Thứ Năm, 9 tháng 8, 2012

THỰC TẠI


Không có thực tại, thực tại đoì hỏi sự tìm kiếm và chinh phục
            Trich dịch từ Adieu au pòeme của J-M Maulpoix - Khổng Đức
             
            ThờiTrung cổ, nhà thơ gọi là troubadour hay trouvère, nghĩa là người tìm kiếm hay phát minh. Những người lãng mạn còn gọi nhà thơ là người được lựa chọn, gả cảm hứng tiếp nhận từ thiên nhiên và mông mị thứ ngôn ngữ phát minh phúc hạnh mà xưa dùng để  phân phát cho những thi thần.Đột ngột vì sự bất ngờ như sự ước mong của Baudelaire, trở thành nhà sáng tạo bất tri như sự ước ao của Rimbaud, “ để nguyên ở vị trí phát minh” như lời tuyên bố của Apollinaire, đó là một trong những mẫu mã đặt thi ca bên cạnh những thiên tài trời cho, đó là hiện tượng của tinh thông và của sự tiếp thụ đăc biệt, không có nguyên nhân chính xác. Cái ân huệ của sự phát minh ấy, lần này áp dụng cho vũ trụ ngoại tại, ngoài ra thiết lập một trong những chủ đề thích thú cho tả tác thi tính mà nó thuộc về sự đánh thức thiên nhiên, sự hiển hiện thình lình của một hình ảnh yêu thương, hay đối tượng  tìm được , nơi những nhà siêu thực, nó ban cho những  đặc quyền không dự tính trước, những sát na ở đó quỉ đạo bình thường của cuộc đời đột ngột bừng nở đôi cái thần kì.
Nhưng nếu thi nhân là người phát minh, thì cũng là người tìm kiếm. Kì quái, đôi khi một trong những nhà từ nguyên đưa ra từ “rime” không phải là rythme là nhịp điệu, mà gốc la - tinh là rimare, có nghĩa là tìm kiếm, quan sát chu đáo.
Baudelaire từng viết về hội họa hiện đại :” Nó đi, nó chạy, nó tìm kiếm. Nó tìm cái gì vậy? Nó tìm thi ca, nếu không, thì nói như Henri Michaux, nó tiến đến gần vấn đề hiện hữu. Thay vì ít đặt những câu hỏi về hiện hữu thì lại đặt vấn đề về cơ hội, hoàn cảnh: Chúng ta đang ở đâu? Chúng ta là gì? Cũng như Rilke tự hỏi trong khúc bi thương thứ  năm:” Chúng ta đang ở đâu, đây là đâu ?”; hay Verlaine đang đối thoại với linh hồn và con tim; tình cảm với giới hạn  trong bài Romances sans paroles :
          Linh hồn tôi nói với con tim : biết không
          Tự thân tôi muốn bước vào cái bẩy ấy

          Được hiện diện dù bị đày ải,
          Cứ dấn thân vào hiểm nguy còn hơn là mãi mãi cách xa?

          Trong cuộc hội thảo” tìm kiếm nơi thơ hiện đại” năm 1936, Henri Michaux khẳng định rằng, trong thời đại ông ta” thơ trở thành một phương pháp tìm kiếm…” Bởi vì thơ thường là một đối tượng của ngôn ngữ khó khăn, một sự dũng cảm, một công việc vĩ đại và biến hóa, đề xuất hay bắt buộc phải là sự cô đọng tối đa của sự kiện ngôn ngữ tập trung trong một không gian thu hẹp. Nó là nơi chốn ở đó luôn luôn phải học tập ngâm nga, ở đó thực hiện tụng đọc chứ không phải chỉ nhắm vào kinh nghiệm.
Ít ca hát hơn là tra hỏi, ít cảm hứng hơn là đặt vấn đề, thơ hiện đại là bức dệt những ngôn từ trong sự rắc rối. Dựa vào sự chính xác của hình ảnh, nó hé mở một ít ngôn ngữ trên sự dốt nát của ta. Nhà thơ có thể nói, là người nhắc nhở ta, trong ngôn ngữ tươi sống, thế giới không bị khống chế; là người mở lại cho chúng ta chiều sâu trong không gian mà chúng ta cứ ngỡ là đóng kín. Người mời chúng ta hãy lên đường trở lại, người ban lệnh đơn giản là chúng ta hiện hữu. “ Còn gì nữa đây?  Nếu không phải là cách thế đặt vấn đề mà nó tự mệnh danh là thi ca.” Philippe Jaccottet đã viết như vậy trong bài Yếu tố của một giấc mơ. Ông ta lại còn minh họa mẫu mã ấy  trong văn bản  Từ ánh sáng mùa đông với đầu đề là “ những bài hát” :
Hãy tìm kiếm hơn là vất ra ngoài hay vì tôi không biết cử động  sao, nhảy như thế nào hay là quên mất không biết gọi là gì
Không tìm kiếm , cũng chẳng phải phát minh”…

Chính như thế là một thứ quay về cội nguồn, mà đặc tính hiện đại ban cho chúng sự tham dự : Cảm hứng vừa rối được thần thánh che chở trở thành tồn tại phức tạp nó lại che chở cho vấn đề. Khi mà thời gian không còn long trọng, thì thi ca có thể là hình thức của sự căng thẳng và chú ý của tinh thần, nó có thể kết hợp với cái đà và vấn đề, duy trì sự sống động câu hỏi mang dữ kiện trử tình như nó vừa ước muốn là tiếng hát.
Ước mong sự tả tác rút ra từ ánh sáng; nó bừng sáng và hướng chúng về phía ánh sáng đó. Tách ra khỏi những huyền thoại xưa cũ, rửa sạch niềm tin và ảo ảnh. Không tối tăm và không u ám, nó nói năng rất đơn giản và vẽ những đường nét sáng sủa bằng những phù hiệu tối tăm.

Trong một thiên khảo luận Martin Heidegger từng khẳng định : “ nhà thơ là đằn đo”. Paul Claudel cũng định nghĩa: Thơ là duy tri và đắn đo. Thật vậy, thơ là thứ ngôn ngữ của nhịp điệu, nó bước từng bước dài trong cảnh sắc cư trú của con người, trong khoảng giữa trời và đất. Sự sáng tạo là lấy cái gì thuộc về kích thước của nó, và đo đạt cái gì qua nó. Nó quay  lại nhìn về những sinh vật, những đối tượng của thế giới gần nó, cũng như nhìn những khoảng vô hình xa xôi hay hướng về khoảng  cao xa xanh của bầu trời. Đo lường cả hai nẻo, đó là công việc của nhà thơ mà lộ tuyến quen thuộc cũng như nguy hiểm; bởi vì nó phải nói những điều bình thường của cuộc đời, cũng như hướng về những miền cùng cực ở đó ý nghĩa lạc lõng. Như thế là đóng góp vào việc xác định sự hiện hữu con người mà các triết gia gọi là “kích thước”.
Hành trình của nhà thơ khác với hanh trình của triết gia. Khi triết gia nhắm vào đối tượng để hoạch định những biên giới, giới hạn thân phận con người, trước tiên nó gắn liền với phương pháp mà đánh rơi những ảo ảnh. Khi nó đặt câu hỏi: Con người có thể là gì? Thế là phải quay về với sự khẳng định là không có khả năng.” Trong khi thi ca ngược lại là tiếp xúc với ảo ảnh, nó viết cái gì bắt đầu gây ra sự nhiễu loạn, sự linh cảm, sự điều động, và tạo ra chủ thể khủng hoảng:tình cảm, sự đam mê, cảm xúc…lý tính không phải là vị thầy của nó.
Thi ca tìm sự hiểu biết xuyên qua sự cuồng nhiệt. Nó hướng về ánh sáng, nhưng lại cư trú trong sự liên đới của bóng tối. Đối tượng của nó không gắn chặt vào sự điều hành, cũng không qui định những  cõi bờ; nhưng đúng hơn là biểu hiện xuyên qua những thứ lắc lư mà chúng ta phải đứng thẳng.            Cũng như  một bức dệt của ý nghĩa, của những cái tháp, và sự tìm kiếm. Bài thơ là nơi tìm kiếm, điều nghiên vừa mang tính thế giới, vừa là ngôn ngữ và chủ thể. Lo lắng về điểm tương giao giữa thiên nhiên và thời đại, nghiêng về mặt ngôn ngữ, nhà thơ cuối mình trên thực tế, trên điều mà chúng ta đứng thẳng, lí trí chúng ta tồn tại.

Thật vậy, với tôi dường như là trò chơi của sự tìm kiếm, không gì hơn là lí tính hiện hữu. Cuối cùng với cách nhìn của nó, bất cứ lí do nào, điểm xuất phát của nó ít hay nhiều là hoàn cảnh; thi ca không nhắm vào cái gì hơn là đánh giá lại sự sống (sống trong kinh nghiệm) những lí tính hiện hữu.
Bằng cách duy trì thực tại và lí tưởng đối với cái này cái khác, bằng cách đối chiếu trên trục của thời gian cái nó là, cái đã là, cái có thể hiện hữu, tạo thành cái tổng số xác xuất có thể và không có thể, thơ là làm tăng thêm và đánh giá lí lẽ sống của chúng ta. Nó phát triển một bên là giá trị. Nó hướng về giá trị.
Làm thế nào để cho cuộc đời này bớt đi sự phi lí, đó là điều người ta có thể đòì hỏi ở nhà thơ. Đừng có tô vẽ một cách nhân tạo, đừng có lừa gạt chúng ta về chân lí của sự vật; mà đúng hơn hãy chỉ cho chúng ta thứ bột hồ nào để chúng ta làm được, và với bao nhiêu thì có thể đi vào giấc mơ và ước vọng trong việc cấu tạo cuộc sống của chúng ta. Hãy giải thích cho chúng ta một tiếng thôi trong cái nhìn của đám đông những điều kiện của hi vọng với tình yêu. Hãy nói với chúng ta về cái thời gian sống và chết. Và hãy cản ngăn chúng những cái gì mất mát, và cái gì chúng ta phải quăng đi, cái gì chúng ta đang nghiến ngấu.
Chúng ta không chờ đợi gì hơn ở nhà thơ là phơi trần toàn thể chân lý, không phải trừu tượng và tổng quát  mà là cụ thể có cội nguồn. Và nhất là nó tìm thấy ở đó sự đánh giá lại lí tính của sự sống chúng ta.
                                                                   Khổng Đức   ( 7-2012 )

Không có nhận xét nào: