Từ Hoài Tấn
GIÓ BỤI
MIỀN NAM
Năm 78 về
bưng
Mang theo ghe hai tấn
Tay chèo lái đã từng
Một
mình trong đêm vắng
Đêm trên Vàm Cỏ
Đông
Trăng thượng
tuần treo cổ
Giọng
ngàn lau réo gọi
Khúc thương
hồ miên man
Đi thì đi – ừ
đi
Kịp
triều con nước đợi
Nay gặp
bữa mùng mười
Nước
ròng cho đến tối
Buôn bán vài thiên bàng
Lời
dăm ba mươi ngàn
Ba con cùng cô vợ
Nhà nhỏ
gọn một gian
Có khi ghe trôi dòng
Bến bờ đâu ghé tắp
Nước lớn hay nước ròng
Đất trời trong chiếc nóp
Có khi mạn
đàm cùng
Với
vài ba con cá
Bi đông rượu
còn không
Tình sông hồ
chưa đã
Đôi khi có đôi khi
Muốn
buồn dăm ba phút
Thơ thẩn buổi xuân thì
Lệ
thèm khơi mấy giọt
Ôi miền
Nam miền Nam
Hào khí ngất
trời xanh
Ta đường
vui gió bụi
Mười
năm lại mười năm
Tóc râu vài sợi
bạc
Cô vợ
còn trẻ măng
Khi về
cười lại khóc
Hỏi:
Đi không nhớ
nhà chăng?
1990
(TNO) Bến Bình Đông (TP.HCM) trong những ngày giáp tết nhộn nhịp hẳn ra, kẻ buôn người bán không ngơi nghỉ. Trên bờ, người mua hoa rộn ràng dạo phố, dưới sông, kẻ bán hoa tự tại ung dung.
Chủ ghe, chủ hàng làm bạn 10 ngày tết cũng coi như là tri kỷ
|
Nhìn về phía con kênh, những chiếc ghe chở hoa, kiểng neo san sát
nhau, kéo dài cả cây số. Hoa, kiểng còn đầy ghe đang nằm chờ người tới
mua. Những người buôn kiểng tranh thủ lên bờ tính chuyện mối lái, còn
chủ ghe ở lại trông coi ghe thuyền. Những ngày cận tết thế này, chủ ghe
đảm nhận luôn "công việc hậu phương" ở chợ tết.
Mặc cho không khí náo nhiệt phía trên, bên dưới lòng con kênh Tàu
Hủ là một thế giới hoàn toàn khác. Một không gian quê giữa phố thị Sài
thành.
|
Nhấp vội chén trà nóng, hai người đàn ông “tri kỷ tạm thời” trong
mùa tết ngồi với nhau bàn chuyện tâm giao. Họ nhắc lại những tháng năm
lênh đênh đón giao thừa trên ghe với niềm vui sướng khôn tả.
Gắn bó vừa đầy tuần lễ, ông Phạm Văn Thử, chủ ghe, và ông Trần Văn Vũ, người buôn kiểng, cứ như anh em một nhà.
Nghiệp thương hồ
Lênh đênh trên thuyền chở mai từ vùng quê Chợ Lách, Bến Tre lên bến
Bình Đông để bán tết (từ 19 tháng Chạp), cũng là lần đầu hai người cùng
chung “chuyến đò”, ăn chung, ngủ chung trong mười ngày cận tết.
Ông Vũ kể về những chuyến buôn hàng tết như mọi năm mà ông vẫn đi. Ông gắn bó với nghề buôn mai này là cha truyền con nối ở làng hoa Cái Mơn.
Có thâm niên buôn bán từ thời trai trẻ, hơn 20 năm trong nghề, năm nào
ông Vũ cũng “đánh hàng” về các con đường trung tâm thành phố để bán tết.
Năm nay ông quyết định mang mai về bến Bình Đông cho thay đổi phong
thủy một chút.
Những năm đầu ngơ ngác lên chốn Sài Thành, bị lừa mất hàng cộng với
việc bị ăn cấp tràn lan, không ổn định làm ông Vũ thất thu trong những
ngày tết. Vài năm sau này, “tinh ranh” hơn một chút đối với bọn gian lận
trộm cắp, mai nở đẹp hơn một chút, thế là buôn bán suôn sẻ, có lời
trong năm đó.
|
Năm nào buôn bán được nhiều, đồng vốn cao, ông thấy thoải mái hơn.
Những đêm 30 bán gần hết mai cả chủ ghe với chủ hàng coi như bớt đi chút
gánh nặng. Ghe chạy “bon bon” hơn, người lâng lâng hơn.
Nếu năm nào bán chậm, mai tết còn nhiều, thì qua tết hơi vất vả chút. Lòng người giống như đang đè nặng thêm con thuyền.
Nhắc kỷ niệm xưa, ông Vũ lôi ra một đống ký ức về tết, nhưng ông
nhớ nhất là những đêm giao thừa vài chục năm trước.“Ngày xưa, lúc tôi
còn bán mai ở đường Nguyễn Huệ thì tối đêm 30 tụi tui đón giao thừa trên
ghe luôn. Cái thời mà còn đốt pháo, ghe nào cũng vậy vừa bán xong mỗi
ghe treo cây sào lên thẳng đứng rồi treo phong pháo lên đốt chừng nào nó
nổ hết rồi nhìn xuống ghe thấy toàn xác pháo. Cái thời giao thừa đó vui
lắm”.
Niềm vui trên bến, dưới thuyền
Góp chút câu chuyện kỷ niệm cũ, ông Thử cũng xen vào: “Mỗi lần tết
là từ ngày 22, 30 âm lịch pháo nổ trên ghe ngợp trời cho đến tết luôn,
nghĩ lại mà thấy vui”.
Không để chuyện đứt mạch, ông Thử phân trần nhiều chuyện đời thương
hồ nay đây mai đó của ông. Tính đến thời điểm này ông Thử cũng đã hơn
25 năm trong nghề.
Theo cái nghiệp sông nước từ năm 15 tuổi, lúc đó ông Thử chỉ đi làm
thuê cho người khác. Sau này có chút vốn lận lưng, ông quyết định làm
chủ một chiếc ghe riêng. Ông coi đó là ngôi nhà thứ hai của mình, cùng
nó làm bạn với sông nước, lênh đênh chở thuê khắp các tỉnh miền Tây,
miền Đông Nam bộ.
Những chiếc thuyền chở hoa tết cập cảng sông Phú Định (phường 6, quận 8, TP.HCM) từ các tỉnh miền Tây
|
Gắn bó cùng chiếc ghe cũng đã lâu, chuyện buồn thì ít mà chuyện vui
thì nhiều. Ông Thử nói: “Vui lắm chứ đâu có gì mà buồn, ghe đi toàn cập
bến chợ. Người đông nườm nượp lấy gì mà buồn”.
Nhiều năm trước ông quyết định đón tết ở nhà, không nay đây mai đó
trong tết nữa. Thế nhưng ông không thể thiếu được cái không khí náo
nhiệt của chợ tết. Thế là ông quyết định nhổ neo, nổ máy tiếp tục lênh
đênh.
“Sống nghề sông nước
chỉ ở quanh năm trên chiếc ghe này tôi đã quen rồi. Với đi bán vầy cũng
ghiền, ở nhà không chịu được. Riết rồi ghiền bạn, ghiền bến, ghiền chợ
không bỏ được”.
Những đêm 30 lúc chủ hàng buôn bán khấm khá, ghe trống trải, chạy
ghe về mà ông Thử thấy vui cho chủ hàng. Con thuyền vì thế cũng băng
băng lướt sóng đó giao thừa trên ghe cùng với chén rượu, con gà cúng năm
mới.
Càng về đêm, sương càng nặng hạt. Câu chuyện thương hồ có lẽ còn
lâu mới kết thúc. Tôi đành tạm biệt về nhà, không quên kèm lời chúc hai
"ông bạn thương hồ " năm mới đầy may mắn.
Ở chính chỗ này, nơi mỗi độ xuân về, người ta hay nhắc đến cái tên bến Phú Định “trên bến dưới thuyền”.
Phạm Hữu
thanhnien online
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét