Thứ Ba, 5 tháng 7, 2011

Cao Huy Khanh : VIỆT NAM - HỒ SƠ HẬU CHIẾN 1975 - 2011 : NHỮNG SỐ PHẬN KỲ LẠ

Kỳ 76 – 4.7.2011 (Trích đăng từ 1.1.2010, xem MỤC LỤC DANH SÁCH ở Kỳ 75)

761 - Bùi Diễm
CHỦ TỊCH ĐẢNG ĐẠI VIỆT
Cựu đại sứ VNCH sinh 1923 tại Hà Nam. Sống ở Mỹ (2011).
Thuộc gia đình danh gia vọng tộc đất Bắc, con nhà nho Bùi Kỷ tham gia viết báo và dịch sách Trung Quốc thời Pháp, cháu nhà sử học Trần Trọng Kim từng làm thủ tướng thân Nhật.
Từ đó lớn lên tham gia hoạt động chính trị, gia nhập đảng Đại Việt (do Trương Tử Anh lập năm 1939) cũng chủ trương đánh Pháp nhưng theo Quốc dân đảng - Trung Hoa dân quốc (sau này là Đài Loan) nên chống cộng sản.
Vì vậy 1954 di cư vào Nam tiếp tục giữ chức vụ cao trong đảng Đại Việt, từng ra làm bộ trưởng thời sau chế độ Ngô Đình Diệm. Đến thời Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu nhận chức đại sứ tại Mỹ nhiều năm liền đến ngày VNCH thất thủ.
Sau 1975 sống đời lưu vong ở Mỹ, nắm chức tổng thư ký đảng Đại Việt cùng chủ tịch Hà Thúc Ký cố gắng chấn hưng đảng. Năm 2000 in hồi ký chính trị “Gọng kìm lịch sử”. Năm 2006 được trao quyền Chủ tịch đảng Đại Việt (cựu Chủ tịch Hà Thúc Ký – sinh 1920 tại Thừa Thiên & Huế - mất 2008).
Vẫn giữ chủ trương chống Cộng nhưng năm 2007 ra tuyên ngôn chống vụ Trung Quốc xâm lấn 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa nên bị các thế lực cực đoan tố là… “thân Cộng” hùa theo chính quyền cộng sản VN!

762 - Bùi Duy Tâm
BÁC SĨ “LEO NÚI”
Bác sĩ sinh 1933 tại VN. Sống ở Mỹ (2011).
Là bác sĩ hơn 70 tuổi vậy mà đã trở thành người VN đầu tiên vượt núi tuyết lên đến tận Bắc cực năm 2006. Trước đó còn leo lên đỉnh núi Mont Blanc cao hơn 4.800m ở Pháp. Còn trong đời thường thì nhiều phen giống như “đi dây” đánh đu thăng bằng giữa 2 phe cộng sản và chống Cộng!
Năm 1954 di cư vào Nam, du học Mỹ trở thành người VN đầu tiên đỗ tiến sĩ ngành sinh hóa ở Mỹ. Năm 1964 về nướùc nhận chức hiệu trưởûng ĐH Y khoa Huế.
Năm 1968 khi diễn ra cuộc chiến Mậu Thân ở Huế sau đó từng bị chính quyền VNCH nghi kỵ do đã mở cửa trường y để nhận bộ đội cộng sản bị thương vào cứu chữa với lý do “nhân đạo thuần túy”.
Năm 1972 rời Huế về Sài Gòn làm phụ tá viện trưởng ĐH Minh Đức phụ trách khoa y.
Sau 30.4.75 vẫn ở lại Sài Gòn. Có bị bắt đi cải tạo ở Tây Ninh (do mang lon trung úy “biệt phái” chế độ cũ về dạy học) nhưng chỉ vài tháng thì được cho về dạy ĐH Y khoa và làm bác sĩ ở bệnh viện Chợ Rẫy. Trong thời gian này có vẻ có mối quan hệ khá gần gũi với một số cán bộ lãnh đạo TPHCM.
Bất ngờ qua năm 1980 cùng vợ (nha sĩ) và 4 con (2 trai 2 gái) vượt biên đến Malaysia, sau đó Mỹ sẵn lòng rước qua. Mở phòng mạch tại San Francisco.
Năm 1989 gây sốc trong giới Việt kiều qua đề nghị công khai nên “hủy” bài quốc ca cũ của VNCH (bài “Tiếng gọi công dân” thực chất là “nhái” bài “Tiếng gọi thanh niên” của nhạc sĩ cộng sản Lưu Hữu Phước) để thay bằng bài “Việt Nam, Việt Nam!” của Phạm Duy (bài kết trường ca “Con đường cái quan”). Thế là bị các phe nhóm chống Cộng chửi bới ra rả, cho là “phản bội” dám “phủ nhận” VNCH!
Năm 1991 lại tiếp tục chọc giận giới chống Cộng hải ngoại nữa bằng cách… về VN theo lời kêu gọi Đổi mới hòa hợp dân tộc từ chế độ cộng sản. Không chỉ thế còn bay ra tận Hà Nội “làm việc” với các quan chức cao cấp chính quyền, đề nghị một số biện pháp xây dựng, phát triển kinh tế đất nước. Đặc biệt nghe nói đã làm môi giới thành công vụ bán kho đạn Long Bình (?) ở Đồng Nai do quân đội Mỹ để lại.
Nhưng khi lên đường về Mỹ ra đến sân bay Nội Bài thì lại… bị bắt! Nguyên nhân do tình nghi có quan hệ gần gũi “trên mức tình cảm” với nhà văn nữ chống chế độ Dương Thu Hương nên mang tài liệu của bà này ra nước ngoài. Sau 2 tháng bắt giữ tra hỏi, được trục xuất về Mỹ.
Tuy nhiên cùng thời gian trôi qua, ở Mỹ vẫn giống như theo lập trường “hàng hai” không hẳn là theo Cộng mà cũng không chống Cộng kiểu cực đoan. Vẫn ủng hộ giới thiệu chuyên gia về hợp tác, hỗ trợ VN nhất là trong ngành y. Thậm chí năm 2010 còn mang quốc phục áo dài khăn đóng đón phái đoàn do Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng đến thăm tại nhà riêng thể hiện đôi bên cùng mong mỏi trong và ngoài nước hòa hợp dân tộc.
Có lẽ tất cả xuất phát từ ý nguyện sâu xa muốn hàn gắn vết thương đất nước chia rẽ vì chiến tranh đã qua: “Người VN phải luôn nhớ về cái gốc của mình như một cái cây muốn vươn lên cao thì gốc rễ phải bám thật sâu vào lòng đất…”

763 - Bùi Dzinh
“PHÉP MẦU” SỐNG SÓT CẢI TẠO

Cựu sĩ quan VNCH sinh 1929 tại Quảng Bình. Sống ở Pháp (2011).
Vào Nam học trường sĩ quan Đà Lạt từ thời Bảo Đại, tốt nghiệp thủ khoa 1951.
Thời Ngô Đình Diệm được tin cẩn (cùng đồng hương Quảng Bình) thăng cấp đại tá giao quyền tư lệnh sư đoàn.
Trong cuộc đảo chính 1963 Dương Văn Minh lật đổ NĐ Diệm do ý đồ đưa quân về “cứu giá” thất bại nên sau đó bị chính quyền DV Minh cho giải ngũ.
Không chịu ở yên, năm 1965 hợp tác với một số tướng tá bất mãn (trong đó có cả đại tá Phạm Ngọc Thảo sau này được biết là do cộng sản gài vào) âm mưu đảo chính chế độ Nguyễn Khánh song bất thành nên phải chạy trốn. Bị đưa ra tòa xử tử hình vắng mặt vì tội “chuyên gia đảo chính”. Sau đó chỉ vài tháng thì bị bắt đưa ra tòa xử lại án chung thân.
Đến năm 1967 được chế độ Nguyễn Văn Thiệu trả tự do.
Sau 1975 dù đã trở về thường dân từ lâu vẫn bị bắt đi cải tạo (có lẽ do tiếng tăm “chuyên viên đảo chính”?) ra Bắc. Năm 1976 bị tai nạn lao động nghiêm trọng khi đốn cây bị cây ngã đánh vào đầu hôn mê bất tỉnh suốt nhiều ngày liền khiến có tin đã chết. Tuy nhiên may mắn vẫn được cứu sống.
Qua năm 1980 cho ra trại về với gia đình nhưng buộc cả gia đình đi kinh tế mới vùng xa hẻo lánh.
Chỉ một năm sau vượt biên đến Thái Lan rồi được nhận vào Pháp.

764 - Bùi Minh Đức
THA HƯƠNG NHỚ TIẾNG HUẾ
Bác sĩ sinh 1934 tại Huế. Sống ở Mỹ (2011).
Bác sĩ dạy ĐH Y khoa Huế chuyên ngành tai mũi họng di tản qua Mỹ trong biến cố 30.4.1975 cùng vợ và 7 con.
Đã khá lớn tuổi với gánh nặng gia đình đông con nên phải nỗ lực hết sức mới được tiếp tục hành nghề bác sĩ trên đất Mỹ. Trước hết phải đi học lại ròng rã 6 năm đến 50 tuổi mới ra nghề bác sĩ mở phòng mạch tư (vợ làm giáo viên mẫu giáo).
Trở thành một chuyên gia mổ nội soi tai có tiếng thế giới.
Năm 1992 mới trở về thăm quê hương. Từ đó luôn tìm cách hỗ trợ chuyên khoa tai cho ngành y VN kể cả khuyến khích 4 người con cùng theo nghề cha: “Thêm một người hay bớt một người như con cũng không có gì quan trọng ở Mỹ nhưng với VN có một tấm lòng của những người như con sẽ cứu được vài người.”
Tình cảm quê hương đồng bào kết hợp lòng yêu nghề còn được không ngừng bồi đắp bởi một tình yêu Huế quê nhà tuổi thơ không bao giờ nguôi tới mức cả căn nhà ở Mỹ cũng được bài trí y hệt một căn nhà… Huế!
Không chỉ thế, năm 2001 còn gây bất ngờ khi cho ra mắt cuốn “Từ điển tiếng Huế” in ở Mỹ 500 trang (tái bản 1.000 trang ở TPHCM năm 2004), một công trình nhằm tưởng nhớ giọng nói thân thương của người mẹ đã qua đời ở quê nhà mà mình không có mặt đưa tiễn, người mẹ từng dặn dò con có đi đâu cũng phải “nhớ cha nhớ mẹ nhớ quê hương xứ sở”: “Từ đó trong 27 năm xa cách lúc nào tôi cũng đau đáu nhớ Huế. Nhớ quay quắt… Khi về hưu tôi sẽ từ giã nội soi, ống tráng để chìm đắm trong văn hóa Huế mà thôi…”
Giữ đúng lời hứa, năm 2011 trình làng thêm một tác phẩm nữa viết về văn hóa ẩm thực Huế.

765 - Bùi Thị Loan
“LOAN ĐIÊN”
Cựu thanh niên xung phong khoảng 1954 xung phong sinh tại Thái Nguyên. Sống ở Thái Nguyên (2008).
Thời trẻ vào thanh niên xung phong Bắc Thái giữ nhiệm vụ canh giữ các địa điểm chiến lược trong tỉnh.
Vào đúng lễ Giáng sinh 1972 cùng đại đội TNXP đóng chốt ở ga Lưu Xá thì bị máy bay Mỹ B52 thả bom giết chết 61 dân quân tại chỗ, bản thân mình bị vùi lấp trong đống gạch đá đổ nát ban đầu đồng đội tưởng chết rồi may sau có người phát giác còn thở nên mới đào đất cứu ra. Là một trong 7 người “số lớn” sống sót.
“Số lớn” nhưng lại là số không khá nên sau 1975 đội TNXP giải tán, trở về làng không được hưởng bất cứ chế độ nào vì đây là tổ chức kiểu dân quân tình nguyện. Dù bị thương tật nặng qua trận bom đã được xác nhận là “thương tật hạng 1/4 (81%) do sức ép bom B52 sập hầm để lại di chứng rối loạn thần kinh, chấn thương sọ não, trí tuệ sa sút nặng; còn vết thương sườn bên phải, trên mông…”.
Năm 1996 có được cứu xét nhưng rồi cũng chỉ được cho hưởng trợ cấp đúng một năm 1997 rồi… thôi!
Những khi gặp lúc thời tiết thay đổi làm vết thương nhức nhối gây chấn động thần kinh lên cơn hoảng loạn cứ bỏ đi lang thang đây đó khiến ai cũng gọi là con “Loan điên”.
Lấy chồng cũng thương binh sau chiến tranh chống Mỹ còn tham gia cả cuộc chiến biên giới phía Bắc chống Trung Quốc nữa. Cả 2 vợ chồng đều mang bệnh kinh niên chỉ còn trông cậy vào đứa con trai chạy xe ôm thì đầu năm 2008 nó vô tình chở hàng ăn cắp bị bắt ở tù thêm một nỗi đau đời nữa.

766 – Bùi Tuần
VỊ GIÁM MỤC 30 THÁNG 4
Tu sĩ Thiên Chúa giáo sinh 1928 tại Thái Bình. Sống ở An Giang (2011).
Xuất thân gia đình nông dân nghèo, cả cha lẫn mẹ đều đi ở đợ cho phú hộ, phải gửi con cho nhà thờ nuôi nấng. Từ đó lớn lên thành tu sĩ luôn.
Năm 1954 di cư vào Nam và chỉ một năm sau thụ phong linh mục phục vụ ở các tỉnh miền tây Nam bộ.
Tháng 4.1975 trong khi quân cộng sản đang tiến chiếm giải phóng miền Nam, đang ở Đức làm luận án tiến sĩ triết học thì được lệnh Vatican lập tức quay về Long Xuyên. Và rồi đúng chiều 30.4 sau khi chế độ VNCH sụp đổ vào tay cộng sản, bản thân đã được tấn phong phó giám mục cai quản giáo phận Long Xuyên.
Là vị giám mục duy nhất cả nước nhậm chức vào ngày lịch sử này. Tất nhiên thừa lệnh Vatican không phải là chuyện dễ dàng trùng hợp ngẫu nhiên mà có thể là một quyết định được cấp Giáo hội Roma chuẩn bị sẵn để ứng phó với tình hình mới cộng sản hóa toàn VN.
Từ đó thăng tiến lên chức giám mục Long Xuyên (nay là An Giang), trở thành một linh mục cốt cán trong giới Công giáo cấp tiến góp phần soạn thảo “Thư chung” năm 1980 thể hiện quan điểm “sống Phúc âm giữa lòng dân tộc”, “tốt đạo đẹp đời” chấp nhận “thỏa hiệp” với chế độ cộng sản. Tuân theo chủ trương của Vatican – đại diện là Giáo hoàng Jean Paul II người Ba Lan từng trải qua thời gian sống dướùi chế độ cộng sản Đông Aâu - “hòa hoãn nhưng không khuất phục” đối với cộng sản nhằm bảo vệ tín đồ bảo vệ niềm tin sống còn.
Vì thế từng đượïc Giáo hoàng Jean Paul II tiếp ở Roma cũng như gặp Hồng y Nguyễn Văn Thuận nguyên giám mục Nha Trang trước 1975 sau đó từng bị chế độ mới bắt giam 12 năm. Nhưng mặt khác bị phe phái chống Cộng hải ngoại tố là “giám mục quốc doanh”!
Năm 2003 về hưu tại Long Xuyên sau 48 năm làm linh mục, 23 năm cầm quyền giám mục.
Đặc biệt trong sự nghiệp hoàn thành có một mảng lớn về sáng tác viết lách rất nhiều, đa số là các bài cảm nghĩ, ký, tự sự đăng báo. Tất cả đều viết tay, viết nhiều tới mức ngón tay cứng đờ không co lại được! Năm 2007 đã in thành bộ sách “Thao thức” gồm 5 tập dày tổng cộng trên 2.500 trang.
Chủ đề viết đều tập trung quanh kinh nghiệm, kỷ niệm, suy nghĩ triết lý về hành trạng cuộc đời mình trải qua công việc phụng vụ Giáo hội và tín đồ trong mối tương quan với dân tộc, đất nước, lịch sử: “Tôi không nhắn riêng cho ngườøi Công giáo mà viết cho mọi người thiện chí… Đây là những cảm nghiệm của tôi, là vốn sống thao thức với thời cuộc mấy chục năm. Không đánh mất mình, tìm kiếm sự thật và yêu mến sự khôn ngoan…”
Vì thế viết cũng như hành đạo tất cả nhằm thể hiện ước nguyện “làm một tấm khăn lau để lau lòng người được bớt đi những mệt mỏi, lo âu, phiền muộn…”

767 – Bùi Văn Toản
SỬ GIA TÙ CÔN ĐẢO
Cán bộ về hưu. Sống ở TPHCM (2011).
Sinh viên tranh đấu chống chế độ Mỹ – Ngụy, bị bắt giam Côn Đảo. Tại đây nhờ có học thức trình độ nên được bạn tù đồng chí giao cho nhiệm vụ “thông tin liên lạc” trong đó có việc theo dõi lập danh sách toàn bộ tù nhân trong trại.
Sau ngày giải phóng miền Nam trở về làm công chức ở TPHCM.
Tuy nhiên kỷ niệm thời ở tù Côn Đảo gian khổ kèm “nhớ nghề” xưa chuyên ghi chép tài liệu về bạn tù nên khoảng năm 1997 xin về hưu non để dồn hết mọi sức lực vào việc đi sưu tầm tư liệu nhằm lập cho được bản tổng danh sách tù nhân Côn Đảo – kèm chi tiết đầy đủ về nhân thân kể cả có người có ảnh - từ thời chống Pháp đến chống Mỹ 1930-1945 trải qua khoảng thời gian dài 45 năm. Qua đó ước tính có hơn 20.000 tù nhân chết trong ngục tối trong đó chỉ tìm được hài cốt khoảng dướùi 2.000 người song có tên tuổi chỉ chừng hơn 600. Đây là số người tù vô danh mà cha mẹ anh chị em họ đến giờ vẫn không có manh mối nào để dò tìm tông tích.
Một công việc quá bao la phải bỏ ra hơn 10 năm đi lục lọi khắp các thư viện, cơ quan lưu trữ hồ sơ chiến tranh từ nam ra bắc, tìm gặp vô số nhân chứng sống để sưu tầm tư liệu, tập hợp, tổng hợp, so sánh đối chiếu… Cả tài liệu bằng tiếng Pháp, Anh. Tất cả phải cặm cụi ngồi ghi chép lại chứ không đủ tiền để photocopy nhanh và tiện lợi hơn.
Sau khi tương đối hoàn chỉnh danh sách tù nhân Côn Đảo đợt đầu đã nhờ báo đưa tin mình sẽ cung cấp thông tin miễn phí cho gia đình, thân nhân các liệt sĩ Côn Đảo mà lâu nay chưa tìm ra dấu vết. Nhờ đó rất nhiều gia đình, thân nhân bây giờ mới biết được ngườøi thân của mình đi tù Côn Đảo hy sinh năm nào, hài cốt hiện ở đâu…
Song song đó được bạn tù cũ vận động tài chính in thành 3 bộ sách “Tù nhân Côn Đảo” cùng 3 cuốn khác kể chuyện lịch sử xen lẫn huyền thoại Côn Đảo. Xem như trả được “món nợ với anh em”.
Cũng từ tài liệu đó, người sinh viên dở dang việc học ngày xưa nay mới có dịp trở lại giảng đường đại học bảo vệ soạn luận án tiến sĩ sử học.

768 – Cao Huy Thuần
“VĂN CHƯƠNG CHÍNH TRỊ”
Giáo sư đại học ở Pháp sinh 1937 tại Huế. Sống ở Pháp (2011).
Năm 1955 vào Sài Gòn học đại học rồi quay về lại Huế phụ giảng đại học ngành luật năm 1962.
Năm 1963 sau khi chế độ Diệm bị lật đổ, tham gia làm báo “Lập Trường” một tuần báo chính trị xã hội do một nhóm trí thức Phật giáo giáo sư Đại học Huế chủ trương. Đây được xem là bệ phóng cho một số nhà báo trí thức kể trên sau đó được mời vào Sài Gòn tham chính thời tướng Dương Văn Minh cầm quyền.
Bản thân được cử đi du học Pháp năm 1964.
Tại Pháp tốt nghiệp tiến sĩ luật và sử học năm 1969. Ra trường dạy đại học và làm giám đốc trung tâm nghiên cứu khoa học ở Pháp.
Trong thời gian này tham gia phong trào vận động ủng hộ Mặt trận Giải phóng miền Nam, chống Mỹ đưa quân vào VN. Vì thế bị chính quyền Thiệu – Kỳ cấm về VN.
Sau 30.4.1975 mới được phép quay về với tinh thần ủng hộ chế độ mới cộng sản. Nhưng chỉ một thời gian ngắn sau đó tận mắt chứng kiến thực tế chế độ cộng sản VN không lý tưởng giống như trên lý thuyết chủ nghĩa Marx hay chủ nghĩa xã hội Pháp nên khá thất vọng quay lại Pháp. Xem như bị chế độ liệt vào giới trí thức ở nước ngoài “không ghét mà cũng không ưa” nên chán ít khi muốn trở về nữa!
Trên đất Pháp tiếp tục tập trung nghiên cứu sử học thời Pháp xâm lăng và đô hộ VN, đặc biệt về ý đồ áp đặt tôn giáo của đạo Thiên Chúa theo chân quân Pháp vào VN.
Mãi đến thời kỳ Đổi mới ở VN mới được chế độ mở rộng vòng tay mời về nước dự các cuộc hội thảo về chủ trương đổi mới đất nước.
Từ đó thêm nguồn cảm hứng phát triển nâng cao phong phú loạt bài viết trình bày cảm nghĩ, ghi nhận, lý luận về những vấn đề thời sự lịch sử, xã hội, tôn giáo, văn hóa dân tộc mang đậm chất văn học và triết lý chan hòa chủ nghĩa yêu nước trí thức. Cũng với ý hướng đó còn thể hiện trong các bài viết đào sâu nghiên cứu – và cả thuyết giảng - về triết lý Phật giáo.
Tạo nên một bản sắc chính luận mềm mại mang tính văn hóa cao sâu sắc quyến rũ được tạm định danh là thể loại mới “văn chương chính trị”.
Vẫn thường xuyên về VN in sách, nói chuyện, giảng dạy…

769 – Cao Kim
THẦY GIÁO QUỐC TẾ TỰ PHÁT
Cán bộ phường sinh 1940 tại Quảng Nam. Sống ở Hội An (2011).
Thương binh bộ đội cụt cả 2 chân năm 2001 chuyển về sống ở quê nhà Hội An. Do có viết lách sáng tác nên được phong cho làm giám đốc (không lương) trung tâm khuyến học phường.
Do nhiệm vụ giúp đỡ trẻ em nghèo bỏ học hoặc gặp hoàn cảnh khó khăn nên dần dà làm quen, có quan hệ với nhiều người nước ngoài đang làm công tác từ thiện ở phố cổ. Từ đó mới nảy ra sáng kiến tình nguyện… dạy tiếng Việt miễn phí cho các bạn nước ngoài đó xem như một cách trả ơn họ đã đến đây giúp đỡ ta đồng thời tạo điều kiện cho họ làm việc, tiếp xúc với dân mình dễ dàng hơn.
Thế là bắt đầøu từ năm 2004 phải tự nmình mày mò tìm phương pháp dạy, lập giáo án giáo trình dạy tiếng Việt cho người ngoại quốc sao cho thật dễ hiểu mà phải sinh động thực tế cụ thể. Vậy mà kết quả thành công trên cả mong đợi!
Trở thành ông thầy tàn tật “phi biên chế” của vô số học trò Aâu Á Mỹ đủ cả từ chồng đếùn vợ, con nít đến người lớn lẫn ông bà già chuyên gia lẫn du khách càng yêu thêm VN.

770 – Carina Hoang
ĐI TÌM MỘ THUYỀN NHÂN
Nhà thiết kế thời trang còn có tên Carina Oanh Hoang (tên cũ Hoàng Thị Oanh Oanh) sinh 1963 tại Sài Gòn. Sống ở Uc (2011).
Cha là trung tá cảnh sát đi cải tạo sau 75, mẹ phải đi bán chợ trời nuôi 7 con cùng lúc tìm cách đưa các con lần lượt vượt biên.
Năm 1978 chị và anh vượt biên đến Malaysia. Năm sau cùng chị và em trai vượt biên 4 lần không thành. Đến lần thứ năm ra khơi được thì 2 lần gặp cướùp biển lấùy hết đồ đạc, hành lý rồi tha cho đi. Cập bến Malaysia lại bị cảnh sát bắn đuổi ra. Cuối cùng đến Indonesia sau một tuần lênh đênh trên biển cả mù mịt nhưng vừa đến phải cùng nhau nhận chìm thuyền để khỏi bị đuổi lần nữa!
Kết cục được cho lên tá túc đảo hoang Kuku, gần một năm sau mới được Mỹ tiếp nhận.
Tại Mỹ học ngành thời trang ra đời thành đạt, chuyên vẽ kiểu trang phục cho các ngôi sao văn nghệ ở khu Beverly Hills nổi tiếng Mỹ. Lấy chồng Mỹ gốc Ý có một con gái.
Trong lúc đó ở nhà mẹ bị bắt giam vì tội tổ chức vượt biên cho con, còn lại 2 em gái phải sống dựa vào bà ngoại bệnh tật. Bởi vậy năm 1989 quay về nước thăm gia đình (cha đã trở về sau 14 năm cải tạo). Đến năm 1992 bảo lãnh tất cả qua Mỹ.
Năm 1998 trở lại đảo tị nạn Kuku ở Indonesia (trại từng chứa khoảng 40.000 thuyền nhân VN đã đóng cửa đầu những năm 1980) tìm thăm mộ một người anh họ cùng vượt biên năm 1979 không may mắc bệnh dịch tả chết chôn tại đây. Nhân đó thấy trên đảo còn nhiều mộ thuyền nhân người Việt vượt biên (khoảng hơn 100 mộ) mà lâu nay không ai thăm viếng, chăm sóc, từ đó mới về lập trang web đưa danh sách mộ kèm hình ảnh lên để thông tin cho thông nhân nay lưu lạc khắp thế giới được biết.
Tức thì được các gia đình thân nhân ủng hộ đề nghị giúp họ đi thăm mộ. Thế là đứng ra tổ chức nhiều chuyến đi đến đảo Kuku cho họ, người nào chưa đi được thì gửi gắm nhờ thắp nhang cúng bái giùm (có người cha già ở Pháp gửi một lá thư nhờ đọc giùm trước mộ cô con gái 16 tuổi qua đời trên đảo).
Xem như đây là một nghĩa vụ tự nhiên của mình, do một sự thúc đẩy thầm kín bên trong: “Tôi như có duyên, có sự đưa đẩy của tâm linh người đã khuất. Nó buộc mình nghĩ đến linh hồn những người đã khuất trước khi nghĩ đến người còn sống. Từ đó tôi nhìn thấy những vết thương của những người còn sống vẫn âm ỉ khi họ chưa tìm ra được người thân của mình nay ra sao…”
Cũng từ đó nảy ra ý định kể lại một phần lịch sử vượt biên của người Việt mà mình là một chứng nhân bằng cách đi sưu tầm các mẩu chuyện
vượt biên kèm hình ảnh của biết bao người, bao gia đình. Bỏ ra 2 năm để viết xong cuốn “Boat People” (Thuyền nhân) bằng tiếng Anh hơn 250 trang xuất bản đầu năm 2011 tại Mỹ.
Trong đó thuật lại 38 chuyện đời vượt biên của 38 thuyền nhân – trong khoảng thời gian 1975-96 - còn sống nhằm mục đích: “Cuốn sách này đặc biệt có giá trị đối với những thế hệ người Việt hải ngoại mai sau. Họ cần biết phần lịch sử rất quan trọng này trong di sản của mình, để đánh giá cao sự hy sinh của thế hệ cha ông…”.
Từ năm 2006 đã cùng chồng con chuyển qua Uc sinh sống, làm nhân viên tòa lãnh sự Mỹ tại đây.
(Còn tiếp)
http://sites.google.com/site/vanvietloc4/home/ho-so-hau-chien/hshc-ki-76

Không có nhận xét nào: