Thứ Tư, 9 tháng 3, 2011

Cao Huy Khanh - VIỆT NAM : HỒ SƠ HẬU CHIẾN 1975 – 2011:NHỮNG SỐ PHẬN KỲ LẠ


Kể từ tuần này trích đăng lại Hồ Sơ Hậu Chiến 1975 - 2011 của Cao Huy Khanh

từ trang của Văn Viết Lộc.

Kỳ 62 – 7.3. 2011 (Trích đăng từ 1.1.2010)

621 - Donna Jean Johnson
TÌM CHA TRÊN ĐẤT MỸ

Sinh tại Quy Nhơn khoảng năm 1974. Sống ở Mỹ (2009).
Trước 75 mẹ lấy lính Mỹ ở Quy Nhơn, sinh được một chị gái thì cha bỏ về Mỹ để lại 3 mẹ con (mẹ đang mang thai mình).
Khoảng năm 1989 cùng mẹ và chị đi Mỹ theo diện con lai Mỹ.
Trên đất Mỹ đã bỏ ra hơn 20 năm làm đủ cách để truy tìm tông tích cha đẻ, một việc rất khó vì hầu hết ông bố Mỹ đều đã có gia đình “nội địa” cả trước hoặc sau khi đến VN. May mắn là kếùt quả cuối cùng cũng đã tìm được ông. Một kết quả có hậu rất hiếm hoi thực hiện được đối với đa số con lai Mỹ dù đã được đưa về quê cha.

622 - Nguyễn Khải
“TÙY BÚT CHÍNH TRỊ”


Nhà văn tên thật Nguyễn Mạnh Khải sinh 1930 tại Hà Nội – Mất 2008 ở TPHCM (79 tuổi).
Mẹ là vợ sau một quan chức thời Pháp nên 1954 bố và gia đình vợ trước di cư vào Nam, để mẹ và 2 anh em ở lại miền Bắc. Trướùc đó đã vào bộ đội làm y tá tham gia kháng chiến đánh Pháp.
Sau đó nhờ có học thức và văn tài nên chuyển sang thành nhà văn quân đội. Từ đó sự nghiệp thăng tiến với những tác phẩm truyện ngắn, tiểu thuyết về đề tài gắn liền với các chủ trương xây dựng nông thôn mới dướùi chế độ xã hội chủ nghĩa miền Bắc được đề cao như “Mùa lạc”, “Xung đột”…
Sau 75 vào Sài Gòn tìm lại ông bố và anh chị em khác mẹ đều là những nhân vật của chế độ Sài Gòn, cả quan chức lẫn chính trị gia có máu mặt. Lấy tư liệu, cảm hứng từ thực tế này để viết vở kịch “Cách mạng” và truyện vừa “Gặp gỡ cuối năm” gây tiếng vang thời đó. Rồi ở lại sống luôn tại TPHCM.
Được cử làm Phó Tổng thư ký Hội Nhà văn VN, bầu làm đại biểu Quốc hội (một khóa). Năm 1988 giải ngũ hàm đại tá để về hưu ở nhà tiếp tục chuyên viết văn.
Trong giai đoạn cuối đời bắt đầu thực hiện một cuộc tự kiểm về đời mình, cả cách sốâng lẫn nghiệp văn chương. Đặc biệt thể hiện những trăn trở về thời cuộc, tự mổ xẻ dằn vặt hoài nghi về chế độ mà mình đã suốt đời phục vụ (vợ cũng xuất thân bộ đội). Về cả bản thân vốn xưa nay bị xem là một con người sống khôn ngoan, thực dụng, biết tiến thối trên đường đời, chỉ muốn yên thân, an phận ngại “đụng chạm” dù được giao cương vị xã hội trọng vọng. Từ đó còn dẫn đến cái nhìn bi quan khi đánh giá về sự nghiệp viết văn của mình: “Cái tài sản tinh thần thâu gói một đời ấy chỉ là một cái kho chứa đủ tạp nham chẳng có một chút giá trị gì”!
Kết quả của quá trình “xét lại” bản thân đó là 2 tập sách đậm chất hồi ký “Thượng đế thì cười” và “Đi tìm cái tôi đã mất” được chính mình tự mệnh danh là “tùy bút chính trị”, một cách đặt tên khá táo bạo, mới mẻ vào thời này. Qua đó tự bộc lộ bản chất mình trong tư cách một nhà văn lẫn một con người có địa vị trong xã hội, bày ra để cho mọi người muốn phán xét sao tùy ý: Có “một Nguyễn Khải khôn khéo giả dối và một Nguyễn Khải thành thật trắng trợn, một Nguyễn Khải hèn nhát và một Nguyễn Khải khinh ghét tay Nguyễn Khải hèn nhát kia. Và sự tranh chấp giữa 2 con người ấy không bao giờ ngã ngũ” (Dương Tường).
Dù sao sự phản tỉnh đó vẫn đáng ghi nhận, trân trọng bởi sự can đảm tự bóc trần mình mà vẫn giữ được sự liêm sỉ đồng thời thực tế, trung thực với con đường mình đã chọn như những dòng di chúc viết 10 năm trước khi mấtï: “Mươi năm trở lại đây tôi đã có ý thức điều chỉnh lại cách sốâng của mình, cố gắng sống thật tử tế, thật đàng hoàng. Bớt đi một nửa những cái chưa tử tế cũng là tốt rồi. Tôi tự đánh giá là một cây bút nhẫn nại trong cái nghề của mình chứ không phải là một cây bút tài hoa, có tài bẩm sinh. Nếu không có cuộc Cách mạng Tháng tám và 2 cuộc kháng chiến thì tôi chỉ là một kẻ vô danh chứ không thể làm được gì nên chuyện. Cho nên chế độ chính trị hiện nay dẫn có bao nhiêu thiếu sót, có bao nhiêu chuyện đáng buồn, đáng giận tôi vẫn gắn bó máu thịt với hôm nay.”
Một trường hợp về già như Chế Lan Viên bức xúc trước tình hình chế độ, xã hội tiêu cực ngày càng nặng nề phức tạp buộc phải đặt lại vấn đề về thần tượng chủ nghĩa xã hội, chợt muốn “đổi ý”, “sang ngang” nhưng đã muộn. Tuy nhiên với cách hành xử có mức độ để không mang tiếng “phản bội” lý tưởng, phản bội chính mình khác với không ít trường hợp nhiều đồng chí của mình.
Nhà văn kể cả nhà văn danh giá có chức vị được chế độ ưu đãi cũng vẫn là con người trần thế “bị thịt” đâu phải ông thánh nên dù sao sớm muộn cũng là chuyện phôi pha rồi sẽ quên đi, sẽ rơi vào quên lãng. Còn giá trị để lại ở đây – “công” hay “tội”? -- vẫn là một nhà văn có tư duy sâu sắc, lý tính sắc bén, đề tài gắn liền thời sự, văn phong cô đọng mẫu mực với nét hiện đại trong cấu tứ, bố cục tác phẩm đặc biệt ở thể loại truyện vừa khá mới mẻ thời này.

623 - Nguyễn Xuân Nghĩa
ĐỘI TRƯỞNG CÔNG TÁC XÃ HỘI CỤT 2 TAY

Sinh viên sinh 1988 tại TPHCM. Sống ở TPHCM (2011).

Sinh ra đã không có 2 cánh tay do ảnh hưởng CĐDC từ cha nguyên bộ đội đánh Mỹ bị nhiễm. Mới được 4 tuổi thì cha lại bị tai nạn giao thông qua đời, mẹ ở vậy nuôi 3 con.
Lớn lên không khuất phục số phận, tập làm mọi việc bằng 2 chân thay cho 2 tay. Mê máy tính nên tập cả mấy ngón chân… bấm bàn phím. Vậy mà vẫn vào đại học được, cùng lúc học cả ĐH Mở (khoa Côngnghệ thông tin) và ĐH Luật TP.
Không chỉ thế, còn rất nhiệt tình với các công tác xã hội. Vì thế được bầu làm đội trưởng đội công tác xã hội phường, từ đó đã vận động xin học bổng, mua xe đạp cho học sinh nghèo trong xóm…
Năm 2007 đượïc bầu chọn là Công dân tiêu biểu của TPHCM.

624 - Thái Ngọc San
TRẢ THẺ ĐẢNG

Nhà thơ, nhà báo sinh 1947 tại Quảng Bình – Mất 2005 ở Huế (59 tuổi).

Từ 1966-1969 trốn lính từ miền Trung vào Sài Gòn. Bị bắt lính 3 lần đều đào ngũ khiến có lúc bị chế độ cũ bắt làm lao công đào binh chuyên làm việc thu dọn xác chết trên chiến trường.
Tiếp tục bỏ trốn rồi về TP Huế tham gia hoạt động cách mạng trong lực lượng sinh viên học sinh tại đây. Nổi tiếng với những bài thơ văn ca ngợi cách mạng, chống chế độ Mỹ – Ngụy.
Đến 1972 bị lộ nên “lên núi” tức rút vào chiến khu. Từ đó được đưa ra Bắc rồi đưa ra nước ngoài đại diện tuyên truyền cho Mặt trận Giải phóng Miền Nam.
Sau 75 trở về Huế ban đầu làm công tác Mặt trận, sau đó được bố trí về làm chuyên môn làm thư ký tòa soạn tạp chí Sông Hương mới ra đời. Làm rất tốt công việc đó từ việc góp phần tạo cho Sông Hương một bản sắc và tính chiến đấu riêng đến việc khuyến khích, phát hiện những tài năng văn chương trẻ bằng tất cả tấm lòng tràn đầy nhiệt huyết hướng đến xây dựng một xã hội mới công bằng, tốt đẹp như lý tưởng cách mạng:
“Trong tôi hưng phấn cứ tràn đầy
Tôi muốn ôm cả nhân loại trong tay
Như ôm em với tình yêu ngọn lửa.”
(“Khát vọng” – tậïp thơ duy nhất in 1985)
Tuy nhiên đến năm 1988 xảy ra sự cố báo Sông Hương đấu tranh để đổi mới không được sự đồng ý của lãnh đạo địa phương khiến xảy ra mâu thuẫn đôi bên từ đó đưa đến hệ quả thay đổi lãnh đạo báo cũng như một số thành viên sáng lập từ đầu dứt áo ra đi (Hoàng Phủ Ngọc Tường, Bửu Chỉ… ) trong đó có mình.
Một trường hợp xung đột giữa bản chất người nghệ sĩ – trí thức trong sáng mà thẳúng thắn, gan lì với phạm trù chính trị khó thể dung hòa hay thỏa hiệp vì như thế là tự đánh mất mình.Tan vỡ lý tưởng cách mạng đầu đời, thất vọng trước thực tế chế độ không như mơ ước nên quyết định trả lại thẻ Đảng!
Nhưng không thẻ Đảng vẫn tiếp tục đóng góp, cống hiến trên cương vị mới làm đại diện của báo Thanh Niên ở Thừa Thiên – Huế để một lần nữa lại dấn thân vào một cuộc đấu tranh khác: Dùng vũ khí báo chí để chống tiêu cực xã hội đang phát triển thiên hình vạn trạng trong chế độ mới, bảo vệ và giúp đỡ tầng lớp dân nghèo… Với tính cương trực, dũng cảm “uy vũ bất năng khuất” sẵn có:
“Hãy làm việc làm việc
Với tất cả sức mình
Bằng trái tim
Trung thực
…………………………..
Coi chừng vỏ giả dối
Của ngôn từ
Chất phù du
Của bọt nước

Coi chừng bệnh lười nhác
Thói xu thời
Và sự ngọt bùi
Đôi khi là cây dao hai lưỡi

Hãy bước đi thẳng đầu gối
Sòng phẳng với mọi người
Việc gì phải sợ hãi!”
(Thơ dán trên bàn làm việc)
Sự nghiệp bắt đầu một bước ngoặt khác đang tìm đường chiến đấu tiếp mà chưa đến nơi như thế thì một tai nạn giao thông bi thương đã cướp mất một người bạn chí tình của giới văn nghệ sĩ xứ Huế. Ngậm ngùi chia tay ước mơ lý tưởng ấp ủ thì nhiều mà hiện thực chưa thấy được bao nhiêu đành để cho dang dở giữa chợ đờøi:
“Tôi biết thời gian sẽ chẳng đợi tôi
Nên tôi cứ đi và đi mãi
Sợ mai kia đôi chân mỏi
Những buồn vui sẽ chết với cuộc đời.”

625 - Thủy Smith
SƯU TẦM KỶ VẬT CHIẾN TRANH TỪ LÍNH MỸ

Công dân Mỹ gốc Việt\õ. Sống ở Mỹ (2011).
Trước 75 sinh ra ở Sài Gòn từ mẹ người Campuchia sống chung với một người lính Mỹ. Đến 1975 theo cha về Mỹ.
Lớn lên vào nghề làm khóa dây lưng kiếm sống. Tuy vốn gốc Campuchia nhưng vẫn nhớ nhiều kỷ niệm thời thơ ấu ở VN nên luôn xem mình là người VN.
Từ đó qua kinh nghiệm của người cha lính Mỹ trở về với di chứng mối ám ảnh chiến tranh VN mới có sáng kiến lập ra một trang web tập hợp những cựu binh Mỹ như cha mình để cùng nhau chia sẻ tâm tư, nguyện vọng giúp họ vượt lên mặc cảm tội lỗi. Được hơn 700 cựu binh Mỹ hưởng ứng tham gia.
Sau đó tiến tới thành lập tổ chức mang tên mình để mở cuộc vận động sưu tầm kỷ vật chiến tranh VN mà nhiều người lính Mỹ còn lưu giữ để tìm cách gửi trả lại về VN cho chủ nhân hoặc gia đình, thân nhân họ. Mỗi lần như vậy đều đích thân mang kỷ vật về VN tổ chức trao lại.
Từ những chuyến đi đó còn tổ chức thêm các cuộc vận động cựu binh Mỹ đóng góp giúp đỡ trẻ em nghèo kém may mắn từ những gia đình nạn nhân chiến tranh ở VN.

626 -Trần Quang
RA ĐI MUỘN MÀNG, TRỞ VỀ MUỘN MÀNG

Diễn viên điện ảnh sinh 1942 tại Lào. Sống ở TPHCM (2011).

Trước 75 được xem là nam diễn viên điện ảnh số 1 miền Nam đoạt nhiều giải thưởng qua các bộ phim nổi tiếng, ăn khách như “Vết thù trên lưng ngựa hoang”, “Điệu ru nước mắt”…
Làm quen rồi yêu một nữ đồng nghiệp Nhật Bản, đôi bên chuẩn bị làm đám cưới vào tháng 7.1975 thì xảy ra biến cố 30.4.75 làm dự định bất thành, cuộc tình cũng tàn phai theo thời cuộc!
Sau 75 vẫn ở lại ngay từ đầu tiếp tục tham gia đóng phim ở chế độ mới với một số bộ phim được hoan nghênh như “Tội lỗi cuối cùng”, “Con thú tật nguyền”, “Vết thù năm tháng”… Về sau còn tham gia viết kịch bản và làm đạo diễn phim.
Nhưng đến năm 1992 lặng lẽ chia tay điện ảnh và quê hương theo vợ qua Mỹ định cư.
Trên đất Mỹ có đi học thêm về nghề điện ảnh với ý muốn làm phim Việt tại đây nhưng điều kiện quá khó khăn nên không thành. Đành quay qua làm vài nghề khác trong đó có cả nghề tiếp khách ở sòng bạc.
Tuy cuộc sống ổn định, đời sống vật chất thoải mái nhưng trong lòng vẫn trăn trở nỗi buồn không được làm nghề, không được theo nghiệp điện ảnh mà đam mê đã ăn vào máu rồi: “Ở nơi tưởng chẳng thiếu thứ gì tôi biết rằng mình đang thiếu thứ gì đó rất quan trọng, nỗi nhớ nghề quay quắt. Bởi vậy muốn tìm về con đường ngày xưa đã đi tôi chỉ mong tìm lại chính mình…”
Từ đó năm 2007 quyết định về nước ở luôn dù phải chấp nhận vì thế mà từ bỏ cả gia đình yên ấm lâu nay trên đất Mỹ: “Đó là sự đánh đổi, hy sinh mà tôi chấp nhận”.
Trở về thuê một căn phòng nhỏ sống cô đơn một mình với nhiều dự án làm phim ấp ủ mong tìm lại dư âm một thời hạnh phúc nghề nghiệp dưới cả 2 chế độ. Nhưng có thể do thời thế đã đổi thay – cả điện ảnh cũng đổi thay - quá khứ đã qua một đi không trở lại nên đã hơn 3 năm qua vẫn chưa thấy tái xuất giang hồ xứng đáng như hằng mong ước.

627 - Trần Thị Nguyệt
NGƯỜI ĐÀN BÀ KHÔNG SỢ MA

Quản trang sinh tại Quảng Trị. Sống ở Quảng Trị (2008).

Thời chống Mỹ vào bộ đội đi mở đường Trường Sơn.
Sau chiến tranh, năm 1981 bị sốt rét ác tính nên xin ra quân.
Sau 2 năm dưỡng bệnh đã tương đối khỏe lại. Một hôm tình cờ đi ngang qua nghĩa trang liệt sĩ huyện Vĩnh Linh quê mình mới được lập bấy giờ còn sơ khai chỉ là một bãi đất hoang nằm chơ vơ nơi đồng không mông quạnh không người chăm sóc trông lạnh lẽo hoang vu quá thấy “thương các anh” nên về làm đơn xin tình nguyện làm người trông coi nghĩa trang. Từ đó hàng ngày sáng đạp xe lọc cọc từ nhà lên cách xa hàng chục cây số làm cỏ, phụ giúp mai táng hài cốt liệt sĩ đến tối mới lại một mình đạp xe về nhà.
Năm 1984 lập gia đình sinh được 2 con gái nhưng khi con vẫn còn nhỏ thì chồng bỏ ba mẹ con đi theo vợ nhỏ. Thế là một mình vừa vất vả nuôi 2 con vừa phải lo công việc nghĩa trang không ngày nào vắng mặt. Có nhiều ngày bận việc giúp đỡ thân nhân liệt sĩ đi tìm mộ ở lại luôn nghĩa trang cả đêm cùng họ nên nổi tiếng là “bạn của ma”!
Bởi như tâm sự, chính công việc đó lại giúp mình khuây khỏa nỗi buồn tình cảm, thế sự: “Hàng ngày gần gũi phần mộ các anh, tôi như được an ủi vỗ về xoa dịu nỗi đau riêng”.
Hai con nay đều ăn học đàng hoàng sắp ra trường. Khi rảnh rang con lại lên nghĩa trang giúp đỡ đần mẹ một tay, để nghe lời mẹ dạy: “Điều mẹ mong muốn hơn cả là con phải sống cho tử tế. Bao năm qua sống ở nghĩa trang này với bao anh hùng liệt sĩ ở đây, với bao câu chuyện của những người đi tìm mộ liệt sĩ đã dạy cho mẹ làm người tử tế con ạ.”

628 - Trần Thị Như Hoa
THƯƠNG HIỆU NƯỚC MẮM BÌNH ĐỊNH

Doanh nhân sinh 1953 tại Bình Định. Sống ở Bình Định (2007).

Năm 1968 vào bộ đội đánh Mỹ.
Năm 1976 phục viên thương binh 3/4 và lấy chồng cũng là bộ đội chuyển qua chiến trường Campuchia.
Năm 1984 chồng xuất ngũ về làm công nhân còn mình vào nghề buôn bán lẻ nhưng gặp thời buổi kinh tế cả nước khó khăn ngập mặt mà sinh đến 4 con nên cả nhà lâm vào cảnh túng thiếu ngặt nghèo. Đã vậy mình lại mắc bệnh dính ruột phải mổ 2 lần nên cảnh nhà đã khó càng khó hơn khiến chồng sinh ra đổi tính nết bỏ việc bỏ cả 5 mẹ con đi theo người đàn bà khác có tiền bạc chu cấp hơn.
Còn lại đơn thân độc mã đi làm bất cứ việc nặng nhọc nào cũng không từ nan, đều từ nghề biển truyền thống của xứ đất cát Bình Định – gánh cát, gánh cá thuê, phơi cá khô, nhặt đầu cá phế thải đem bán… -- để nuôi 4 con.
May sao đồng đội cũ biết được tìm cách cho vay ít vốn làm ăn, liền chọn nghề đã làm quen lâu nay là nghề nước mắm – cũng là một trong các nghề “ruột” của dân Bình Định – ban đầu là đi buôn nước mắm. Từ đó lân la học nghề làm nước mắm tiến đến tự sản xuất nước mắm để bán. Phải trải qua sáu năm trầy trật gian nan mới tạm thành công bướùc đầu.
Từ đó chuyên tâm phát triển nghề mới này, năm 1998 mởù rộng cơ sở sản xuất, năm 2001 chính thức mở thương hiệu nước mắm “Như Hoa Tam Quan” (Tam Quan tên huyện nhà). Nhanh chóng trở thành một thương hiệu uy tín tiến tới xuất khẩu, một thương hiệu gắn bó với con em bộ đội Bình Định một thời là đồng đội cũ như một cách bộ đội trả nghĩa bộ đội.

629 - Trần Thị Thanh Hương
TỪ BÀ MẸ NUÔI BẤT ĐẮC DĨ THÀNH MẸ NUÔI KHÔNG CHỒNG

Nhà hoạt động từ thiện sinh khoảng 1948 tại Thừa Thiên – Huế. Sống ở Hải Phòng (2011).

Năm 1966 tình nguyện đi thanh niên xung phong chống Mỹ, được điều ra chiến trường Quảng Trị rồi ra Bắc.
Đinh mệnh đưa đẩy cô gái chưa chồng từ năm 1972 trong thời gian lăn lộn chiến trường lại trở thành… bà mẹ nuôi ngoài ý muốn khi được các đồng đội nhờ nuôi giùm 2 đứa trẻ rồi ra đi không về. Thế là một mình nuôi 2 cháu bệnh tật vì ảnh hưởng CĐDC trên đất Bắc từ đó đến ngày lập lại hòa bình.
Trên quê người cả 3 “mẹ con” lưu lạc từ nơi này qua nơi khác, từ Hưng Yên, Hải Dương cuối cùng trôi giạt đến Hải Phòng năm 2003 tìm một miếng đất hoang ngoài đồng dựng lều tranh nuôi 2 con khôn lớn. Từ đó như “mệnh trời phải thế” đã vận vào thân, tiếp tục sứ mạng làm mẹ bất đắc dĩ bằng cách dần dà tìm cách xin địa phương lập một trung tâm nuôi con bộ đội bị nhiễm CĐDC mang tên cơ sở “Thiện Giao”. Nuôi dạy hơn 100 em khôn lớn, cho học nghề ra đời.
Vì thiên chức làm mẹ những đứa trẻ “không bao giờ lớn” đó mà chấp nhận hy sinh cuộc đời riêng, không thể lấy chồng vì người yêu nào cũng đòi mình phải từ bỏ những đức con “không máu mủ” ruột thịt gì. Nếu không thì cũng nghi ngờ có ai lại “làm mẹ” không công như thế?
Gần cuối năm 2010 gặp cơn bão số 1 tàn phá, cả cơ sở toàn dựng bằng lán tre đổ sập lại phải chạy vạy khắp nơi xin trợ giúp xây đỡ một căn nhà cấp 4 cho các em trú đỡ. Cùng lúc bị chẩn đoán… mắc bệnh ung thư!

630 - Trần Thị Thiết
RA NƯỚC NGOÀI HIẾN THẬN CHO EM


Thường dân sinh 1969 tại VN. Sống ở VN (2007).
Sống ở quê với chồng và bốn con bỗng nhiên năm 2004 được em trai ở Canada kêu gọi thống thiết qua Canada để hiến thận cho em mắc bệnh cần ghép một quả thận từ hơn một năm nay mà không có. Thế là tất tả lên đường đến xứ sở xa lạ để lại chồng con ở làng.
Nhưng sau khi hiến thận cứu sống em thì đến phiên mình bị biến chứng mắc loại bệnh lở chốc (psoriasis) khắp người biến thân thể thành ra “trầy vi tróc vảy” thân tàn ma dại trông rất ghê người khiến có mặc cảm không dám ló mặt ra ngoài! Trong lúc đó visa sắp hết hạn phải quay về nước, nơi mà theo các chuyên gia vốn là xứ khí hậu nhiệt đới nóng bức càng rất khó chữa bệnh này.
Cuối cùng đích thân Chánh án Toà án Liên bang Canada – một phụ nữ – phải ra lệnh cho cơ quan Di trú gia hạn giấy phép ở lại cho chị trị bệnh khỏi mới về nước, nếu không thì “thật hết sức bất thường và bất công” cho chị.
(Còn tiếp)

Không có nhận xét nào: