Huế, miền đất cố đô nằm ở miền trung Việt Nam, vẫn được biết đến như một thành phố thơ mộng và lãng mạn.
Thiên nhiên ưu đãi cho xứ Huế nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, nhưng Huế
thật sự tỏa sáng cùng những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể do
con người tạo nên. Nơi đây là xứ hội tụ tinh hoa văn hóa, làm nên một
tinh thần, một sắc thái rất riêng của Huế.
Huế có rất nhiều điểm tham quan: Đại Nội (Hoàng thành) và các di tích
khu vực Kinh thành, các điểm khác có thể kể như phố cổ Bạch Đằng, Chi
Lăng, các công trình kiến trúc Phật giáo, các nhà vườn, làng nghề…, đi
chơi và mua sắm ở chợ Đông Ba. Đi xa hơn ra ngoại ô có thể tới các di
tích lăng tẩm như lăng Gia Long, lăng Minh Mạng, lăng Tự Đức… hoặc du
ngoạn ngắm cảnh sông Hương, tới các làng mạc, đầm phá - cũng rất thú vị.
Dòng sông Hương hiền qua chảy qua thành phố Huế
Ngoài ra, bạn có thể thưởng thức ca Huế trên sông Hương (cùng các tour
du ngoạn ngắm cảnh), nghe nhã nhạc cung đình ở nhà hát Duyệt Thị Đường
trong Đại Nội.
Huế đẹp nhất trong khoảng thời gian hè – thu. Thời tiết của Huế không
thuận lợi vào mùa đông, do dãy núi Hải Vân giữa Huế và Đà Nẵng chặn các
đợt gió mùa đông bắc từ phía bắc, gây ra lạnh và mưa nhiều. Huế cũng ảnh
hưởng của khí hậu biển, dễ có bão vào mùa hè.
Huế cũng là miền đất của ẩm thực, bạn có thể khám phá các món ăn nơi đây
từ bình dân tới cao cấp ở khắp mọi nơi, từ trong Thành nội phía bắc cho
tới khu phố Tây ở phía nam sông Hương. Các món ăn bình dân có thể kể
tới là: Bún bò, cơm hến, bánh bèo (và rất nhiều loại bánh khác), bánh
canh cá lóc…; cơm vua và món ăn cung đình có nhiều ở các khách sạn hạng
sang. Chè Huế cũng là một món ẩm thực thú vị. Các quán café cũng có khắp
mọi nơi với nhiều phong cách.
Các món đặc sản làm quà cũng rất nhiều, phổ biến nhất là kẹo mè xửng.
Ngoài ra còn có các món đặc sắc và tiêu biểu khác như trà cung đình,
rượu Minh Mạng, cà dầm, tôm chua…
Trải qua những thăng trầm, những biến động của lịch sử, Huế vẫn là miền
đất quyến rũ với vẻ hiền hòa, thanh bình đầy lãng mạn. Những giá trị mà
Huế lưu giữ đã được ghi nhận xứng đáng với với việc UNESCO công nhận là
Di sản Văn hóa thế giới đầu tiên của Việt Nam vào năm 1993. Và hiện nay,
Huế là một trong những điểm dừng chân nhiều nhất của du khách trên bản
đồ du lịch Việt Nam cùng với một danh hiệu mới: Thành phố Festival./.
"Con sông dùng dằng, con sông không chảy. Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu..."
Cầu Trường Tiền, cây cầu đầu tiên bắc qua sông Hương, được xây dựng từ năm 1897, một nét duyên dáng của xứ Huế
Nghênh Lương Đình phía trước Kinh thành, sát bờ sông Hương
Phu Văn Lâu trước Kinh thành, phía sau là Kỳ đài
Kỳ đài Huế
Cổng thành của Kinh thành Huế. Kinh thành Huế được vua Gia Long xây dựng từ năm 1805
Ngọ
Môn, cổng chính vào Hoàng Thành (còn gọi là Đại Nội). Ngọ Môn là được
coi là gương mặt của Hoàng Thành và là biểu tượng của kiến trúc cung
đình Huế.
Trăng Hoàng cung
Từ Ngọ Môn nhìn vào Hoàng Thành; phía xa là điện Thái Hòa
Cửu
đỉnh (9 chiếc đỉnh đồng) được đúc từ thời vua Minh Mạng (hoàn thành năm
1837), đặt tại sân Thế Miếu trong Đại Nội, được coi là một bộ bách khoa
thư bằng hình ảnh của Việt Nam.
Hoa ngô đồng nở trong Tử Cấm thành
Quang cảnh trong lăng vua Tự Đức
Cầu
ngói Thanh Toàn (ở xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy, cách TP Huế 8km về
phía Đông Nam) Đây là một kiến trúc đặc sắc đã được xếp hạng di tích
cấp quốc gia
Phố cổ Bao Vinh (xã Hương Vinh, thị xã Hương Trà).
Cuộc sống sông nước của người dân ở Đầm Chuồn (huyện Phú Vang)
Chiều buông trên phá Tam Giang
Những ngư dân vùng biển Quảng Lợi (xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét