Thứ Sáu, 23 tháng 5, 2014

KHỔNG ĐỨC : Thơ hôm nay…


Thơ hôm nay có thể là gì? Chắc chắn không phải là cái gì to lớn. Mà là một túp lều nhỏ, tác phẩm ra rất it, quần chúng chẳng có mấy người, nó ít lưu ý đến sự tiếp xúc. Người ta đáp ứng một cách đơn giản, với giọng giễu cợt: “thi ca không có gì là vĩ đại”, nghĩa là có thể thí dụ, nó ngược lại với truyền hình, là cái mà mọi người đều xem, là cái mà mọi người đều nói đến, hay điều là chuyện khắp thế giới… Bài thơ có thể là vật khác, sự khác, lại lạ lùng. Nó khác biệt là sự sắp đặt cho mình, tự luân lưu, có quyền lực, có thể nó là cái khác biệt riêng rẻ và xác thực: một sự xa xôi thuộc về chúng ta, được đào bới, bới đào mãi, và dùng ngôn ngữ vẽ thành đồ bản, càng lùi lại tận khoảng không nội tại.


Bài thơ có đặc ân là thiết lập một vùng đất nhỏ: là nơi không thể nói đó là xứ sở nghèo nàn, cũng không phải chỉ vào thứ nghệ thuật hiếm hoi. Chính là vùng đất đai của ngôn ngữ đầy thần bí, bât khả tri, đôi khi tối tăm, một góc hay một xó xỉnh của ngôn ngữ đậm đặt và rối rắm; ở đó người phải khổ tâm mạo hiểm, nhưng cũng ở đó người ta vượt qua nhiều sự vật mang tính chân lý…Như thế phải chăng đó là bài thơ chúng ta đang đọc in trên trang giấy trắng: một thứ ngôn ngữ tập trung, đầy dồn dập sự kiện, ít hàng, ít chữ? Những hình ảnh, những đối tượng nhô ra: Đây là quả, là hoa, là lá cảnh: hiện trên trang giấy dưới mắt chúng ta.
Bài thơ chỉ có thể là bài thơ: tiếp tục thiết lập khoảng không dành cho ngôn ngữ ở đó tập trung và bảo trì thay vì tiêu phí gây tổn hại làm đảng trí. Một khoảng không, ở đó mang ý nghĩa chủ thể và thế giới tôn tại trong sự quan sát. Bài thơ kêu gọi sự lo âu về ngôn ngữ trên những khả năng, thân phận và sự giới hạn của nó. Thi ca có thể chăm lo đến ngôn ngữ. Như người ta chăm lo một sinh vật hay một đối tượng mà người ta hằng quí mến. Hoặc người ta phung phí sự săn sóc cho một bênh nhân, một người hấp hối.…Ít ra là tiếp tục lo chăm sóc nó, lôi kéo sự chú ý đến nó. Cho nó thấy, nghe, nhất là sờ mó, cảm thấy như là cách thức xuyên qua như là kinh nghiệm hình ảnh, bằng nhịp điệu, bằng cái xe ọp ẹp đặc biệt của ngôn ngữ là thi ca. Xe ọp ẹp ấy vội vàng và bị giới hạn, nó tự tiến lên chấp nhận những hiểm nguy. Thi ca chinh phục ngôn ngữ qua những điều chỉnh hay vận dụng đặt nó vừa có giá trị vừa khó khăn; như  người ta cảm được sự cứng rắn hay sự mềm mại của một chất liệu, bằng cách thực hiện những áp lực nơi nó, tạo ra cho nó những vòng quay, những xoắn ốc, nhưng biến đổi, bằng thơ, gọi là hình ảnh. Thi ca tạo ra sự gia tăng bên cạnh các từ. Cải biến và nhấn mạnh để thăm dò sự nhận thức. Chúng ta có thể hiểu được gì? Đó là câu hỏi được đặt ra bằng những bài tập lạ lùng, những cử động nhịp nhàng của sự tập luyện điên khùng, những tràn đầy, những tia chớp, những thay đổi dột ngột của cơ chế, sự tốc độ, sự duy trì, những ý nghĩa, “chậm chạp bằng chữ viết”, tuyệt đối chậm chạp, và mau lẹ cũng chính xác mau lẹ và không đâu, tuyệt đối không đâu.
Với Mallarme chúng ta từng biết, biết bao cái ngôn ngữ thông dụng hằng ngày của chúng ta được rút gọn chỉ còn như đồng tiền lẻ lăn mau trong âm thanh của chúng ta mà chúng ta không mấy chú ý. Chúng ta cũng biết biết bao tiết chế trong sự giao cảm lỗi lầm, khiêm tốn ngược đãi và lạm dụng bằng câu ngắn gọn, những biểu ngữ, những phiên bản, và những ngôn từ thích đáng. Cũng như câu thơ hay đầu tiên, mà chúng ta vừa nhớ lại, ngược lại với thời đại, đó là trò chơi của ngôn ngữ, những liều lĩnh, những mong manh và những giới hạn mà cũng là sự mỹ lệ.
Trong cái quyền lực của thi ca khiến cho chúng ta có giây lát thấy được, hít thở được cái ngôn ngữ mà xã hội như đuôi mù và ngạt thở, thấy được và lay động mối liên hệ mông lung với ý nghĩa đầy thần bí ẩn tàng và ngưng tụ trong cuộc sống cộng đồng. Và vậy là chúng ta tự đưa mình, ít ra là bảo đảm rằng chúng ta nhớ lại được khoảng trống mà chúng ta thiết lập và chúng ta từng chế ngự biết bao sai lầm cái ý nghĩa của những từ mà chúng ta tin rằng đã sử dụng rõ ràng. Trong cái quyền lực của thi ca làm dừng lại cách sử dụng đồng tiền trong tay ta, vào lúc mà chúng ta nhắm mua một khúc  bánh mì dài. Thình lình cử chỉ dừng lại và nhìn cái manh múm: Tại sao lại sử dụng  những từ này, nó có giá trị gì, sức nặng, tia sáng, cách sử dụng, sự chuyển đổi thần bí, chúng tự đàm phán trong chúng ta. Bài thơ là một sự phê phán đầy chú ý của ngôn ngữ. Một sự phê phán ngôn ngữ thực hành, sự phê phán hành vi của ngôn ngữ. Nó như lôi kéo sự hôn trầm của ngôn ngữ. Nó chất vấn, khêu gợi, nhắm vào sai lầm. Nó nêu ra sự khảo sát và nêu ra…
Bày tỏ, ca tụng, chơi đùa, đánh giá bài thơ, ngôn ngữ thấy rõ, biết rằng đó là tất cả của cải đầy nguy hiểm. Nó cũng chứng tỏ là lầm lẫn, đầy tớ ngoan ngoản của dối giả, công cụ thích đáng để đánh bẫy chúng ta, tuân theo ân huệ của sự yếu đuối, đặt chúng ta trong trạng thái tràn đầy ảo tưởng dễ dàng… Sự gia tăng đó là vận mệnh, sự liều lĩnh của nó; một sự liều lĩnh mà thi ca  quyết định đầu tiên; vì nó tự đề xuất một đòi hỏi về ý nghĩa và hình ảnh cuồng loạn… Ở đó nó tìm sự lẫn tránh mau lẹ, trong số những ẩn dụ ảo ảnh hay những nhịp điệu vững vàng, cái điều gây thương tích thực tại. Thi ca ban cho dục vọng những hàng lẫn trốn, và “nhà thơ tệ hại” sau cùng cũng không thể nào lừa bịp nó bằng ngôn ngữ, điều nó tạo ra sự trùng phục uyển chuyển, hòa hài và tự trả mau lẹ bằng những từ dễ dãi.
Cũng như Botho Strauss từng viết: “Nghệ thuật là nơi ở đó người ta luôn luôn có tình cảm âm thầm của sự ngây thơ, nhưng nó không có nơi nào ẩn trú.” Tôi cũng chủ trương “ ảo ảnh trử tình” dành cho một tiên quyết cần thiết, có thể là một hành trình bắt buộc, một mê lộ khộng thể tránh với ai muốn có một cơ may đạt đến sự hiểu biết chính về thi ca. Sau tất cả, Rimbaud không làm điều gì khác hơn là tức khắc nhượng bộ cho ảo ảnh ẩn dụ vĩ đại. Có thể ông ta làm vậy là để đi qua bằng sự không tưởng, tiếp đó là kết toán với nó, yêu cầu nói lời xin lỗi để được nuôi dưỡng bằng dối giả, và tìm đường trở về đất cát. Về phần Mallarme cuối cùng dùng giải pháp lường gạt của bấu trời xanh lý tưởng, ông đã khai triển tác phẩm của ông với “ nghị lực của thất vọng”, trong sự kì dịêu bất kể như thế nào, bằng cách cố gắng duy trì trên giấy trắng mối liên hệ ám ảnh với điều mà ông ta biết không đạt đến được.
Như thế đó là bổn phận và quyền lực của thi nhân; mỗi người giữ gìn cái “bản năng của Thượng Đế” mà không hề đánh mất vũ khí. Tiếp tục tìm kiếm dưới bầu trới xanh sự chết chóc của vì Thượng Đế không còn hiên hữu. Biết rõ và không né tránh sự lường gạt. Đúng hơn là sự tôn kính làm thế nào, do sự gian trá, người ta phóng xuất, ở chỗ bảo vệ đề cao và điên khùng. Nơi chúng ta thiếu ý thức cái điều bùng nổ trên cao! Hay là để nói về những sự vật khác: bài thơ viết ra như nói dối với người hấp hối, và ai biết được ( Mallarme – Divagations). Nó biết Thượng Đế là hư không, khuôn mặt con người tự tan biến, mà ngôn ngữ thì mệt mỏi và tự tắt, rằng chân lý trốn thoát, rằng ý nghĩa ở ngoài sự đạt đến, rằng tự nó không có quyền năng và không thể hứa hẹn gì. Nó biết rằng từ nhiều năm qua lời lẽ của văn học không có gì hơn là lặp đi lặp lại một cách cuồng nhiệt sự vắng vẻ về nhận thức. Nó biết đó là sự tỉnh ngộ, nỗi lo âu, sự rút lui, sự lầm lẫn. Nó học thuộc lòng nhầu nhuyễn đến phát ngấy. Tuy nhiên nó vẫn tiếp tục vì ước muốn cái gí khác. Dù được tố cáo là khộng có, để cho con người không lùi bước, nhưng còn lại là điều đặt thành vấn đề. Nó không thể nào tin rằng có được sự đáp ứng cho tất cả. Nó không bằng lòng ăn uống, tiêu hóa, ước ao, tư thông, tiêu thụ, tích lũy và sùng bái những đối tượng. Nhưng không phải tất cả là lừa bịp. Để cho nó biết  rằng đó là khoảng trống cư trú, lỗ hổng ấy tạo thành ngôn ngữ. Nó còn phải đi qua cuộc hành trình trong ngôn ngữ, thiết lập thành quĩ đạo chết, và nó biết khá hơn một chút niềm ước ao của nó.
Thơ có thể làm được gì, nếu không phải là sự biểu minh, sức lực không nhìn thấy, bằng cách nhắc lại rằng chúng ta tạo ra ngôn từ, nghĩa là những phù hiệu nhẹ nhàng mà âm u không giống cái gì cả. Hay là chúng ta như một đàn kiến chăm chỉ làm việc suốt cả đêm… Da thịt vật chất chính là mặt đất, còn thịt máu tinh thần chính là ngôn ngữ; nó như ấn lóat phẩm, là cơ cấu, là âm vực ứng dụng cho tấm dệt, là chất liệu tinh thần chúng ta. Đúng ra chúng ta là sự kiện để tìm kiếm và ước muốn cái ý nghĩa, cũng như để cho chúng ta luôn luôn xuyên qua sự không hiểu biết. Và hiện hữu chính là tranh luận, biện luận mà thôi.  Nhà “thơ muộn màng” không có được cái linh cảm ấy, và điều khiển ngôn ngữ với tính thủ công sống động. Đúng hơn nó khá rắc rối với ai mà ngôn từ khiếm khuyết, nó phải quyết định mạnh và thận trọng với ngôn ngữ để nắm cho được sự hư không của tâm hồn. Tâm chúng ta, cái tâm chính xác, một cái ổ, một cái hốc, một lỗ hổng đen.
Thơ có thể làm được gì? Nó nhắc nhở cho chúng ta cái khoảng trống mà chúng ta đã gây ra. Bộc lộ cái  điều chúng ta khoét trống, nhưng lại gần với điều chúng ta lấp đầy: những cảm xúc, phong cảnh, ý tưởng,  ngay cả tình cảm… Và có thể vẽ ra là những vòng tròn bao quanh chính xác, chứng tỏ rằng chúng ta có da thịt và hơi thở, chiều dày nhục dục và vô sự. Thi ca tạo ra sự quân bình nơi chúng ta là hư và thực, dường như sự quân bình đó làm cho cuộc đời thành hư không.
Vậy quyền lực của thi ca to lớn khác thường, điều nó để lại giả thiết là cuộc đời bí ẩn, và nó được khuếch tán một cách khiêm tốn. Nó tự thực hiện không sao thấy được. Làm thế nào nó có thể hành sự khác hơn, từ khi bước xuống ngôn ngữ của nó, điều đó thực hiện trong một căn phòng, nơi người ta đọc một quyển sách hay viết lách ở đó….
Thi ca ban cho mỗi người cái quyền lực kiên cường, quyền cứng đầu, quyền bảo vệ sự sai lầm. Chấp nhận không hiểu biết. Ước muốn sự rối rắm. Cái quyền lực không có quyền lực.
                                                                             Khổng Đức dịch
                                     (trich trong Le poete perplex của J.M.Maulpoix)    


Không có nhận xét nào: