Những năm đầu thập niên 80 tôi thường đi miền Tây, hầu như tuần nào cũng một hai chuyến. Thời đó xe cộ còn khó khăn lắm, và cả thủ tục hành chánh nữa; muốn đi ra khỏi nơi cư trú thì phải có giấy phép đi đường mới có thể mua được vé và đăng ký tạm trú ở nơi đến. Tôi làm hợp đồng khâu phát hành cho một tờ báo ở Sài Gòn nên được cấp giấy. Công việc của tôi là nhận khoảng 1000 tờ báo ở toà soạn, rồi mang về phân phối lại cho các cơ quan và sạp báo ở các tỉnh bán lẻ. Các tỉnh ở miền Tây là nơi tôi thường chọn để đi, thường thì Cần Thơ, Mỹ Tho, Bạc Liêu... Thời đó những chiếc cầu Mỹ Thuận, Cần Thơ chưa có, để qua sông chỉ có thể đi bằng phà. Chuyến nào tôi cũng phải qua ít nhất là một chuyến phà Mỹ Thuận, hay hai, ba chuyến, như phà Cần Thơ, phà Vàm Cống. Người miền Tây thường không gọi là phà, mà gọi là bắc.
Vì sao người ta gọi con tàu chở khách sang sông là phà hay là bắc? Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì:
Những chuyến qua sông của tôi quá nhiều. Về sau, ký ức không níu giữ được mấy, tôi không còn nhớ được chi tiết của từng chuyến đi, chỉ đọng lại những hình ảnh người hàng rong rao bán xô bồ, xe đò sắp hàng dài chờ chuyến, mưa mịt mùng trên con sông rộng, những chồng báo nặng và bộ đồ ướt lèm nhèm trên người, mùi khai nồng của nước tiểu... Và có lần, một xác người trần truồng, mất đầu, nằm sấp, nhìn thoáng qua không biết là nam hay nữ, trôi bập bềnh rồi tấp vào cạnh bên chân phà. Người ta bảo cái xác nổi lên từ trưa, bấy giờ đã xế chiều. Những người đứng trên phà chốc chốc lại lấy cây sào dài cố đẩy ra, nhưng nó giạt ra rồi lại tấp vào như thể không muốn rời bỏ cái đám nhân quần từng là đồng loại. Vậy đó, tôi chỉ nhớ toàn những hình ảnh tồi tệ như vậy, nhưng cảm xúc của một thời trai trẻ thì cứ bám chặt vào ký ức.
Mấy mươi năm sau, lần lượt cầu Mỹ Thuận, cầu Cần Thơ được xây lên hoành tráng và tiện lợi, có khi lòng tôi nổi cơn sến, lại tự hỏi người ta mang những chiếc phà này đi đâu rồi, và những người sống nhờ vào chúng cũng đã ra sao.
Tôi đọc được trên mạng những bài thơ có tứ nói về những lần thi sĩ qua sông, thường là những chiều, hay đêm, hiu hắt trong thời chiến. Mà ngộ, theo những gì tôi đọc được, thì có sự trùng hợp là có ít nhất ba nhà thơ của miền Nam cùng viết về một không gian: bắc Vàm Cống; gần như cùng một thời điểm trong ngày: hai bài vào buổi đêm và một bài vào buổi chiều sập soạng; cùng một tâm cảnh: thân phận con người nhỏ nhoi trước sông nước và trước thời gian; cùng một thời điểm tàn khốc của lịch sử: thời chiến; cùng chút hơi rượu chạnh lòng giang hồ nhưng ngang tàng và bi phẫn: tuổi trẻ. Họ là các nhà thơ Tô Thùy Yên, Cao Thoại Châu và Huy Văn.
Tò mò, tôi tìm trên google về địa danh “bắc Vàm Cống” thì có những thông tin như sau:
Tôi ghi lại dưới đây những bài thơ của thời chinh chiến.
tôi đi xuống Lục Tỉnh
đã đôi lần nhầm lẫn
tôi châm điếu thuốc nữa
nước tách nguồn về biển
Tô Thùy Yên
ĐÊM QUA BẮC VÀM CỐNG
Lại hứng của trời ngọn gió sông mát rượi
Người đàn ông mù và con chó tinh khôn
Hàng quán bên này bên kia rất khác
Chiếc phà chở những lòng đời nặng lắm
Qua Vàm Cống nhớ “Phong Kiều dạ bạc”
Buồn và cũng giận thời gian
Cao Thoại Châu
CHIỀU QUA BẮC VÀM CỐNG
Chiều qua sông thoáng buồn se sắt
Ta qua sông. Thì đang qua sông!
Con đò đẩy ngược để thả xuôi
Đường ra mặt trận vùng châu thổ
Tuổi trẻ thở dài vì chinh chiến
Huy Văn
Bài viết lan man này lẽ ra ngừng ở đây, nhưng không dưng tôi còn muốn thêm một đoạn, một bài thơ nữa, cũng về bến, bến đò; nhưng tâm tình và hoàn cảnh của nó thì khác, ở một thời đoạn khác: thời bình.
Chiều qua bến đò ngang
Cô bé hát
Mấy mươi năm rồi người con gái qua sông
Chiều rây rây những bụi mưa êm
Đinh Trầm Ca
Rồi lại nhớ có lần Võ Quốc Linh đọc cho nghe hai câu lục bát mênh mang, buồn và đẹp, mà không nhớ là của ai:
Lang thang trong vạn hồn chiều
Nghe mùa gãy đổ dưới nhiều bến sông
Thơ của ai vậy Linh? Ừ, có khi lẩn thẩn vậy đó, những bến sông và những phận người!
SG, 07/03/2012
tienve.org
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét