Chúng tôi xin giới thiệu về "Mười bức tranh chăn trâu" hay "Thập mục ngưu đồ" để chúng ta cùng nhau tư duy, quán chiếu Giáo lý Phật Đà.
Bộ tranh được phát hiện sớm nhất tương truyền là của thiền sư Quách Am (Kakuan hay Kuoan Shihyuan, 1100-1200, cũng thường được gọi là Khuếch Am Sư Viễn) người Trung Quốc, sinh vào thời nhà Tống thế kỷ XII.
Thiền sư dựa vào các bản luận cũ của tiền nhân rồi họa 10 bức tranh chăn trâu, mượn hình ảnh tượng trưng của trâu trong Lão giáo, rồi viết bài tụng và lời bàn bằng văn xuôi. Bộ tranh của ngài thuần chất thiền, sâu sắc hơn các bộ tranh của các bậc tiền bối và từ đấy trở thành nguồn cảm hứng sâu xa cho các thế hệ sau này phỏng theo đó mà vẽ ra thêm nhiều bức họa khác nữa.
Từ đó ngày càng có thêm nhiều bộ tranh mới khác hoặc màu, hoặc đen trắng, bắt đầu xuất hiện ở các chốn già lam, thiền viện .
Từ đó ngày càng có thêm nhiều bộ tranh mới khác hoặc màu, hoặc đen trắng, bắt đầu xuất hiện ở các chốn già lam, thiền viện .
Và những bộ tranh này cũng phản ảnh được nhiều khuynh hướng khác nhau trong sự tu tập, không thống nhất một cách khô khan, mà lại uyển chuyển sáng tạo, tùy duyên truyền pháp.
Như vậy là không phải chỉ có một bộ, mà có nhiều bộ “mục ngưu đồ” khác nhau, tất cả đều đượm nhuần tinh thần Phật giáo Bắc Tông.
Như vậy là không phải chỉ có một bộ, mà có nhiều bộ “mục ngưu đồ” khác nhau, tất cả đều đượm nhuần tinh thần Phật giáo Bắc Tông.
Tuy có nhiều bộ tranh nhưng về hình thức thời bộ nào cũng như bộ nào, mỗi bộ đều có 10 bức, mỗi bức có một bài tụng bằng thơ tứ tuyệt và một bài chú giải bằng văn xuôi cho cả tranh và bài kệ.
Còn về tinh thần thì tranh tuy có nhiều, nhưng có thể xếp thành hai loại: Đại thừa và Thiền tông.
Loại tranh theo khuynh hướng Đại thừa vẽ lại quá trình tu chứng, từ việc tự thắng bản năng mình, đến tự tri và cuối cùng là đạt đến tự tại. Loại tranh theo khuynh hướng Thiền tông khắc họa tiến trình thực nghiệm tâm linh với ba giai đoạn: sai tâm bắt tâm, tâm vô tâm và tâm bình thường.
Còn về tinh thần thì tranh tuy có nhiều, nhưng có thể xếp thành hai loại: Đại thừa và Thiền tông.
Loại tranh theo khuynh hướng Đại thừa vẽ lại quá trình tu chứng, từ việc tự thắng bản năng mình, đến tự tri và cuối cùng là đạt đến tự tại. Loại tranh theo khuynh hướng Thiền tông khắc họa tiến trình thực nghiệm tâm linh với ba giai đoạn: sai tâm bắt tâm, tâm vô tâm và tâm bình thường.
Trong mỗi loại, tranh vẽ khác hết ,nhưng bài tụng và bài chú riêng cho mỗi loại vẫn không thay đổi. Hình ảnh người mục đồng tượng trưng cho giới thể, cho thiền định, cho chính trí, nói chung là cho chánh pháp của đức Phật.
Con trâu tượng trưng cho cái tâm của chúng sinh, cái tâm ấy là cái tâm vọng tưởng, tâm phân biệt, chất chứa đầy phiền não, mê lầm và dục vọng. Chúng sinh lấy giáo pháp chân chính của đức Phật để chữa trị các sự mê lầm và dục vọng này thì cũng tương tự như người mục đồng trị con trâu hoang dã đầy tật chứng vậy!
Dưới đây là 10 bức tranh chăn trâu, trâu chuyển dần từ đen (trâu đen tức là tâm còn buông thả) sang trắng (tâm được thuần phục dần).
10 bức tranh chăn trâu của Thiền sư Quách Am và của giáo sư thiền học Daisetz Teitaro Suzuki.
Tranh 1. Tìm trâu
Tranh 2. Thấy dấu
Tranh 3. Được trâu
Tranh 4. Chăn trâu
Tranh 5. Thuần phục
Tranh 6. Cỡi trâu về nhà
Tranh 7. Quên trâu còn người
Tranh 8. Dứt cả hai
Tranh 9. Trở về nguồn cội
Tranh 10. Thỏng tay vào chợ
Thiền Sư mặc áo bày ngực, chân không dày dép đi vào chợ để làm những việc rất tầm thường như người đời. Miệng cười hỉ hả, không cần gìn giữ giới hạnh mẫu mực của người tu, không thuyết giảng giáo lý cao sâu mầu nhiệm.
Chỉ làm con người rất bình thường để dạy cho những người bán cá, bán thịt ở ngoài chợ, ở quán rượu, là những con người không có chút đạo đức, khiến cho họ có chút đạo đức biết tu hành.
Đó là trọng trách giáo hóa của người tu đã đến chỗ viên mãn.Chỗ này là chỗ thiết yếu, hành giả cần phải hiểu cho rõ, người tu sau khi vào cảnh giới Phật tức là đã triệt ngộ, rồi mới vào cảnh giới ma để lăn xả vào đời, làm lợi ích cho đời.
Chỉ làm con người rất bình thường để dạy cho những người bán cá, bán thịt ở ngoài chợ, ở quán rượu, là những con người không có chút đạo đức, khiến cho họ có chút đạo đức biết tu hành.
Đó là trọng trách giáo hóa của người tu đã đến chỗ viên mãn.Chỗ này là chỗ thiết yếu, hành giả cần phải hiểu cho rõ, người tu sau khi vào cảnh giới Phật tức là đã triệt ngộ, rồi mới vào cảnh giới ma để lăn xả vào đời, làm lợi ích cho đời.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét