Thứ Năm, 5 tháng 5, 2011
Võ Công Liêm : MATSUO BASHÕ - NƯỚC NON NGÀN DẶM
I was born to other things.*
(Tennyson-In Memoriam)
Hơn 300 năm qua,trên bước đường dấn thân của Bashõ;Oku-no-Hosomichi(1),có nghĩa là “Con Đường Hẹp dẫn đến Miền Xa” Narrow Road to a Far Province. Đó là tựa đề tập thơ của Bashõ;tức Ba Tiêu kẻ rong ruỗi,phiêu bồng để tìm nguồn thi hứng mới cho văn chương nước Nhật ngày nay.Những lời lẽ in sâu vào tâm tưởng,từng bước đi của Ba Tiêu là từng lời thơ tương ngộ,những con đường mòn,thấp thỏm dài hơn 1200 dặm mà Bashõ đã lê gót khắp các nẻo đường trên đất nước Phù Tang.
Bashõ khời hành vào năm 1689. Ông đi như để nhận biết,ấy là ông đang sống với tư duy của chính mình, để từ đó Bashõ làm nên những vần thơ tuyệt mỹ,vẽ lại một cảnh trí hài hoà giữa người với thiên nhiên,giữa tình người với người,thơ ông giản dị,giản dị như chính bản thân ông, buông thả để tìm kiếm con đường tự do; đó chính là lòng chân như của thân tâm vô lượng.Sau 3 thế kỷ “Con Đường Hẹp”đó như lời hứa hẹn với thế gian mà Bashõ đã để lại, đồng thời là người khai sáng thể loại thơ Haiku và tự nó biến dạng như haiku-thiền,mặc dù Bashõ không phải là thiền giả nhưng vô thủy vô chung ông trở thành thiền sư vì lời thơ của Bashõ là công án(koan)thiền.Haiku là một thứ ngôn ngữ mới mà thế giới ngày nay còn nhắc đến như một bộ môn khoa-học-văn-chương-thực-nghiệm của chiều sâu nội tại.
Bashõ sống qua một thời kỳ huyên náo của một xã hội đấu tranh về quyền sống cũng như quyền làm chủ,một trạng huống nhiễu nhương trong sự thay đổi vận mệnh đất nước Nhật thời ấy.Chính cái xáo trộn ngoại tại đã đưa ông đến nỗi buồn cho thân phận mà ông gánh chịu phần nào trong đời; từ đó ông trút hết tâm trạng bi thương vào thơ cũng như thúc bách ông bước đi để xa lánh trần gian đầy tục lụy nầy…
Có một vài chi tiết về cuộc đời của Matsuo Bashõ : Người ta dự ước Bashõ sinh vào năm 1644 trong một gia đình nông dân thuộc thị xã Ueno về hướng đông nam Tokyo.Cha Ba Tiêu là một kiếm khách Samurai hạng thấp,tên là Matsuo Yozaemon,nhưng hết lòng chăm sóc,dạy dỗ con cái nhất là khoa ngữ thuật calligraphy.Nhưng bên cạnh đó có nhiều hướng quan hệ khác có thể đưa Bashõ trở thành nông nghiệp.Tuy nhiên Bashõ lại có năng khiếu về văn chương hơn những điều khác.Có lẽ;sự kết thân với bạn đồng môn,con trai của vị lãnh chuá dòng dõi Tõdõ,vin vào đó Bashõ bước lần vào con đường thi văn.Bashõ học hỏi về kỷ năng của thi tứ Kigin và của những nhà thơ lừng danh ở Kyoto, từ đó Bashõ phát tiết sớm trong cuộc đời thi văn của ông..Bashõ chịu ảnh hưởng 2 dòng tư tưởng lâu đời:thi văn Trung Quốc và học thuyết Lão Tử qua thuyết vô-vi.
Sau khi sư phụ qua đời,Ba Tiêu quay về Edo (tứcTokyo bây giờ) cư ngụ ở đó để tu luyện về thi tứ,lúc đó ông học về thể loại thơ Haikai ở chùa Kinpukuji.
Những vần thơ đầu tiên trong thể loại Haika là những giòng thơ phát tiết cực kỳ trong sáng phản ảnh một cách đích thực và cụ thể, nói lên được tính nghệ thuật của thi ca, rồi từ đó biến thành thể loại riêng biệt đó là-Haiku-toàn bài thơ xây dựng qua những câu thơ không vần điệu unrhymed với cách gieo vần:5 chữ câu đầu,7 chữ câu giữa và 5 chữ câu cuối;cái loại thơ nầy có tính cách “chớp” được điều gì xẩy ra trong hiện trường hay bất luận hoàn cảnh nào,nếu sự việc xẩy đến đúng lúc và xuất thần hay cảm hứng mà thành thơ trong đối tượng của thiên nhiên và con người.Haiku không cần cùng vận,miễn sao trong bài thơ có chữ tượng trưng cho 4 mùa xuân,hạ,thu, đông là một bài thơ đúng nghĩa và hài hoà giữa người với thiên nhiên.
Bashõ cho xuất bản tập thơ đầu tay bằng thể haiku dưới nhiều tên gọi khác nhau và mỗi bài thơ có một dáng dấp riêng biệt và một ý nghiã quan trọng khác.Bashõ làm thơ từ thuở đi học cho đến khi giả từ cuộc đời, ông có 5 tập thơ nổi tiếng ghi lại những chặng đường ông đã đi qua:Du Ký Nắm Xương Phong Trần(1684-1685)Thăm Chùa Kashima,Ký Sự Cái Đẫy,Ký Sự Thăm Làng Sarashima(1687) và ký sự Con Đường Hẹp Dẫn Đến Miền Xa(1689).
Bashõ say đắm với thiên nhiên; núi đồi,sông hồ,cây cỏ và muôn thú, ông đã hoà nhập hồn ông qua sự sống thường ngày,tiếp cận những biến đổi của thời tiết và rung động như bản năng tự có của một nhà thơ,ngay cả sự tha thiết với đời, ông dâng tặng những án thơ hay đến thi bá Lý Bạch như tỏ lòng mến mộ.
Năm 20 tuổi là những năm Bashõ gặp khủng khoản về mọi mặt vật chất lẫn tinh thần,bởi Edo là thành phố vật lộn,tranh chấp ấy là điều khó cho một nhà thơ như Bashõ,cuộc sống đó trái ngược với tinh thần của ông,cái hào nhoáng của đô thị cũng như cái phồn vinh giả tạo , đó là nguyên cớ để Bashõ phải xa lánh, hầu phát huy lãnh vực văn chương,nhất là thơ. Ông thành lập được phong trào yêu thơ, đi từ nhóm sinh viên và những thương doanh đở đầu cho trường phái thơ của Bashõ.Từ đó thành hình một nhóm thơ ở ven sông Sumida vào năm 1680.Với bút danh mới Bashõ.Bởi cái sự yêu chuộng cây chuối(ba-tiêu) mà bạn đồng môn cũng như các đệ tử dựng cho ông một căn lều tranh với những cây chuối xanh um mọc quanh lều, đó cũng là điều tạo nguồn thi hứng cho Bashõ.
“Cây chuối trong mùa thu
Gió bão-ta nghe mưa nhỏ giọt
Xuống vũng nước đêm đen”
(Basho nowaki shite/Tarai ni ame o/Kiku yo kana)
1682 lều chuối của Bashõ cháy để lại đống tro tàn.Ngọn lửa vô tình xoá bỏ hết những gì trước đây mà ông để dành cho Edo. Ông não lòng,sống lất phất như kẻ không nhà.Năm sau đám đệ tử và đồng môn dựng lại một cái lều khác. Ông cảm thấy cuộc đời này không có gì là tồn tại,kể cả cuộc đời ông đang sống,nhờ có nghị lực ông vịn vào thơ để đứng dậy những khi cô độc và tuyệt vọng. Điều đó có thể xem như tin được;vì Bashõ đối đầu với bao tình huống xẩy ra trong đời, để rồi đưa ông vào con đường rối loạn tâm thần;Bashõ trở nên nghi ngờ cho chính mình.Cuối cùng ông tìm con đường giải thoát, ông dốc tâm học hỏi,nghiêng cứu Thiền Phật Giáo(Zen Buddhism). Đứng trước thiên nhiên ông cảm nhận được cái lý sự vô biên của vũ trụ. Ông nhận ra được điều đó và thấy mình như cảnh vật giữa tại thế. Đạo Phật đã mở cho ông con đường sáng để tìm thấy được chân như hiện hữu. Đọc thử bài thơ nầy của Bashõ xem ông nhận thức như thế nào giữa vũ trụ quan với nhân sinh quan có tương hợp như lòng mình?:
“Hoa anh đào ủ rũ
Thế gian nầy ủ rũ
Tôi ngồi đối mặt với bùn non trong tay rượu
Và;hạt gạo đen
(Tired of cherry/Tired of this whole world/I sit facing muddy sake/And black rice).
Năm 1684;từ hướng tây Edo,Bashõ bắt đầu cuộc hành trình,ròng rã cả tháng dài,chịu đựng nắng mưa trên những chặng đường gian khổ và mệt nhọc.Nhưng Bashõ không nao núng,tiến bước như thách đố với chính mình,một nghị lực khó lòng khuất phục
kể cả những hiểm nguy. Đó là cơ hội đầu đời trong bước đi để tìm thấy nước non ngàn dậm cho một cuộc viễn hành trên đất quê hương.Bashõ tự mãn điều nầy,vì chính sự chọn lựa như một giải pháp giữa đời và người,vừa thoát tục vừa thoát xác!Bước “giang hồ”của Bashõ thể hiện bằng đôi “chân trần”,thể hiện bằng tấm thân tàn tạ là thể hiện cả một sự chịu đựng vô bờ bến của kẻ phong trần để đi tới chân lý tánh không,bởi chấp nhận của Bashõ có nghĩa là chối bỏ mọi tham dục của trần thế bằng một tâm hồn giản đơn và bình dị như thơ ông diễn tả. Đọc những vần thơ cuối đời của Bashõ cho ta nhớ đến Huệ Khả(đệ tử của Phật Bồ-Đề-Đạt-Ma)cũng như Lục tổ Huệ Năng “Bản lai vô nhất vật/Hà xứ nhạ trần ai” đều có tâm chất giống nhau,nghĩa là phủi sạch bụi trần để đạt tới chân như.Sự dấn thân của Bashõ,nếu nhìn kỷ ta sẽ thấy cái mà Bashõ thực hiện được là Tính Không và Chân Như của Phật giáo. Đó là lối sống của người nghệ sĩ,nhà thơ là một người nghệ sĩ,một đời sống đầy sáng tạo,nếu không có những yếu tố đó chắc chắn Matsuo Bashõ không thể có những vần thơ siêu thoát như vậy.Bashõ chôn giấu cái bí mật hiện hữu đó,chính là cái vô tận tính không nó nằm trong từng bước du hành của Ba Tiêu.
“Hoa cúc trắng ngần
Nở ngay trước mắt tôi
Không mảy may hạt bụi”
(Shiragiku no/Me ni tatete miru/Chiri mo nashi)
Bashõ xem những bước đường của mình như một cuộc hành hương về những nơi của đất mẹ mà mỗi nơi chứa đựng đầy đủ một nền văn minh cổ đại,một tôn giáo truyền thống lâu đời và cả một lịch sử trường kỳ chiến đấu của những anh hùng dân tộc samurai…
Như có điều gì báo cho Bashõ biết về số phận của mình. Ông quyết đi lần nữa để được thấy trọn vẹn cái tình yêu đất nước trước khi lià đời.Có lẽ chuyến đi lần nầy là lần cuối mà chính ông cũng mong như vậy.Nhưng thời gian đâu có chiều lòng người; ông phải già,phải yếu như vạn vật khác giữa vũ trụ nầy, ông không nhìn đó làm tiếc nuối,hay chua xót khi chưa đạt tâm nguyện. Ông nhất định lên đường khởi hành vào mùa đông,nhưng sức khoẻ của ông quá bại hoại, qua lời khuyên môn đệ, ông đành khất lại và đợi tới mùa hè tháng 5/1689.Chuyến đi nầy cùng với đệ tử Sora.Thầy trò hành trang trong tay nải; bút nghiêng và ít quần áo.Bashõ quyết định lên đường như một hành trạng phiêu bồng -hyohakusha -Một hành giả không hướng đi “One who moves without direction”.Một hành trình dài đằng đẳng 5 tháng trời, xuyên qua bao con đường,đèo cao,biển cả từ đồng bằng đến miền cao,trực chỉ hướng bắc Edo dọc theo bờ biển,không ngại khó, thực hiện như hành đạo,như dấn thân với đời để thấy được nỗi khổ từ mình mà ra.Hành động nầy cũng hiếm thấy trên đời xưa và nay.Bashõ thành công con đường đi tới của mình.
Những bài thơ Bashõ để lại là những tuyệt tác,trong đó ký sự”Con Đường Hẹp dẫn đến Miền Xa”(Narrow Road to a Far Province) được coi là tập thơ được nhiều người biết đến và để lại một dấu ấn trong văn học Nhật và thế giới.
“Nếu được coi là linh hồn của người Nhật thì đó là điều ông đã viết ra”Lời nhận định của Miyazawa Kenji(nhà thơ Phật giáo thế kỷ XX).
Bashõ một nhà thơ lang thang,phiêu bồng, nhìn hành sự đó người ta cho nhà thơ đầy năng động tính.Không!Ba Tiêu trầm ngâm trong bước đi lặng lẽ đó. Động nhưng mà tĩnh cái đó mới là siêu lý tư tưởng. Ông đã thổi vào không gian vũ trụ một sự tỉnh lặng vô biên giữa hai trạng thái hữu và vô để thức tỉnh giữa chủ thể và đối tượng. Đọc bài thơ nổi tiếng của Bashõ mà D.T.Suzuki cho là công án thiền,ngần ấy thôi mà chứa đựng cả vũ trụ vô-vi.Biết rằng giữa haiku và thiền không có dấu hiệu gì là dính liền nhau,nhưng trong haiku có sự tương hợp của thiền:
“Kià cái ao xưa!
Con cóc nhảy vào
Tiếng nước nghe động”
(The old pond;ah!/A frog jumping/The water sound)
Bashõ đột phá những thể thơ của mình đến với văn chương,mỗi câu thơ được mài giũa bóng láng.Giọt nước rớt vào nước,tạo cho ta cảm giác của làn sóng vô cùng.
Bashõ raised the form to literature,each poem like a polished stone that.When dropped in water,creates an infinity of ripples. Đọc bài thơ dưới đây để nghe cái tỉnh lặng vô biên của Ba Tiêu diễn tả:
“Lắng nghe!con cóc
Nhảy vào trong cõi lặng
Của bờ ao thiên cổ”
(Ngày xuân 1686)
(Listen!a frog/Jumping into the stillness/Of an ancient pond!)
“Lắng nghe!con cóc nhảy vào trong cõi lặng của bờ ao thiên cổ”.Một câu văn ngắn gọn chứa toàn thể một không gian tỉnh lặng.Thấm nhuần tuệ giác của một chân tu,cao siêu vời vợi nhưng gần gủi vô cùng giữa cảnh giới và sắc giới.Thiền thi nó nằm ở cái chỗ đó!Tựu chung thi tứ của Bashõ đều vẽ lên cái sự huyền nhiệm giữa người và vật, quyện dưới một nhãn quang siêu thoát.Thơ Ba Tiêu hay ở cái giản dị,tầm thường mà đời không tìm thấy.Dù hiện tượng đó xẩy ra trước mắt mình.
“Con Đường Hẹp dẫn đến Miền Xa” là tập ký sự mô tả cả dặm trường mà Bashõ đi qua với một tinh thần khí khái,tương như,tư tưởng của Bashõ là lần bước trên lối mòn để nhận thấy và đi vào cõi như nhiên của thuyết nhà Phật.Bashõ đã tìm ra nơi an trú của mình dù là “hành khất” trên đường đời.Bởi sự đi của Bashõ là nhập định contemplation trong trực giác intuition;nhờ đó mà Bashõ chứng ngộ để đi tới minh mẫn và sáng suốt hơn.Nhưng ở đây;hành trạng của Bashõ có tính vật lý vì nó đưa tới một hành động thực nghiệm,có nhĩa rằng Bashõ tạo được cuộc sống cho chính mình như một sự chấp nhận của định mệnh.Xem Bashõ như một môn đồ vô thừa nhận,quẳng-đi-xa far-flung,nhờ cái nguyên lý,tự sự đó để Bashõ hoàn thành sứ mạng của kẻ du hành và sáng tạo những vần thơ tâm huyết của con người ưa phóng ngoại và thấy được cái vũ trụ ngoại giới trên một quê hương đích thực của mình.
Năm 1694 Bashõ chết.Có một nhà thư pháp lừng danh đề tựa cho tập ký sự “Con Đường Hẹp”Narrow Road như sau:”Mỗi lần tôi mặt áo mưa vào, ước làm sao dự một cuộc hành trình trong mưa và một lần được ngắm nhìn cái hình ảnh đó một cách thoả mãn mà mấy khi được nhìn thấy.Một cảm giác tràn ngập. Đúng là một hành trình!Cho một con người”.
Once had my raincoat on,eager to go on a like journey and then content to sit imagining those rare sights what a hoard to feelings.Such a journey!Such a man.
Qua nhiều thế kỷ.Bashõ có nhiều điều làm cho nhiều người phải để ý tới –“bụi đời”,bohemian,nhà thơ điên hay ông thánh sống! Đó là những lý sự xưa nay đời nhìn Bashõ dưới nhiều con mắt khác nhau.Những khi tại thế hay đi về cõi tịnh.Bashõ không nói,không cười, ông lặng câm để nhận thấy như luật điều im lặng được rao giảng,ngay cả Phật cũng đôi lần nói lên điều nầy,thì việc gì phải nói giữa cái thời ngổn ngang,gò đống.Bashõ nhận ra được; đó là thời kỳ mạt pháp của thế gian. Ông một mực giữ được tâm bình thường để hành sự. Đó là tinh thần của Thiền tông mà Matsuo Bashõ đã lãnh hội được.
*
Trên con đường hành du người ta thấy một Bashõ buông thả,bất cần đời,tóc tai, áo quần rối bời như một khất sĩ, ông không ngại những lời miệt thị.Không có gì là tối cần cho một thi sĩ du hoang như Bashõ.Ba Tiêu cho rằng: cuộc đời vốn là KHÔNG!
Lời dặn cuối cùng của Bashõ đến với đám môn đệ:”Hướng tới cái đi trước mà đi”.Nói xong; ông nhắm mắt đi về miền miên viễn. Đó là cơ duyên dành cho những vần thơ mà Bashõ đã đi qua và để lại; khác gì bóng ma thiên cổ.Ghost-to-be!
VÕ CÔNG LIÊM (muà phụcsinh 4/2011)
*”Tôi sanh ra để làm những việc khác” Tennyson-Trong Ghi nhớ.
(1)Oku-No-Hosomichi:Oku nghĩa:tận cùng ở một nơi,sâu hút xa xăm.No:là giới từ.Hosomichi:các tỉnh làng xa ở phương Bắc.Anh Ngữ dịch:Tỉnh thành,Có người dịch: Đường về nội tâm…
SÁCH THAM KHẢO:
-Basho’s Trail (On The Trail Of A Ghost) by:Howard Norman.The Bird Artist&Devotion 2007.USA
-Matsuo Basho by TH Chu Kim Hải.TGXB/PH 2007 USA.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét