này trong buổi thảo luận bàn về những vấn đề trong tập Cửa mở, ông ấy cũng là người bảo vệ tôi đến cùng.
Lần đầu tiên xuất bản Cửa mở, 5.300 cuốn đã bán hết trong hai tuần. Khi nhà thơ Huy Cận - một người bạn thân của tôi đến NXB để hỏi mua Cửa mở, thì NXB Văn học chỉ còn vài chục cuốn. Tôi vui vì nhiều người nhận xét, Cửa mở có nhiều cái mới mang tính đột phá, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thơ ca và ảnh hưởng cả đến nhận thức của xã hội trong hoàn cảnh xã hội hiện nay. Nhà thơ Trần Ninh Hồ khi đó đang ở trong bộ đội đã kể với tôi là có nhiều bộ đội chép tay cho nhau những bài thơ đó rồi truyền đi, mang trong hành trang vào Nam chiến đấu. Vì thế chỉ một thời gian sau, trong miền Nam đã xuất hiện bản chép tay những bài thơ in trong Cửa mở.
- Đó là những lời ngợi ca, nhưng tôi được biết, “Cửa mở” cũng gây ra cho ông rất nhiều sóng gió?
- Dĩ nhiên không phải ai cũng ủng hộ tôi như thế. Có một bộ phận công chúng, trong đó có cả giới trí thức, vũ trang lực lượng và tổ chức chính trị không chấp nhận được những vần thơ phá cách trong tư tưởng của nhà thơ. Có người nói tôi phản động, phản cách mạng, ngậm mực phun đen chế độ. Nhiều tin đồn được tung ra. Khi đó Đài BBC đọc lại một số bài trong Cửa mở và bình luận rằng thư ký của Thủ tướng Chính phủ Phạm Văn Đồng đã ra một tập thơ “phá phách” chế độ.
Có tin đồn có những bộ phận phản động chống Việt Nam ở nước ngoài cho tôi nhiều tiền trong tài khoản nằm ở các ngân hàng nước ngoài để tôi “làm loạn”. Cũng có tin tôi, dưới áp lực quần chúng, đã bị đưa đi lao động cải tạo, khiến tôi buộc phải trèo qua tường chạy vào Đại sứ quán Liên Xô xin cư trú chính trị.
Rồi có tin Cửa mở bị cấm lưu hành và bị thu hồi, nhưng thực chất chưa bao giờ có chuyện cấm và thu hồi cả.
Chỉ có chuyện này là đúng: Có những lời đề nghị đừng bày Cửa mở một cách công khai, “khiêu khích” trong thư viện lớn và trong văn phòng của các sở văn hóa tỉnh.
- Là thư ký của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, có mối quan hệ mật thiết với nhiều chính khách, trước khi tập thơ ra đời, ông có hỏi ý kiến Thủ tướng và những nhà chính trị mà ông quen biết?
- Hai người duy nhất trong giới chính trị mà tôi có giới thiệu tập thơ Cửa mở trước khi tập thơ chính thức được xuất bản là đồng chí Trường Chinh và nhà thơ Tố Hữu. Tôi không đưa thơ của tôi cho anh Phạm Văn Đồng đọc vì anh Đồng không làm thơ, dù tôi biết anh Đồng đã sống một cuộc đời “rất thơ” về nhân cách, về cách đối nhân xử thế. Anh Trường Chinh và anh Tố Hữu thì tôi có đưa, vì chúng tôi cùng làm thơ. Chúng tôi vẫn thường chia sẻ thơ ca với nhau như thế. Tôi coi việc đó như lời chia sẻ của những người bạn thơ, những người yêu thơ và thích làm thơ.
- Và họ đã phản ứng thế nào?
- Trước khi tập thơ Cửa mở ra đời, nhiều bài trong tập thơ được tôi chia sẻ với nhà thơ Tố Hữu. Lúc đầu nhà thơ Tố Hữu nói: “Thơ này có cái mới rõ ràng lắm, nhưng mình góp ý là Phương xuống dưới đất đi, Phương hay bay bổng trên những vùng trời xa lạ quá. Khi xuống đất rồi thì Phương vào cái “hàng ngày” đi, thì với cái mới như thế này, chất lượng sẽ còn hơn nhiều”. Nhưng sau có sức ép của dư luận, Tố Hữu không còn giữ được thái độ đó với tập thơ Cửa mở của tôi. Anh Tố Hữu đã có những lời phê bình về tập thơ của tôi trong một số hội nghị. Tuy nhiên tôi đón nhận điều đó một cách bình thản. Sau những rối rắm của Cửa mở, tôi và nhà thơ Tố Hữu vẫn trao đổi thơ phú với nhau. Không ít lần sau này Tố Hữu nói với tôi: “Anh in tập thơ mới đi, tôi sẽ viết lời tựa”. Nhưng tôi từ chối.
Anh Hoàng Trung Thông (khi đó là Vụ trưởng Vụ Huấn luyện của Ban Tuyên huấn Trung ương) là người rất thân với tôi. Hàng ngày chúng tôi vẫn gặp nhau ở Câu lạc bộ Ba Đình. Khi Cửa mở ra mắt, anh Hoàng Trung Thông có nói: “Giới văn nghệ rất hoan nghênh tập thơ của cậu. Bản thân mình cũng muốn viết một bài theo hướng tích cực cho tập Cửa mở”. Nhưng một tuần sau, Hoàng Trung Thông gặp tôi, vẻ mặt rất buồn, nói: “Không được Phương ạ, về chỗ chính trị có ý kiến cho rằng trong lúc này tập thơ của Phương có gây hại. Mình chẳng những không viết được một bài ủng hộ Phương mà thậm chí còn phải kí vào một bài có ý phê phán”. Cuối cùng Hoàng Trung Thông chính là người phải kí vào bài viết trong đó ít nhiều có phê phán tập thơ của tôi. Bài viết này đăng trên báo Nhân Dân, do một nhà văn miền Nam viết. Tuy có những chuyện đó, nhưng tôi và anh Hoàng Trung Thông đủ thân thiết để hiểu tấm lòng của nhau, nên sau này tôi chưa bao giờ cảm thấy buồn hay trách cứ về việc đó.
- Với việc tập thơ “Cửa mở” của ông bị cho là “phản động”, là “phá phách” chế độ, Thủ tướng Phạm Văn Đồng có bị ông làm ảnh hưởng?
- Làm thư ký riêng cho Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã khiến tôi mất đi rất nhiều cái riêng khác rồi, trong khi tôi lại là người ý thức rất rõ cái riêng của mình: tôi có tính riêng, cách riêng, ưu điểm riêng, khuyết điểm riêng, năng khiếu riêng, mong muốn riêng. Tôi đã phải đánh mất đi rất nhiều cái riêng để làm thư ký cho các nhà lãnh đạo của đất nước. Tôi vẫn nói điều này với anh Phạm Văn Đồng, anh Lê Duẩn, anh Nguyễn Duy Trinh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp, những người đặc biệt gần gũi với tôi. Vì thế tôi coi thơ ca nói chung và tập Cửa mở nói riêng là khoảng trời riêng của tôi, là nơi tôi được sống là mình nhất. Khi tôi ra tập thơ Cửa mở, tôi cũng không đưa cho anh Phạm Văn Đồng đọc trước, dù biết tập thơ ra đời sẽ có nhiều điều phức tạp. Nhiều người hỏi tôi về điều đó, tôi bảo tôi đã làm thư ký cho anh Phạm Văn Đồng bao nhiêu năm của đời tôi rồi, còn một khoảng riêng của tôi là thơ mà tôi lại tiếp tục làm “thư ký” đưa thơ cho thủ trưởng nữa thì tôi còn gì nữa.
Tôi biết sau đó rất nhiều phần tử xấu đã dựa vào sự kiện tập thơ Cửa mở ra đời để gây áp lực lên Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Thời điểm đó tôi đã làm thư ký cho anh Phạm Văn Đồng được 25 năm, tôi đã đi đến một quyết định là sẽ rời bỏ vị trí Thư ký riêng của Thủ tướng để đi tìm một công việc khác, để “cái riêng” của mình được tự do phát triển. Tôi nói với anh Đồng: Trong 5 năm trời, tôi sẽ không phát ngôn. Vì trong 5 năm đó, tôi nói cái gì, người ta cũng nghĩ tôi lấy từ thời gian dài giúp việc anh, trong văn phòng của anh. Sau 5 năm tôi sẽ lấy lại quyền phát ngôn của tôi. Nhưng Thủ tướng Phạm Văn Đồng chỉ đồng ý cho tôi chuyển từ Văn phòng Thủ tướng ra Văn phòng Chính phủ, chứ không được đi xa hơn. Anh Phạm Văn Đồng nói: “Phương đi xa hơn thì người ta sẽ nghĩ Phương bị kỷ luật, trong khi thực tế thì Phương không hề bị kỷ luật. Tôi cũng không thích Phương đi xa quá. Nên Phương hãy ngồi một chỗ ở trong văn phòng, và vẫn giúp việc cho tôi”.
- Dù sao ông cũng đâu phải một nhà thơ “bình thường”, bằng chứng là ông có 53 năm làm thư ký cho Thủ tướng Phạm Văn Đồng, hơn 10 năm giúp việc cho TBT Lê Duẩn. Thậm chí tôi nghe nói rằng có những lúc cả bốn nhà lãnh đạo là TBT Lê Duẩn, Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Phó Thủ tướng Nguyễn Duy Trinh và Thường trực Ban Bí thư - ông Lê Thanh Nghị đều tin cẩn và giao việc cho ông. Với thân thế chính trị như thế, chắc là ông phải được “che chở” phần nào?
- Có rất nhiều người thắc mắc về sự phản ứng của những nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước - những người rất gần gũi với tôi, như anh Phạm Văn Đồng, anh Lê Duẩn, sau khi tập thơ Cửa mở ra đời. Nhiều người suy đoán tôi đã chịu rất nhiều áp lực từ cấp trên của mình. Nhưng trái với những suy nghĩ đó, tôi lại nhận được sự ủng hộ rất lớn từ những con người đứng đầu đất nước như TBT Lê Duẩn và Thủ tướng Phạm Văn Đồng.
Tôi rất tâm đắc câu nói của vợ tôi - nhà giáo Tú Lan - về những người cấp trên mà tôi đã giúp việc cả đời: “Gần anh nhất là anh Tô, nghe anh nhất là anh Nguyễn Duy Trinh, tốt với anh nhất là anh Lê Duẩn”. Áp lực của tập thơ Cửa mở với tôi đã giảm đi rất nhiều, khi tôi nhận được sự ủng hộ của những con người này.
Sau khi Cửa mở ra đời, Ban Bí thư có diễn ra một cuộc họp. Nội dung cuộc họp đề cập đến nhiều vấn đề, nhưng trong đó có một vấn đề đưa ra là bàn về tập Cửa mở của Việt Phương”. Lúc đó TBT Lê Duẩn đang ở trong nước. Thường thì TBT Lê Duẩn luôn là người chủ trì các cuộc họp của Bộ Chính trị, nhưng ông không nhất định phải dự tất cả các cuộc họp của Ban Bí thư. Lần đó TBT Lê Duẩn không dự định dự cuộc họp Ban Bí thư, nhưng sau khi nghe nói có bàn về vấn đề Cửa mở, TBT Lê Duẩn đã đổi ý, quyết định đến dự. Vì buổi họp đó có họp về vấn đề của tôi, nên tôi không có mặt trong cuộc họp đó, nhưng một người khác cũng là thư ký của TBT Lê Duẩn là ông Đậu Ngọc Xuân sau này đã kể lại cho tôi tường tận về buổi họp đó, đặc biệt là về những ý kiến dành cho tôi và tập thơ Cửa mở.
Khi đến buổi họp, TBT Lê Duẩn đã dành 90% thời gian buổi họp để nói về văn học - nghệ thuật, về việc sáng tác của người nghệ sĩ, về sự tìm tòi cái mới, cái khó khăn của người làm nghệ thuật. Cuối cùng, khi bàn về tập thơ Cửa mở, TBT Lê Duẩn khẳng định 2 điều: “Trước hết Việt Phương là cán bộ tốt của Đảng. Thứ hai, tập thơ này không có vấn đề gì về mặt tư tưởng”. Câu nói này đã gỡ khó cho tôi rất nhiều.
Một trong những sự ủng hộ lớn nhất mà tôi nhận được khi đó chính là từ Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Trong lúc có rất nhiều lời đồn đại không hay về Cửa mở. Cơ quan Tuyên huấn của Bộ Quốc phòng có đến gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp và hỏi: “Bộ đội có lên tiếng phê phán không, khi có người nói, thơ Việt Phương đâm một dao vào sau lưng những chiến sĩ đang đứng ngoài mặt trận”. Khi đó Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói: “Quân đội hoàn toàn im, không nói gì về việc đó cả”.
Chuyện này được chính Đại tướng Võ Nguyên Giáp kể lại cho tôi nghe. Anh Giáp nói: Lúc này nếu tôi yêu cầu quân đội hay báo quân đội lên tiếng ủng hộ Cửa mở thì chưa được đâu Phương ạ, nhưng tôi đã nói “im hoàn toàn, không được nói gì cả”. Nhưng Phương yên tâm, thơ còn trong thời gian đấy Phương ạ, không sợ đâu”.
Năm 1988, tập thơ Cửa mở của tôi được tái bản, theo yêu cầu tha thiết từ độc giả, đã chứng minh điều Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói “thơ còn trong thời gian đấy” - là đúng. Và tập thơ đã được tái bản năm đó và tái bản nhiều lần sau này, như một lời khẳng định sự ủng hộ của đông đảo quần chúng dành cho tập thơ.
Một người bạn nói với tôi: “May mà ông là cái nồi, nhưng là cái nồi đồng chứ không phải cái nồi đất. Người ta đập vào cái nồi đồng, chỉ méo mó một chút thôi, chứ nếu ông là cái nồi đất, thì người ta đập tan ông ra rồi” - ý người bạn đó nói tôi được nhiều người bảo vệ, ủng hộ, che chở, nên mới hoàn toàn “bình an vô sự” sau những phát ngôn quá phá cách của mình trong Cửa mở. Tôi cũng biết là tôi được bảo vệ. Sự giúp đỡ của những con người đó dành cho tôi giúp tôi như được ở trong một cái áo giáp trước cơn bão dư luận. Nhưng tôi cho là tôi được bảo vệ không phải vì những người đó bảo vệ người thư ký của mình. Họ bảo vệ tôi vì họ hiểu được tấm lòng của tôi và ghi nhận tôi.
- Sau bao nhiêu năm theo đuổi con đường chính trị, giúp việc cho những chính khách lừng lẫy một thời, giờ “con người chính trị” của ông đã được nghỉ ngơi, còn “con người thi ca” thì tự do phát triển. Vừa làm thơ, vừa làm chính trị, ông nghĩ gì về sự cởi mở của các chính khách ngày ấy và bây giờ với tự do sáng tác, tự do văn chương?
- Cứ nhìn vào trường hợp của tôi thì có thể có câu trả lời. Dĩ nhiên thời đó, chẳng thể đòi hỏi ở họ sự cởi mở tuyệt đối, nhưng với những gì họ đã dành cho tôi trong những năm tháng đó, sau tập thơ gây tranh cãi đó, thì tôi hiểu họ chưa ủng hộ mạnh mẽ, nhưng đã chấp nhận những cái mới, đồng ý để những cái mới phát triển chứ không cấm đoán như thời kỳ trước.
Bây giờ lẽ đương nhiên văn học được phóng khoáng hơn, nhưng vẫn chưa được như kỳ vọng của nhiều người. Và tôi mong chờ sự tự do hơn nữa dành cho văn chương, để những nhà văn được sống đúng là mình, phản ánh đúng hiện thực xã hội, có như vậy mới hy vọng vào sự phát triển của văn học nước nhà trong tương lai.
- Là nhà thơ, ông có quan tâm đến Đại hội Hội Nhà văn vừa diễn ra không?
- Đại hội Hội Nhà văn nhiệm kỳ này diễn ra trong ba ngày, tôi đến chỉ có hai tiếng rồi về nhưng cảm nhận của tôi là không vui. Không vui vì nó không mang lại cho tôi niềm tin, ngay cả niềm hy vọng vào tương lai của Hội Nhà văn cũng như sự phát triển của văn học, tôi cũng không cảm nhận được. Cái mà tôi cảm thấy, là một tương lai bất định của nền văn học Việt Nam, trong hoàn cảnh cũng không mấy dễ dàng của đất nước.
- Điều gì khiến ông bi quan như thế?
- Bi quan vì các thành viên được bầu trong Ban Chấp hành Hội Nhà văn kỳ này nhiều tuổi quá, và cũng không mới nhiều. Và đó không chỉ là vấn đề của riêng Hội Nhà văn mà của cả đất nước này. Chúng ta đang vướng phải câu chuyện 3T: Chữ T đầu tiên là “Tâm”, chữ T thứ hai là “Tầm”, chữ T thứ 3 là “Tuổi”. Trong Ban chấp hành Hội Nhà văn khoá trước, người duy nhất dưới 50 tuổi là nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ (sinh năm 1966). Người nhiều tuổi nhất là nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn (sinh năm 1942). Năm nay nhà thơ Hữu Thỉnh đã 73 tuổi. Với việc trúng cử chức Chủ tịch lần 4 liên tiếp, ông Hữu Thỉnh sẽ làm Chủ tịch Hội Nhà văn cho đến năm 78 tuổi. Tôi thấy thế là già quá, phần nào hạn chế cho sự phát triển của văn học nước nhà.
Như ông Bí thư Nguyễn Sự của Hội An chưa đến tuổi về hưu và hết lòng được dân xứ Hội yêu thương, kính trọng, nhưng đã chủ động viết đơn xin nghỉ hưu sớm, bởi ông nhận thức được nếu “cây tre già” như ông cứ mãi ngồi đó, thì “măng non” sẽ không bao giờ mọc lên được. Tôi thấy ông ấy nghĩ đúng đấy.
Việc Ban Chấp hành Hội Nhà văn chủ yếu là những người cao tuổi cả khiến tôi buồn lắm. Nếu lớp già cứ ngồi đó, sẽ hạn chế sự phát triển của lớp trẻ - những người ở độ tuổi 30 - 45, đang ở độ chín, đang giàu sức sáng tạo, đầy tâm huyết, táo bạo và đầy đổi mới. Bao nhiêu trí thức kỳ cựu trên thế giới từng nói rồi: Thế giới này, thời đại này thuộc về thế hệ ấy. Cả thế giới đã nhận ra điều đó bao năm qua. Ở những quốc gia phát triển nhất, nhiệm kỳ tổng thống của họ cũng chỉ là hai nhiệm kỳ. Bởi họ hiểu, người làm lãnh đạo hai nhiệm kỳ đã cho hết những cái mà anh ta có thể cho rồi.
Tôi cũng buồn vì một nhẽ, nhìn đâu đó trong cơ cấu tổ chức của Hội Nhà văn có biểu hiện của những nhóm lợi ích, mà ở đó, họ nâng nhau lên, cùng nhau chia sẻ lợi ích và quyền lực, chứ không phải hoàn toàn vì sự phát triển chung của văn học.
Nền văn học của chúng ta bây giờ lẽ ra phải là một nền văn học đầy sức trẻ, một nền văn học của ngày mai, một nền văn học hướng đến tương lai, thì giờ đây đang cũ kỹ và nhiễu loạn hơn bao giờ hết, khi mà phần lớn chỉ quan tâm đến chuyện không đâu vào đâu, hơn là hướng tâm hồn mình vào việc sáng tác thi ca.
- Ông hình dung thế nào, nếu như sau Đại hội Hội Nhà văn khoá IX, một lớp nhà văn mới, trẻ hơn, giàu sức sáng tạo hơn, hiện đại hơn, trở thành những người lãnh đạo hội nhà văn?
- Nếu được, chắc chắn là hơn hầu hết những người đang lãnh đạo bây giờ. Họ sẽ thật hơn, thẳng thắn hơn, can đảm hơn với những gì đang diễn ra trong xã hội này. Nhưng nhìn vào kết quả cuộc bỏ phiếu là đã thấy chúng ta vẫn không có nhiều cơ hội cho lớp trẻ. Những người già bây giờ đang “dùng” lớp trẻ, nhưng chưa chịu đào tạo và phát huy khả năng của họ. Vì thế văn học Việt Nam lẹt đẹt và khủng hoảng như giai đoạn hiện nay thiết nghĩ cũng không có gì là lạ.
Đại hội Hội Nhà văn Việt Nam khóa IX.
Ảnh: Nguyễn Đình Toán
Nguyên Thảo (thực hiện)
http://antgct.cand.com.vn/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét