Thứ Hai, 4 tháng 4, 2011

Cao Huy Khanh - VIỆT NAM - HỒ SƠ HẬU CHIẾN 1975-2011 : NHỮNG SỐ PHẬN KỲ LẠ



Kỳ 66 – 4.4. 2011 (Trích đăng từ 1.1.2010)


661 - Duy Khánh

NỖI NHỚ XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG


Ca sĩ Việt kiều Mỹ tên thật Nguyễn Văn Diệp sinh 1936 tại Quảng Trị – Mất 2003 ở Mỹ (68 tuổi). Từ Huế vào Sài Gòn cuối những năm 1950 theo đuổi nghiệp ca nhạc, bắt đầøu nổi lên với giọng ca đậm chất chân quê miền Trung qua những ca khúc thời kháng chiến chống Pháp của Phạm Duy như “Ngày trở về”, “Nhớ người thương binh”, Quê nghèo”, “Vợ chồng quê”… (từ đó lấy nghệ danh có ghép tên “Duy”). Nhưng thời vàng son nhất là từ giữa những năm 1960 nổi tiếng là một giọng ca trong “Tứ trụ nhạc sến” (cùng Hùng Cường, Nhật Trường, Chế Linh) trong đó có các bài hát ca ngợi “lính Cộng hòa”. Đồng thời còn sáng tác hơn 30 ca khúc mang chất dân ca Huế (nơi lớn lên vào trọ học) mượt mà truyền cảm như “Thương về miền Trung”, “Ai ra xứ Huế”, “Xin anh giữ trọn tình quê”… Sau 75 ở lại tuy không bị đi cải tạo song cấm hoạt động ca nhạc (do từng hát nhạc lính chế độ cũ) khiến buồn chán đâm ra ra say sưa quên đời. Một thời gian sau được phép hoạt động biểu diễn trở lại mới thành lập nhóm nhạc Quê huơng tập hợp giới nghệ sĩ cũ (Châu Kỳ, Bảo Yến, Nhã Phương… ) rấùt ăn khách. Thỉnh thoảng viết nhạc trở lại trong đó thể hiện cả tâm tư muốn gắn bó với quê hương như bài “Sao đành bỏ quê hương” năm 1979. Ly dị vợ rồi lấy vợ khác. Năm 1988 cùng vợ sau và con đi bảo lãnh qua Mỹ. Tới đây tiếp tục sự nghiệp biểu diễn, lập hãng thu băng riêng mang tên Trường Sơn – một cái tên ưu ái của Cách mạng! - ra nhiều đĩa CD độc quyền giọng ca Duy Khánh. Tuy cũng có hát lại “nhạc lính Cộng hòa” nhưng đa phần chủ yếu vẫn hướng về những chủ đề quê hương thân thương đầy tình tự dân tộc, đó là các chủ đề “Quê hương ta” 1990 (như tên nhóm nhạc cũ ở TPHCM), “Mẹ trong lòng người đi” 1991, “Vườn dâu xanh” 1991, “Những mảnh tình quê” 1992… Tình tự dân tộc một lần nữa đã bày tỏ qua một trong số ít sáng tác cuối cùng “Điệu buồn chia xa” được tâm sự viết nên khi có dịp đứng trên bờ biển Thái Bình Dương trên đất Mỹ dõi mắt trông về phía xa vời “bên tê bờ là VN, nhớ về mối tình xưa cùng bạn bè còn ở lại quê nhà…” Nhưng chưa kịp thực hiện ước nguyện “Sớm muộn tôi cũng về “ (băng nhạc 1991) thì đã vội ra đi…


662 - Hoàng Hồng Kiên

MẸ CON ĐỀU LÃNH CHẤT ĐỘC DA CAM


Người khuyết tật nữ sinh 1980 tại Lạng Sơn. Sống ở Lạng Sơn (2009). Mẹ là cựu chiến binh đánh Mỹ bị mìn mất một tay một chân lại còn nhiễm CĐDC nên sinh mình ra liệt cả 2 chân từ nhỏ. Cố gắng tự học ở nhà, đến 15 tuổi mới biết đọc biết viết. Được cấp cho xe lăn nên năm 2001 tự tìm đến Hội Người mù Hà Đông xin làm nghề đi bán chổi do hội viên người khiếm thị làm. Từ đó qua năm sau có dịp làm quen với trung tâm thể thao người khuyết tật tại đây, được hướng dẫn tập luyện môn dua xe lăn. Nhờ thểâ lực tốt của dân miền núi nên nhanh chóng đạt thành tích cao, thi đấu giải Tiền – SEA Games 2003 đoạt 2 HCV 1 HCB. Đến ParaGames Thái Lan 2005 tiếp tục giành 4 HCV 1 HCB. Trước đó năm 2004 gặp và lấy chồng cũng là vận động viên khuyết tật. Qua năm 2006 hai vợ chồng cùng ra làm ăn riêng tự làm chổi cùng đi bán đắp đổi qua ngày. Năm 2008 lại qua Thái Lan dự ParaGames mới dự nội dung thi đấu đầu tiên thì bị ngã chấn thương phải đưa vào viện. Nhưng hôm sau vẫn chích thuốc giảm đau xuấùt quân chiếm 2 HCV 3 HCB. Về nướùc thì có tin vui mang thai con đầu lòng. Bây giờ con là tất cả nên chồng đưa vợ về quê nhà Lạng Sơn để có cha mẹ săn sóc đỡ đần. Sinh con xong lại làm chổi bán tiếp và nay thêm nghề muối măng món quê hương bán ngay phố chợ Kỳ Lừa nổi tiếng xứ Lạng.


663 - Hoàng Minh Nhân

TRẢ NỢ ĐẤT QUẢNG


Nhà thơ sinh 1942 tại Quảng Nam – Mất 2011 tại Quảng Nam (70 tuổi). Năm 1954 mới 13 tuổi đã theo cha tập kết ra Bắc. Lớn lên học tốt nghiệp kỹ sư lâm nghiệp được phân công làm công tác nghiên cứu rồi được cấp suất đi làm nghiên cứu sinh nước ngoài. Nhưng lại từ bỏ tất cả để đẩy cuộc đời mình đến một bước ngoặt chỉ vì 2 niềm khát vọng ấp ủ lâu nay: Muốn quay về quê nhà trong Nam và chuyển hướng qua sự nghiệp văn chương. Vì thế xin đi học trường viết văn, ra trường liền tình nguyện vào miền Trung chiến đấu đánh Mỹ. Sau 75 còn tiếp tục được điều lên Tây nguyên truy quét tàn quân Fulro. Sau đó mới chuyển ngành về Đà Nẵng làm việc ở Hội Văn nghệ tỉnh. Có thời gian sáng tác nhiều (in 8 tập thơ cùng một số truyện ngắn, công trình biên khảo) vừa làm công tác bồi dưỡng cây viết trẻ. Đến tuổi về hưu vẫn không ngưng làm việc, tự bỏ tiền túi ra lập Tủ sách Đất Quảng in hơn 30 cuốn sách chuyên đề quê hương và con người xứ Quảng thân thương – Hội An, Chu Cẩm Phong, Hoàng Hữu Nam, Phan Bôi, Hồ Nghinh, Phan Huỳnh Điểu… -- xem như là “món nợ phải trả cho một vùng quê mà mình đã gắn bó suốt đời…”


664 - Natalie Trần

“NỮ HOÀNG YOUTUBE”


Sinh viên Việt kiều Uc tên Việt là Trần Đình Tố Hân sinh 1986 tại Uc. Sống ở Uc (2011). Trước 75 cha mẹ ở Sài Gòn, cha dạy đại học và mẹ làm luật sư. Đến năm 1981 cả hai vượt biên đến Uùc, cha dạy học còn mẹ làm nhân viên bưu điện. Sinh ra tại Sydney, lớn lên học đại học ngành truyền thông điện tử. Từ đó, bắt đầu năm 2006 tham gia mạng xã hội YouTube bằng một loạt phim ngắên video tự quay về các cảnh sinh hoạt đời thường ở nhà của mình tung lên mạng nhanh chóng được mọi người hoan ngênh theo dõi ngày càng đông. Đến nay đã có hơn 273 phim video đó (mỗi phim kéo dài khoảng 2- 4 phút nhưng phải thực hiện các công đoạn công phu trong 4 tiếng đồng hồ) được hơn 350 triệu người xem trên khắp thế giới (riêng ở Uùc được xem nhiều nhất nước), trên 920.000 thành viên đăng ký thường xuyên. Từ thành công đó, hàng năm được YouTube chia lợi nhuận quảng cáo 101.000 USD. Các tác phẩm video “nhật ký đời thường” của mình được yêu thích nhờ tính hài hước tinh tế thông minh mà rất thực tế – một nét đặc trưng thể hiện bản chất lạc quan yêu đời của người Việt luôn vươn lên từ cảnh sống khó khăn nghiệt ngã đến đâu - bình dị và chân thực truyền đạt qua hình ảnh lẫn lời bình. Không chấp nhận tài trợ sợ bị ảnh hưởng làm sai lạc ý hướng, nội dung phản ánh hiện thực bình thường, không có gì lớn lao như nó vốn có của mình nhằm chia sẻ cảm nghĩ về cuộc đời, thế giới gần gũi với mọt người: “Tôi không xuất hiện để làm thay đổi thế giới. Tôi là 2 phút khi bạn đang chờ ai đó. Tôi là 2 phút khi bạn đang nghỉ trưa hay trướùc khi ăn tối. Tôi hạnh phúc vì điều đó.” Cuối năm 2010 còn được tạp chí Uùc Independent Critics bình chọn xếp hạng 88 trong “100 phụ nữ các nước có gương mặt đẹp nhất thế giới” (không xét các yếu tố ngoại hình khác như thi hoa hậu) đứng trên cả diễn viên điện ảnh gốc Tây Ban Nha Penelope Cruz. Đặc biệt còn được đánh giá là một trong số ứng viên có nụ cười dễ mến nhất.


665 - Nguyễn Thị Cúc

MUỐN CHẾT THAY CON


Người khuyết tật sinh 1959 tại Quảng Trị. Sống ở Quảng Trị (2009). Năm 1986 trong khi dọn cỏ vườn nhà đã bị trúng phải một quả mìn nằm vùi lấp dưới hố nổ tung tiện đứt cả 2 chân lên tới đùi, khi đó đã có một con trai 3 tuổi. Phải gắng gượng sống để nuôi con. Vừa lê lết làm lụng vừa cố giữ vững tinh thần bằng cách tranh thủ giờ rảnh tập luyện thể thao dành cho người khuyết tật đi thi đấu môn đẩy tạ giành được nhiều huy chương hội thao toàn quốc. Sinh thêm 2 con nữa. Tuy nhiên tai ương vẫn chưa dứt, năm 2007 đứa con trai đầu lòng bấy giờ đã là sinh viên lại gặp tai nạn giao thông qua đời. Lòng đau như xé kêu trời sao mình tật nguyền lại không chết đi thay cho đứa con khôi ngôi lành lặn học hành giỏi giang như thế? Nhưng rồi vẫn phải tiếp tục sống thôi để còn lo cho 2 đứa con còn lại. Dựa vào thể thao để nuôi dưỡng ý chí sống còn, 50 tuổi rồi vẫn siêng năng tập luyện làm gương nghị lực cho con.


666 - Trùng Quang

NỮ SINH VIÊN HẢI NGOẠI LỚN TUỔI NHẤT


Nhà hoạt động văn hóa xã hội sinh 1911 tại miền Bắc. Sống ở Mỹ (2004). Trước 75 ở miền Nam hoạt động trong các hội phụ nữ, dạy nghề, dạy sinh ngữ và sáng tác thơ văn nhắm đối tượng là giới phụ nữ. Năm 1980 vượt biên qua Mỹ tiếp tục tham gia viết lách cho các báo Việt ngữ. Năm 1996 sau sinh nhật 85 tuổi bắt đầu đi học ĐH Cộng đồng Evergreen San Jose, mỗi ngày lên xe bus đều đặn đến trường, được tôn vinh là nữ sinh viên cao tuổi nhất bang California. Đi học về một mình tự đi chợ nấu ăn lo cho mình. Năm 2004 cho in cuốn “Bình Ngô đại cáo” dịch Nguyễn Trãi. Được TP San Jose và Quận Cam tặng bằng Vinh danh Phụ nữ, đặc biệt về những cống hiến cho nền văn hóa và sự thăng tiến của nữ giới VN ở hải ngoại.


667 - Trương Đình Liệu


LẬP VƯỜN RAU ĐỠ NHỚ NHÀ


Việt kiều Mỹ về hưu. Sống ở Mỹ (2005). Cựu đại tá chế độ cũ phải đi học tập sau 75. Trong thời gian đó vợ mất sớm, mẹ vợ thương tình mai mối cho một cô cháu gái thay vợ nhưng không chịu vì bản thân còn tù tội. Đến khi ra trại thì nói… già rồi còn đèo bòng làm gì! Chấp nhận đi H.O qua Mỹ vẫn ở vậy nuôi con khôn lớn. Thay vào đó tìm niềm vui bằng cách lập cả một vườn rau quê VN trong sân nhà đủ loại rau 3 miền từ ngò gai, húng tàu, húng quế, tía tô, rau răm, rau má, bắp cải đến cả các loại cây trái ổi, đào, cam, quýt, chanh, lựu, bưởi, roi, mận… Ngày ngày làm cỏ, tưới cây “nghe mùi rau răm đỡ nhớ nhà”! Cả gia đình mấy thế hệ con cháu đềøu xúm vào lo chăm sóc, thu hoạch quá trời ăn không hết phải xay ra nước uống cũng không hết phải đem cho bớt, gặp ai đồng hương cũng mời… cho!


668 - Ty Cope

CHA NUÔI GIÚP TÌM CHA RUỘT


Việt kiều Mỹ tên cũ Nguyễn Đức Thắng sinh 1968 tại Khánh Hòa. Sống ở Mỹ (2011). Năm 1972 cha mẹ chia tay nhau, một mình mẹ nuôi 3 con không nổi nên mới đem mình cho cô nhi viện Cam Ranh. Trong thời gian ở viện cô nhi được một lính không quân Mỹ làm tình nguyện viên ở đây chăm sóc. Tháng 3.1975 khi Khánh Hòa sắp giải phóng, cả trại cô nhi được đưa xuống tàu thủy chạy vào Sài Gòn. Nhưng đếùn Sài Gòn thấy tình hình cũng rối ren, hỗn loạn nên tàu chở các em chạy thẳng qua Singapore luôn. Sau đó tất cả được chuyển qua Mỹ và tại đây gặp lại người lính Mỹ quen biết từ trại cô nhi Cam Ranh, được người lính tốt bụng này nhận làmcon nuôi. Lớn lên làm giáo viên cấp 2, lấy vợ sinh được 2 con gái. Rồi cũng chính người ân nhân lính Mỹ xưa kia tham gia lập nên một trang web “Trẻ mồ côi Cam Ranh”, từ đó mới tiếp nhận được thông tintìm con của cha mình từ VN gửi đến. Thế là năm 2010 đưa vợ con về quê hương cũ gặp cha ở Khánh Hòa, rồi lên Pleiku gặp lại mẹ già 67 tuổi vẫn còn sống. Từ đó tự đặt ra cho mình một “mệnh lệnh trái tim” như người cha nuôi đã nhắc nhở: Hàng năm đều trở về làm từ thiện giúp các trại trẻ mồ côi cùng số phận như mình trước đây.


669 - Văn Quang

Ở LẠI LÀM “CHỨNG NHÂN SỐNG”


Nhà văn sinh 1933 tại Thái Bình. Sống ở Bình Phước (2011). Từ miền Băc di cư vào Sài Gòn, nhập ngũ trường sĩ quan Thủ Đức. Ra trường dần dần trở thành một sĩ quan cao cấp ngành tâm lý chiến (trungtá), từng làm quản đốc Đài Phát thanh Quân đội VNCH. Cùng lúc còn viết tiểu thuyết tình cảm bình dân và phóng sự hài cho báo ngày, tạp chí. Sau 75 đương nhiên đi cải tạo ở Vĩnh Phúc rồi chuyển về Bình Thuận. Ra tù khoảng năm 1988 nhưng không đi H.O qua Mỹ như hầu hết đồng đội cũ mà vẫn ở lại TPHCM vì tự thấy không cần thiết do bây giờ concái đều đã đi vượt biên hếùt rồi không phải lo cho tương lai. Và mặt khác còn muốn “Ở lại để chứng kiến cho hết, cho đầy đủ những đổi thay. Làmmột nhân chứng sống có lẽ hay hơn.” Từ đó tận dụng kinh nghiệm làm báo, viết báo trước đây đã nhanh nhạy nắm bắt thị trường bằng cách mày mò đi học vi tính để về nhà làmnghề vô dữ liệu thuê rồi từ đó phát triển thành một cơ sở trình bày sách báo, in vi tính cho các trùm xuấùt bản, phát hành tư nhân. Làm ăn khá tốt,Sống được, không cần đi đâu nữa”! Khi cuộc sống đã ổn định, sống khá thoải mái rồi thì đến năm 2002 quyết định bỏ thành phố lên Lộc Ninh thuộc tỉnh Bình Phước mua đất xâynhà sống gần như ẩn cư ở một vùng đất khá hẻo lánh. Xem như đi tìm một kinh nghiệm sống mới gần gũi với giới nông dân ở nơi trước đây từng là…mật khu Việt Cộng qua đó “cho tôi có một cái nhìn sâu hơn, xa hơn, thật hơn về toàn bộ những gì dân tộc mình trải qua những triều đại mà mình đãsống”. Cũng từ đó cầm bút trở lại viết nhiều loạt bài ký sự “Lẩm cẩm Sài Gòn thiên hạ sự” mô tả những đổi thay trong xã hội VN hiện nay đăng trênbáo hải ngoại với ý thức “Viết thế nào để vẫn đi theo con đường mà mình đã lựa chọn,không chịu một áp lực nào, không vì một lý do gì có thể khống chế tư tưởng mình.”Song song đó còn tình nguyện làm cầu nối với các tổ chức từ thiện hải ngoại tìm cách giúp đỡ giới thương phế binh chế độ cũ mà lâu nay trongchế độ mới đã hoàn toàn bị bỏ rơi.


670 - Văn Tần

ANH HÙNG LAO ĐỘNG TỪNG VƯỢT BIÊN


Bác sĩ sinh 1938 tại Quảng Trị. Sống ở TPHCM (2011). Sinh ra trên vùng đất địa đầu giới tuyến máu lửa khốc liệt nên có nhiều người thân đã bỏ mình trong khói lửa chiến tranh từ cả 2 phía: Mẹ, chị và cháu ruột trúng bom chết dưới hầm, chú ruột bị chôn sống, cậu ruột bị bắn chết. Lớn lên vào Sài Gòn học ĐH Y, nhà nghèo để có tiền ăn học phải tình nguyện vào ngành quân y để được lãnh lương. Bởi thế ra trường phải làm bác sĩ quân y phục vụ tiền tuyến. Sau 75 là đại úy vì vậy đương nhiên đi cải tạo. Được cho về sớm (chỉ học tập 4 tháng) liền đi vượt biên bị bắt nhưng may mắn được Sở Y tế bảo lãnh về sử dụng trong tình hình TPHCM và cả miền Nam thiếu hụt trầm trọng bác sĩ do phần lớn đều đã di tản ra nước ngoài, theo chủ trương của Bí thư Thành ủy Võ Văn Kiệt hồi đó. Từ đó dựa vào tài năng (học trò ruột của cố bác sĩ Ngô Gia Hy đáng kính nguyên hiệu trưởng ĐH Y khoa Sài Gòn), đức độ tận tâm tận lực với bệnh nhân nên dần dà trở thành chuyên gia hàng đầu về khoa niệu gắn liền tên tuổi với Bệnh viện Bình Dân ở TPHCM. Được phong Anh hùng Lao động năm 2005. Suốt đời chỉ biết bệnh viện, đi sớm về trễ cả đời bám phòng mổ. Mỗi tháng đều đặn mổ từ 30 – 40 ca khó cho bệnh viện, tổng cộng đã mổ khoảng 30.000 ca. Kiên quyết không mở phòng mạch tư, không mổ “dịch vụ” kiếm tiền. Thậm chí còn không xài ĐTDĐ bởi “không có thời gian và sợ bị phân tán tư tưởng khi làm việc.” Cả đời tập trung cho chuyên môn, đau đáu với sinh mạng bệnh nhân trong tay mình. Có lần sau một ca mổ thấùt bại không cứu được người, đã chán chường bỏ lên chùa định… đi tu! Nhưng rồi vẫn quay về với bệnh nhân, đặc biệt bệnh nhân nghèo chịu nhiều thiệt hại, đau khổ vì chiến tranh: “Người nghèo, rất nhiều người nghèo, họ cần tôi!”

(Còn tiếp)

Không có nhận xét nào: