Chủ Nhật, 28 tháng 4, 2013

Khai trương bảo tàng tư nhân đầu tiên tại Huế

Ngày 26/4, tại nhà số 114 Mai Thúc Loan (TP Huế), lễ khai trương Nhà Bảo tàng đồ sứ ký kiểu thời Nguyễn - bảo tàng tư nhân đầu tiên tại Huế diễn ra, hưởng ứng Festival Nghề truyền thống Huế 2013.
Chén uống trà mạ vàng vành miệng .
Ngay sau lễ cắt băng khánh thánh, Nhà nghiên cứu - sưu tập cổ vật Trần Đình Sơn (chủ bảo tàng) ra mắt bộ sưu tập cổ vật “Tinh hoa thủ công mỹ nghệ thời Nguyễn” (1802 - 1945), với trên 200 hiện vật quý hiếm là đồ sứ ký kiểu và cổ vật bằng vàng, bạc, ngọc, đồng, tre, ngà voi, gỗ khảm… như ấm chén, khay, mâm, cơi trầu, tẩu thuốc, bình rượu, ống xoáy trầu, ống nhổ, dao.Phần lớn những cổ vật trên gắn với “tứ thú” của người xưa: ăn trầu, thưởng trà, hút thuốc, uống rượu; do ông Sơn kỳ công góp nhặt qua hàng chục năm tại nhiều vùng, miền trong và ngoài nước.
Việc thành lập bảo tàng đồ sứ ký kiểu tại Huế là tâm nguyện hàng chục năm nay của ông Trần Đình Sơn.
Bảo tàng ra mắt lần này tọa lạc ngay chính tại tư gia của cụ Trần Đình Bá, Thượng thư triều Nguyễn (cố nội của ông Trần Đình Sơn).

Nguồn:TIỀN PHONG


Một sự kiện quan trọng của văn hóa Huế

KHÁNH THÀNH BẢO TÀNG TƯ NHÂN ĐẦU TIÊN

Sự kiện quan trọng này của văn hóa Huế đã diễn ra vào sáng ngày 26/4, tại nhà số 114 Mai Thúc Loan (TP Huế), với Lễ khánh thành Nhà Bảo tàng tư nhân đồ sứ ký kiểu thời Nguyễn - bảo tàng tư nhân đầu tiên tại Huế.
Một sự kiện quan trọng của văn hóa Huế
Bộ tẩu thuốc quý hiếm làm bằng ngà voi
Ngay sau lễ cắt băng khánh thánh, Nhà nghiên cứu - sưu tập cổ vật Trần Đình Sơn, chủ nhân của bảo tàng tư nhân, đã giới thiệu ra mắt bộ sưu tập cổ vật “Tinh hoa thủ công mỹ nghệ thời Nguyễn” (1802 - 1945), với trên 200 hiện vật quý hiếm là đồ sứ ký kiểu và cổ vật bằng vàng, bạc, ngọc, đồng, tre, ngà voi, gỗ khảm… như ấm chén, khay, mâm, cơi trầu, tẩu thuốc, bình rượu, ống xoáy trầu, ống nhổ, dao…

Một số hiện vật  

Phần lớn những cổ vật trên gắn với “tứ thú” của người xưa: ăn trầu, thưởng trà, hút thuốc, uống rượu.

Việc thành lập bảo tàng đồ sứ ký kiểu tại Huế là tâm nguyện hàng chục năm nay của ông Trần Đình Sơn. Ông cho biết bảo tàng được thực hiện tại ngôi nhà vốn trước đây là tư gia của cụ Trần Đình Bá, Thượng thư Bộ Hình triều Nguyễn (cụ cố của nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn). Từ sau 1975 nơi đây đã giao cho Nhà nước làm công sở, cuối năm 2012 tỉnh TT.Huế đã có quyết định trả lại cho ông Trần Đình Sơn để làm bảo tàng tư nhân.

Sông Hương

Không có nhận xét nào: