Kỳ 63 – 14.3. 2011
Phạm Công Thiện
PHIÊU LƯU CUỘC ĐỜI, PHIÊU LƯU TƯ TƯỞNG
Nhà văn, nhà nghiên cứu tư tưởng sinh 1941 tại Mỹ Tho – Mất tháng 3.2011 tại Mỹ (71 tuổi).
Phạm Công Thiện
PHIÊU LƯU CUỘC ĐỜI, PHIÊU LƯU TƯ TƯỞNG
Nhà văn, nhà nghiên cứu tư tưởng sinh 1941 tại Mỹ Tho – Mất tháng 3.2011 tại Mỹ (71 tuổi).
Có năng khiếu ngoại ngữ từ nhỏ, nhờ đó tiếp thu các dòng tư tưởng, triết học thế giới – cả phương Tây lẫn phương Đông thời cổ điển lẫn hiện đại - từ rất sớm. Từø đó bắt đầu bước vào con đường sáng tạo viết nhiều chuyên luận văn chương triết lý, cả làm thơ viết văn, in một số tác phẩm văn thơ, triết học gây tiếng vang trong thập niên 60. Nhanh chóng nổi tiếng, được xem đã đem lại một luồng sinh khí mới trong nền văn hóa miền Nam.
Tuy gia đình theo đạo Thiên Chúa nhưng lại có cảm tình nghiêng về đạo Phật nên nghiên cứu nhiều về Phật học. Năm 1964 gặp khủng hoảng tinh thần nên bỏ ra Nha Trang tu đạo Phật mang pháp danh Thích Nguyên Tánh.
Được một thời gian thì bỏ về Sài Gòn đi dạy học rồi được sự bảo trợ của Hòa thượng Thích Minh Châu gia nhập ĐH Vạn Hạnh (của Giáo hội PGVN Thống nhất) mà hòa thượng là hiệu trưởng làm giảng sư triết, trưởng khoa của trường, tham gia phụ trách tạp chí “Tư tưởng” của giáo hội.
Bỗng nhiên đến năm 1970 nhân một chuyến tháp tùng hòa thượng đi dự hội nghị Phật giáo quốc tế ở Pháp đã lặng lẽ… rút khỏi đoàn “trốn” ở lại Paris luôn!
Từ đó sống một cuộc đời nghệ sĩ lang thang khắp nơi qua nhiều nước từ Israel đến Đức. Sau đó ở lại Pháp thời gian lâu nhất, cởi bỏ áo tu lấy vợ (người Huế) tại đây, dạy triết học ĐH Toulouse. Năm 1983 chuyển qua Mỹ, ban đầu cư trú Los Angeles dạy Viện PG, qua 2005 chuyển về Texas đến khi mất.
Trong suốt quảng thời gian lang bạt kỳ hồ khắp nơi trên đất khách quê người đã mở rộng giao du với nhiều giới trí thức nghệ sĩ quốc tế, “thể nghiệm” nhiều cách sống khác nhau. Như thể qua đó muốn thực hiện một cuộc trường chinh độc hành đi tìm chân lý tư tưởng của một công dân thế giới chưa biết đâu là chỗ dừng chân, đâu là đích đến như tên một tập sách “Đi cho hết một đêm hoang vu trên mặt đất” 1988.
Một trường hợp điển hình đi tìm lối thoát cá nhân trước thực tại bế tắc trên quê hương chiến tranh máu lửa luôn, một mối ám ảnh nhức nhối trong tâm can, trong sáng tác:
“Tay còn ôm giữ tình yêu
Tôi về phố động những chiều hư vô.
Đời đi trên những nấm mồ
Đau tim em hát cơ hồ khăn tang.
Phố chiều tôi bước lang thang
Nuôi con sông nhỏ mơ màng biển xanh…”
Về nghiên cứu, học thuật thì đó là nỗ lực khai phá, truy tìm một dòng tư tưởng VN có thể giúp con người VN vượt thoát khỏi bóng ma chiến tranh thảm khốc điêu linh từng giờ từng ngày không ngưng tàn phá quê hương. Từ đó mở ra con đường cứu rỗi của đạo Phật.
Công trình tìm kiếm chân lý cuộc sống này được thực hiện bằng con đường phiêu lưu bản thân – cả cuộc đời lẫn tư tưởng – từ nổi loạn đếùn tu học, đến tự giải thoát trở lại với thân phận con người bình thường tiếp tục hướng đếùn mục tiêu nhắm đạt được tự do tuyệt đối cho bản ngã.
Từ đó ít ra cũng đã có những kinh nghiệm, thu hoạch để viết tiếp và in hơn 10 tác phẩm ở hải ngoại: “Sự chuyển động toàn diện của tâm thức trong tư tưởng Phật giáo” 1994, “Triết lý Việt Nam về sự vượt biên” 1995, “Làm thế nào để trở thành bậc Bồ tát?”, “Tinh túy trong sáng của đạo lý PG” 1998…
Song song đó vẫn bàng bạc niềm thương nhớ quê hương xa vời:
“Mười năm qua gió thổi đồi tây
Tôi long đong theo bóng chim gầy
Một sớm em về ru giấc ngủ
Bông trời bay trắng cả rừng cây…”
Kết quả hành trình giong ruỗi tìm kiếm chân lý suy tư của một nhà tư tưởng VN chạy trốn ám ảnh thảm họa chiến tranh cuối cùng đạt được là sự trở về lại với đạo Phật – Thiền miên viễn thâm sâu thể hiện qua thái độ chấp nhận ngày chia tay cõi trần không bao giờ hết bi thương hòa trộn hạnh phúc nhân gian, chấp nhận “nhập định rồi ra đi nhẹ nhàng”. Ra đi bây giờ cũng là chuyến ra đi sau cùng cũng là cuộc phiêu lưu tối hậu bất tận.
Như tuyên ngôn làm tựa đề tập thơ cuối cùng “Trên tất cả đỉnh cao là im lặng”, như những chứng thực tư tưởng từ máu xương, hơi thở cuộc sống đời mình hòa quyện trong đó:
“Đã đi rồi đã đi chưa
Thượng phương lụa trắng đong đưa giữa trời
Đã đi mất hẳn đi rồi
Hạ phương tịch mịch trùng khơi phong kiều
Chuyển hình trên đỉnh cô liêu
Lửa bay thành ngọn hồng điều mật ngôn….”
(bài “Đi”)
631 - Ngô Hữu Đước
TỈ PHÚ CỤT TAY
Nông dân sinh khoảng 1967 tại Bình Định. Sống ở Đồng Nai (2011).
Tuy gia đình theo đạo Thiên Chúa nhưng lại có cảm tình nghiêng về đạo Phật nên nghiên cứu nhiều về Phật học. Năm 1964 gặp khủng hoảng tinh thần nên bỏ ra Nha Trang tu đạo Phật mang pháp danh Thích Nguyên Tánh.
Được một thời gian thì bỏ về Sài Gòn đi dạy học rồi được sự bảo trợ của Hòa thượng Thích Minh Châu gia nhập ĐH Vạn Hạnh (của Giáo hội PGVN Thống nhất) mà hòa thượng là hiệu trưởng làm giảng sư triết, trưởng khoa của trường, tham gia phụ trách tạp chí “Tư tưởng” của giáo hội.
Bỗng nhiên đến năm 1970 nhân một chuyến tháp tùng hòa thượng đi dự hội nghị Phật giáo quốc tế ở Pháp đã lặng lẽ… rút khỏi đoàn “trốn” ở lại Paris luôn!
Từ đó sống một cuộc đời nghệ sĩ lang thang khắp nơi qua nhiều nước từ Israel đến Đức. Sau đó ở lại Pháp thời gian lâu nhất, cởi bỏ áo tu lấy vợ (người Huế) tại đây, dạy triết học ĐH Toulouse. Năm 1983 chuyển qua Mỹ, ban đầu cư trú Los Angeles dạy Viện PG, qua 2005 chuyển về Texas đến khi mất.
Trong suốt quảng thời gian lang bạt kỳ hồ khắp nơi trên đất khách quê người đã mở rộng giao du với nhiều giới trí thức nghệ sĩ quốc tế, “thể nghiệm” nhiều cách sống khác nhau. Như thể qua đó muốn thực hiện một cuộc trường chinh độc hành đi tìm chân lý tư tưởng của một công dân thế giới chưa biết đâu là chỗ dừng chân, đâu là đích đến như tên một tập sách “Đi cho hết một đêm hoang vu trên mặt đất” 1988.
Một trường hợp điển hình đi tìm lối thoát cá nhân trước thực tại bế tắc trên quê hương chiến tranh máu lửa luôn, một mối ám ảnh nhức nhối trong tâm can, trong sáng tác:
“Tay còn ôm giữ tình yêu
Tôi về phố động những chiều hư vô.
Đời đi trên những nấm mồ
Đau tim em hát cơ hồ khăn tang.
Phố chiều tôi bước lang thang
Nuôi con sông nhỏ mơ màng biển xanh…”
Về nghiên cứu, học thuật thì đó là nỗ lực khai phá, truy tìm một dòng tư tưởng VN có thể giúp con người VN vượt thoát khỏi bóng ma chiến tranh thảm khốc điêu linh từng giờ từng ngày không ngưng tàn phá quê hương. Từ đó mở ra con đường cứu rỗi của đạo Phật.
Công trình tìm kiếm chân lý cuộc sống này được thực hiện bằng con đường phiêu lưu bản thân – cả cuộc đời lẫn tư tưởng – từ nổi loạn đếùn tu học, đến tự giải thoát trở lại với thân phận con người bình thường tiếp tục hướng đếùn mục tiêu nhắm đạt được tự do tuyệt đối cho bản ngã.
Từ đó ít ra cũng đã có những kinh nghiệm, thu hoạch để viết tiếp và in hơn 10 tác phẩm ở hải ngoại: “Sự chuyển động toàn diện của tâm thức trong tư tưởng Phật giáo” 1994, “Triết lý Việt Nam về sự vượt biên” 1995, “Làm thế nào để trở thành bậc Bồ tát?”, “Tinh túy trong sáng của đạo lý PG” 1998…
Song song đó vẫn bàng bạc niềm thương nhớ quê hương xa vời:
“Mười năm qua gió thổi đồi tây
Tôi long đong theo bóng chim gầy
Một sớm em về ru giấc ngủ
Bông trời bay trắng cả rừng cây…”
Kết quả hành trình giong ruỗi tìm kiếm chân lý suy tư của một nhà tư tưởng VN chạy trốn ám ảnh thảm họa chiến tranh cuối cùng đạt được là sự trở về lại với đạo Phật – Thiền miên viễn thâm sâu thể hiện qua thái độ chấp nhận ngày chia tay cõi trần không bao giờ hết bi thương hòa trộn hạnh phúc nhân gian, chấp nhận “nhập định rồi ra đi nhẹ nhàng”. Ra đi bây giờ cũng là chuyến ra đi sau cùng cũng là cuộc phiêu lưu tối hậu bất tận.
Như tuyên ngôn làm tựa đề tập thơ cuối cùng “Trên tất cả đỉnh cao là im lặng”, như những chứng thực tư tưởng từ máu xương, hơi thở cuộc sống đời mình hòa quyện trong đó:
“Đã đi rồi đã đi chưa
Thượng phương lụa trắng đong đưa giữa trời
Đã đi mất hẳn đi rồi
Hạ phương tịch mịch trùng khơi phong kiều
Chuyển hình trên đỉnh cô liêu
Lửa bay thành ngọn hồng điều mật ngôn….”
(bài “Đi”)
631 - Ngô Hữu Đước
TỈ PHÚ CỤT TAY
Nông dân sinh khoảng 1967 tại Bình Định. Sống ở Đồng Nai (2011).
Cuối năm 1979 mới học lớp 6 trường làng ngày nghỉ ra đồng phụ việc cha mẹ thì bị trúng nổ một trái đạn B40 vùi lấp dưới mô đất sau chiến tranh làm cụt mất cánh tay phải.
Dù vậy vẫn cố gắng tập viết bằng tay trai để theo học tốt nghiệp cấp THPT. Nhưng ở quê, nhà nghèo lại thân thể không lành lặn nên không kiếm được việc làm, vì thế quyết tâm “Nam tiến” chọn Đồng Nai làm nơi trú thân kiếm việc làm từ năm 1988.
Bắt đầu vào làm công nhân nông trường cao su rồi dần dà dành dụm tiền bạc mua đất – hoặc mua thiếu trả góp - tách ra làm riêng. Từ 9 sào đất hoang từ từ mở rộng ra gần 4 hécta chuyên trồng cà phê, cây thuốc lá, bắp, tiêu kết hợp chăn nuôi và cả trồng lan, cây kiểng bán sỉ nữa. Cả năm thu về hàng tỉ đồng.
Đã lấy vợ có 3 con với ước vọng bây giờ luôn nhắc nhở các con cố gắng học hành thật tốt hơn cha đã lỡ một đời thiếu học, từ đó mới mong đưa khoa học kỹ thuật tân tiến vào nghề nông kếù tiếp sự nghiệp cha từng đi lên không phải từ 2 mà chỉ bằng một bàn tay trắng.
632 - Trần Mạnh Tuấn
“THƯƠNG BINH VÀNG”
Thương binh sinh 1953 tại Hà Nội. Sống ở Hà Nội (2007).
Dù vậy vẫn cố gắng tập viết bằng tay trai để theo học tốt nghiệp cấp THPT. Nhưng ở quê, nhà nghèo lại thân thể không lành lặn nên không kiếm được việc làm, vì thế quyết tâm “Nam tiến” chọn Đồng Nai làm nơi trú thân kiếm việc làm từ năm 1988.
Bắt đầu vào làm công nhân nông trường cao su rồi dần dà dành dụm tiền bạc mua đất – hoặc mua thiếu trả góp - tách ra làm riêng. Từ 9 sào đất hoang từ từ mở rộng ra gần 4 hécta chuyên trồng cà phê, cây thuốc lá, bắp, tiêu kết hợp chăn nuôi và cả trồng lan, cây kiểng bán sỉ nữa. Cả năm thu về hàng tỉ đồng.
Đã lấy vợ có 3 con với ước vọng bây giờ luôn nhắc nhở các con cố gắng học hành thật tốt hơn cha đã lỡ một đời thiếu học, từ đó mới mong đưa khoa học kỹ thuật tân tiến vào nghề nông kếù tiếp sự nghiệp cha từng đi lên không phải từ 2 mà chỉ bằng một bàn tay trắng.
632 - Trần Mạnh Tuấn
“THƯƠNG BINH VÀNG”
Thương binh sinh 1953 tại Hà Nội. Sống ở Hà Nội (2007).
Năm 1971 tình nguyện vào bộ đội đi miền Nam chiến đấu.
Năm 1973 trên chiến trường Quảng Trị bị thương nặng gãy 2 cột sống và lún sọ nên được chuyển ra miền Bắc chữa trị. Suốt 4 năm trời đi qua nhiều bệnh viện được chẩn đoán chấn thương sọ não liệt nửa người chưa kể đã cắt 1,5m ruột. Giải ngũ thương binh thương tật 81%.
May mắn trong thời gian nằm viện gặp được một cô giáo quê Hải Phòng thương cảm tình nguyện kết hôn. Để lo cho gia đình (sinh được 2 gái), vợ phải nghỉ dạy đi bán buôn đủ kiểu đủ loại hàng mới lo đủ nuôi chồng nuôi con.
Bản thân mình cũng cố phấn đấu vượt qua mặc cảm bệnh tật bằng cách tham gia tập luyện thể thao người khuyết tật. Từ đó trở thành vận động viên “Thương binh vàng” vì từ năm 1997 đã liên tiếp giành nhiều huy chương vàng thi đấùu thể thao người khuyết tật trong nước và quốc tế, cả môn bơi lội lẫn bắn súng, đua xe lăn.
Bất ngờ năm 2006 tai ương lại giáng xuống người vợ mắc phải bệnh ung thư vú. Người chồng chỉ còn biết khóc thầm dằn vặt tại sao một người chỉ còn 19% cơ thể lành lặn lại như mình không được “đổi sự sống cho cô ấy?”
Dù sao cũng còn bám víu vào hy vọng người vợ qua phẫu thuật 2 lần xa trị mới tương đối hồi phục “sống được với gia đình ngày nào tốt ngày đó”.
633 - Trần Ngọc Duy
CON NUÔI CỦA ANH HÙNG
Bộ đội hải quân sinh 1966 tại Quảng Trị. Sống ở Đà Nẵng (2008).
Năm 1973 trên chiến trường Quảng Trị bị thương nặng gãy 2 cột sống và lún sọ nên được chuyển ra miền Bắc chữa trị. Suốt 4 năm trời đi qua nhiều bệnh viện được chẩn đoán chấn thương sọ não liệt nửa người chưa kể đã cắt 1,5m ruột. Giải ngũ thương binh thương tật 81%.
May mắn trong thời gian nằm viện gặp được một cô giáo quê Hải Phòng thương cảm tình nguyện kết hôn. Để lo cho gia đình (sinh được 2 gái), vợ phải nghỉ dạy đi bán buôn đủ kiểu đủ loại hàng mới lo đủ nuôi chồng nuôi con.
Bản thân mình cũng cố phấn đấu vượt qua mặc cảm bệnh tật bằng cách tham gia tập luyện thể thao người khuyết tật. Từ đó trở thành vận động viên “Thương binh vàng” vì từ năm 1997 đã liên tiếp giành nhiều huy chương vàng thi đấùu thể thao người khuyết tật trong nước và quốc tế, cả môn bơi lội lẫn bắn súng, đua xe lăn.
Bất ngờ năm 2006 tai ương lại giáng xuống người vợ mắc phải bệnh ung thư vú. Người chồng chỉ còn biết khóc thầm dằn vặt tại sao một người chỉ còn 19% cơ thể lành lặn lại như mình không được “đổi sự sống cho cô ấy?”
Dù sao cũng còn bám víu vào hy vọng người vợ qua phẫu thuật 2 lần xa trị mới tương đối hồi phục “sống được với gia đình ngày nào tốt ngày đó”.
633 - Trần Ngọc Duy
CON NUÔI CỦA ANH HÙNG
Bộ đội hải quân sinh 1966 tại Quảng Trị. Sống ở Đà Nẵng (2008).
Tháng 3.1975 trong cuộc biến động giải phóng miền Trung, cha mẹ đưa 6 anh chị em chạy lánh
nạn vào Đà Nẵng chờ đi tàu biển vào miền Nam. Nhưng tại cảng Đà Nẵng trong cảnh hỗn loạn, mình và đứa em gái đã bị lạc mất cha mẹ.
Sau đó 2 ngày em gái cũng xuống được tàu vào Cam Ranh gặp lại cha mẹ, riêng mình vẫn còn bị rớt lại ở Đà Nẵng. Phải hơn một tuần sau mới theo tàu đến được Cam Ranh thì bấy giờ cha mẹ và anh em đã lại lên tàu ra Phú Quốc. Một thân một mình đành đi ăn xin sống qua ngày, không biết tìm cha mẹ nơi mô.
Một thời gian được một đơn vị bộ đội thương tình đùm bọc nuôi ăn rồi khi đơn vị chuyển đi thì bàn giao lại cho hội phụ nữ địa phương. Từ đó làm con nuôi vài ba nhà sống lây lất qua ngày. Đến năm 1978 được giới thiệu với một sĩ quan chính ủy hải quân nhận làm con nuôi đưa về Đà Nẵng.
Vị cha nuôi sĩ quan này là Anh hùng Lực lượng vũ trang nên bắt đầu từ đó mới được chăm sóc đầy đủ, đổi tên theo họ cha nuôi là Trần Ngọc Duy (tên cũ Lê Văn Duy). Năm 1986 tiếp bước cha nuôi vào hải quân thể theo nguyện vọng của ông trước khi qua đời. Năm 1994 lấy vợ, thăng quân hàm đại úy.
Cuộc sống ổn định rồi, sự nghiệp thăng tiến nhưng trong lòng vẫn không nguôi nỗi nhớ gia đình cũ nên năm 2000 từng về Huế tìm tin tức cha mẹ anh em cũ song không kết quả vì thực tế họ đã ở luôn TPHCM từ lúc lạc mất nhau.
Mãi đến năm 2008 qua chương trình “Như chưa hề có cuộc chia ly” của VTV mới gửi kỷ vật duy nhất còn giữ là một bức ảnh cũ thời nhỏ nhờ đài truy tìm giùm. Không ngờ cùng lúc cha mẹ cũng nhờ đài như vậy nên việc “kết nối” thành công sau 33 năm đôi bên mất tích nhau.
634 - Trần Thị Tiếp
MỘT NẮM ĐẤT TRÊN BÀN THỜ
Nông dân sinh khoảng 1948 tại Thanh Hóa. Sống ở Thanh Hóa (2007).
Sau đó 2 ngày em gái cũng xuống được tàu vào Cam Ranh gặp lại cha mẹ, riêng mình vẫn còn bị rớt lại ở Đà Nẵng. Phải hơn một tuần sau mới theo tàu đến được Cam Ranh thì bấy giờ cha mẹ và anh em đã lại lên tàu ra Phú Quốc. Một thân một mình đành đi ăn xin sống qua ngày, không biết tìm cha mẹ nơi mô.
Một thời gian được một đơn vị bộ đội thương tình đùm bọc nuôi ăn rồi khi đơn vị chuyển đi thì bàn giao lại cho hội phụ nữ địa phương. Từ đó làm con nuôi vài ba nhà sống lây lất qua ngày. Đến năm 1978 được giới thiệu với một sĩ quan chính ủy hải quân nhận làm con nuôi đưa về Đà Nẵng.
Vị cha nuôi sĩ quan này là Anh hùng Lực lượng vũ trang nên bắt đầu từ đó mới được chăm sóc đầy đủ, đổi tên theo họ cha nuôi là Trần Ngọc Duy (tên cũ Lê Văn Duy). Năm 1986 tiếp bước cha nuôi vào hải quân thể theo nguyện vọng của ông trước khi qua đời. Năm 1994 lấy vợ, thăng quân hàm đại úy.
Cuộc sống ổn định rồi, sự nghiệp thăng tiến nhưng trong lòng vẫn không nguôi nỗi nhớ gia đình cũ nên năm 2000 từng về Huế tìm tin tức cha mẹ anh em cũ song không kết quả vì thực tế họ đã ở luôn TPHCM từ lúc lạc mất nhau.
Mãi đến năm 2008 qua chương trình “Như chưa hề có cuộc chia ly” của VTV mới gửi kỷ vật duy nhất còn giữ là một bức ảnh cũ thời nhỏ nhờ đài truy tìm giùm. Không ngờ cùng lúc cha mẹ cũng nhờ đài như vậy nên việc “kết nối” thành công sau 33 năm đôi bên mất tích nhau.
634 - Trần Thị Tiếp
MỘT NẮM ĐẤT TRÊN BÀN THỜ
Nông dân sinh khoảng 1948 tại Thanh Hóa. Sống ở Thanh Hóa (2007).
Năm 1968 vừa lấy chồng thì chồng lên đường vào Nam chiến đấu. Mang thai được nửa năm thì sẩy thai, tiếp liền theo đó là tin chồng đã hy sinh trên chiến trường Quảng Trị năm 1969. Vẫn ở vậy chờ ngày nhận di cốt chồng để thờ cho trọn nghĩa phu thê.
Nhưng mãi đến năm 2005 mới có vài thông tin về chồng từ đồng đội cũ của chồng và từ ngườøi dân địa phương. Mới cùng các đồng đội ôm tấm di ảnh chồng lồng kính lên đường vào Quảng Trị tìm hài cốt chồng. Nhưng dù mất bao công sức truy tìm – kể cả nhờ thầy cúng làm lễ “gọi hồn” – vẫn không tìm thấy di hài liệt sĩ chồng mình trong các nghĩa trang nơi đây.
Cuối cùng đành lấy một nắm đất trên chiến trường xưa nơi chồng đã hy sinh mất xác đem về để lên bàn thờ mà cúng vọng hàng năm.
Câu chuyện đã được một đạo diễn Pháp đưa vào bộ phim tài liệu “Những linh hồn phiêu bạt” hay “Tìm hồn” thực hiện tại VN năm 2005.
635 - Trần Thị Tuyết Nga
“MỘT THOÁNG VIỆT NAM”
Doanh nhân sinh 1944 tại miền Nam. Sống ở TPHCM (2011).
Nhưng mãi đến năm 2005 mới có vài thông tin về chồng từ đồng đội cũ của chồng và từ ngườøi dân địa phương. Mới cùng các đồng đội ôm tấm di ảnh chồng lồng kính lên đường vào Quảng Trị tìm hài cốt chồng. Nhưng dù mất bao công sức truy tìm – kể cả nhờ thầy cúng làm lễ “gọi hồn” – vẫn không tìm thấy di hài liệt sĩ chồng mình trong các nghĩa trang nơi đây.
Cuối cùng đành lấy một nắm đất trên chiến trường xưa nơi chồng đã hy sinh mất xác đem về để lên bàn thờ mà cúng vọng hàng năm.
Câu chuyện đã được một đạo diễn Pháp đưa vào bộ phim tài liệu “Những linh hồn phiêu bạt” hay “Tìm hồn” thực hiện tại VN năm 2005.
635 - Trần Thị Tuyết Nga
“MỘT THOÁNG VIỆT NAM”
Doanh nhân sinh 1944 tại miền Nam. Sống ở TPHCM (2011).
Thuộc gia đình cách mạng tầm cỡ, trước 75 từng hai lần sống và chiến đấu ở vùng đất thép Củ Chi, sau đó được đưa đi du học Đông Aâu.
Sau 75 trở về TPHCM ấp ủ mộng kinh doanh, nhờ mối quan hệ hồi đi học nước ngoài nên là một trong những người đầu tiên mở đường hợp tác làm ăn với đối tác nước ngoài. Nhưng gặp thời thế chưa thuận lợi khi chủ trương đổi mới kinh tế vẫn còn gặp nhiều trở lực bảo thủ ách tắc nên liên tiếp thất bại, thậm chí có khi còn suýt bị lâm vào vòng lao lý!
Đến năm 1991 từ một chuyến về thăm lại chiến trường xưa Củ Chi mới chuyển hướùng kinh doanh, nảy ra sáng kiến xây dựng vùng đất khô cằn mang nhiều dấu tích chiến tranh này thành một khu du lịch – văn hóa lớn kết hợp giới thiệu cảnh quan, sản vật của 64 tỉnh thành cả nước với các làng nghề truyền thống. Dự án mang tên “Một thoáng Việt Nam”.
Suốt 18 năm trời ròng rã đã âm thầm vận động, tổ chức thực hiện công trình quy mô này bằng cách mua lại vùng đất hoang của dân, đổ gần nửa triệu mét khối đất để san bằng 22 hecta đầøm lầy, hố bom tràn ngập nơi đây. Lấy đó làm cơ sở khu du lịch, lần lượt thiết kế, xây dựng mô hình các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, làng nghề khắp nước tại đây giống như một đất nước “VN mini”. Du khách đến đây tham quan qua đó có thể đi thăm thú khắp nước chỉ trong vài tiếng đồng hồ.
Trải qua nhiều gian lao trắc trở – có lúc “khốn đốn, nhục nhã” - do lao theo một công trình quy mô lớn mang tính phục vụ cao mà lại không có đủ tiềm lực tài chính, không bảo trợ “ô dù” trong thời buổi ai cũng chạy theo lợi nhuận, thương mại hóa. Vì vậy mãi đến năm 2009 công trình mới hoàn thành phần chính bắt đầu mở cửa đón khách.
Tuy nhiên tính về lâu dài, công trình vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn do tham vọng quá lớn, ý hướng phát triển văn hóa (dân tộc) quá cao tới mức có thể phi thực tế trong khi thực lực tiền bạc thiếu thốn (vốn liếng đổ vào đến nay chưa tới 100 tỉ đồng) do hiệu quả lợi nhuận mang lại hạn chế không kêu gọi được nhà đầu tư. Bởûi vậy phát sinh nợ nần phải kêu cứu TPHCM hỗ trợ song chưa biết giúp được tới đâu.
Dù vậy, đã bỏ ra hầu như cả nửa đời người (không lập gia đình) để làm việc có ích như công trình này nên vẫn luôn giữ vững ý hướng cao đẹp, tôn trọng nguyên tắc sống của một gia đình truyền thống yêu nước mẫu mực: “Khó quá không làm nổi thì nghỉ chứ không được hư, không được làm bậy.”
636 - Trần Thị Viết
NGƯỜI KHÓC “NƯỚC MẮT SỐNG” hay NGƯỜI SỐNG THỌ THỨ NHÌ CẢ NƯỚC
Nông dân sinh 1892 tại Long An. Sống ở Long An (2011).
Là Bà mẹ VN Anh hùng sinh được 8 trai 2 gái thì đã có đến 7 con trai (và 1 cháu nội) đều là liệt sĩ chống Pháp và chống Mỹ, có lần năm 1973 cả hai con trai đều tử trận trong cùng một ngày. Chồng từng là nghĩa quân phong trào Cần vương chống Pháp thất bại, mất năm 1961. Con gái út còn sống cũng đã gần 80 tuổi.
“Gia đình kháng chiến” nặng ký nên trước 75 từng bị chế độ cũ bắt giam và cũng từng quy y vào chùa một thời gian để nguyện cầu cho các con được sống còn. Mỗi người con hy sinh để lại vợ và các cháu đều đượïc mình đem về nuôi nấng nên người.
Sau 1975 khi đất nước hòa bình dù đã hơn 80 tuổi vẫn khăn gói đi khắp nơi để tìm mộ con, kết quả cũng tìm được mộ ba con đem về quy tập ở nghĩa trang liệt sĩ huyện song vẫn còn 2 người con mất tích chưa tìm được hài cốt. Đến khi ngoài trăm tuổi hàng tuần vẫn chống gậy đến nghĩa trang chăm sóc mộ con.
Những khi nhớ chồng con, một mình nằm võng khóc lặng lẽ không nên tiếng mà nước mắt cứ chảy thành dòng -- dân gian gọi đó là “nước mắt sống”.
Đến năm 2011 đã 121 tuổi ta trở thành người VN lớn tuổi thứ nhì còn sống sau cụ bà Trần Thị Nguyệt 122 tuổi ở Thừa Thiên – Huế. Còn tương đốùi minh mẫn, trí nhớ còn khá tốt, tai nghe được, có thể vịn mà đi được, mỗi bữa ăn được lưng chén cơm (lúc 115 tuổi mới lần đầu… đi bệnh viện khám bệnh!). Có đến hơn 40 cháu nội ngoại và khoảng 450 chắt chít đến thế hệ thứ sáu.
Thỉnh thoảng Mẹ – người sống qua 3 thế kỷ - vẫn còn nhớ thều thào những lời hát ru con Nam bộ cách đây cả thế kỷ:
“… Thương anh quyết chí em thương hoài
Bảng treo mặc bảng thơ bài mặc thơ…
Anh đi em mới trồng hoa
Anh về hoa nở được ba trăm nhành.
Một nhành lá chín bông xanh
Bán ba đồng một để dành có nơi.
Bây giờ anh mới thảnh thơi
Em cậy anh tính thử vốn lời bao nhiêu…”
637 - Trần Thiện Thanh
XIN GỬI TRO CỐT VỀ MẸ
Nhạc sĩ sinh 1944 tại Phan Thiết – Mất 2005 ở Mỹ (62 tuổi).
“Gia đình kháng chiến” nặng ký nên trước 75 từng bị chế độ cũ bắt giam và cũng từng quy y vào chùa một thời gian để nguyện cầu cho các con được sống còn. Mỗi người con hy sinh để lại vợ và các cháu đều đượïc mình đem về nuôi nấng nên người.
Sau 1975 khi đất nước hòa bình dù đã hơn 80 tuổi vẫn khăn gói đi khắp nơi để tìm mộ con, kết quả cũng tìm được mộ ba con đem về quy tập ở nghĩa trang liệt sĩ huyện song vẫn còn 2 người con mất tích chưa tìm được hài cốt. Đến khi ngoài trăm tuổi hàng tuần vẫn chống gậy đến nghĩa trang chăm sóc mộ con.
Những khi nhớ chồng con, một mình nằm võng khóc lặng lẽ không nên tiếng mà nước mắt cứ chảy thành dòng -- dân gian gọi đó là “nước mắt sống”.
Đến năm 2011 đã 121 tuổi ta trở thành người VN lớn tuổi thứ nhì còn sống sau cụ bà Trần Thị Nguyệt 122 tuổi ở Thừa Thiên – Huế. Còn tương đốùi minh mẫn, trí nhớ còn khá tốt, tai nghe được, có thể vịn mà đi được, mỗi bữa ăn được lưng chén cơm (lúc 115 tuổi mới lần đầu… đi bệnh viện khám bệnh!). Có đến hơn 40 cháu nội ngoại và khoảng 450 chắt chít đến thế hệ thứ sáu.
Thỉnh thoảng Mẹ – người sống qua 3 thế kỷ - vẫn còn nhớ thều thào những lời hát ru con Nam bộ cách đây cả thế kỷ:
“… Thương anh quyết chí em thương hoài
Bảng treo mặc bảng thơ bài mặc thơ…
Anh đi em mới trồng hoa
Anh về hoa nở được ba trăm nhành.
Một nhành lá chín bông xanh
Bán ba đồng một để dành có nơi.
Bây giờ anh mới thảnh thơi
Em cậy anh tính thử vốn lời bao nhiêu…”
637 - Trần Thiện Thanh
XIN GỬI TRO CỐT VỀ MẸ
Nhạc sĩ sinh 1944 tại Phan Thiết – Mất 2005 ở Mỹ (62 tuổi).
Một văn nghệ sĩ tài hoa trướùc 75 ở miền Nam vừa viết nhạc vừa tự trình diễn ca khúc của mình rất ăn khách, giọng ca (Nhật Trườøng) từng được liệt vào “Tứ trụ nhạc sến” cùng Hùng Cường, Duy Khánh, Chế Linh.
Nhưng không chỉ sáng tác nhạc “sến” – nhạc vàng nổi tiếng mà bên cạnh đó vẫn có những ca khúc tình cảm nghiêm túc, nghệ thuật tuy cả 2 loại nhạc này dù chênh nhau về chất lượng song vẫn xoay quanh 2 đề tài tình yêu đôi lứa và nhạc lính ca ngợi quân đội VNCH.
Về nhạc “sến” là những “Chuyện hẹn hò”, “Hàn Mặc Tử”,” “Hoa trinh nữ”, “Lâu đài tình ái”, “Tình thư của lính”, “Tình có như không”… ø Nhạc “không sến”, tình cảm nhẹ nhàng vừa phải gồm “Bảy ngày đợi mong”, “Không bao giờ ngăn cách”, “Khi người yêu tôi khóc”, “Mùa đông của anh”, “Biển mặn”, “Trên đỉnh mùa đông”…
Đặc biệt nổi bật một số ca khúc giá trị viết về một “anh hùng” quân đội VNCH hay một trận đánh của VNCH như “Anh không chết đâu em”, “Người ở lại Charlie”, “Rừng lá thấp”, “Chiều trên phá Tam Giang”… Bởi ngoài đời là hạ sĩ quan ngành tâm lý chiến làm Đài Phát thanh quân đội VNCH.
Vì thế sau 75 không bị đi cải tạo dài hạn song bị cấm tiếp tục hoạt động âm nhạc. Đến 1984 lệnh cấm trên được giải tỏa nhưng từ chối “tái xuất giang hồ”, tỏ rõ quan điểm không muốn dính líu gi đến chế độ mới.
Đến 1993 đi Mỹ theo diện bảo lãnh ODP. Tại đây lấy vợ là một nữ ca sĩ, sinh được một con trai.
Tuy nhiên trên xứ sở mới lại tự nguyện rút lui vào im lặng, ít tham gia biểu diễn mà cũng không còn sáng tác nhiều có giá trị xúc cảm như xưa nữa. Rồi năm 2004 đã tổ chức một buổi trình diễn “từ biệt khán giả sau 40 năm ca hát” mà nhiều người cho là “quá sớm”. Bản thân thì tâm sự “không muốn hát nữa”, còn bạn bè có người giải thích có thể do ông “không còn gì để cống hiến” nữa.
Một năm sau thì qua đời vì ung thư phổi. Với di nguyện để lại là gửi tro cốt của mình về cho bà mẹ già 82 tuổi vẫn còn sống ở Bảo Lộc. Và một số tác phẩm sau 75 viết ở hải ngoại mang nặng nỗi buồn thế sự thua cuộc chưa công bố rộng rãi như “Người bên lề cõi sống”, “Đôi tiếng tự do”, “Từ nửa vòng trái đất”, “Ở giữa muộn phiền”…
638 - Trần Tiến Vững
NGƯỜI ĐI KHÔNG VỮNG MÀ CỨ ĐI
Thường dân sinh 1947 tại Hà Nội. Sống ở Hà Nội (2006).
Nhưng không chỉ sáng tác nhạc “sến” – nhạc vàng nổi tiếng mà bên cạnh đó vẫn có những ca khúc tình cảm nghiêm túc, nghệ thuật tuy cả 2 loại nhạc này dù chênh nhau về chất lượng song vẫn xoay quanh 2 đề tài tình yêu đôi lứa và nhạc lính ca ngợi quân đội VNCH.
Về nhạc “sến” là những “Chuyện hẹn hò”, “Hàn Mặc Tử”,” “Hoa trinh nữ”, “Lâu đài tình ái”, “Tình thư của lính”, “Tình có như không”… ø Nhạc “không sến”, tình cảm nhẹ nhàng vừa phải gồm “Bảy ngày đợi mong”, “Không bao giờ ngăn cách”, “Khi người yêu tôi khóc”, “Mùa đông của anh”, “Biển mặn”, “Trên đỉnh mùa đông”…
Đặc biệt nổi bật một số ca khúc giá trị viết về một “anh hùng” quân đội VNCH hay một trận đánh của VNCH như “Anh không chết đâu em”, “Người ở lại Charlie”, “Rừng lá thấp”, “Chiều trên phá Tam Giang”… Bởi ngoài đời là hạ sĩ quan ngành tâm lý chiến làm Đài Phát thanh quân đội VNCH.
Vì thế sau 75 không bị đi cải tạo dài hạn song bị cấm tiếp tục hoạt động âm nhạc. Đến 1984 lệnh cấm trên được giải tỏa nhưng từ chối “tái xuất giang hồ”, tỏ rõ quan điểm không muốn dính líu gi đến chế độ mới.
Đến 1993 đi Mỹ theo diện bảo lãnh ODP. Tại đây lấy vợ là một nữ ca sĩ, sinh được một con trai.
Tuy nhiên trên xứ sở mới lại tự nguyện rút lui vào im lặng, ít tham gia biểu diễn mà cũng không còn sáng tác nhiều có giá trị xúc cảm như xưa nữa. Rồi năm 2004 đã tổ chức một buổi trình diễn “từ biệt khán giả sau 40 năm ca hát” mà nhiều người cho là “quá sớm”. Bản thân thì tâm sự “không muốn hát nữa”, còn bạn bè có người giải thích có thể do ông “không còn gì để cống hiến” nữa.
Một năm sau thì qua đời vì ung thư phổi. Với di nguyện để lại là gửi tro cốt của mình về cho bà mẹ già 82 tuổi vẫn còn sống ở Bảo Lộc. Và một số tác phẩm sau 75 viết ở hải ngoại mang nặng nỗi buồn thế sự thua cuộc chưa công bố rộng rãi như “Người bên lề cõi sống”, “Đôi tiếng tự do”, “Từ nửa vòng trái đất”, “Ở giữa muộn phiền”…
638 - Trần Tiến Vững
NGƯỜI ĐI KHÔNG VỮNG MÀ CỨ ĐI
Thường dân sinh 1947 tại Hà Nội. Sống ở Hà Nội (2006).
Đi Thanh niên xung phong trên chiến trường Quảng Bình từ năm 1965. Đến 1968 về Hà Nội lấy vợ sinh được 6 con.
Làm công nhân nhưng sức khoẻ ngày càng suy sụp khiến phải nghỉ việc.
Từ đó sinh ra bệnh tâm thần phân liệt - suốt ngày bỏ đi lang thang tận đâu đâu, miệng cứ lẩm bẩm điều gì không ai biết. Nhưng đi không vững vàng gì, đi dáng dấp xiêu vẹo chỉ chực té vì còn mắc thêm bao thứ bệnh khác trong người cả bệnh gan lẫn bệnh phổi. Và thường xuyên té ngã thật, có khi ngã cầu thang gãy xương sườn, có khi ngã cả vào nồi canh bị bỏng nửa người!
Bệnh như thế nhưng không có tiền chạy chữa thuốc men nên bệnh ngày càng lậm vì cả nhà 6 miệng ăn gồm thêm 2 con nhỏ, còn 4 con lớn đã lập gia đình ở riêng đều nghèo khó chẳng giúp đỡ gì được. Tất cả chỉ biết trông cậy vào người vợ bán bún ốc mỗi ngày kiếm được 15.000 đồng, còn bản thân đã mất hết giấy tờ không làm được chế độ nên chỉ được phường hỗ trợ 100.000 đồng/tháng.
Làm công nhân nhưng sức khoẻ ngày càng suy sụp khiến phải nghỉ việc.
Từ đó sinh ra bệnh tâm thần phân liệt - suốt ngày bỏ đi lang thang tận đâu đâu, miệng cứ lẩm bẩm điều gì không ai biết. Nhưng đi không vững vàng gì, đi dáng dấp xiêu vẹo chỉ chực té vì còn mắc thêm bao thứ bệnh khác trong người cả bệnh gan lẫn bệnh phổi. Và thường xuyên té ngã thật, có khi ngã cầu thang gãy xương sườn, có khi ngã cả vào nồi canh bị bỏng nửa người!
Bệnh như thế nhưng không có tiền chạy chữa thuốc men nên bệnh ngày càng lậm vì cả nhà 6 miệng ăn gồm thêm 2 con nhỏ, còn 4 con lớn đã lập gia đình ở riêng đều nghèo khó chẳng giúp đỡ gì được. Tất cả chỉ biết trông cậy vào người vợ bán bún ốc mỗi ngày kiếm được 15.000 đồng, còn bản thân đã mất hết giấy tờ không làm được chế độ nên chỉ được phường hỗ trợ 100.000 đồng/tháng.
639 - Trần Vàng Sao
CẦU CỨU BỒ ĐỀ ĐẠT MA
CẦU CỨU BỒ ĐỀ ĐẠT MA
Nhà thơ tên thật Nguyễn Đính sinh 1941 tại Huế. Sống ở Huế (2011).
Với bút danh mang ý nghĩa màu cờ nước rõ ràng đứng về phía cách mạng (gia đình nông dân, cha là liệt sĩ chống Pháp), thời đi học từng tham gia hoạt động nội thành ở Huế sau bị lộ phải rút lên núi. Lúc đó được biết đến qua bài trường ca “Bài thơ của một người yêu nước mình” (1967).
Vào chiến khu tiếp tục chiến đấu rồi bị thương được đưa ra Hà Nội điều trị năm 1970. Và đây là bước ngoặt bi đát của đời mình vì đến khi đối diện trực tiếp với chế độ cộng sản ở ngay ở thủ đô thì… thất vọng! Bởi chủ nghĩa trên lý thuyết và thực tế khác hẳn nhau tới mức cảm thấy cách xa nhau gần như một trời một vực.
Từ đó sinh ra bất mãn lại thêm cái tật “vạ miệng” nên bị nghi kỵ rước lấy sự bạc đãi, thậm chí còn bị theo dõi truy bức, tịch thu bản thảo, bắt giam truy xét. Vì thế khi miền Nam giải phóng xin được về lại quê nhà Huế góp phần xây dựng lại quê hương đổ nát sau chiến tranh thì bị tổ chức.. khước từ!
Bất cần, một mình tìm đường “tự về” Huế. Nhưng tại đây lại gặp phải sự đón tiếp lạnh nhạt (cảnh giác?) không cho phép làm gì, cùng lắm cũng chỉ làm một chân chạy vặt ở đài phát thanh rồi chuyển về làm “lon ton” cấp xã! Rồi bị cho về hưu non.
Thế thời phải thế, đành chấp nhận sống ở ẩn an phận với tâm lý “kinh cung chi điểu” sợ bị “nhòm ngó”. Được mô tả là “người biết sợ chứ không phải người sợ” nên “suốt ngày chỉ ru rú ở nhà, đơm tôm bắt cá sống qua ngày, thủ phận một ông nông dân chính hãng. Ai đến chơi thì đến chứ chẳng dám đến nhà ai.”
Nhờ có năng khiếu vẽ có lúc vẽ minh họa cho tạp chí Cửa Việt của bạn bè đồng điệu ở Quảng Trị kiếm nhuận bút nuôi con qua ngày đoạn tháng nhưng sau đó tờ này cũng bị dẹp luôn nên… đói là cái chắc!
Trong cảnh cùng quẫn như vậy sinh “đại” bất đắc chí nên năm 1984 mới bộc phát làm một bài trường ca khác “Người đàn ông 43 tuổi nói về mình” rồi nhân thời Đổi mới năm 1988 được báo Sông Hương in trong đó có những đoạn bi ai phẫn nộ cùng cực như:
“Tôi tuổi Tỵ
năm bốn mươi ba tuổi
thường không có một đồng trong túi
buổi sáng buổi chiều
thứ hai thứ ba thứ bảy chủ nhật
trong nhà ngoài sân nuôi với hai đứa con
cây cà cây ớt
con chó con mèo
………
mã cha cuộc đời quá vô hậu
cơm không có mà ăn
ngó lui ngó tới không biết thù ai
………………..
nói thật lúc này tôi muốn được say rượu
hoạ may thấy một đồng thành hai ba bốn đồng…”
Nhưng thời Đổi mới chưa kịp đến Huế thế là lại bị báo đài địa phương “đánh” cho một trận tơi tả nữa! Từ đó “sợ” không dám đưa thơ đăng ở đâu nữa. Tuy nhiên từ đó trở thành nổi tiếng như một văn nghệ sĩ “bất đồng chính kiến”, được bằng hữu văn nghệ cả nước lẫn thế giới tìm cách giúp đỡ gia cảnh đỡ lâm vào cảnh tàn mạt. Sau này thậm chí còn được mời vào Hội Nhà văn VN song không chịu… viết đơn (trong nước chưa hề in tác phẩm nào, chỉ ở Mỹ năm 1984 có in riêng một tập, đến năm 2009 được thân hữu ở TPHCM in một tập thơ vi tính chuyền tay)
Nhờ đó phần nào, càng về sau cuộc sống dễ thở hơn đôi chút.
Trong thời gian lui về làm ông cụ non này, căn nhà của mình (nhờ đất của cha mẹ để lại tại Vỹ Dạ) biến thành một “câu lạc bộ tạp pí lù” với đủ loại bạn bè tứ xứ giang hồ trong nước ngoài nước lui tới ngồi uống rượu nói chuyện tầm phào trên trời dưới đất “vô hại” đỡ buồn. Trong số này có bạn thật mà cũng có bạn “giả”, có người tò mò mà cũng có kẻ muốn ăn theo tiếng tăm “ngoại đạo” của nhà thơ không kể các điệp viên ngầm Nhà nước!
Nhưng nhờ vô công rỗi nghề tự nhiên bỗng nổi hứng quay qua vẽ tranh truyền thần… Bồ Đề Đạt Ma – chỉ duy nhất loại tranh này - hẳn xem như đó là một liều thuốc an thần giúp mình theo chân Bồ tát tìm quên thế sự. Dù không học vẽ trường lớp ngày nào song lại vẽ “Sư” rất đẹp, rất sắc sảo có thần khiến tiếng một đồn mười ai cũng đến xin tranh và mình sẵn sàng tặng không đúng phong thái Bồ tát!
Có người xin tranh vì xem đây là một cái “mốt” của giới trí thức nghệ sĩ bấy giờ phải được nhà thơ nổi tiếng “đối lập” này tặng mới đúng mác, có kẻ xin về treo trong phòng như kiệt tác nghệ thuật song cũng có người treo để… ếm bùa (ông Phật này mặt mày dữ thần lắm)!
Có lẽ ấy cũng là một ý nghĩa thâm thúy mà nhà thơ họa sĩ tự phát muốn gửi đến thiên thu: Nhờ ngài Bồ Đề Đạt Ma đuổi bớt tà ma ngạ quỷ chớ bén gót tới cửa nhà mình nữa!
640 - Trần Văn Bản
TAY TRẦN BỐC HÀI CỐT ĐỒNG ĐỘI hay LIỆT SĨ SỐNG LẠI 28
Bác sĩ sinh 1945 tại Hải Phòng. Sống ở TPHCM (2011).
Vào chiến khu tiếp tục chiến đấu rồi bị thương được đưa ra Hà Nội điều trị năm 1970. Và đây là bước ngoặt bi đát của đời mình vì đến khi đối diện trực tiếp với chế độ cộng sản ở ngay ở thủ đô thì… thất vọng! Bởi chủ nghĩa trên lý thuyết và thực tế khác hẳn nhau tới mức cảm thấy cách xa nhau gần như một trời một vực.
Từ đó sinh ra bất mãn lại thêm cái tật “vạ miệng” nên bị nghi kỵ rước lấy sự bạc đãi, thậm chí còn bị theo dõi truy bức, tịch thu bản thảo, bắt giam truy xét. Vì thế khi miền Nam giải phóng xin được về lại quê nhà Huế góp phần xây dựng lại quê hương đổ nát sau chiến tranh thì bị tổ chức.. khước từ!
Bất cần, một mình tìm đường “tự về” Huế. Nhưng tại đây lại gặp phải sự đón tiếp lạnh nhạt (cảnh giác?) không cho phép làm gì, cùng lắm cũng chỉ làm một chân chạy vặt ở đài phát thanh rồi chuyển về làm “lon ton” cấp xã! Rồi bị cho về hưu non.
Thế thời phải thế, đành chấp nhận sống ở ẩn an phận với tâm lý “kinh cung chi điểu” sợ bị “nhòm ngó”. Được mô tả là “người biết sợ chứ không phải người sợ” nên “suốt ngày chỉ ru rú ở nhà, đơm tôm bắt cá sống qua ngày, thủ phận một ông nông dân chính hãng. Ai đến chơi thì đến chứ chẳng dám đến nhà ai.”
Nhờ có năng khiếu vẽ có lúc vẽ minh họa cho tạp chí Cửa Việt của bạn bè đồng điệu ở Quảng Trị kiếm nhuận bút nuôi con qua ngày đoạn tháng nhưng sau đó tờ này cũng bị dẹp luôn nên… đói là cái chắc!
Trong cảnh cùng quẫn như vậy sinh “đại” bất đắc chí nên năm 1984 mới bộc phát làm một bài trường ca khác “Người đàn ông 43 tuổi nói về mình” rồi nhân thời Đổi mới năm 1988 được báo Sông Hương in trong đó có những đoạn bi ai phẫn nộ cùng cực như:
“Tôi tuổi Tỵ
năm bốn mươi ba tuổi
thường không có một đồng trong túi
buổi sáng buổi chiều
thứ hai thứ ba thứ bảy chủ nhật
trong nhà ngoài sân nuôi với hai đứa con
cây cà cây ớt
con chó con mèo
………
mã cha cuộc đời quá vô hậu
cơm không có mà ăn
ngó lui ngó tới không biết thù ai
………………..
nói thật lúc này tôi muốn được say rượu
hoạ may thấy một đồng thành hai ba bốn đồng…”
Nhưng thời Đổi mới chưa kịp đến Huế thế là lại bị báo đài địa phương “đánh” cho một trận tơi tả nữa! Từ đó “sợ” không dám đưa thơ đăng ở đâu nữa. Tuy nhiên từ đó trở thành nổi tiếng như một văn nghệ sĩ “bất đồng chính kiến”, được bằng hữu văn nghệ cả nước lẫn thế giới tìm cách giúp đỡ gia cảnh đỡ lâm vào cảnh tàn mạt. Sau này thậm chí còn được mời vào Hội Nhà văn VN song không chịu… viết đơn (trong nước chưa hề in tác phẩm nào, chỉ ở Mỹ năm 1984 có in riêng một tập, đến năm 2009 được thân hữu ở TPHCM in một tập thơ vi tính chuyền tay)
Nhờ đó phần nào, càng về sau cuộc sống dễ thở hơn đôi chút.
Trong thời gian lui về làm ông cụ non này, căn nhà của mình (nhờ đất của cha mẹ để lại tại Vỹ Dạ) biến thành một “câu lạc bộ tạp pí lù” với đủ loại bạn bè tứ xứ giang hồ trong nước ngoài nước lui tới ngồi uống rượu nói chuyện tầm phào trên trời dưới đất “vô hại” đỡ buồn. Trong số này có bạn thật mà cũng có bạn “giả”, có người tò mò mà cũng có kẻ muốn ăn theo tiếng tăm “ngoại đạo” của nhà thơ không kể các điệp viên ngầm Nhà nước!
Nhưng nhờ vô công rỗi nghề tự nhiên bỗng nổi hứng quay qua vẽ tranh truyền thần… Bồ Đề Đạt Ma – chỉ duy nhất loại tranh này - hẳn xem như đó là một liều thuốc an thần giúp mình theo chân Bồ tát tìm quên thế sự. Dù không học vẽ trường lớp ngày nào song lại vẽ “Sư” rất đẹp, rất sắc sảo có thần khiến tiếng một đồn mười ai cũng đến xin tranh và mình sẵn sàng tặng không đúng phong thái Bồ tát!
Có người xin tranh vì xem đây là một cái “mốt” của giới trí thức nghệ sĩ bấy giờ phải được nhà thơ nổi tiếng “đối lập” này tặng mới đúng mác, có kẻ xin về treo trong phòng như kiệt tác nghệ thuật song cũng có người treo để… ếm bùa (ông Phật này mặt mày dữ thần lắm)!
Có lẽ ấy cũng là một ý nghĩa thâm thúy mà nhà thơ họa sĩ tự phát muốn gửi đến thiên thu: Nhờ ngài Bồ Đề Đạt Ma đuổi bớt tà ma ngạ quỷ chớ bén gót tới cửa nhà mình nữa!
640 - Trần Văn Bản
TAY TRẦN BỐC HÀI CỐT ĐỒNG ĐỘI hay LIỆT SĨ SỐNG LẠI 28
Bác sĩ sinh 1945 tại Hải Phòng. Sống ở TPHCM (2011).
Nguyên bộ đội thương binh hạng 3/4 trên chiến trường miền Nam, 2 lần bị thương và là người duy nhất còn sống sót sau chiến tranh trong 29 người cùng nhập ngũ một đợt ở Hải Phòng. Vì thế năm 1968 từng bị giấy báo tử… lầm về quê khiến gia đình đã lập bàn thờ!
Sau chiến tranh chuyển ngành học ra bác sĩ vẫn đau đáu ước nguyện đi tìm hài cốt đồng đội đã hy sinh để đem về lại cho gia đình trên mảnh đấùt quê hương họ. Đến năm 1989 về làm Hội Chữ thập đỏ ở quận Tân Bình – TPHCM mới thực hiện được mong muốn đó: “Chiến tranh qua đi, được sống đã là hạnh phúc. Còn sức tôi còn đi tìm đồng đội. Người đã chết cho người được sống. Mình phải có trách nhiệm đi tìm đồng đội.”
Ban đầu phải dựa vào sự vận động giới thanh niên địa phương, một việc không đơn giản vì công tác đi tìm dấu tích tử sĩ rất gian nan, chưa kể những thành kiến, mê tín. Khi tiến hành công việc cũng đầy khó khăn: Phải chở nhau đi trên xe Honda, phương tiện giao thông thuậân tiện nhất thời đó, mỗi chuyến đi được mình chuẩn bị với kinh nghiệm của môt cựu chiến binh như trước mỗi trận đánh với hành trang mùng mền, thuốc chống muỗi, bản đồ, lương thực…
Từ năm 1983 công việc tiến hành bài bản hơn nhờ sự tiếp tay của một số đồøng đội cũ tổ chức nhiều chuyến đi tìm hài cốt liệt sĩ và trải qua 30 năm “cơm nhà áo vợ” đã tìm được hơn 2.000 bộ hài cốt liệt sĩ. Tự tay quy tập trên 600 đồng đội về nghĩa trang, nhiều khi phải ngược xuôi Bắc Nam tìm đến nhà liệt sĩ báo tin đã tìm được hài cốt. Mỗi hài cốt tìm thấy phải làm thủ tục xin mang đi, được lập một hồ sơ tư liệu đầy đủ để “bàn giao” cho thân nhân sau này. Sau đó gửi thư liên lạc với thân nhân liệt sĩ rồi đích thân đem “trả” hài cốt tận quê, thậm chí có khi còn phải mở thêm một cuộc truy tìm khác đối với thân nhân nay cũng bỏ quê đi nơi khác rồi.
Đặc biệt tự mình bốc mộ bằng tay trần “mới cảm nhận được đâu là hài cốt đâu là rể cây”. Và vì “Lúc này tôi là một người lính đi tìm bạn nên dù bạn giờ chỉ còn là một nắm đất vẫn muốn tay bắt mặt mừng với bạn”.
Ngoài ra còn vận động, tổ chức nhiều hoạt động từ thiện xã hội khác như tặng vốn cho thương binh nghèo, xây Nhà Tình nghĩa, tặng ghế đá cho bệnh viện… Nhưng vẫn chưa thỏa lòng: “Số liệt sĩ tìm thấy vẫn quá ít ỏi so với số bà mẹ và ông bố đang ngày đêm mong mỏi tìm được con…”
(Còn tiếp)
Sau chiến tranh chuyển ngành học ra bác sĩ vẫn đau đáu ước nguyện đi tìm hài cốt đồng đội đã hy sinh để đem về lại cho gia đình trên mảnh đấùt quê hương họ. Đến năm 1989 về làm Hội Chữ thập đỏ ở quận Tân Bình – TPHCM mới thực hiện được mong muốn đó: “Chiến tranh qua đi, được sống đã là hạnh phúc. Còn sức tôi còn đi tìm đồng đội. Người đã chết cho người được sống. Mình phải có trách nhiệm đi tìm đồng đội.”
Ban đầu phải dựa vào sự vận động giới thanh niên địa phương, một việc không đơn giản vì công tác đi tìm dấu tích tử sĩ rất gian nan, chưa kể những thành kiến, mê tín. Khi tiến hành công việc cũng đầy khó khăn: Phải chở nhau đi trên xe Honda, phương tiện giao thông thuậân tiện nhất thời đó, mỗi chuyến đi được mình chuẩn bị với kinh nghiệm của môt cựu chiến binh như trước mỗi trận đánh với hành trang mùng mền, thuốc chống muỗi, bản đồ, lương thực…
Từ năm 1983 công việc tiến hành bài bản hơn nhờ sự tiếp tay của một số đồøng đội cũ tổ chức nhiều chuyến đi tìm hài cốt liệt sĩ và trải qua 30 năm “cơm nhà áo vợ” đã tìm được hơn 2.000 bộ hài cốt liệt sĩ. Tự tay quy tập trên 600 đồng đội về nghĩa trang, nhiều khi phải ngược xuôi Bắc Nam tìm đến nhà liệt sĩ báo tin đã tìm được hài cốt. Mỗi hài cốt tìm thấy phải làm thủ tục xin mang đi, được lập một hồ sơ tư liệu đầy đủ để “bàn giao” cho thân nhân sau này. Sau đó gửi thư liên lạc với thân nhân liệt sĩ rồi đích thân đem “trả” hài cốt tận quê, thậm chí có khi còn phải mở thêm một cuộc truy tìm khác đối với thân nhân nay cũng bỏ quê đi nơi khác rồi.
Đặc biệt tự mình bốc mộ bằng tay trần “mới cảm nhận được đâu là hài cốt đâu là rể cây”. Và vì “Lúc này tôi là một người lính đi tìm bạn nên dù bạn giờ chỉ còn là một nắm đất vẫn muốn tay bắt mặt mừng với bạn”.
Ngoài ra còn vận động, tổ chức nhiều hoạt động từ thiện xã hội khác như tặng vốn cho thương binh nghèo, xây Nhà Tình nghĩa, tặng ghế đá cho bệnh viện… Nhưng vẫn chưa thỏa lòng: “Số liệt sĩ tìm thấy vẫn quá ít ỏi so với số bà mẹ và ông bố đang ngày đêm mong mỏi tìm được con…”
(Còn tiếp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét