Tự do là vô hạn, nhưng không phải là vô ảo. Nó không chỉ thể hiện sự tồn tại trong triết học và thi học, mà còn biểu hiện trong văn học phê bình của chủ nghĩa tồn tại, Heidegger và Sartre đều là những nhà phê bình tài hoa, có không ít những bản văn để đời; các ông ấy cho rằng thi tính tồn tại trong văn học, nhưng phản đối chủ nghĩa hình thức và nội dung duy mỹ. Họ phê bình thi tính nhưng vẫn quán triệt tư tưởng tự do hóa không thể nào dừng lại được. phản ánh khuynh hướng tự do hóa triệt để của khẩu hiệu “ Không tự do thà chết còn hơn”. Phê bình thi tính tự do, tức là phê bình tư tưởng chủ đạo của chủ nghĩa tồn tại và đây cũng là phương pháp đặc sắc và là qui luật. “… Nên thơ thay, con người cư trú trên tinh cầu này.”(c’est poétiquement pourtant, que l’homme habite sur cette terre). Đó là câu thơ hay của Holderlins (1770 – 1843) , một trong những thi nhân nổi tiếng ở Đức. Cũng là chủ đề trong tác phẩm “ Thi, ngôn ngữ, ý tứ” của Heidegger bình luận về Holderlins và bản chất thi ca. Chỗ cư trú của con người ở đây là thi ý. Thi ý kiến tạo bản tính đặc thù của nơi cư trú; thi ý và cư trú không hề bài bác lẫn nhau; trái lại nó cùng thuộc một vị trí hổ tương hô hoán cho nhau. Thi ý là năng lực cơ bản nơi con người cư trú. Ỳ nghĩa của thi ý cư trú là gì? Nó có ý nghĩa là tự do thẩm mỹ. Heidegger chũ trương “ thi ngôn chí “; phương pháp phê bình của ông là đem thi, ngôn ( ngôn ngữ) và chí ( tư tưởng) phân chia ra để chúng “đối thoại” với nhau, rồi từ sự đối thoại của ba sự kiện đó mà hiển hiện tư tưởng ý nghĩa . ông cho rằng “tính của nghệ thuật là thi tính”. Một trong những nhiệm vụ của thơ là bộc lộ ý nghĩa và chân lý, mà chân lý và ý nghĩa bị ẩn dấu trong ngôn ngữ và thi ca. Phê bình là bài trừ sự che đậy, khiến cho tư tưởng và ý nghĩa phô bày ra, từ ẩn dấu đến phô bày triển hiện tư tưởng ý nghĩa của ngôn ngữ và thơ. Ông nói sở dĩ chọn thơ Holderlins làm đối tượng phê bình, không phải vì thơ của ông ấy được kể là nhiếu nhất, mà chỉ là vì thơ của Holderlins là thơ kêu gọi của định mệnh, chứ không phải do chính bản thân biểu đạt tính chất của thơ. Điếu đó giúp cho việc tìm kiếm yếu tố bản chất của bản chất tính. Ông trích trong tập thơ của Holderlins 5 câu thơ quan thiết như sau : “ Trong tất cả hoạt động của con người làm thơ là chân thực nhất “ “ Vì vậy con người có một thứ của cải nguy hiểm nhất là ngôn ngữ - nhưng chính điều đó lại chứng thực sự tồn tại của nó.’ “ Từ khi con người có sự đàm thoại, có thể nghe được âm thanh người này người khác” “ Nhưng có được sự trường tồn ấy do thi nhân đạt được thần tứ.” “ Con người có đầy đủ tài đức, nên thi ý được cư trú trên mảnh đất nầy.” Rõ ràng là ông ta quan tâm đến thơ và lịch sữ ngôn ngữ, chủ nghĩa tồn tại, và phương thức suy luận. Cho rằng lãnh vực hoạt động của thơ là ngôn ngữ. Do đó bản chất của thơ cần phải thông qua bản chất của ngôn ngữ để hiểu rõ. Cơ sở “ hiện thế” của con người là đối thoại, ngôn ngữ trong sự đối thoại mới chân chính thành hiện thực. Holderlins đi thẳng vào sự suy luận bản chất của thơ, từ chỗ tối cao của ý nghĩa mà nhìn thì đó là lịch sử, vì nó là thời đại chuẩn bị lịch sử, nhưng kể như là bản chất của lịch sử thì nó là bản chất của bản chất tính. Sao lại gọi là bản chất của bản chất tính? Sartre cho rằng, đó là tự do, Theo quan điểm của ông “ vũ khí phê phán không thể quay lại phê phán vũ khí”; Thi tính triển khai tách rời nội dung của tự do, thì nó sẽ biến thành ngôn ngữ học, tu từ học, phù hiệu học, ngữ nghĩa học, tự thuật học, và đối tượng tư duy, không thể nào thành bình luận tự do của phản tỉnh. Vào khoảng nửa đầu thế kỷ 20, văn đàn Tây phương đã biểu hiện sự lầm lẫn về phê bình, quá thiên về phê bình hình thức mà quá ít phản tỉnh tự do, văn học đánh mất bản chân tự do, phê bình thành ra giảng giải và chính là đánh mất giá trị tồn tại. Đối với văn học Pháp cũng như Âu châu từ thế kỷ 17 trở lại đây, theo Sartre đó là thời đại triển khai dạng thức phê bình thi tính tự do hóa của Hegel. Ông giống như Hégel triển khai sự thăng trầm tiêu trưởng của lý niệm, biểu hiện một thứ cuồng nhiệt mãnh liệt phê bình tư do hóa thi tính, phác họa gần 200 năm cái quỷ tích vận động tự do hóa văn học. Ông cho rằng thế kỷ 17, giữa tác giả và độc giả có sự đồng nhất tính, chức trách của tác gia rõ ràng , đối tượng tả tác là có những sự giáo dưỡng, giới định nghiêm túc, độc giả tích cực, những độc giả đối với tác giả cùng tiến hành coi ngó chăm sóc tác gia không có đầy đủ khả năng diễn đạt quá tự do. Chủ nghĩa văn học cổ điển không có sức lực biểu hiện tinh thần tự do; tác giả chủ nghĩa cổ điển là một thứ giai cấp ký sinh, họ không vì đại chúng lao động mà thuyết thoại, nỗ lực làm cho tác phẩm tận thiện tận mỹ, hợp với đạo đức luân lý va qui phạm của xã hội, chỉ làm vui thích tầng lớp quí tộc và vua chúa. Tác phẩm miêu thuật nhiều sự thể nghiệm, hòa hài mà xung đột thích ứng đối với phê phán. Ý chí tự do không được phô bày đúng mức. Văn học thế kỷ 18, thời kỳ cao độ của giai cấp tư sản, đó là thời đại có hương vị, tính chính trị, tính dân chủ và tính tự do được triển khai, tác giả không chỉ được giai cấp lãnh đạo nuôi dưỡng, mà còn được giai cấp tư sản cùng dân chúng duy trì; sự tả tác của tác gia xuất hiện đối tượng phục vụ và đa nguyên hóa, như Kant, J.J. Rousseau có thể biểu đạt trực tiếp sụ thể nghiệm và cảm tưởng đối với vấn đề tình dục, thống khổ, tự do v..v… Tinh thần tự do của thế kỷ 18 là thời kỳ có thể đưa đến sự phản ứng của công chúng, nhưng cũng là thời kỳ của lịch sử lý tính, lịch sử của quyền lực.. Sự lưu hành văn học giáo hội, sự hoằng dương tinh thần lý tính đến một trình độ nào đó chắc chắn sẽ ức chế tinh thần tự do văn học. Đối diện với văn học thế kỷ 19 trở lại đây, Sartre căn cứ theo quan điểm tự do của giai cấp tư sản tiến hành phân tích thí tính tự do hóa. Giai cấp tư sản coi văn học như là công cụ, mà văn học tự thân thì khát khao độc lập, văn học khát khao đập phá hàng rào của giai cấp tư sản để hướng về tự do, sự mâu thuẩn của nó sinh ra trương lực. Một mặt khác văn học mang tính dân chủ, tự do, nhất là văn học bình dân đạt đến sự phát triển, sụ tự do của nhân tính đạt đến trình độ biểu đạt; văn học thương nghiệp chiếm cứ bộ phận thị trường , nó cởi mở sự ràng buộc của tư tưởng tôn giáo, cự tuyệt hình thái ý thức phục vụ giai cấp tư sản; nhưng sự độc lập của văn học cũng như sự tự do bị sự dẫn dụ của kim tiền. Dòng văn học chủ lưu chậm chạp và hình thức uốn cong hướng về trường phái văn học hiện đại. Nó lại một lần nữa bị nhóm người thiểu số cầm nắm, không thể nào tiếp thu được với nhân dân đại chúng. Văn học chuyển vào giai đoạn phản tỉnh, nhắm đả phá các hình thức cũ và tôi luyện một thứ kỷ xảo tả tác nhằm nỗ lực kiến lập tiêu chuẩn thẩm mỹ của chính mình. Kết quả là văn học độc lập tính tăng gia, tự do tính lại không được duy trì một cách rộng rãi. Sau thế kỷ 19, và sau hai cuộc thế chiến, giai cấp vô sản được phát triển, văn học giai cấp tư sản cùng với giai cấp vô sản, về phương diện tự do cái nầy tiêu thì cái kia trưởng tạo cho văn đàn có hai khuynh hướng chủ yếu : phủ định tự do và tự do phủ định tạo thành nền văn học đang biến chuyển chưa biết về đâu ?./. (Trích dịch từ Văn luận sử Tây phương thế kỷ 20) | |
Khổng Ðức (VANCHUONGVIET.ORG) |
Thứ Ba, 21 tháng 7, 2009
Khổng Đức - THI TÍNH TỰ DO
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét