Thứ Bảy, 26 tháng 10, 2013

THƠ XUÔI của CHARLES BAUDELAIRE

              Để tỏ lòng tri ân Baudelaire như chúng ta biết qua những bài thơ lừng danh của ông, trong số đó có ’Les Fleur du Mal / Tàn Hoa’ là tập thơ lớn đánh dấu đời ông, ông thành danh từ đó và Paris nhìn ông là một nhà thơ hào phóng với một tâm hồn kỳ bí. Baudelaire có nhiều thứ quan trọng hơn là cái vẻ bề ngoài của một con người hào hoa phong nhã với một thái độ phóng khoáng của người sành điệu ’ăn chơi’; một tinh thần kinh hải và mê sản trong ông. Bauderlaire là nhà thơ hiện đại / modern-poet đầu tiên. Hiện đại ở đây không phải vì hào hoa phong nhã nhưng bởi cái chất siêu lý của cái bất cần đời trong thế giới của riêng ông. Ông cho rằng nghệ thuật hiện đại chứa đựng một cái gì thẩm tích trong thơ, một hồn thơ cá biệt, một khát vọng hướng tới vô biên. Ông là người làm sáng trào lưu lãng mạn bằng một cảm nhận đặc biệt – une manière de sentir. Thí dụ Delacroix, Poe và Wagner quả quyết thần trí của Baudelaire thường qui vào thể thức thơ hiện đại của sầu bi và hoài cố, ông bỏ công tìm kiếm những yếu tố về cách tượng hình chữ nghĩa, một trí tưởng về gieo chữ (hieroglyph) và một thứ nghệ thuật biểu trưng; mất cả thời gian khá lâu mới tìm thấy chân lý siêu thoát và từ đó coi như lối phá cách trong thơ của ông.
’Nỗi Sầu Ba-Lê / Le Spleen de Paris’ là tuyển tập thơ xuôi (prose poems) hay đây là những mẫu chuyện nhỏ; một sáng tạo cho phong cách mới của thi ca; đặc biệt ở Pháp. Và; được coi như thông điệp chính trong giòng thơ xuôi, một trích dẫn về cuộc đời hoặc do từ trí tưởng làm nên. Baudelaire cho đó là thể thơ trong sáng và bao hàm cho hồn thơ. Mỗi một câu thơ xuôi tự nó đã nói lên trọn ý, một tổng hợp toàn diện.Tập thơ: ’Nỗi Sầu Ba-Lê’ Baudelaire viết theo dạng thơ xuôi: ’Le Vieux Saltimbanque’ như lập ra một cái gì tương tợ giữa ông già hề và những tình thư của người lớn tuổi mà người đời đã ca ngợi như danh vọng của ông. ’La Corde’ nhấn mạnh đến một sự tàn bạo, một sợi dây căn thẳng được mô tả trọn vẹn cảnh đời đang sống giữa thành hoa lệ. Con người Baudelaire là con người trầm mặc với lòng trắc ẩn cho thân phận nghèo hèn, cảnh khổ của đời ông và lòng thương hại như hạ nhục đời ông; tất cả được phơi bày qua ’Le Joujou du Pauvre’ một thứ đồ chơi của trẻ nghèo. Baudelair dựng nên 3 bài ’Thơ-Xuôi’ trong cùng một cảm thức nhưng để lại một tri nhận sâu lắng trong tâm hồn nhà thơ và có thể xem đây là lời biện minh hoặc là một lời văn ngụ ý nói lên một sự thực của luân lý, đạo đức.
Chọn một trong ba bài thơ xuôi tượng trưng dưới đây của Baudelaire. Đó là bài :

              ‘Đồ Chơi của Trẻ Nghèo / Le Joujou du Pauvre / The Poor Boy’s Toy’

‘Tôi muốn chuyển cái ý nghĩ ngây thơ như chia sẻ nỗi sầu ai. Có một vài niềm vui chẳng đáng là gì. Mỗi khi ra khỏi nhà vào buồi sáng mờ sương vững tâm thả bộ qua những con đường dưới phố, túi quần bạn chứa đầy những thứ thừa thải, nhỏ nhặt rẽ tiền, thật như là con rối điều khiển bằng một sợi dây đu đưa, anh thợ rèn thì nổi bật cái đe, người cởi ngựa thì bộ đuôi ve vẩy như tiếng huýt còi – những thứ đó đưa tới một thờ ơ hửng hờ và thương thay những đứa bé mà bạn gặp trước tiệm ăn, nơi đây chúng tựa vào hàng cây bên đường. Bạn sẽ thấy đôi mắt của chúng mở lớn một cách sửng sờ quá đổi. Chúng đâu dám đụng đến một thứ gì. Chúng chẳng tin vào dịp may nào khác hơn. Rồi đôi tay của chúng sẽ vồ chụp như món quà khao khát, và ; chúng sẽ cắm đầu chạy như những con mèo khi người ta quẳng vào chúng những thứ cơm thừa cá cặn rồi quảy lưng đi. Những đứa trẻ này học được cái giả dối của con người.
Trên đường, phiá sau cái cổng sắt của khu vườn rộng lớn ở cuối sân vườn bạn sẽ bắt gặp một màu sáng chói của một lâu đài nguy nga dưới ánh mặt trời, ở đó có một bộ mặt tươi sáng của đứa bé, ăn vận áo quần thô sơ mà lại có vô số thứ kỳ cục.
Từ cái chỗ để tâm tới xa hoa lộng lẫy, tự do chủ nghĩa và thói tính khoe khoang giàu sang phú qúi tạo cho mấy con trẻ thêm lòng ham mê ; đó là điều làm cho bạn có thể tin tưởng ở nơi chúng và từ đó sanh ra bản chất khác biệt làm cho bọn trẻ không nhận biết hay phân biệt ở tầng lớp giàu nghèo.
Bên cạnh đứa trẻ đặc trên cỏ một món đồ chơi tuyệt hảo, đẹp quá như chiếm cứ, như hòa nhập, như mạ vàng, mặc lên trong đó chiếc váy tím hồng, và bao bọc với cành hoa mận, cành hoa súng. Nhưng rồi đứa trẻ không còn chú ý gì đến món đồ chơi thích thú của hắn. Và ; đây là những gì mà hắn đã nhận ra :
Cạnh bên của cái cổng sắt, trên con đường, giữa bụi cây gai và bụi tầm gởi, có những đám trẻ khác, bẩn thỉu, gầy đét, nhem nhúa, trong đó có một đứa con chửa-hoang của ai đó đẹp nếu có con mắt vô tư có thể khám phá như người có mắt sành sỏi thì ước chừng có ý niệm vẽ lên tranh dưới một thân thể hòa nhập; thời đó là một đứa trẻ sạch sẻ đẩy lùi cái bóng mờ của nghèo khổ.
Bởi do từ biểu hiện cách trở, phân chia ra hai thế giới, một kẻ bên lề và một người trong cung cấm, con nhà khó khoe cái đồ chơi của mình như con nhà giàu có, người ta thẩm xét cái lòng ham muốn nếu như vật đó hiếm có và lạ lùng. Giờ đây, món đồ chơi này là miếng giẻ rách rưới đã gây nên bực tức, rung rinh trước sau cái hộp dây thép ; thì đó là con chuột sống được ! Cha mẹ hắn ; không ngại lợi ích đời sống, thì món đồ chơi đó có từ chính cuộc đời của nó.

Nếu như hai đứa trẻ coi nhau như anh em cùng cười nhạo báng vào đứa trẻ bất hạnh khác thì chúng chỉ lộ ra cái răng gần như không mấy trắng.

(Phỏng dịch Việt ngữ : võcôngliêm)
                                                                         
                                                                        ***

(Bản Pháp Ngữ)
                                                      LE JOUJOU DU PAUVRE

     Je veux donner l’idée d’un divertissement innocent. Il y a si peu d’amusements qui ne soient pas coupables !
Quand vous sortirez le matin avec l’intention décidée de flâner sur les grandes routes, remplissez vos poches de petites inventions à un sol –tel que le polichinelle plat, mu par un seul fil, les forgerons qui battent l’enclume, le cavalier et son cheval dont la queue est un sifflet, et le long des cabarets, au pied des arbres, fait-en hommage aux enfants in connus et pauvres que vous rencontrerez.
Vous verrez leurs yeux s’agrandir démesurément. D’abord il n’oseront pas prendre ; ils douteront de leur bonheur. Puis leurs mains agripperont vivement le cadeau, et ils s’enfuiront comme font les chats qui vont manger loin de vous le morceau que vous leur avez donné, ayant appris à se défier de l’homme.
Sur une route, derrière la grille d’un vaste jardin, au bout duquel apparaissait la blancheur d’un joli château frappé par le soleil, se tenait un enfant beau et frais, habillé de ces vêtements de campagne si pleins de coquetterie.

     Le luxe, l’insouciance et le spectacle habituel de la richese rendent ces enfants-là si jolis, qu’on les croirait faits d’une autre pâte que les enfants de la médiocrité ou de la pauvreté.
A côté de lui, gisait sur l’herbe un joujou splendide, aussi frais que son maitre, verni, doré, vêtu d’une robe pourpre, et couvert de plumets et de verroteries. Mais l’enfant ne s’occupait pas de son joujou préféré, et voici ce qu’il regardait :
De l’autre côté de la grille, sur la route, entre les chardons et les orties, il y avait un autre enfant, sale, chétif, fuligineux, un de ces marmots-parias dont un œil impartial découvrirait la beauté, si, comme l’œil du connaisseur devine une peinture idéale sous un vernis de carrossier, il le nettoyait de la répugnante patine de la misère.
      A travers ces barreaux symboliques séparant deux mondes, la grande route et le château, l’enfant pauvre montrait à l’enfant riche son propre joujou, que celui-ci examinait avidement comme un objet rare et inconnu. Or, ce joujou, que le petit souillon agacait, agitait et secouait dans une boite grillée, c’était un rat vivant ! Les parents ; par économie sans doute, avaient tiré le joujou de la vie elle-même.

      Et les deux enfants se riaient l’un à l’autre fraternellement, avec des dents d’une égale blancheur.
(Le Spleen De Paris / Spleen Of Paris by Charles Baudelaire)

VÕ CÔNG LIÊM (ca.ab.trăngđầy.10/2013)
TÌM ĐỌC THÊM : ‘Baudelaire (I)’của vcl trên các mạng báo và báo giấy hoặc email để có những bài đọc khác.
TRANH VẼ : ‘Dê Xồm . 1943  / Goat-Man . 1943’Trên giấy bià cứng. Khổ 12’X16’. Acrylics+Mixed. 1013vcl.
   
 

Không có nhận xét nào: