1.151
- Đặng Đình Áng
“THIỀN
SƯ TOÁN HỌC”
Giáo sư tiến sĩ toán sinh 1926 tại Hà
Tây. Sống ở TPHCM (2012).
Vào
Sài Gòn từ năm 1951.
Năm
1953 được học bổng đi du học Mỹ ngành toán. Năm 1958 tốt nghiệp tiến sĩ toán
quay về Sài Gòn dạy đại học.
Năm 1960 làm Trưởng khoa Toán ĐH Khoa
học Sài Gòn. Được mời đi thỉnh giảng ở nhiều đại học Mỹ, Pháp, Ý. Đã có hơn 130
bài nghiên cứu chuyên sâu toán trên báo chuyên ngành quốc tế.
Sau
30.4.75 vẫn ở lại dạy đại học như cũ dù có nhiều gợi ý ra nước ngoài làm việc
thuận lợi hơn. Năm 1980 được cho phép đi nước ngoài dự hội nghị chuyên ngành
quốc tế, được nhiều lời mời ở lại song
vẫn từ chối để quay về
Hơn tất cả mọi điều, tình yêu quê hương
sâu sắc là chất xúc tác gắn bó với đất nước như bụi tre xanh um tùm trồng trước
cửa nhà nơi đô thị hiện đại đang “Tây hóa” bao trùm: “Quê hương là dải đất có
núi có sông, có cây cỏ, có con người cùng chung quyền lợi vật chất và tinh thần
nhưng không phải chỉ là thế, sâu xa hơn thế là những nấm mồ của những người đã
khuất.”
Ngoài
ra còn bắt nguồn từ tính nghệ sĩ của một người yêu nhạc, chính là chú ruột của
Nghệ sĩ Nhân dân Đặng Thái Sơn: “Toán và âm nhạc đều là nghệ thuật. Chơi nhạc
là một cách thiền.”. Mà đã là thiền rồi thì ở đâu không được, ở đâu mà không
làm việc được.
Vì
vậy cũng như với toán học thu hút, chọn lọc bao nhiêu tinh hoa thế giới để về
dạy lại cho học trò trong nước thì âm nhạc cũng thế từng lên sân khấu biểu diễn
cùng ban nhạc bạn bè, thổi sáo trúc các giai điệu mượt mà của Mozart. Được học
trò yêu mến tôn là “thiền sư toán học”.
Được
phong Giáo sư ngay đợt đầu tiên cả nước năm 1980. Năm 2006 một hội nghị toán
học quốc tế được tổ chức tai TPHCM mừng thọ ông 80 tuổi.
1.152
- Don Luce
TỪ
“CHUỒNG CỌP” CÔN ĐẢO ĐẾN NẠN NHÂN BỆNH AIDS
Nhà báo Mỹ sinh khoảng 1938 tại Mỹ.
Sống ở Mỹ (2012).
Năm
1958 là sinh viên tình nguyện qua Sài Gòn dạy tiếng Anh theo chương trình giúp
đỡ VN của một tổ chức tôn giáo Mỹ.
Từ
đó kết thân với giới sinh viên VN nên khi bùng nổ phong trào sinh viên đấu
tranh chống chế độ Mỹ – Ngụy cuối những năm 1960 đã tích cực hỗ trợ họ qua
nhiều bài viết đăng báo Mỹ.
Trong đó nổi cộm vụ tố cáo chính quyền
VNCH vi phạm nhân quyền đối với trẻ thơ nhân chuyện bắt giam 2 đứa con trai mới
7 tuổi và 5 tuổi của đại tá Việt Cộng Tư Chu (Nguyễn Đức Hùng) chỉ huy trưởng
Lực lượng Biệt động Sài Gòn – Gia Định gửi cho nhà bà con ở Sài Gòn buộc sau đó
nhà cầm quyền Sài Gòn phải thả ra năm 1968. Tiếp theo là loạt bài đăng báo Tin
Sáng và báo Mỹ Time tháng 7.1970 tố cáo tội ác nhà tù “Chuồng cọp” giam giữ hành
hạ tù nhân cộng sản tại Côn Đảo.
Bởi
vậy năm 1971 bị trục xuất khỏi Miền Nam.
Về
Mỹ tiếp tục lên tiếng về tệ trạng ngược đãi tù binh từ Miền Nam VN đến
Guantanamo (Cuba), Iraq, Afghanistan trong cuốn “Những con tin của chiến tranh”
(Hostage of War).
Năm
1977 hiệu đính bản dịch tiếng Anh cuốn “Đại thắng mùa xuân” của Đại tướng Văn
Tiến Dũng (do nhà báo Mỹ John Spragens dịch).
Năm 2005 rồi 2008 mới có dịp trở lại
VN, gặp mà không thể nhận ra 2 đứa trẻ ngày nào mình giúp giải thoát khỏi nhà
tù nay đều đã gần… ngũ tuần (ảnh)!
Cuối
đời còn tham gia công tác giúp đỡ cộng đồng bệnh nhân AIDS bị cách ly sống nơi
tận cùng nước Mỹ, bên cạnh thác Niagara sát biên giới với Canada.
1.153
- Lê Thị Mai
TÌNH
YÊU “TỔ CHỨC”
Cán bộ về hưu sinh 1931 tại Huế – Mất
1983 ở Đà Nẵng (53 tuổi).
Chị
ruột “Tử tù chuồng cọp” Côn Đảo” nổi tiếng Lê Quang Vịnh.
Khi
em trai bị tù ở Huế mới đi thăm nuôi qua đó gặp gỡ thầy dạy của em trong tù,
một cán bộ cộng sản. Sau khi người này ra tù tìm gặp lại, đôi bên nảy sinh tình
cảm, từ đó được người yêu dẫn dắt vào con đường hoạt động cộng sản nằm vùng tại
Huế từ năm 1960.
Năm
1965 bị bắt giam ở Huế trong lúc người yêu bị lộ cơ sở đã vượt tuyến ra Bắc.
Năm
1966 cùng một số đồng chí vượt ngục tìm vào chiến khu. Đến 1968 làm đội trưởng
một đội công tác trở lại Huế tham gia cuộc chiến Mậu Thân.
Sau
gần một tháng chiến đấu trong nội thành Huế, được lệnh rút lui rồi ra Bắc chữa
bệnh, qua cả Trung Quốc điều trị. Một năm sau về nước đi học đại học.
Trong
thời gian này cố công tìm người yêu cũ song không có tin tức. Thay vào đó, tổ
chức (Đảng) gợi ý mai mối cho lấy chồng là một cán bộ tập kết người Quảng Nam.
Sau
ngày chiến thắng Miền Nam,
quay về cố huơng Huế làm bí thương phường. Đồng thời gặp lại người yêu cũ bây
giờ làm hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm.
Nhưng
hy vọng được ở lại quê nhà Huế không thành do chồng cũng trở về quê Đà Nẵng bắt
phải đi theo mình.
Tuy
nhiên cuộc sống gia đình sau đó không yên ấm kiểu “đồng sàng dị mộng”, hơn nữa
bấy giờ mới phát hiện trước đây khi ở tù đã bị tra tấn để lại di chứng tuyệt
đường sinh đẻ. Đành phải cay đắng nhận con nuôi vẫn không an ủi được bao nhiêu.
Từ đó buồn phiền sinh bệnh mất sớm
trong nỗi buồn xa quê.
1.154
- Nguyễn Viết Vân
CÂU
LẠC BỘ B93
Cán bộ phường sinh tại Hà Nội. Sống ở
Hà Nội (2012)
Trong
chiến tranh chống Mỹ là lính trinh sát đặc công, bị thương chuyển qua đơn vị
công binh.
Sau
1975 xuất ngũ về làm cán bộ phường Kim Mã ở Hà Nội.
Khi thấy tình hình thanh thiếu niên trong
phường bắt đầu rơi vào tệ nghiện ngập ma túy mới xin phép lập một tổ cựu chiến
binh địa phương làm nhiệm vụ trấn áp bọn trùm buôn bán chất gây nghiện đồng
thời đặt quan hệ với các cơ quan, hội đoàn, tổ chức y tế – xã hội hỗ trợ tìm
cách giúp con nghiện cai nghiện. Dần dà công tác gặt hái thành quả bước đầu mới
tiến lên đặt tên tổ này là CLB Cai nghiện tự quản B93.
Những
ai cai nghiện thành công được giúp đỡ học nghề hoặc mở điểm lao động kiếm sống
như sửa xe máy, buôn bán vặt… Nhiều người khi rảnh việc còn quay lại gia nhập
làm thành viên CLB tiếp tục duy trì, triển khai hoạt động chống ma túy trên địa
bàn.
Bản thân làm đầu tàu cho CLB không ít
phen đối đầu với bọn côn đồ xã hội đen mấy lần đe dọa nguy hiểm tính mạng. Vợ
con lo lắng can ngăn nhưng vẫn kiên quyết không lùi bước: “Ông trời bỏ quên tôi
mấy lần chết hụt ở chiến trường thì nay có sá gì sợ chết vì việc nghĩa?”
1.155
- Tôn nữ Quỳnh Như
BI
KỊCH TÌNH YÊU TRÍ THỨC THỜI CHỐNG MỸ
Cựu sinh viên tranh đấu chống Mỹ sinh
tại Huế – Mất 1978 ở TPHCM.
Bác
ruột (Tôn thất Dương Tiềm) và cha (Tôn thất Dương Kỵ) đều là nhà giáo nổi tiếng
tham gia phong trào trí thức chống Mỹ – Thiệu nên bản thân là sinh viên ĐH Kiến
trúc Sài Gòn cũng dấn thân xuống đường chống chế độ Thiệu – Kỳ.
Từ
đó nẩy nở tình yêu với một lãnh tụ sinh viên tranh đấu thời đó là Lê Quang Vịnh
vừa là đồng hương vừa là học trò của cha mình. Được người yêu vốn là cán bộ
cộng sản đưa vào chiến khu tập huấn về công tác đấu tranh nội thành.
Nhưng
sau đó trở về Sài gòn, Lê Quang Vịnh bị bắt đi tù “Chuồng cọp” Côn Đảo mất liên
lạc.
Trong
thời gian này xuất hiện “dệ tam nhân” Trần Quang Long cũng tham gia tranh đấu
chống Mỹ, bỏ dạy học từ Cần Thơ lên Sài Gòn hoạt động, nổi tiếng là nhà thơ
tranh đấu lúc đó (tác giả tập thơ “Thưa mẹ, trái tim”), làm chủ tịch Hội Sinh
viên sáng tác. Anh cũng là học trò của cha mình nên qua đó quen biết rồi đem
lòng yêu thương.
Trong
hoàn cảnh thiếu thốn tình cảm, tưởng người yêu xưa đã bỏ mình trong ngục tù nên
cuối cùng Quỳnh Như chấp nhận kết hôn với Trần Quang Long năm 1967.
Năm
1968 khi mình đang mang thai thì chồng đi theo cộng sản bỏ vào mật khu Tây Ninh
sát biên giới Campuchia khiến vợ ở nhà bị bắt giam. Không bao lâu chồng bị bom
B 52 đánh trúng hy sinh trên trận địa khi mới 27 tuổi (năm 2012 mới tìm thấy
hài cốt truy điệu liệt sĩ) trong lúc ở Sài Gòn vợ sinh con trai trong nhà tù
đặt tên Xuân Thắng với ý nghĩa chờ đợi mùa xuân đại thắng mãi đến 6 năm sau mới
đến.
Năm
1969 được ra tù về nhà nuôi đứa con chưa hề biết được mặt cha đến ngày Giải
phóng hoàn toàn miền Nam
1975.
Ngày
đó người tình cũ Lê Quang Vịnh trở về làm Phó Giám đốc Sở Giáo dục TPHCM, đôi
bên tái ngộ trong cảnh bẽ bàng, tình cảm vẫn còn dư âm nhưng người ấy vì lòng
tự trọng bây giờ không thể nối lại đường tơ với người từng là vợ cũ của đồng
chí mình đã hy sinh! Đành chia tay đi lấy vợ khác em một bạn tù cùng chí
hướng.
Nỗi buồn “thân phận tình yêu” hẩm hiu
chua xót kéo dài không bao lâu thì mắc bệnh xơ gan qua đời sớm năm 1978.
Lê
Quang Vịnh với người vợ khác
1.156
- Tôn Thất Cảnh
DẠY
DƯỠNG SINH CHỮA BỆNH MIỄN PHÍ
Kiến trúc sư Việt kiều Mỹ về hưu sinh
1927 tại Thừa Thiên – Huế. Sống ở Mỹ (2007).
Nguyên
hướng đạo sinh bị bướu trong não nhưng đã tự học và tập môn Thái cực dưỡng sinh
(Taichi) mà chữa khỏi bệnh.
Vì thế sau khi qua Mỹ năm 1986 dù tuổi
đã khá cao song với tinh thần một hướng đạo sinh đã lập ra Hội Dưỡng sinh và mở
lớp dạy môn này cho hàng ngàn người giúp họ chữa bệnh, giữ gìn sức khoẻ. Theo
đúng 2 tôn chỉ mà Hướng đạo đã nêu là “Hạnh phúc thật sự chỉ tìm được khi ta
giúp người khác” và “Muốn có hạnh phúc phải chia xẻ hạnh phúc của mình cho
người khác”.
Hoàn toàn dạy không lấy tiền, chỉ mong
có đóng góp tự nguyện để lấy tiền gửi về nước tham gia hoạt động từ thiện.
1.157
- Trầm Tử Thiêng
HƯỚNG
VỀ TRẺ TỊ NẠN MỒ CÔI
Nhạc sĩ Việt kiều Mỹ tên thật Nguyễn
Văn Lợi sinh 1947 tại Quảng Nam
- Mất 2000 ở Mỹ (64 tuổi).
Bắt đầu sáng tác ca khúc từ năm 1958.
Đến khi bị gọi nhập ngũ năm 1966 làm sĩ
quan tâm lý chiến tiếp tục viết nhạc, nhiều bài về đề tài lính VNCH, nổi tiếng
có “Bài hương ca vô tận” và “Chuyện một chiếc cầu đã gãy” viết về cầu Trường
Tiền ở Huế bị Cộng sản đặt bom nổ gãy cầu trong chiến cuộc Mậu Thân 1968.
Năm 1970 được biệt phái về Đài Phát
thanh Sài Gòn tham gia thực hiện chương trình Phát thanh học đường.
Sau 1975 trốn trình diện rồi tìm cách
vượt biên bị bắt ở tù.
Ra tù đến năm 1985 được xuất cảnh qua
Mỹ.
Trên xứ người trở lại với âm nhạc, viết
nhạc nói lên nỗi niềm người lưu vong mất quê hương như “Kinh khổ”, “Chợt nghĩ
về hai nơi”, “Có tin vui giữa giờ tuyệt vọng”… Qua đó vẫn mong mỏi một đất nước
VN hòa bình, thống nhất, hạnh phúc thật sự như thể hiện qua bài “Hòa bình ơi,
Việt Nam
ơi”. Cộng tác mật thiết với nhạc sĩ đàn em Trúc Hồ cùng chí hướng, đặt lời cho
nhiều ca khúc của Trúc Hồ.
Đặc biệt quan tâm nhiều đến giới trẻ em
vượt biên mất người thân thành ra mồ côi, tìm cách giúp đỡ. Làm nhạc thiếu nhi
về đề tài này với bài được biết đến nhiều nhất “Bên em đang có ta”. Cùng bạn bè
lập Thư viện VN ở khu Sài Gòn Nhỏ, bang California.
Trước khi mất có di nguyện lập quỹ hỗ
trợ trẻ em tị nạn mồ côi mang tên “Bên em đang có ta” nhan đề ca khúc dành cho
các em kể trên.
1.158
- Trần Châu
TRẠI
NUÔI NGƯỜI ĐIÊN TƯ NHÂN
Luơng y sinh tại Quảng Trị. Sống ở Ninh
Thuận (2011).
Năm
1972 theo gia đình trong khu Công giáo sống ở thánh địa La Vang chạy nạn chiến
tranh – thời điểm bùng nổ “Mùa hè đỏ lửa”
– vào vùng rừng núi Ninh Thuận khai hoang lập thôn mới đặt tên La Vang
ghi nhớ quê hương cũ. Cha tiếp tục hành nghề lương y.
Sau
1975 làm giáo viên xóa nạn mù chữ. Được một thời gian thì cha gọi về truyền
nghề lương y, dặn con tuyệt đối chữa bệnh không được lấy tiền vì xem đây là
việc thiện mình được giao phó phải làm.
Từ
đó trị bệnh miễn phí cho tất cả mọi người trong vùng và cả từ nơi khác nghe
tiếng tìm đến. Nhờ ở vùng rừng núi nên có điều kiện tìm được nhiều loại dược
liệu Đông y trị bệnh hiệu quả.
Chữa
bệnh miễn phí song người bệnh cám ơn vẫn gửi lại tiền trong phong bì đành phải
cất giữ không hề đụng chạm tới. Mãi đến năm 1995 mở các phong bì ra tổng kết sơ
sơ cũng được 30 triệu đồng không biết làm gì mới nảy ý dùng tiền đó xây một căn
nhà cho những người nghèo không nơi nương tựa đến ở.
Nhưng
do nơi này nằm chỗ xa xôi hoang vắng nên không có người nghèo nào chịu đến ở.
Thế là phải cất công đi ra thành phố tìm… người đem về cho tá túc nuôi nấng. Và
rốt cuộc chỉ có những người… điên, mắc bệnh tâm thần không người thân thích
lang thang đầu đường xó chợ mình mới có thể đem về nuôi ăn nuôi ở!
Dần
dà nơi đây trở thành một trại tâm thần “tư” do một cá nhân dựng nên, hoàn toàn
“tự túc”. Nghĩa là bây giờ ngoài thì giờ khám chữa bệnh, mình còn phải nai lưng
làm lụng đủ thứ công việc để kiếm tiền kiếm cơm gạo mắm muối nuôi đến hơn 70
bệnh nhân tâm thần “tại gia”!
Vừa chăm lo vườn xoài vừa đào ao nuôi
cá, mua hàng về bán lẻ cho bà con quanh vùng, làm nước rửa chén đem bán dạo…
Tối ngày tất bật đủ thứ việc ngoài đường, về nhà còn lo tổ chức cơm nước, tập cho
tập thể người điên sống sao cho yên ổn hòa thuận. Tập cho họ tự lo nấu nướng,
tắm giặt, tập cầu kinh, tham gia đàn ca sinh hoạt văn nghệ giải sầu...
May mà rồi công việc từ thiện đó cũng
được nhiều người biết tới tìm cách hỗ trợ không ít thì nhiều, có người mua hàng
giúp có người cho nợ tiền cơm gạo củi lửa…
Và
trên tất cả đại gia đình người điên ngày càng trở nên hiền hòa hẳn, có lẽ một
phần nhờ sống chung ở môi trường trong lành thoáng đạt tránh xa đô thị ồn ào
náo động dễ đau đầu nhức óc. Từ đó người điên lại đem đến cho người tỉnh một
niềm hạnh phúc đơn giản mà lạ lùng: “Sống với những con người như thế, mình cảm
thấy thanh thản vô cùng”
1.159
- Trần Đình Trọng
NHỚ
ƠN CỨU MẠNG
Nhà giáo về hưu sinh 1953 tại Quảng
Ngãi. Sống ở Quảng Ngãi (2012).
Năm
1972 lúc 19 tuổi làm du kích xã ở địa phương bị trúng mìn hai chân nát hết được
đưa về bệnh xá cứu chữa.
Chuẩn
bị mổ thì bị địch bắn pháo vào bệnh xá buộc tất cả phải di tản, được 2 đồng đội
bỏ lên cáng rút chạy. Nhưng bị địch truy kích ráo riết nên cuối cùng tự mình
yêu cầu đồng đội giấu mình trong rừng để họ có thể thoát thân trước.
Trong
tình cảnh hôn mê nửa thức nửa tỉnh cái chết đến gần kề thì mơ màng nghe thấy có
mấy người lính phía bên kia tìm ra mình, có người định bắn chết luôn song bị
một người khác tìm cách ngăn lại nói là trước sau gì tên Việt Cộng này cũng
chết thôi. Thế nên cả bọn rút đi.
Không
ngờ sau đó tỉnh dậy thấy có người – có lẽ người lính tốt bụng kia – lén để lại
cho mình một bi đông nước và 2 bịch gạo sấy. Chính nhờ bi đông nước đó đã cứu
mạng mình còn cầm hơi thoi thóp để sau đó được đồng đội quay lại tìm rồi đưa về
trạm xá cưa chân trái cứu sống. Qua năm 1974 được chuyển ra miền Bắc tiếp tục
điều trị, an dưỡng.
Sau
ngày hòa bình, quay lại quê hương Quảng Ngãi. Năm 1977 thi đậu ĐH Sư phạm Huế
khoa toán. Tốt nghiệp, xin về dạy trường Trần Quốc Tuấn ở quê nhà, lần lượt
được đề bạt lên hiệu phó rồi hiệu trưởng.
Trong
suốt khoảng thời gian đó vẫn không quên ân nhân cứu mạng bi đông nước và 2 bịch
gạo sấy nên với một chân gỗ tập tễnh vẫn lặn lội đi nhiều nơi dò la tin tức
người ơn năm xưa. Nhưng biết đâu mà tìm, biết ai mà tìm?
Mãi
đến năm 2003 mới có thông tin đầu tiên từ Đà Lạt cho biết được tên tuổi người
lính đó cùng quê Quảng Ngãi thuộc sư đoàn 2 VNCH sau này cũng là thương binh
mất một tay trong một trận đánh năm 1973. Tuy nhiên không biết ở đâu, dường như
là ở một khu kinh tế mới.
Thế là bản thân lại tiếp tục mở một
cuộc hành trình đi tìm dân kinh tế mới khắp miền Trung và Tây Nguyên. Vẫn chỉ
hoài công thôi.
Đến 2 năm sau thông qua mối liên hệ
đồng hương Quảng Ngãi mới có được địa chỉ của người cứu mạng mình năm nào. Té
ra đúng là dân kinh tế mới nhưng là đi kinh tế mới năm 1981 vào tận Bình Phước.
Cuộc
hội ngộ không cầm được nước mắt giữa 2 người trước đây ở 2 bên chiến tuyến thù
địch, còn lạ lùng ở chỗ một người mất chân một người mất tay đều từ khói lửa
chiến tranh! Bây giờ chỉ còn là 2 con người, 2 thường dân trong đó người cựu
chiến binh cộng sản nhỏ hơn 14 tuổi nhận mình làm em người “lính Ngụy”, xin
được làm “người con trong gia đình”.
1.160 - - Trần Đông A
TỪ
QUÂN Y CHẾ ĐỘ CŨ ĐẾN QUỐC HỘI
Giáo sư bác sĩ sinh 1941 tại Nam
Định. Sống ở TPHCM (2012).
Nguyên sĩ quan quân y VNCH nên sau 1975
vượt biên bị bắt.
Nhưng được Sở Y tế TPHCM bảo lãnh về
sớm đưa vào làm ở bệnh viện Nhi đồng 2 từ năm 1978 theo chính sách sử dụng “trí
thức tại chỗ” của Bí thư Thành ủy Võ Văn Kiệt lúc đó nhằm ngăn chặn tình trạng
chảy máu chất xám trong giới trí thức chế độ cũ bỏ chạy ra nuớc ngoài. Nhất là
ngành y đang rất thiếu chuyên viên.
Từ đó chấp nhận ở lại công tác, dần dần
có nhiều cống hiến nổi bật nhất là qua ca mổ tách cặp song sinh Việt – Đức năm
1988, sau đó là công trình nghiên cứu và thực hiện ghép thận cho trẻ em.
Được ĐH Pháp mời qua giảng dạy năm 1995.
Được phong Giáo sư rồi vào Quốc hội.
(Còn
tiếp)
https://sites.google.com/site/vanvietloc4/home/ho-so-hau-chien/hosohauchienky115
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét