Tần Hoài Dạ Vũ | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Thuyền em đi trong đêm là ca khúc của anh Nguyễn Phú Yên, một ca khúc, tôi và bạn bè thường hát với nhau vào những ngày ở Huế . Tuổi trẻ đẹp, họ sống bằng chính trái tim mình, kẻ nào chà đạp vào trái tim của chính họ sẽ phải chịu trách nhiệm trước lịch sử và dân tộc. Nguyễn Hòa vcv Huế những năm sau 1963. Đó là những năm tháng các trường học mở tung các cánh cửa, những cuộc hội thảo tưởng chừng muốn vỡ tung các giảng đường, những bước chân tràn ra đường phố. Xuống đường! Sinh viên, học sinh trở thành những quả pháo nổ tung vào thành trì tư tưởng của kẻ thù. Những tờ báo in ronéo, typo liên tiếp xuất hiện, lan vào tận những con hẻm, ngõ phố, xóm phường lao động như: Việt Nam! Việt Nam!, Văn Hóa Dân Tộc, Việt, Hành Động, Một Chỗ Chung, Vận Động, Tự Quyết, Tiếng Gọi Học Sinh… Sài Gòn tiếp lửa cho Huế. Những bài hát từ phong trào sáng tác của SVHS Sài Gòn vang tới tận Huế và vang tỏa khắp nước. Giữa năm 1969, người sinh viên Trường đại học Sư phạm Huế nhỏ con, mảnh khảnh, có cái tên rất hiền lành – Nguyễn An – ra trường. Giã từ giảng đường trường đại học đến với bục giảng của trường trung học, mang theo tất cả những tình cảm yêu nước nung nấu, lý tưởng đấu tranh cho Độc lập, Tự do sục sôi. Trong căn phòng trọ bên dòng sông Cà Ty (tỉnh Bình Thuận), ở đoạn sông chảy ngang qua Trường Dục Thanh, đối diện căn phòng trọ, người thầy giáo Nguyễn An, với bút danh Nguyễn Phú Yên, đã viết bài hát Thuyền em đi trong đêm. Bài hát được viết bằng tất cả tình cảm trào dâng của một tấm lòng ngưỡng vọng dành cho những người đi kháng chiến hơn là bằng kỹ thuật chuyên môn của âm nhạc. Cấu tứ của bài hát là kết quả của những tháng năm thao thức, trăn trở, làm báo, xuống đường. Và được gợi tả bằng con nước của dòng Cà Ty. Con sông có đặc điểm ban ngày nước trôi về biển theo nhịp thủy triều, có đoạn sông phơi bày cả lòng cát đá, nhưng khi đêm xuống, nước sông tràn trề, dòng sông réo trào, man mác. Trên dòng sông ấy, có những chiếc thuyền con đánh cá về muộn, ánh đèn nhấp nháy như là những tín hiệu âm thầm. Từ đó Nguyễn Phú Yên liên tưởng đến những cô gái giao liên đang ngược dòng sông đi về chiến khu Tam giác sắt, nằm không xa thị xã Phan Thiết về hướng Tây. Ấy là những cô gái yêu người đi cứu nước vừa bằng tình yêu riêng tư vừa bằng tình yêu đối với cuộc kháng chiến gian lao và oai hùng của dân tộc. Thuyền em đi trong đêm ra đời trước hết phổ biến trong phong trào sinh viên. Lớp trẻ bấy giờ đón nhận nồng nhiệt vì bài hát phù hợp với tình cảm, ước vọng chung; và hình tượng nghệ thuật được khái quát mang tính trữ tình, phù hợp với tính cách lãng mạn cách mạng của lớp trẻ ở đô thị. Bài hát được hát đầu tiên ở Huế, rồi ở Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Phan Thiết, Sài Gòn trong những lần “hát cho đồng bào tôi nghe”, trong những đêm không ngủ, đêm đốt đuốc soi mặt kẻ thù. Không thể không nhớ tới những giọng hát sinh viên học sinh đã từng biểu diễn bài hát như Phương Lan, Phương Bích, Vương Thị Trai (Huế), Xuân An, Kim Phương, Thúy Liên (Sài Gòn)… và còn biết bao anh chị sinh viên học sinh nữa mà có lẽ tác giả bài hát không bao giờ biết đến. Bài hát Thuyền em đi trong đêm sau đó được in trong tập Đồng bào ta cùng hát do Tổng hội Sinh viên Sài Gòn xuất bản. Rồi Đoàn Sinh viên Vạn Hạnh tổ chức in lại ở Huế. Sau đó in trong tập Tiếng ca giữ nước (tập nhạc của Tôn Thất Lập và Nguyễn Phú Yên). Trong phong trào những năm tháng ấy, cùng với bài hát Công trường chiều nay (Nguyễn Phú Yên phổ nhạc thơ Võ Quê), bài Thuyền em đi trong đêm được hát trong các chương trình văn nghệ sinh viên phục vụ đồng bào các đô thị. Năm 1974, tại Tây Đức, nhóm sinh hoạt văn nghệ Cửu Long xuất bản đĩa hát mang tên Thuyền em đi trong đêm. Đĩa hát gồm ba bài của ba tác giả: Hoàng Vân, Tôn Thất Lập, Nguyễn Phú Yên; được gửi tặng Tôn Thất Lập trên đất Pháp. Còn tác giả Nguyễn Phú Yên, mãi đến năm 1978 mới được các anh chị sinh viên ở CHLB Đức dự Festival ở Cuba gửi tặng qua nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm. Năm 1986, Hội Liên hiệp thanh niên VN cho in lại tập bài hát Hát cho đồng bào tôi nghe, trong đó có bài Thuyền em đi trong đêm. Đến nay bài hát đã trải qua chặng đường 20 năm, để lại ấn tượng đẹp đẽ trong lòng các bạn sinh viên hồi ấy. Trong điều kiện sinh hoạt mới, những bài hát trong phong trào sinh viên học sinh trước đây ít có dịp được hát lại cho các bạn trẻ hôm nay. Điều đó cũng khiến cho các bạn ít hiểu được tâm hồn của anh chị lớp trước đã suy nghĩ, hành động, đã sống như thế nào trong hoàn cảnh chiến tranh xâm lược, phải đấu tranh cam go với kẻ thù và với chính lòng mình. Với tôi, Thuyền em đi trong đêm bao giờ cũng gợi lại những kỷ niệm đẹp, êm đềm của những năm tháng thanh xuân chẳng thể nào quên được. Nhân ngày 9-1, xin gửi những kỷ niệm về một bài hát 20 năm trước đến các bạn trẻ hôm nay như một lời tâm sự. Nghe : Thuyền em đi trong đêm http://www.youtube.com/watch?v=uuV5A3vIztc Nhạc và lời: NGUYỄN PHÚ YÊN Thuyền em đi trong đêm Đêm nay, đêm nay có thuyền em đi Thuyền trôi nhanh đến nơi đầu sông. Đường đêm lấp lánh sao trời Mà em vui vững lòng đi tới Mong ước sao được thấy người. Trên vai em đôi gánh quà tươi Trong tim em bao nỗi niềm vui Có mấy khi về đây! Người em ước mơ Ngày đêm chiến đấu Dưới bóng ngọn cờ. Có hay rằng một người Trên dòng sông đêm reo cười Thiết tha yêu người suốt đời Đã vì dân mà hiên ngang đấu tranh. Những bước chân anh in trên ruộng đồng Những ngày nắng hồng Những chiều gió đông Reo mừng chiến thắng Anh mới vừa lập công. Và có em một lòng thương yêu Đứng mãi bên đời anh đây! vanchuongviet.org | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Thứ Hai, 30 tháng 4, 2012
Chặng Đường 20 Năm Của Một Bài Hát
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét