Thứ Tư, 25 tháng 3, 2015

Chứng từ Thanh Tâm Tuyền (1 và 2)

Thanh Tâm Tuyền là một trong những nhà thơ tiên phong đổi mới tư duy thơ, một nhà thơ lớn có bóng bao trùm một miền thơ rộng của thế kỉ XX. Nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau, cho đến nay, cả văn bản thơ và những suy tư về lối viết… của Thanh Tâm Tuyền chưa được giới thiệu rộng rãi. Đọc Thanh Tâm Tuyền có thể nhận thấy một bằng chứng khá thuyết phục rằng: kẻ làm thơ muốn đổi mới thơ cần có một quan niệm mới, một suy tư thật mới, một cách nghĩ khác, một tiếng nói khác. Nhận thấy việc cung cấp ít nhiều những “chứng từ tinh thần” của Thanh Tâm Tuyền (đã đăng trên Khởi hành với tên gọi là Âm bản) cho độc giả lúc này thích hợp và có nhiều ý nghĩa.
Dưới đây, http://phebinhvanhoc.com.vn xin trân trọng giới thiệu những suy tư giàu tính lí luận, độc đáo và sâu sắc của Thanh Tâm Tuyền về việc làm thơ, và viết văn…
Mai Vũ sưu tầm và giới thiệu
Chứng từ Thanh Tâm Tuyền (phần 1/2)

1. Đã lâu lắm tôi không làm thơ. Có đến mười năm. Tập thơ cuối cùng đã làm hồi 59 – 60. Không làm thơ mà cũng không đọc thơ. Nói cho đúng, xem rất nhiều nhưng đọc rất ít. Mà thơ làm ra không để xem mà để đọc. Đọc thầm một mình, đọc cho một người, hay đọc cho nhiều người nghe. Đọc là có tiếng, nghe tiếng dội của những tiếng.
 
Có lẽ nên phân định xem sách, xem tiểu thuyết và đọc thơ, đọc kịch. {Kịch trong cái nghĩa độ căng thẳng chông chênh của những phút sống lìa tách mù tít là thơ – người ta gọi les poètes dramatiques những Sophocle, Eschyle, Shakere, Racine tán rộng ra Vương Thực Phủ, Nguyễn Gia Thiều, Nguyễn Du cũng có thể gọi như thế (Nguyễn Gia Thiều, nhà thơ bị hắt hủi, sẽphải nói đến – như một đỉnh tót vời của thơ Việt Nam ngang Nguyễn Du) xem kịch là chuyện khác} như trong ngôn ngữthường ngày người ta đã phân biệt được một cách tinh tế: làm thơ và viết văn.
2. Anh có thấy không? Không ai nói viết thơ cả, viết thư thì có. Khi người ta nói làm văn, đó là có ý dè bỉu. Một nhà văn làm văn, thật không có gì miệt thị hơn lời ấy. Nhưng một người làm thơ lại là lẽ tự nhiên. Chỉ ngô nghê khi anh nói người làm thơviết thơ.
Như thế anh thấy gì?
Giản dị hết sức, làm không phải viết. Làm thơ không cần viết. Không cần viết nghĩa là không cần tờ giấy, không cần cây bút, hơn thế không cần cả chữ. Phụ tùng hết thẩy. Một anh chàng làm thơ đã hùng hồn tuyên xướng: nếu ai cướp mất bút tôi, tôi sẽ dùng dao khắc thơ lên đá … Nghe cũng rung đấy, nhưng cần gì phải thế. Anh chỉ cần đọc lên cho người khác nghe. Thế là xong. Trăm năm bia đá thì mòn, nghìn năm bia miệng hãy còn trơ trơ. Thơ gốc như thế. Nó chỉ cần có tiếng nói, không cần chữ. Có chữ ghi chép lại càng hay.
3. Anh nhớ lại xem.
Một bài thơ được hoàn thành như thế nào? Khi không (tạm coi là khi không đi), anh đang đi, anh đang chơi, anh đang làm việc, anh bỗng nghe vang đâu đó (tuốt sâu trong, xa lắc ngoài) một hình tượng, một ngâm nga, một rung chuyển, một lượn lờ, một gì gì vô ngôn quái quỷ hay thánh thần (nói theo điệu Bùi Giáng), gì gì cũng được và anh bị đẩy bật, chới với, đuổi theo chụp bắt, nhốt vào trong lời, trong điệu, trong cách. Ở những nơi không bàn, không ghế, không đèn, không giấy bút – có khi có đủ thức anh cũng chẳng buồn chạm tới – anh vẫn có thể có một bài thơ như thường. Miễn là anh biết nói, biết đọc và biết nghe.
Nhưng anh không thể “làm” một quyển tiểu thuyết theo kiểu đó. Khởi sự một quyển tiểu thuyết có thể giống, nhưng bắt buộc anh phải ngồi vào bàn, để xấp giấy trắng trước mặt, cầm bút và viết. Anh bắt buộc phải viết, lầm lì, kiên nhẫn hết dòng này qua dòng khác, hết trang nọ qua trang kia, viết như tên tội khổ sai ngày lại ngày phải làm công việc ghi chép, chán mứa không được thôi.
Làm thơ, khi anh chán là rồi. Xong hay không xong cũng hết. Viết tiểu thuyết không thế được. Tôi nghe Mai Thảo hay nhắc một câu của Vũ Hoàng Chương nói trong lúc trò chuyện: không biết những người làm thơ trẻ bây giờ có thấy sướng không, chứ riêng tôi lúc tôi làm thơ tôi sướng lắm.
Đúng làm thơ là một hạnh phúc. Đọc thơ cũng là một hạnh phúc. Mười năm nay coi như tôi miệt mài viết, viết không biết bao nhiêu chữ nữa, hỏng được, được hỏng và bỏ quên những hạnh phúc gần gũi kia. Tại sao vậy?
4. Tại sao anh viết? Anh viết cho ai? Văn chương “làm” được gì?
Mấy câu hỏi ghê gớm kia là mấy câu hỏi đặc biệt dành riêng cho người viết, các nhà “làm” văn tự đặt với mình. Không bao giờngười làm thơ mất thì giờ hỏi mình những câu lẩm cẩm kiểu ấy. Chỉ có những người viết mới hay tra vấn hạch hỏi mình. Cớsao thế?
Cũng chỉ vì lẽ viết không phải là làm.
Trong khi người khác làm ruộng, làm thơ, làm nhà, làm cửa, làm bếp, làm cơm, làm chính trị, làm cách mạng, làm lịch sử… làm tình (hãy tạm chưa ghép làm thơ vào chỗ này) thì mình viết. Viết nghĩa là phải ngồi xuống (có người nằm) trước tờ giấy, tạm ngưng đời đang sống, hơn thế nữa tuổi đời sống bao quanh ra càng xa càng tốt (đóng chặt cửa buồng lại quên vợ cơn, quên tình nhân, quên bạn bè, càng quên càng hay). Đời sống của người viết đầy những quãng thời gian chết lịm thật dài. Đểlàm gì? Để có tác phẩm, những quyển sách. Ôi, những quyển sách “làm” được gì? Sua mà biết được, có phải không anh?

5.Ngày nay vì có chữ viết, có máy in làm thành những quyển sách, những người làm thơ cũng mang sao chép thơ lên giấy khiến người ta cứ xem thơ như xem sách, chẳng đọc thơ, chẳng nghe thơ và lần lần mang nhập thơ với văn chương. Và khi nhập thơ với văn chương thì thơ là thứ văn chương “cục kỳ”.
Ấy là phía người đọc.
Phía người làm thơ, cũng vì quen sao chép, tưởng thơ cũng là viết, quên khuấy mất nguồn thơ ban đầu. Người ta quên rằng thơ là làm. Làm, ở đây còn giữ nguyên vẹn cái ý nghĩa khởi thủy mà các triết gia mơ tưởng, là một hành vi của con người biến cải thiên nhiên đồng thời biến cải mình, tự nhiên thảnh thơi vui thú. Làm thơ là vừa làm vừa chơi, là sống đầy tràn. Những thời gian không phải lịm chết mà rung nhịp mạnh hơn, phơi phới rộng mở hơn. Anh hãy nhớ lại ca dao. Đã có một thời người ta làm đồng, làm ruộng, làm thơ.
Thơ khi nào cũng làm giữa trời; giữa mọi người, trong hoan lạc của đời sống đang đẩy tới miên man. Khi anh cắt lìa đời sống, anh bị giam nhốt hay tự giam nhốt, anh không làm gì được nữa, anh viết.
6. Không có câu nào đáng ghét bằng câu này: Mọi công trình đều được sáng tạo trong cô độc.
7. Một lần cách đây vài năm, khi nói thơ ngày nay đau yếu là tôi nghĩ những người làm thơ đã phải cố gắng để làm thơ. Làm giống như dân lao động bị đày ải. Không có sức xô của đời sống quanh mình, không có ngọn trào ập qua mình, mọi thiên tài đều hụt hơi trơ trẽn, tiếng nói ngắn ngủn như tiếng nấc cục.
8. Nietzsche đã từng báo động: La prose est une guerre contre la poésie. Quả tình càng ngày văn chương càng lấn lướt thơ. Từ trong mỗi người. Những người làm thơ phần lớn đều bị văn chương cám dỗ. Không ít thì nhiều.
Tôi vẫn thèm sự sung sướng của những người thuần nhất, khỏe mạnh, say sưa (giả hay thật?). Không làm gì khác hơn làm thơ, thèm và phục. Bởi viết là mỗi cám dỗ khốc liệt khó tránh (và tại sao lại tránh?)
9. Tôi muốn nhắc lại: viết đầu tiên phải ngồi xuống, phải cố định. Ngồi trước bàn, ngồi trong quán, trong vườn, trong nhà tù… Nhưng bắt buộc phải ngồi một chỗ. Phải ở lại một chỗ trong một thời gian. Những nhà văn “sống” nhất, phiêu lưu nhất, cũng thế thôi. Họ không thể viết khi đang đi. Người làm thơ có thể.
Khi anh cầm bút là anh đã có một chỗ để ngồi. Anh không lang thang nữa. Cái gì đã đẩy anh tới chốn đó? Sức mạnh nào cầm giữ anh ngồi hý hoáy trong một cơn mê tình thức anh cố kéo dài?Mỗi người đều có những câu trả lời riêng tư.
Tôi thì tôi nghĩ chúng ta đều bị cám dỗ. Văn chương là mối cám dỗ.
10. Như buổi sáng nay, đột nhiên anh thức sớm trước cả mặt trời. Anh đón xem mặt trời mọc. Anh yêu đời, anh đang bắt đầu một ngày tốt đẹp. Anh hát một mình, anh đọc một vài câu thơ. Anh hát bịa những lời bồng bột, anh ngâm nga những câu lăng nhăng. Chắc chắn anh chẳng điên gì lúc ấy mang sách ra mà xem. Những quyển sách không thể có mặt trong buổi sáng nay nếu anh không muốn phá hoại những giờ khắc tươi tốt của anh.
Nhưng những trưa, những chiều, những đêm trống rỗng lờ loãng thì những quyển sách có thể hút trôi đi cho anh. Những giòng chữ viết lổm ngỏm đen đặc có thể trút đầy, lấp liếm những nỗi thầm thì quạnh quẽ của anh.
11. Mọi nghệ thuật đều mời gọi tụ tập, đều mở một chốn họp mặt gặp gỡ. Văn chương không. Mỗi người mua lấy một quyển sách, tìm một xó khuất mà xem một mình. Hệt như người viết.
Dường như yếu tính của văn chương là ly cách. Biết bao nhiêu lý cách khốn khổ. Nhìn bằng con mắt xã hội văn chương là biểu thức của cá nhân chủ nghĩa, tiến hóa theo sự phát triển và suy tàn của khuynh hướng này.
12. Trong mọi nghệ thuật đều có hiện tượng thần đồng. Trong văn chương thì không. Không thể nào tìm thấy một tiểu thuyết gia mới mười lăm tuổi chẳng hạn.
Anh có thấy gì ở đây không? Văn chương không phải là trò đùa hồn nhiên, giản dị, ngây thơ. Văn chương là một trò dành cho “người lớn”, giữa một thế giới “người lớn”. Đó là niềm hạnh phúc và mối bất hạnh của “người lớn” viết. Văn chương không phải là chuyện “trẻ con”, không phải chuyện “rỡn”. Đó là một trò hết sức nghiêm trọng. Mối cám dỗ đã bắt đầu.
13. Kinh nghiệm thông thường: mới lớn anh làm thơ và sau đó trưởng thành anh mới viết văn. Có triết gia đã nêu thành nhưluật định mối quan hệ giữa sự sinh thành của các loại văn thơ và xã hội con người: tuổi thiếu niên là tuổi của thơ – xã hội đầu mùa tiến hóa – tuổi trưởng thành là tuổi của văn chương, tiểu thuyết – xã hội phải xây dựng một traath tự mới sau khi đã phá trật tự cũ – tuổi suy đồi là tuổi của kịch – mâu thuẫn nội tại đang thúc đẩy tiến tới một cuộc biến cải khác – tuổi tàn tạ là tuổi cười – cái cười cay đắng ngậm ngùi, cái cười tàn khốc dữ dội và cái cười xòa tận chung.
Thật thế chăng?Tôi đang viết văn, tôi đã trưởng thành, tôi đang xây dựng một cái gì đấy ư?Nghiêm trọng quá sức phải không anh? Còn nhiều điều khác nghiêm trọng hơn thế nữa kia…
14. Mỗi cám dỗ của văn chương, của sự viết là vẻ nghiêm trọng. “Dấn thân” hay “tháp ngà”, người viết đều từ chỗ ngồi chết cứng của mình gửi đi những “thông điệp”. Những “thông điệp” tư tưởng có chung một tham vọng “đổi thay đời sống”.
“Dấn thân” hay “tháp ngà”, người viết đều chỉ là một loại salaud – tiếng này do Sartre đặt để chỉ hoạt động sống cứng nhắc trong các vai trò và hãnh diện ngu ngốc, và Sartre chính là thứ salaud khủng khiếp nhất.
15. Trong xã hội này, nhà văn là kẻ có một chỗ ngồi hẳn hoi. Anh có thể ghi trong căn cước lí lịch của anh là nhà văn. Nhà văn cũng như nhà báo; ký giả, nhạc sĩ, ca sĩ, họa sĩ, kịch sĩ…v.v…là những thứ có chân trong xã hội, cần thiết được chứng nhận. Nhưng nhà thơ thì không. Nếu trong khoản nghề nghiệp anh ghi nhà thơ, chắc chắn người ta cười.
Người làm thơ là kẻ lêu bêu. Nhà văn là kẻ có chỗ ngồi được dành sẵn.
Nếu anh chưa dám ghi trong căn cước anh là nhà văn, ấy là vì có lẽ anh mắc cỡ. Anh còn mắc cỡ – mắc cỡ thật chứ không phải làm bộ – anh chưa thể trở thành nhà văn.
16. Thi sĩ. Đó là một loài mắc cỡ dễ thương nhất trên đời. Hắn lẫn trong đời, giữa mọi người, cùng sống với mọi người như một tên dại (anh nhớ là hắn dại, chứ không điên. Tôi bảo đảm với anh. Anh hãy đọc thơ của những người mà người ta bảo là điên xem. Tất nhiên, đừng đọc văn chương của họ).
Văn sĩ. Đó là tên khả ố dễ giận nhưng nên tội nghiệp.
17. Làm bộ mắc cỡ, bởi sáng suốt, anh sẽ đóng trò bằng cách khước từ vai trò. Anh là nhà văn không chịu làm nhà văn. Để“làm” gì? Anh vẫn là nhà văn như thường. Anh không thoát đâu. Thà là anh thôi mắc cỡ, còn hơn.
Sartre là tên salaud khủng khiếp nhất là ở đó.
18. Sự nghiêm trọng thành khẩn của những người viết sáng suốt thật đáng bái phục. Đó là thứ văn chương “thật văn chương”.Ở đây mối cám dỗ của sự viết không còn phải là vẻ nghiêm trọng được khoác lên, không còn phải cái kẻ lố lăng của tên – không dám làm hề,- một tên hề ôm bầu tâm sự bi đát rỗng tuếch.
Mối cám dỗ của sự viết là sự lý tán. Viết là buông mình vào sự ly tán thảm hại.
19. Văn xuôi. Tản văn.
Anh thấy gì ở đó chứ? Xuôi nghĩa là thuận chiều, không nghịch lại. Văn xuôi là văn thuận chiều. Tự trong hành vi của anh khi viết đã là tự thỏa thuận. Không thể khác. Anh phá phách trong sự thỏa thuận.
Tản văn. Nhưng chữ tản này mới thật đúng. Tản là ly tan. Tản văn là ly tan. Đó là ảnh tượng của thế giới ngày nay. Cái thếgiới của ly tan. Anh ngồi xuống viết, anh bắt đầu khởi cuộc sự ly tan. Và anh cầm bút viết… Anh hãy dòm lại xem?
20. Viết là đắm mình trong cuộc ly tan. Trong cuộc ấy anh hoàn toàn tự do quay múa, làm đủ mọi trò đều được. Anh thụ động, anh chủ động, anh mê mẩn, anh sáng suốt, anh làm bộ làm tịch phô phang, anh giấu mặt thẹn thuồng. Cũng thế thôi, như nhau.
Văn chương, chốn ấy nơi chia lìa phân tán, là tấm gương soi mặt, soi đủ thứ mặt anh muốn (thời đại, xã hội, lịch sử, cá nhân… và cả cái mặt đang được nâng niu: Hư vô). Nhưng đó là tấm gương vỡ. Anh đừng quên đó là tấm gương vỡ.
21. Thụ động hay chủ động, mê mẩn hay sáng suốt, trước tiên viết chỉ là sự ghi chép. Anh ngồi lại một chỗ, tạm gác đời sống, ghi chép lại những gì đã sống qua. Không bao giờ anh viết được những gì đang ngọ nguậy sinh thành nơi anh. Không bao giờ. Thơ có thể.
22. Giả thiết như anh viết được: tôi đang sống như thế này đây. Anh thấy gì ở đó? Mộ thuật, chỉ là một thuật của văn chương:
Hãy coi như anh tin cậy thật sự vào những điều anh viết. Hãy coi như không có sự ly cách nào giữa anh và những chữ tuôi chảy dưới ngòi bút. Nhưng vẫn còn sự ly tán giữa những chữ, những câu, còn dấu phết, dấu chấm, dấu hỏi vân vân:
Quan trọng hơn cả đôi mắt mở trừng của người xem những giòng chữ ấy.
23. Thơ là những cách sống, những lúc sống. Văn chương không thể là một cách sống.
24. Sự thất bại của những người làm thơ trong văn chương là lầm tưởng văn chương cùng gốc với thơ. Trong thơ người ta sống, thở, phơi trải, bay nhảy, đùa rỡn, ca hát, ngông nghênh, cười cợt, nhập một và hòa tan mình. Người ta muốn văn chương cũng là chốn như vậy.
Văn chương khai chiến với thơ, lấn lướt thơ và muốn tiêu diệt thơ từ đấy.
25. Thơ nẩy ra, làm ra những nhịp thở, những phút sống ngay chính trong lúc đó. Văn chương không “làm” ra cái gì hết. Văn chương chỉ là sự ghi chép. Có chăng chỉ là những tín hiệu của một đời sống ở đâu ngoài những câu kệ tan nát.
26. Viết là nhận, chịu mối bất hạnh của người lớn (thường mà nói thi sĩ là đứa con nít, là đứa dại, văn sĩ là người lớn, người khôn. Con nít – người lớn, dại – khôn ở đây không hề có ý đánh giá – người viết ưa đánh giá lắm, chữ nghĩa chặt chẽ như mắt xích). Mọi người viết không ít thì nhiều đều than thở hoặc tự hào về mối này.
Mối bất hạnh có thể thâu tóm trong câu của một nhà văn: mới đầu tôi viết những điều tôi tin, sau tôi tin những điều tôi viết.
Trong bất hạnh, tìm hạnh phúc. Trong ly tan, tìm kết hợp. Trong riêng lẻ, tìm đám đông. Trọng lạc lõng, tìm chốn về. Trong xa cách, tìm gần gũi. Tìm và tìm, đó là nỗ lực của văn chương. Sứ mệnh, chức năng, cứu cánh,… hay ảo tưởng nảy sinh từ đấy.
Thơ không tìm. Thơ thấy, thơ mở ra, thơ làm ra.
27. Anh ngồi trước trang giấy trắng. Anh đã lớn. Anh không mắc cỡ, không con nít, không dại nữa. Anh muốn làm nhà văn. Anh chấp nhận mối bất hạnh. Như mọi người đều phải sống, mỗi người một cảnh ngộ. Vì anh đã “trải qua mọt cuộc bể dâu, những điều trông thấy mà đau đớn lòng”. Anh muốn viết, anh muốn ghi chép (anh muốn làm nhân chứng đấy). Hơn thế, anh còn muồn tìm, muốn phát hiện nhiều điều khác nữa. Muốn thế anh phải ngồi yên vững trong nhiều ngày anh phải lì lợm, bướng bỉnh, cao ngạo.
Văn chương bao giờ cũng thực hiện như một tham vọng. Văn chương là tham vọng. Tham vọng đòi sự tin tưởng và bền bỉ. Đểviết nổi, anh phải tin vào những điều nào đó. Một chỗ, anh phải có một chỗ anh mới viết nổi.
Ngay cả khi anh khăng khăng, không chịu chọn chỗ, anh ngồi trong Hư vô, Hư vô cũng hóa thành một mặt ghế nâng đỡ anh.
Văn chương, là một niềm tin bắt buộc. Sống trong cuộc ly tan anh bắt buộc phải tin. Tin điều này hay tin điều nọ, không quan trọng.
28. Văn chương là biểu thức của cảnh phân tán trong kỷ nguyên này. Văn chương không là công trình gì, đó là những mảnh đời tan nát vương vãi, và có tham vọng trở thành một công trình. Bởi lẽ, nếu văn chương lấn lướt thơ thì chính nó lại bị triết lí lấn lướt.
29. Anh ngồi trước trang giấy. Anh có một điều tin và nhiều điều cần ghi chép. Anh sẽ phải hỏi: Bắt đầu từ chỗ nào?thế nào?Ghi chép những gì đây? Anh sexthaasy anh bắt đầu chỗ nào cũng được. Bắt đầu chỗ nào cũng chưa thấy thực sự là khởi điểm, anh sẽ luôn luôn phải trở lại, vẫn phải ngoái về và hơn nữa. Xa mãi.
Rồi anh cứ bắt đầu đại vì anh phải tiến tới. Tiến tới, anh viết tới và anh sẽ không thấy chỗ ngừng. Và anh ngừng chỗ nào cũng được. Chỗ ngừng thực sự không phải là kết thúc.
Anh phải bắt đầu, anh phải tạm dứt, không có gì là cần thiết, không có gì gọi là không thể khác. Anh có thể viết đi viết lại bao nhiêu lần tùy thích một chuyện đều được, trù phi anh chán
30. Một bài thơ không thể làm lại, không thể sửa đổi. Mọi công trình nghệ thuật đều không thể sửa đổi. Hỏng hoặc được. Bởi đó là những lúc cụ thể và nhất định. Văn chương không là nghệ thuật, không có tính thiết yếu của nghệ thuật. Tự trong nó là sự bời rời, nát bấy, di động, co rãn, dàn trải.
Anh có thể dùng văn chương vào bất cứ việc gì.
31. Một bài thơ tự đầy đủ, không khi nào cần kêu gọi đến những gì ở ngoài nó. Mỗi câu thơ cũng vậy. Rất thường là anh chỉthuộc và đọc vài ba câu thơ trong một bài, chăng cần nhớ đến câu trên câu dưới. Như anh ngắm một góc của bức họa hay nghe một hồi hay một đoạn nhạc.
Anh không thể tách rời những câu văn với nhau. Một đoạn văn trích không bao giờ ổn. Nó đòi có phía trước, có phía sau. Một quyển sách cũng vậy. Nếu nó không trỏ vào những quyển sách khác đã có, thì nó trỏ ra ngoài nó. Tự nó không đứng vững một mình, nó cần được biện minh.
32. Văn chương lúc nào cũng đòi biện minh. Cố gắng trở thành một công trình, một toàn thể và biết rằng thất bại. Cái giấc mơQuyển Sách (Le Livre) là hão huyền. Anh viết hoặc anh bị đầy viết mãi, viết dài dài theo đời quẩn quanh vài ba câu, có khi một câu. Viết mãi chẳng xong. Sự tan nát thật kinh khủng hay đầy hoan lạc, tùy anh.
Người viết nào cúng ống với một quyển sách sẽ viết, quyển sách không bao giờ viết được. Và đến cùng, thành thật đến cùng, là đối mặt với nỗi bất lực yếu nhược.
33. Tôi vừa đọc được một câu khá thú vị: Mỗi người suốt đời chỉ nói mỗi một câu và chỉ dứt khi chết.
34. Văn chương cần biện minh, chính nó là biện minh cho cái gì khác ở ngoài. Nhiễm văn chương là hiễm chứng biện minh. Anh có biết chứng bệnh văn chương không?Vì văn chương không phải là một công trình, nó thường cầu cứu đến những thứbên ngoài hỗ trợ, những thứ thật to tát ghê gớm để nuos bóng. Trong các lối biện minh, lối mang chính đời mình biện minh cho điều mình viết nguy kịch nhất. Người viết hóa tượng, đời hắn là chữ nghĩa là chữ nghĩa là gương soi bóng.
Không gì thê thảm bằng sống và hành động và chết trước tấm gương, phải không anh?
35. Có lẽ văn chương là sự quy chiếu. Trong văn chương có thể có một chút hơi thơ nào đó nhưng không bao giờ văn chương trở thành thơ như người ta thường mơ ước. Văn chương phát sinh để sống cuộc đời của riêng nó, nó có nghĩa của nó. Cái nghĩa của tấm gương vỡ, cái nghĩa của một tham vọng, cái nghĩa của niềm bất hạnh, cái nghĩa của một chứng bệnh….
Nói chung mắc văn chương là mắc chứng bệnh lèm bèm.
36. Chắc anh thấy, anh hiểu vì đâu mấy chục năm nay, chúng ta làm thơ nhiều hơn là viết văn hay ngược lại. Người làm thơ là kẻ ngậm miệng. Ngậm chặt để giữ hơi. Để không tan nát. Không bị lôi cuốn vào cuộc phân ly hủy hoại.
37. Văn chương không chỉ là căn bệnh của người viết. Đối với người đọc, người mê văn chương, mê sách, đọc văn chương ngày nay cũng đang trở thành một bệnh. Thật tình anh tìm kiếm gì khi mở quyển sách? Anh – người đọc sáng suốt thấu đáo mà mọi người viết đều ao ước có.
Anh biết rõ anh không tìm kiếm gì cả. Anh chẳng còn một ảo tưởng nào về quyển sách là một phòng gương lót tứ bề. Anh vàảnh tượng của sự vật trùng diệt quay mù. Anh cũng mê hoảng và sáng tỏ. Như một nhân vật của Cocteau anh có thể đi xuyên qua gương, đứng ở đằng sau tấm gương.
Người ta gọi anh đang ở cõi khác (anh cũng có thể gọi như người ta)nhưng anh thừa rõ đó là một phòng xếp đặt trong nhà chứa giữa một thành phố đang dấy loạn mà những kẻ bệnh hoạn lui tới (Le Balcon – J.Genet)
38. Văn chương như phương tiện trị liệu của người viết và của người đọc? Cũng được đi. Anh hãy tưởng tượng hai con bệnh đối đầu nhau trong phòng gương. Không đàn bà. (Hay người đàn bà là con điếm). (Hai tiếng đàn bà đây được dùng như một thuật cái của văn chương. Đàn bà, thiên nhiên, mây nước, hoa cỏ, đêm, sông, nụ cười, cánh đồng… Đàn bà như nữ tinh thiết yếu. Đàn bà chưa phải là một hóa phẩm, chưa phải là một thành phố rắc rối hư ngụy mà các tay kiến trúc đã đắp mô hình trước khi dựng…)
39. Hành trình của văn chương là sự tán vụn ý tưởng, mỗi ngày mỗi nhiễn như bụi và sự xum xuê của ngôn ngữ, mỗi ngày mỗi đâm tủa như cây nhiệt đới.
40. Bất cứ lúc nào anh cũng có thể gấp quyển sách lại, ném quyển sách vào sọt rác, đốt quyển sách đi. Nhưng anh không thể, có phải không? Người đọc đích thực của văn chương ngày nay là kẻ mắc chứng nghiền chữ. Hắn cần nuốt một lượng chữnghĩa nào đó như cần hút cần sa. Để thấy mình được “sống”. Chữ nghĩa thay thế cho sáng cho chiều, cho nắng, cho mưa, cho người tình, cho kẻ thù…
Anh có thể suốt đời không thèm đọc một câu thơ, chẳng sao. Anh không nghe thiếu thốn chút nào. Một bài thơ, một khúc nhạc, một bức họa rõ ràng là không cần thiết (không phải là một nhu yếu phẩm), chỉ là sự thêm thắt. Nhưng văn chương đối với anh – con người ngày nay đích thực – không thể thiếu.
41. Tôi có ý kiến: để chứng tỏ sự cần thiết của văn chương, vai tuồng quan trọng của người viết văn, những người làm sách trong xã hội này, người ta nên đình công xem sao. Anh hãy tưởng tượng thế giới không văn chương.
Nhưng cuộc đình công không thể xảy ra, không bao giờ có thể xảy ra. Chỉ giản dị là người ta không thể ngừng nói, dù người ra biết nói để chẳng làm gì. Chỗ chết của văn chương là nói, luôn luôn nói, nói nhiều quá. Tôi muốn nói với ai thật nhiều về sựnói này.
42. Nói.
Ngày trước văn chương phải “nói lên được một cái gì”. Ngày nay văn chương chán “nói lên cái gì”, bèn nói cái – không – là-cái-gì, nói-cái không-thể – nói, cái-không-thể-nghĩ. Nhưng trước hay nay, văn chương vẫn phải nói.
Viết để mà nói. Anh có thấy đáng buồn cười không? Tại sao muốn nói không nói, lại viết? Tôi nghĩ rằng người ta cho đến bây giờ vẫn nuôi ảo tưởng viết là hành động. Nói chỉ là tác động. Viết là tạo một tiếng nói, không chỉ khua động chốc lát ở một nơi chốn nhất định, một tiếng nói xóa nhòa cả người nói lẫn người nghe. Một tiếng nói muốn thoát lên khỏi mớ tiếng động thường nhật, một tiếng nói không chịu biết thân phận tự cho mình nhiều quyền uy phi thường.
43. Dù cho có nói: tôi viết để biết, tại sao tôi viết, cũng vẫn là ngầm bảo viết là một cái gì ghê gớm lắm đối với tôi, trong khi mọi cái gì khác đều đã hết ghê gớm. Có quả thật viết là một hành vi ghê gớm lắm không?
44. Anh hãy thử thí nghiệm như Svevo xem. Anh hãy tìm những người chịu ngồi nghe anh nói những điều anh định viết và anh nói, nói đi, nói hết, sửa chữa trong khi nói anh sẽ thấy anh say sưa, sung sướng hơn viết nhiều. Ham nói như Svevo, anh sẽhết ham viết. Nói, nói mới thật là trút hết. Anh thử xem. Tác phẩm mang nói hay hơn viết nhiều. Lúc ấy thật là văn chương, lời xuôi chảy, tan nát, nối kết, níu kéo, đẩy cao, chìm thấp rồi thoảng bay. Chẳng còn gì. Còn lại những âm ba của những lúc.
Các nhà văn lớn đều là những kẻ lắm mồm lắm miệng, nói hoài không biết chán. Không có ai để nói với thì nói một mình. Nói và thấm thía sự phân cách, ly tán từ mỗi lời.
Nhà văn: một sản phẩm đặc Tây. Hội họp, ngồi lê đôi mách, thảo luận, tranh luận, bút chiến, bút ký, nhật ký, thư từ… này nọđủ điều. Anh thử đọc lại nhật ký của các nhà văn. Đó là những quyển sách tệ mạt nhất, những quyển sách được sinh ra đểbảo vệ cho những quyển sách.
45. Chẳng bao giờ người ta thành thật nghĩ: nói láo mà chơi nghe láo chơi… Chỉ bởi người ta viết chứ không nói.
46. Có một thời người ta thích viết câu: tác phẩm nói lên… Người ta không chịu hiểu chỉ văn chương là thế. Người ta muốn mọi sự đều là thế. Văn chương xâm lăng thơ, ngấp ghé xâm lăng các nghệ thuật khác. (Tôi nhớ có đọc một quyển sách nói về nhạc dấn thân do ông Jean Paul Sartre đề tựa. Hết sức khôi hài. Henri Lefèbvre đã chê: khiếm khuyết lớn nhất của Marx là không biết nghe nhạc. Sartre thì thú nhận mình mù tịt). Người ta bịa ra đủ thứ ngôn ngữ: ngôn ngữ hội họa, ngôn ngữ âm nhạc, rồi đến cả ngôn ngữ của thời trang… Anh không nên lạ khi bây giờ khoa ngữ học đang nổi như cồn.
Cái gì cũng nói cả. Văn chương trùm lấp mọi thứ. Cái gì cũng nói hóa nên chẳng nói gì cả hay chỉ nói có mỗi một điều cũng thế. Chỗ này anh triết lí chơi khăm anh nhà văn. Vô ngôn ẩn ngữ, bất khả tư nghị vân vân và vân vân.
Anh cứ nói, nói chán chê đi. Rốt cuộc anh chỉ khua rộn như mọi tiếng động xung quanh. Những tiếng động buổi hoàng hôn kinh hãi. Hay buổi sáng tuyện không bóng người.
47. Mỗi năm hoa về đây
Hoa nói gì với người
Lòng đời chắc nặng lắm
Hoa nói hoài không thôi (H.C)
Hoa nói gì? Hoa nói hoài? Hoa nói thật ư? Anh văn chương, anh sẽ diễn thành tiếng nói miên man, luôn luôn hao hụt. Thơkhông “nói”, chẳng nói gì như hoa vậy.
Thơ ca hát.
Anh hãy nhớ: thi gắn với ca, văn gắn với vẻ
48. Nói nghĩa là có người nói, kẻ nghe (người nói kẻ nghe là một). Anh nói, anh dư biết anh đang nói với anh, cho ai nghe. Anh không sao chối được điều ấy. Dù sự kiêu ngạo nơi anh muốn loại trừ hết thảy mọi “tai tiếng” xung quanh (tai hứng đón, tiếng là nền).
Độ không của ngôn ngữ văn chương là ảo tưởng.
49. Anh đọc thơ, chẳng cần biết đến người làm. Không thiệt hại gì đến thơ. Người làm thơ không có tiểu sử (hay tiểu sử của mọi người – sinh ra, lớn lên, yêu đương, thù hận, chết…) người làm thơ chẳng cần tiểu sử, không viết nhật ký lẩm cảm, không tạc tượng, không ồn động (thơ – dại, thơ- ngây)
50. Văn chương không thế.
Lời nói buộc chặt người nói, lúc nói, chỗ nói. Khốn nạn cho văn chương, phải không anh?
Nhưng anh, anh đã nhiễm văn chương, anh đã nhận như mối bất hạnh phải sống, anh không thể giả tảng (Sự giả tảng như một trò của văn chương, như nhà ảo thuật vờ để hé cho thấy mánh khóe của trò biểu diễn, thì được) Văn chương không khi nào thơ ngây, chẳng bao giờ thơ ngây. Bởi văn chương đã xuất hiện như một tiếng nói đầy tham vọng quyền lực, người ta sẽ truy tầm đến bằng được tông tích của nó.
51. Thoạt đầu chỉ có sự tích, chưa có văn chương. Sự tích không của riêng ai. Sự tích như nơi chốn tụ họp của nhiều người, nhiều tuổi: cuộc chuyện trò trong những quãng nghỉ, quãng chờ (thường vào cuối ngày giữa người già và trẻ nít).
Khác với thơ ngay ở trong đời sống, sự tích ở bên lề (trên cao, đằng sau) đời sống.
52. Mỗi đời người chẳng cần bao nhiêu sự tích.
Những sự tích lặp đi lặp lại như thời tiết, khí hậu, cây cỏ, đất đai.
Điều quan trọng là trò chuyện. Nghe nói, kể và nghe nói. Những quãng thừa trống được chinh phục. Đêm tối bí ẩn tan nhòa vào trong giọng nói, tiếng nói, trong quây quần thân ái.
53. Nếu anh sống chỉ nói những thật cần thiết thôi, anh là con người cô độc đáng thương. Lời nói cho đi và nhận được, thừa thãi, còn là những vuốt ve trao đổi.
Sự tích là chốn dung túng cho thứ lời ấy. Anh lớn lên, anh có thể bất kể đến các bài học luân lí xử thế (anh khước từ) nhưng anh vẫn nhớ, vẫn mang theo những bóng vang chập chờn của giọng kể một đêm nào.
54. Văn chương cũng chỉ là cuộc trò chuyện, mỗi ngày mỗi hư hỏng vì sự nảy nở của cá nhân (Mỗi ý thức đều muốn sát hại ý thức khác – Hegel).
Mới đầu người ta lể về các sự tích. Vô số các sự tích khác nhau. Rồi tìm cách cách kể khác nhau. Dần dần người ta cũng nhận thấy sự tích chỉ là cái cớ để được nói, được nghe, người ta đi tìm những giọng nói khác nhau. Trong cuộc rượt tìm giọng nói, người ta đã quên lạc giữa thinh không một mình.
Văn chương ngày nay là giọng nói vọng về từ thing không. Giọng nghi hoặc tự chính trong mình…
55. Nói. Muốn nói, muốn được nghe. Trong tan tác thất thanh của mình, có phải không anh?
Nhà văn, xét cho cùng, là kẻ muốn được yêu nhưng lại chẳng yêu ai. Hắn muốn yêu hết thảy nên hắn chẳng thể yêu riêng ai. Trừ hắn. Nhưng rồi hắn cũng khinh bỏ, thù hận chính mình.
Giữa những mảnh gương vỡ, hắn chỉ nhìn thấy hình dung hắn quái quỷ.
56. Nhà văn: đó là chứng nhân của một kỉ nguyên cá nhân triệt để. Nhà văn, đó là một cá nhân tiêu biểu. Dù đó là một nhà văn xã hội.
57. Có một điều tôi đang cố hiểu: còn chút gì, ấy chỉ là văn chương. Lúc này tôi đang muốn hiểu điều ấy. Hơn lúc nào hết. Bởi lẽ tôi đang viết, tôi sẽ còn phải viết, tôi cũng không thể giả bộ. Phải không anh?
Tuần báo Khởi hành từ số 52,53,54,55,56,57,59, 62,63,63,64,65
20-7-1970
Mai Vũ sưu tầm và giới thiệu
TTTuyen 4 Dinh Cuong
Chứng từ Thanh Tâm Tuyền (phần 2/2)
Sau gần chục năm không làm thơ, Thanh Tâm Tuyền xuất hiện trở lại trên thi đàn bằng những ghi nhận, suy tưởng hằng ngày của ông về việc làm thơ, viết văn. Chúng tôi đã có dịp giới thiệu một trong những chứng từ ấy trên website phongdiep.net, lyluanvanhoc.com và báo Văn nghệ Trẻ. Lần này, chúng tôi xin gửi tới bạn đọc một phần khác của âm bản Thanh Tâm Tuyền, một tư duy thơ chịu ảnh hưởng nhiều  phương Tây. Hy vọng tư liệu này sẽ có đôi phần giúp ích cho những ai quan tâm đến một vùng văn học bị khuất lấp hay ít nhiều còn ở bên lề đời sống học thuật hiện nay….
Mai Vũ sưu tầm và giới thiệu
*
Gửi Mai Thảo
Văn chương đã chđâu mà ch thân*
Nguyễn Du

1.
Còn lại chút gì là văn chương.
Đó không còn phải là một tham vọng nữa. Mọi tham vọng chìm lặn tuyệt tích. Hết ngoi ngóp. Trên mặt hồ buổi sáng phẳng lặng không cả dấu sóng của bất cứ vật gì rớt. Tất không thể có bàn tay chết đuối chới với đã khuấy. Chỉ nổi là những búp khói trắng ùn trùng trùng như  một đám vườn trồng.
Văn chương không thể còn là tham vọng.
2.
Kể cả tham vọng gần gũi nhất. Lật mặt Tôi lên.
Không đúng. Phải nói mò mẫm, lần dò qua các đáy tầng. Hết tầng này qua tầng khác, miệt cùng. Đau thương và hớn hở. Mặt không sao nhìn lại mặt. Gọi đó là tình nhân (chắc là tình nhân chăng? Phải nhân một lúc nào, nhân trong kiêu hãnh đã qua hết mười cửa địa ngục hay nhân vì thấy cái này cũng như cái khác. Phải nhân vì một kiếp hay hằng hà sa sốkiếp, mười cửa hay mười mười cửa hay mười mười mười…cũng….) và dắt theo về dương thế với điều kiện không quay đầu ngó.
Đừng ngó lại. Anh hãy hân hoan trong hạnh phúc siêu phàm. Đừng ngó lại. Em van nài. Hãy hân hoan ngu muội, ngửa cao mặt, cúi thấp đầu nhưng cấm ngó. Vì em chỉ là chiếc bóng. Nếu anh ngó lại, anh thấy chính anh không thấy gì khác. Và anh đó, anh không thểnhận, anh vẫn đó. Vô lý. Mặt sao nhìn được mặt.
Ophec đã ngó. Muôn đời chàng phạm điều cầm kỵ. Sao vậy chàng?
3.
Tôi là cái gì khác. Đấy là Rimbaud.
Đấy cũng là Fauyt sau giao ước với méphisfo.
Cái gì khác là cái gì? Cái gì vẫn là cái gì. Cái gì ấy vô định hình, trôi chẩy, ngút cháy… Thì rốt cuộc vẫn là một cái. Mòng mòng, lập lờ, bập bềnh. Chiếc thuyn bào nh lô xô, bt trên b, bèo đầu bến, cái quay búng sn m m nhân nh
Tất cả chỉ vì một lời giao ước thôi ư?
Tôi – Cái gì khác. Tôi… Tôi… Tôi…Anh hãy đọc lớn lên, gào to lên cho đến khi trút cạn nghĩa chỉ còn âm, anh sẽ thấy. Anh có thấy không? Anh không thấy ư? Tôi- Ngã- Ego: con hồtinh tu vạn kiếp khoác hình dạng mỹ nhân anh hằng đêm trao tình.
4.
Ôn Như! Người điên bên Tây Hồ vì sự quý phái của người. Người điên như sự triệt hủy toàn vẹn. Điên lặng lẽ, điên mênh mông như mặt hồ thản nhiên. Người đã ngồi lâu, chỗnào trong cảnh nắng những buổi mai, những buổi chiều cuối đời. Nào ai thấy, Phạm Tháiđang rong ruổi,  nộ khí xung thiên “chiến tụng Tây Hồ”, Nguyễn Du lưu lạc ẩn lánh, vọng nghe bên hàng xóm nhịp xênh phách và âm thanh của đệ nhất Long Thành mãi giả ca trên tiệc mà hai mươi năm sau còn mơ tưởng. Hồ Xuân Hương thấy “Trấn Bắc sao mà cảnh vắng teo” và đến sau Bà Huyện Thanh Quan thấy “Trấn Bắc hành cung cỏ dãi dầu” (những người đàn bà đã “thấy” chút nào)
Nào ai thấy mặt hồ thanh thản ngây dại sáng chiều. Nào ai thấy bóng Ôn Như vùi sâu trong khói sương. Một chiếc bóng không bóng. Một cơn điên thầm như gió thổi, mưa buông, nắng rực.
5.
Còn lại chút gì, ấy là văn chương.
Đó là niềm hy vọng ngạo ngược. Có thể ví như mũi dao nhọn tự mình thọc sâu vào vết thương ngoáy khoét. Có thể ví như luồng băng giá ôm bưng mặt mũi. Có thể ví như ủ dột. Có thể ví như một mối thắt của chuỗi đứt… Có thể ví tha hồ tùy thích
Có thể gọi đó là niềm hy vọng tuyệt vọng hay niềm tuyệt vọng hy vọng… Anh thấy không những chữ, những tiếng nhào lộn trong trò quỷ thuật? Văn chương đó
6.
Vậy còn lại chút gì? Và còn lại cho ai đây?
7.
Tham vọng, tuyệt vọng; hy vọng, điên mê, điên tỉnh… Còn lại, không còn lại, chút gì, không chút gì… Tôi…ta…ta tôi,….Những chữ nhào lộn trong trò quỷ thuật gọi là văn chương. Hơn thế: những môn vật khôn lường biến hóa trong tay, trong miệng, trong mắt, trong mũi nhà làm trò có tài trước mắt bầy con nít say sưa và dám người lớn khoái trá xem trò.
Những chữ và những chữ. Quá thừa thãi. Những chữ không làm cho ai sống, không làm cho ai chết. Như con chim móc từ ngực ảo đập cánh, như lưỡi dao cạo nhai ngấu nghiến, như cục lửa nuốt vào thổi ra…
8.
Ở một tuổi, người ta sống và chết trong vòng vây một vài tiếng, một vài chữ. Những tiếng âm u, thăm thẳm đi suốt từ quá khứ tới tương lại, nối người này với người kia, nối mình làm một. Những chữ rộng mở bao khắp một chân trời kêu người ta bước tới.
Bây giờ chữ nhiều quá, tiếng nhiều quá. Mỗi ngày chữ đẻ ra chữ, tiếng đẻ ra tiếng. Một chữ, sinh sôi nảy nở con đàn cháu đống, chi chít. Một tiếng đập vỡ ra vô vàn mảnh càng lúc càng ly ty tắt lặng. Tiếng chữ bâu bám khắp chốn, nồng nực, hôi hám, đám tởm nhưruồi nhặng (Người ta còn có thể chết vì những chữ, chết chùm vì bệnh dịch, nhưng chắc chắn không thể sống nhờ đám ruồi xanh hôi thối kia – đám ruồi bọ lúc nhúc trên những thây thối rữa).
Tại sao không im?
9.
Không nói gì hết (Lão Tử). Không nói được gì hết?Phải vậy chăng?
10.
Kẻ trí (I’intellectuel) là hạng người sống đời mình theo ý tưởng dù là một ý nhỏ mọn (Malraux). Ý nhỏ mọn? Mỗi ý là một cổ đại thụ rễ cái rễ con chằng chịt. (Bóng dâm mát có thể che khuất mặt trời – có thể là chốn ẩm ướt, lạnh lẽo, mủn rã).
Ý cũng bị phá vỡ theo tiếng, theo chữ đang bay tung như bụi cát trong trận nổ bão. Kẻ trí là kẻ vô trí. Trong trận bão lốc, mọi đường lối đều ngập lặn. Đi trong cơn bão mù điếc được gọi là đi trên nẻo vô định.
11.
Những chữ, những tiếng, những ý…
Người ta muốn vượt ngoài. Người ta muốn nói điều không thể nói. Điều không thể nghĩ.Đang thời của mật ngôn. Chữ, tiếng, ý như con lươn trơn trồi không thể nắm chắc.
Cũng không khác khi người ta quy lập nền tảng, ấn định hạn giới của các mệnh đề phát biểu. Ngôn ngữ như một hệ thống tín hiệu. Những biểu tượng như mọi biểu tượng khác. (Tôi cũng là biểu tượng – bào ảnh đấy – Tôi đã chết từ khuya khoắt trong mtôn giáo – Chếtđuối trong chữ, trong tiếng, trong ý.)
Trụ một chỗ, nhắm chặt mắt – nghe suốt qua trận bão, trong suốt ngoài trận bão – hay lúcđầu vẹt gió lảo đảo lang thang – không khác. Thế thôi. Cát cũng ngậm đầy trong miệng, bưng kín mắt mũi. Người ta cũng lúng búng trong cơn gió gào, tội nghiệp.
Trong trận bão, vẫn có một chỗ nín tuyệt không hề hấn. Con mắt bão đó anh. Con mắt bãoở đâu? Đông hay Tây? Nam hay Bắc?
12.
Tại sao không im? Tại sao khua động?
Không nói gì hết. Nhưng cũng đã nói rồi. Dù chỉ nói để mở sự nín thinh. Nói như thừa thãi, bằng sự thừa thãi của hết thảy. “Khéo dư nước mắt…” hay nước mũi hay gì gì; cũng thế.
Văn chương; những chữ, những tiếng, những ý thừa mứa vô tích sự.
13.
Những ý.
Và lý, và nghĩa của chúng. Người ta trở thành khốn nạn với những lý, những nghĩa. Nghĩa lý nào cũng được cũng không được. Tốt hơn hết là thoát khỏi mọi nghĩa lí, thoát khỏi mọi ý. Còn lại những chữ vô tội.
Có thể như chiếc ống rỗng suốt mặc gió thổi qua? Ngăn bít chút xíu đầu ống, khoét mấy lỗcách trên thân làm chiếc ống thành sáo. Cơn gió điên và ống sáo vi vu.
14.
Những chữ vô tội. Anh hiểu hơn ai hết những chữ ấy. Những chữ không chỉ dành, không phát hiện bất cứ sự thể nào. Những chữ không thể cô lập, chúng chen chúc bên nhau nương tựa vào nhau và xuôi chảy. Những chữ của tiếng nói, (không phải của ý) không thểtách riêng, không thể viết hoa, không thể in đậm. Còn trong sự mất. Nổi hiện trong lặn chìm dài. Những chữ bủa giăng như những chiếc võng treo đong đưa trên hai thành vực sâu. Anh hiểu chứ? Anh hiểu hơn ai hết.
Những chữ vô tội của tiếng nói vô tội không nghĩa, không lý. (Người ta thường viết NGHĨA, LÝ – những chữ này sừng sững chót vót một mình).
15.
Mai sau dù có bao gi
Còn lại chút gì trong câu ây? Một chữ: dù. Mai sau có bao giờ. Mai sau nếu có bao giờ. Mai sau lỡ có bao bao giờ. Mai sau hoặc có bao giờ. Mai sau chợt có bao giờ. Mai sau ngộcó bao giờ. Mai sau thoáng có bao giờ… Dù có bao giờ.
Để giảng nghĩa một chứ dù người ta kêu gọi rất nhiều chữ khác. Để tìm kiếm cái lí của chữdù người ta sẽ đè bẹp nó dưới những chồng chất của ý ghê gớm, ý khủng khiếp, ý ngu độn (ý không lời, ý không ý… mật ngôn, bất khả tư duy, bất khả tư nghị…)
Còn lại chữ dù vẫn vô tội.
16.
Mai Thảo, Cung Tiến.
Những trời muôn xưa, hồng bay mất lá năm hồ hết, tôi thấy xứ Đoài mây trắng lắm… là những ngu ngơ không nghĩa lí, những thoát khỏi sau một mùa ở địa ngục, những thoát khỏi nào tầm thường hằng ngày, hằng ngày còn lại như muôn xưa, như hồ hết, như lắm thầm thì như gió bảo rằng điên cũng được, bảo rằng không cũng được. Bảo tuyệt vọng, bảo hy vọng, bảo đang sống, bảo đang chết đều như nhau.
Tiếng nói vô tội. Địa ngục là ý, mọi thứ ý (hôi tanh/ tuyệt vời) Au Commencement, c’est Verb hayTruth is inexpresssible in Words hay Con người to thành t các tương quan đều là những nghĩa lí khốn khó, thứ nhạc tấu của cuộc cuộc khiêu vũ các thây ma trên sàn bóng trơn tuột của trí, của huệ, của khải thị, dưới một bức trần họa hình mênh mang của cõi trời. Người ta bay lượn vo ve như nhặng xanh theo ý, từ Đông sang Tây, từ Tây sang Đông, từ thấp lên cao, từ cao xuống thấp, người ta hóa thân thành ý, ý là một loài trùng.
17.
Những ý (những chữ của những ý) được sản xuất, đóng hộp cung ứng cho thị trường tiêu thụ mỗi ngày mỗi mở rộng. Đủ loại, đủ nhãn. Ý đã trở thành một nhu cầu, như L.S.D Marijnan. Bản công khai ở Super – Market, bán lén lút công khai ở chợ Trời. Các đại lý, các courtier, bọn thương nhân có môn bài hay lâu thuế đầy rẫy. Đó là một ngành đang phát triển mạnh, bởi số lượng tiêu thụ cần thiết cho mỗi người gia tăng cùng thời gian. Từnổi loạn đến cách mạng, từ thế tục đến siêu việt, từ cá thể đến nguyên tánh, từ cố định đến bất định, từ mỗi ngày đến mịt mùi, từ cái giống lên đến cái cùng thẳm thinh không, từ một cõi bay đến hạn trời,… Nuốt, hãy nuốt đi… anh cần sống, anh cần phá nổ tung hư ngụy là chính anh để gặp… Gặp cái gì đây? Điều quan trọng hãy nuốt đi đã, anh hãy tiêm vào mạch máu chất kích thích này đã… tự khắc anh sẽ thấu suốt. Bất khả thuyết mà. Cũng khắp là sự bất khả thuyết ấy, mọi lời rao giảng quảng cáo đều tận cùng bằng: hành động, thể nghiệm, tu chứng.
Hãy nuốt đi, anh sẽ thấy. Và anh sẽ không thấy sự độc địa của bọn thương nhân.
18.
Còn lại?
Nổi hiện như những dấu chân trên triền dốc, bên lề, dưới lăng. Quanh quẩn, mò mẫm giữa cảnh hoang vu. Thật bất ngờ. Bỗng thấy. Những dấu chân lẩn mất trong cảnh vật, ở đó và không thuộc vào. Một trận nưa sẽ tới xóa mau những dấu chân của ai? Nào ai biết và cũng chẳng quan trọng. Ai bắt gặp ở đó? Có cần phải trả lời không? Ai bắt gặp? Bỗng thấy…
19.
Chỉ là bỗng.
Bỗng những dấu chân. Bỗng mai, bỗng chiều, bỗng đêm. Bỗng mắt chạm, mắt đứng sững. Bỗng thấy, bỗng không. Bỗng cùng. Như cảnh tượng đó, ở đây, lúc này, như thế. Như thếthôi một nỗi buồn không.
Nỗi bỗng không trùm lấp hết thảy.
20.
Văn chương: những chút bỗng.
Những chút bỗng (bỗng, bổng, bọng, bóng, bồng…). Không đến đâu chênh chao. Trong một chữ, trong một câu. Bỗng lúc nào, rồi xong.
21.
Như đêm qua (anh có thấy quãng cách từ chữ qua với người viết, rồi từ chữ qua với ngườiđọc: đêm qua – còn lại gì đâu?), mưa lồng lộng. Cơn bão lướt ngang. Mọi cơn bão đều tại qua đây. Trong hành lang tối thẳm, ướt mem. Các cửa kính vỡ chưa sửa sang. Gió đập lùng bùng vào giấy nhựa dán bít. Đang xem và bỗng đọc thấy bài thơ của Lý Thương Ẩn
Quân vn quy k, vi hu ký
Ba Sơn d vũ trường thu trì
Hà đang cng tin tây song chúc
Khước thuyết Ba Sơn d vũ thì.
(Người hi ngày v, biết bui nào
Đêm thu mưa nút trút đầy ao
Bao gi đốđuc bên song thc
Cùng tán chuyn mưđêm núi cao)
22.
Trở lại với: xem và đọc
Người ta thường xem sách. Mở quyển sách xem – nghĩa  là lấy mắt trông nhìn – tò mò lướt qua các hàng chữ để muốn chứng kiến các cảnh tượng. Xem sách như xem các cảnh tượng biến hiện. Người ta bèn bảo sách vở là cửa ngõ phiêu lưu, mộng mị. Rồi người ta cũng bảo cuộc đời, thiên nhiên là quyển sách của những quyển sách. Chưa chắc người viếtđã trông ngắm được nhiều phong cảnh cho bằng người xem, chưa “sống” cho bằng người xem… Rốt cuộc sách để cho những người không sống, và hãy liệng quyển sách đi.
Đúng.
Văn chương nào có gì đâu, chỉ là “tán chuyện mưa đêm trên núi”. Người ta còn đòi xem,  “xem xem nó viết cái gì, nói cái gì “để mà thấy” chuyện cũ rích, nó mù tịt về chính trị, vềxã hội, về lịch sử, nó nói chuyện tào lao, nó ở trong tháp ngà, ngoảnh mặt với thực tại… vân vân”
Xem là lấy mắt làm chủ, xem cho biết. Văn chương không biết, bất biết.
23.
Hãy đọc. Văn chương cần được đọc
Đọc là chìm mắt. Mặc cho chữ nổi hiện, tiếng lời làm chủ. Đọc là buông thả và chăm chú. Như đứa trẻ chưa biết nói lắng nghe tiếng trò chuyện bông đùa của người lớn (người lớnđang quên mình là người lớn). Những chữ vô tội, những tiếng vô tội, không chỉ thị, không phát hiện, biểu diễn những bỗng – những chênh chao vang động của lúc, của thoáng.
Đọc để nghe, nghe tiếng, nghe lời, nghe giọng, nghe hơi của ai khác. Nghe qua mọi nghĩa lý những ba động, mở rộng đón những ba động ấy.
(Tuần báo Khi hành số 73, 74, 82)
Mai Vũ sưu tầm và giới thiệu
Chú thích:
* có bản chép là Trí thân – Thanh Tâm Tuyền

 http://phebinhvanhoc.com.vn/chung-tu-thanh-tam-tuyen-1-va-2/

Không có nhận xét nào: