Tuổi
già sinh lẩm cẩm, lại thích viết, mà viết là sai, lỗi sai rất con nít, chủ yếu
là chính tả. Tôi phải nhờ các cháu sửa hộ, có khi chính thầy trẻ con này
cũng sai; tôi đâm bực mình, nên phải lôi
tất cả từ điển tiếng Việt cũ có mới có để tra cứu tự học; Do đó mà có bài này để
chất vấn bà con xa gần, cũng là cách tự học mà thôi.
Gần
đây tôi gặp từ “coeur mange de Causerie” trong bài con tim của Baudelaire, tôi dịch
là “con tim bị nuốt trửng…”cháu tôi gạch
bỏ chữ trửng mà thay vào đó là nuốt chửng. Có lẽ nó đã theo đúng
sách vở của nhà trường, nhất là quyển từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học,
xuất bản năm 1987 do gs. Hoàng Phê chủ biên; ghi rõ từ nuốt trửng (cũ, phương ngữ) x. nuốt chửng là nuốt gọn,nuốt gọn cả miếng
một lần không nhai. Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ nói đúng, nuốt trửng là phương ngữ, tiếng của miền
Trung và Nam, và là tiếng cũ được ghi
rõ trong từ điển Đại Việt Quốc âm Hán Pháp dịch tập thành của J.F.M. Genibrel
xuất bản tại Saigon năm 1898, bắt đầu soạn từ năm 1884, có từ nuốt trửng dịch là avaler sans mâcher
(trang 503); trong khi Đại Nam Quốc Âm tự vị của Huình Tịnh Của xuất bản năm
1895 chỉ có từ nuốt trộng. Về sau
trong Việt Nam từ điển của Hội Khai Trí Tiến Đức in năm 1939 có từ nuốt trửng định nghĩa giống như nuốt trộng.Tôi không phải là nhà ngôn ngữ
học nên không rành lắm, cứ nghĩ rằng từ cũ, càng cũ càng quí giá, và phương ngữ
không phải là từ sai quấy lại càng nên dùng để cho ngôn ngữ thêm phong phú, chứ
có phải đụng đến là gạch đít trừ đi như tội phạm. Hơn nữa theo sự khờ khạo của
tôi thì nuốt trửng hay nuốt chửng chỉ là sự biến giọng của nhau, âm trửng thì mạnh
hơn chửng, trửng và chửng chỉ đi đôi với nuốt…, ngoài ra chẳng có nghĩa gì cả.
Nhân đây cũng nên đề cập đến các từ ngước,ngửng, ngưỡng, v…v…. Trước tiên
nói về từ ngửng, tôi hay bị sửa là ngẩng; vì từ điển tiếng Việt của Viện
Ngôn ngữ học vẩn cho là phương ngữ, và chỉ có từ ngẩng mới là đúng. Đúng ngửng
là phương ngữ, vì trong Đại Nam Quốc âm tự vị của Huình Tịnh Của, cũng như
trong Đại Việt quốc âm của Genibrel chỉ có từ ngửng chứ không có từ ngẩng. Đến VN từ điển của hội Khai Trí Tiến Đức
mới có ngẩng x ngửng và ngửng x.ngẩng. Nhìn
chung nói như Gustave Hue viết trong Tự điển Việt Hoa Pháp là sự biến giọng
(phonetique) của nhau là đúng; Ngửng, Ngước, hay Ngẩng đều là biến giọng của từ Ngưỡng (Hán Việt) là ngửa, ngửng mặt lên-
Pháp dịch là renverser, regarder en haut,
desirer, venerer, v…v…
Còn từ “chia sẻ,
chia xẻ, san sẻ” cũng rắc rối nên bàn cải lắm; có thể nói đó là những từ mới;
vì trong quốc âm tự vị của H.T. Của, cũng như trong Đại Việt Quốc âm của J.F.M.
Genibrel đều không có từ chia xẻ hay san sẻ. Đến Việt Nam từ điền của hội KTTĐ
xuất bản năm 1937 không có từ chia sẻ (xẻ),
mà chỉ có từ san sẻ theo nghĩa rộng, sẻ chỗ nhiều sang chỗ ít (chữ sang lại có G có lẽ do sắp chữ sai).Tự
điển Việt Nam của Lê văn Đức và gs. Lê Ngọc Trụ có từ chia xẻ giải thích
là chia chác, và san sẻ lại giải
thich là chia sẻ, chia sớt với nhau: san
sẻ nỗi buồn; san sẻ tình yêu. Chỉ có từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn Ngữ ghi rõ chia sẻ với san sẻ giống
nhau là chia bớt cho nhau cùng hưởng,
cùng chịu; con chia xẻ là chia ra
thành nhiều mảnh không còn nguyên một khối…Theo sự khù khờ của tôi thì từ sẻ
trong san sẻ là từ lấp láy, âm Bắc
thì S với X đều đọc là sờ nên thay vì chia
xẻ thành chia sẻ, nên nghĩa như san sẻ, đừng bày ra lắm chuyện thành rắc
rối.
Còn một từ tôi hay dùng cũng thường bị quẹt bỏ là hòa huỡn hay được thế là hòa hoãn; nhưng tôi vẫn thích từ huỡn hơn là hoãn; vẫn là căn bệnh chủ quan, nên phải cầu cứu các bậc tiền bối
là mở các từ điển ra ngâm cứu thì
trong Đại nam Quốc âm tự vị của Huình Tịnh Của không có từ hòa huỡn, nhưng có từ huờn như
từ hoàn giải nghĩa là về, trả về, trở lại, trả lại.
Trong Đại Việt Quốc âm của Genibrel (trang 305) có từ
hòa hoãn; dịch là dimunier, baisser,
faiblir. Và trong VNTĐ của hội Khai trí Tiến đức không có từ hoà hoãn nhưng có từ hoãn giải thích là khoan, chậm lại,
không vội. Từ điển VN của Lê văn Đức và gs. Lê Ngọc Trụ có từ hòa hoãn (huỡn) giải là làm dịu tình
hình ôn hòa, hoãn đãi, tánh tình hòa
hoãn.
Từ điển tiếng Việt của viện Ngôn ngữ học có từ hòa hoãn giải là làm cho mâu thuẫn đối
kháng tạm thời không phát triển và quan hệ bớt căng thẳng. Trong khi từ điển Việt
Hoa Pháp của Gustave Hue có từ hòa hoãn
dịch là moderer, temperer; và trong Vietnamese-English dictionary của Nguyển
Đình Hòa có từ hòa hoãn dịch là to be
moderete. Vậy là từ hòa huởn của tôi vẫn được trọng dụng khộng phải
bỏ.
Khổng Đức (5-2014)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét