NHÀ THƠ
PHẠM NGỌC LƯ
ĐÃ QUA ĐỜI VÀO TỐI THỨ SÁU, 26.5.2017 TẠI ĐÀ NẴNG
HƯỞNG THỌ 71 TUỔI. NHÀ THƠ SẼ ĐƯỢC ĐƯA VỀ MAI TÁNG
TẠI QUÊ NHÀ PHÚ VANG, HUẾ VÀO NGÀY 31.5.2017
TẠI QUÊ NHÀ PHÚ VANG, HUẾ VÀO NGÀY 31.5.2017
Xin chia buồn cùng chị Quý và gia đình.
Nguyện cầu linh hồn người quá cố
Nguyện cầu linh hồn người quá cố
sớm yên nghỉ nơi cõi vĩnh hằng.
Trần Huiền Ân Trương Vũ Đỗ Hồng Ngọc Lữ Kiều Lê Phương Nguyên Hải Phương Trần Hoài Thư Phạm Văn Nhàn Võ Tấn Khanh Lữ Quỳnh
Phạm Nhuận Nguyên Minh Cao Thoại Châu Nguyễn Quốc Thái Quan San
Thành Tôn Luân Hoán Trần Doãn Nho Hoàng Lộc Nguyễn Trọng Khôi
Nguyễn Xuân Thiệp Khuất Đẩu & Huyền Chiêu Từ Hoài Tấn Lê Văn Thiện
Bắc Phong Huỳnh Ái Tông Nguyễn Miên Thảo Viêm Tịnh Võ Chân Cửu Hạ Đình Thao
Lãm Thúy Trần Thị Nguyệt Mai Nguyễn Quang Chơn Duyên & Tùng
Nguyễn Sông Ba Lê Ký Thương Đặng Kim Côn Hoàng Xuân Sơn
Thu Vàng Nguyễn Thị Thanh Bình Hoàng Thị Bích Ti Nguyễn Minh Nữu
Thân Trọng Sơn Nguyễn Lệ Uyên Nguyễn Âu Hồng Hà Thúc Sinh
Lê Văn Trung Ngô Phan Lưu Nguyễn Dương Quang Nguyễn Hòa
Đỗ Trường Mai Quang Nguyễn Đức Nhơn Văn Công Lê Gia Nguyễn
Tôn Nữ Thu Dung Nguyễn Thị Khánh Minh Trần Bang Thạch Triều Hạnh
Lương Thư Trung Phan Xuân Sinh Cái Trọng Ty Tô Thẩm Huy
Trần Phù Thế Nguyễn Thanh Châu Phan Ni Tấn Hoài Ziang Duy
Đoàn Văn Khánh Trương Văn Dân & Elena Phạm Cao Hoàng & Cúc Hoa
Mang Viên Long Thúy Phương Trần Yên Hòa Huỳnh Hữu Võ Tô Duy Thạch
Đoàn Văn Khánh Trương Văn Dân & Elena Phạm Cao Hoàng & Cúc Hoa
Mang Viên Long Thúy Phương Trần Yên Hòa Huỳnh Hữu Võ Tô Duy Thạch
_____________________________________________________
PHẠM
NGỌC LƯ
Nhà thơ Phạm Ngọc Lư (1946-2017)
Tên
thật Phạm Ngọc Lư, bút hiệu khác Phạm Triều Nghi. Sinh năm 1946 (Bính Tuất) ở
Vinh Xuân, huyện Phú Vang, tỉnhThừa Thiên. Nơi ông sinh là một làng nhỏ vùng
duyên hải cách thành phố Huế khoảng 30 cây số về hướng Ðông Nam. Ngay từ
thuở ấu thơ, Phạm Ngọc Lư đã được cha và người bác truyền dạy chữ
Hán.
Ông
là cựu học sinh Quốc Học, sinh viên Viện Hán học và Ðại học Văn Khoa Huế.
Sau khi tốt nghiệp sư phạm Qui Nhơn, ông về dạy học ở Tuy Hòa. Năm sau,
1968, theo lệnh động viên ông nhập ngũ khóa 5/68 Sĩ quan trừ bị Thủ
Ðức. Sau 9 tuần ở quân trường, ông lại được biệt phái trở về ngành
giáo dục. Bắt đầu viết năm học đệ tứ. Có bài trên các nguyệt san, tạp chí Nghệ
Thuật, Văn, Bách Khoa, Trình Bày, Khởi Hành, Ý Thức, Tuổi Ngọc…
Tác
phẩm đã xuất bản:
– ĐAN TÂM (Thư Ấn quán 2004)
– MÂY NỔI (tự in 2007)
Sau
năm 1975, Phạm Ngọc Lư bỏ nghề dạy học. Từ đây, hoàn cảnh, xã hội đã
đẩy Phạm Ngọc Lư phiêu bạt nhiều nơi, có những lúc cuộc sống, tâm
hồn tuyệt vọng, tưởng chừng ông đã đoạn tuyệt với thi ca. Nhưng rồi
chính nó lại là điểm tựa, giúp ông vượt qua những đắng cay, tủi
nhục ấy. Và Ðà Nẵng mới là nơi hội tụ, điểm dừng chân cuối, không
chỉ riêng ông, mà còn của nhiều thi nhân lỡ bước khác. Gần đây có tin
Phạm Ngọc Lư bị bệnh. Chúng ta cầu chúc ông sớm bình phục.
Nghĩ
về nhà thơ Phạm Ngọc Lư, Cung Tích Biền viết: Ông xuất hiện khá sớm trên văn
đàn Miền Nam, trước 1975, qua các tập san văn chương; trong dòng văn học phóng
khoát, bay bổng. Thơ buổi này? Là của nửa lãng mạn, và nửa kia của Lửa, trong đấu
tranh sống còn. Mỗi tâm thức là nghìn gạn hỏi về phận người trong một Việt Nam
phân ly Bắc-Nam. Một Việt Nam bị cuộc chiến ác liệt, vừa của bom đạn máu lửa vừa
của ý thức hệ thù nghịch. Nó thách thức và ngăn cách toàn triệt với hạnh phúc;
lại rất gần gũi trong ý nghĩa lưu đày.
Nhưng
đây cũng là thời kỳ may mắn cho những ai làm văn học nghệ thuật, đương nhiên là
ở Miền Nam. Vì cái thực tế nơi đây, là đầy rẫy rủi ro lại phong phú những mong
chờ. Rất nhiều cảm thán về thân phận nhưng cũng thừa những nụ cười về nghịch lý
đời thường. Và, vì họ được sống, được làm Người Sáng tạo, trong một môi trường
tự do. Có nghìn tự do lựa chọn. Có biển tư tưởng để tương phùng. Và trên hết, từ
một thế giới rộng mở, đa dạng, sầm uất những phát biểu, họ tồn tại trong đầy đủ
ý nghĩa của Tồn Tại. Phạm Ngọc Lư là một Ðóa Hoa, trong vườn hoa sắc màu hoằng
viễn này.
Hồi
ấy, hơn ba mươi lăm năm trước, tôi đọc thơ Lư mà chưa hề có dịp gặp mặt. Cứ
nghĩ, anh là một người giàu trầm tư, vừa sống vừa phiêu bồng thấy ra:
Ngàn sau
hồn chữ rêu phong
Miên man
thiên địa… tấc lòng du du…
Phạm
Ngọc Lư
Năm
2008, gặp Phạm Ngọc Lư ở Ðà Nẵng, Cung Tích Biền ghi nhận: Một làn da trắng lấm
tấm bụi phong trần. Một khuôn mặt xương xương khắc khổ. Một giọng nói mềm của
Huế. Một thân người mảnh mai. Duy đôi mắt sáng, một vầng sáng đã xám đậm những
rêu đời. Ðó là chân dung Nhà thơ Phạm Ngọc Lư. Tôi cũng rất mừng là anh còn
sáng tác. Và cái tốt đẹp trên cùng, là anh còn giữ được chừng mực cái tinh túy
Chính-Mình.
Phạm
Ngọc Lư, qua thời cuộc thăng trầm, làm thân phiêu dạt, nhưng không hóa ra bọt
bèo. Mà anh đã minh triết nhận ra cái Tính Lý của cuộc Sinh – Diệt:
Đất đá
thở ra mùi u uất
Bốn bề
hun hút rợn màu tang
Ai chết
quanh đây mà cú rúc
Mà cơn
gió lạnh réo hồn oan
Ai trong
muôn dặm không về nữa
Cố lý mười
năm mộng bẽ bàng
Cố
lý hành – Phạm Ngọc Lư
(Bài viết của NGUYỄN & BẠN HỮU -
Nguồn: Báo Trẻ online)
phamcaohoang.blogspot.com
phamcaohoang.blogspot.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét