Nhà văn Võ Phiến đã qua đời vào lúc 7
giờ tối ngày 28 tháng Chín, 2015, tại Advanced Rehab Center of Tustin, Santa Ana, thọ 90 tuổi.
Nhà văn Võ Phiến.
Gia đình cho biết thi hài nhà văn Võ Phiến sẽ được quàn tại Peek
Family, chương trình tang lễ sẽ được thông báo sau
Tiểu
sử và Văn Nghiệp
Võ Phiến tên thật là Đoàn Thế Nhơn, bút hiệu khác: Tràng Thiên. Ông sinh ngày 20/10/1925 tại làng Trà Bình, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định. Cha là Đoàn Thế Cần làm giáo học, mẹ là Ngô Thị Cương. Võ Phiến có người em ruột là Đoàn Thế Hối, sinh năm 1932, sau này ra Bắc tập kết, cũng là nhà văn bút hiệu Lê Vĩnh Hoà. Khoảng 1933, cha mẹ xuống Rạch Giá lập nghiệp đem Đoàn Thế Hối theo; Võ Phiến ở lại Bình Định, sống với bà nội, học trường làng, trung học ở Quy Nhơn. 1942 ra Huế học trường Thuận Hóa và bắt đầu viết văn. Bài tùy bút đầu tiên tựa đề Những đêm đông viết năm 1943 đăng trên báo Trung Bắc Chủ Nhật, ký tên Đắc Lang.
1945, Võ Phiến gia nhập bộ đội trong
một thời gian ngắn, sang 1946 ra Hà Nội học trường Văn Lang; đến tháng 12/1946,
trở về Bình Định tham gia kháng chiến, sang năm 1947 về làm thuế quan tại Gò
Bồi. Năm 1948, ông kết hôn với cô Võ Thị Viễn Phố (Võ Phiến là Viễn Phố nói
lái) và ông dạy học ở trường trung học bình dân Liên Khu V. Cuối năm 1954, ông
ra Huế làm việc tại Nha Thông Tin ít lâu rồi xin chuyển vào Quy Nhơn, tại đây
ông tự xuất bản hai tác phẩm đầu Chữ tình (1956) và Người tù (1957), gửi bài
đăng trên hai tạp chí Sáng Tạo và Bách Khoa. Từ tác phẩm thứ ba Mưa đêm cuối
năm (in năm 1958, tại Sàigòn), Võ Phiến bắt đầu nổi tiếng, ông xin đổi vào làm
việc tại Sài Gòn, cộng tác thường xuyên với các báo Sáng Tạo, Thế Kỷ 20, Văn,
Khởi Hành, Mai, Tân Văn... và trở thành một trong những cây bút chính của tờ
Bách Khoa, cùng với Nguyễn Hiến Lê, Vũ Hạnh v.v... 1962, Võ Phiến lập nhà xuất
bản Thời Mới.
Rời nước một tuần trước ngày
30/4/1975, một thời gian sau ông định cư tại Los Angeles, làm công chức thuế
vụ.
Võ Phiến là một trong những người đầu tiên có công xây dựng nền văn học Việt Nam Hải Ngoại, chủ trương tập san Văn Học Nghệ Thuật từ 1978 đến 1979, rồi từ 1985 đến 1986. Tờ Văn Học Nghệ Thuật của Võ Phiến là nguyệt san văn học có uy tín đầu tiên tại hải ngoại, là tiền thân của tờ Văn Học mà sau này Nguyễn Mộng Giác tiếp nối. Văn Học Nghệ Thuật đã mở dầu cho một trào lưu văn học đích thực mà sau này trở thành Văn Học Việt Nam Hải Ngoại, hội tụ những cây bút cũ và mới, tạo ra một lớp người viết và người đọc tham dự vào văn chương tiếng Việt.
Võ Phiến là một trong những người đầu tiên có công xây dựng nền văn học Việt Nam Hải Ngoại, chủ trương tập san Văn Học Nghệ Thuật từ 1978 đến 1979, rồi từ 1985 đến 1986. Tờ Văn Học Nghệ Thuật của Võ Phiến là nguyệt san văn học có uy tín đầu tiên tại hải ngoại, là tiền thân của tờ Văn Học mà sau này Nguyễn Mộng Giác tiếp nối. Văn Học Nghệ Thuật đã mở dầu cho một trào lưu văn học đích thực mà sau này trở thành Văn Học Việt Nam Hải Ngoại, hội tụ những cây bút cũ và mới, tạo ra một lớp người viết và người đọc tham dự vào văn chương tiếng Việt.
Từ tháng 7/1994, Võ Phiến nghỉ hưu
nhưng vẫn viết, hiện ông sống tại Quận Cam, California, Hoa Kỳ.
Ông là tác giả của trên dưới 30 tác phẩm gồm đủ mọi thể loại: thơ, truyện ngắn, truyện dài, tùy bút, tiểu luận, tạp luận, biên khảo, phê bình, dịch thuật.
Ông là tác giả của trên dưới 30 tác phẩm gồm đủ mọi thể loại: thơ, truyện ngắn, truyện dài, tùy bút, tiểu luận, tạp luận, biên khảo, phê bình, dịch thuật.
Tác
phẩm đã in:
Tiểu thuyết: Giã từ (Bách Khoa, Sài-gòn, 1962), Một mình (Thời Mới,
1965), Đàn ông (Thời Mới, 1966), Nguyên vẹn (Người Việt, California, 1978).
Truyện ngắn: Chữ tình (Bình Minh, Quy Nhơn, 1956), Người tù (Bình Minh, 1957), Mưa đêm cuối năm (Tự Do, Sài-gòn, 1958), Đêm xuân trăng sáng (Nguyễn Đình Vượng, 1961), Thương hoài ngàn năm (Bút Nghiên, 1962), Về một xóm quê (Thời Mới, 1965), Truyện thật ngắn (Văn Nghệ, California, 1991).
Truyện ngắn: Chữ tình (Bình Minh, Quy Nhơn, 1956), Người tù (Bình Minh, 1957), Mưa đêm cuối năm (Tự Do, Sài-gòn, 1958), Đêm xuân trăng sáng (Nguyễn Đình Vượng, 1961), Thương hoài ngàn năm (Bút Nghiên, 1962), Về một xóm quê (Thời Mới, 1965), Truyện thật ngắn (Văn Nghệ, California, 1991).
Tùy bút: Thư nhà (Thời Mới, 1962), Ảo ảnh (Thời Mới, 1967), Phù thế
(Thời Mới, 1969), Đất nước quê hương (Lửa Thiêng, 1973), Thư gửi bạn (Người
Việt, California, 1976), Ly hương (in chung với Lê Tất Điều, Người Việt,
California, 1977), Lại thư gửi bạn (Người Việt, 1979), Quê (Văn Nghệ, 1992).
Tiểu luận: Tiểu thuyết hiện đại (bút hiệu Tràng Thiên, Thời Mới, 1963), Văn học Nga Xô hiện đại (Thời Mới, 1965). Tạp bút, ba tập (Thời Mới, 1965-66), Tạp luận (Trí Đăng, 1973), Chúng ta qua cách viết (Giao Điểm, 1973), Viết (Văn Nghệ, 1993), Đối thoại (Văn Nghệ, 1993).
Biên khảo: Văn học miền Nam tổng quan (Văn Nghệ, 1986), Văn học miền Nam, 6 tập, gồm 3 tập về truyện, 1 tập ký, 1 tập kịch - tùy bút và 1 tập thơ (Văn Nghệ, 1999).
Dịch thuật: Hăm bốn giờ trong đời một người đàn bà (Stéfan Zweig) (Thời Mới, 1963), Các trào lưu lớn của tư tưởng hiện đại (André Maurois) (Thời Mới, 1964), Truyện hay các nước, 2 tập, cùng dịch với Nguyễn Minh Hoàng (Thời Mới, 1965), Ông chồng muôn thuở (Dostoyevsky) (1973).
Tiểu luận: Tiểu thuyết hiện đại (bút hiệu Tràng Thiên, Thời Mới, 1963), Văn học Nga Xô hiện đại (Thời Mới, 1965). Tạp bút, ba tập (Thời Mới, 1965-66), Tạp luận (Trí Đăng, 1973), Chúng ta qua cách viết (Giao Điểm, 1973), Viết (Văn Nghệ, 1993), Đối thoại (Văn Nghệ, 1993).
Biên khảo: Văn học miền Nam tổng quan (Văn Nghệ, 1986), Văn học miền Nam, 6 tập, gồm 3 tập về truyện, 1 tập ký, 1 tập kịch - tùy bút và 1 tập thơ (Văn Nghệ, 1999).
Dịch thuật: Hăm bốn giờ trong đời một người đàn bà (Stéfan Zweig) (Thời Mới, 1963), Các trào lưu lớn của tư tưởng hiện đại (André Maurois) (Thời Mới, 1964), Truyện hay các nước, 2 tập, cùng dịch với Nguyễn Minh Hoàng (Thời Mới, 1965), Ông chồng muôn thuở (Dostoyevsky) (1973).
Nguồn : sưu tầm trên Internet
Trần Bảo Định
V Ĩ N H B I Ệ T
N H À V Ă N V Õ P H I Ế N
( 20.10.1925 - 28.9.2015 )
N H À V Ă N V Õ P H I Ế N
( 20.10.1925 - 28.9.2015 )
Một đời văn, một đời đau
Một đời bận bịu với bao nỗi thù
Giờ thì, một cõi thiên thu
Tôi xin mạo muội bỏ thù lấy thương
Mai nầy, về lại cố hương
Chuông Linh Phong đổ còn vương họ Đoàn(*)
tbđịnh
(*)Đoàn Thế Nhơn
(**)Võ Phiến nguyên là tiếng lái Viễn Phố(tên hiền thê Võ Thị Viễn Phố)
*
Ảnh:
1.Tạp chí Văn, số viết về Võ Phiến
2. Quê hương tôi, Tạp văn.
Hai tác phẩm xuất bản tại VN với bút danh Tràng Thiên.
Một đời bận bịu với bao nỗi thù
Giờ thì, một cõi thiên thu
Tôi xin mạo muội bỏ thù lấy thương
Mai nầy, về lại cố hương
Chuông Linh Phong đổ còn vương họ Đoàn(*)
tbđịnh
(*)Đoàn Thế Nhơn
(**)Võ Phiến nguyên là tiếng lái Viễn Phố(tên hiền thê Võ Thị Viễn Phố)
*
Ảnh:
1.Tạp chí Văn, số viết về Võ Phiến
2. Quê hương tôi, Tạp văn.
Hai tác phẩm xuất bản tại VN với bút danh Tràng Thiên.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét