1001 - Lê Văn Tính
TÙ CHÍNH TRỊ LỚN TUỔI NHẤT
Tù nhân sinh 1939 tại VN.
Bị giam ở Đồng Nai (2012).
Trước 1975 là
dân biểu chế độ cũ.
Sau 1975 đi cải
tạo 10 năm.
Ra trại lại
tiếp tục tham gia các tổ chức chống Cộng. Khi bị phát hiện bèn bỏ trốn định
theo đường bộ vượt biên qua Thái Lan nhưng đuợc nửa đường thì bị bắt ra tòa
lãnh án 20 năm tù.
Đến hết năm
2011 vẫn còn nằm tù ở Đồng Nai dù tuổi cao đã 73 tuổi mắc nhiều chứng bệnh
người già.
1002 - Nguyễn Thị Bích
CƯỚI VỢ CHO CHỒNG
Nông dân sinh 1946 tại Hà
Nội. Sống ở Hà Nội (2008).
Năm 1968 lấy
chồng là bộ đội lái xe đường Trường Sơn.
Qua những lần
chồng về phép đã mang thai sinh con gái đầu lòng năm 1969 nhưng con mắc bệnh trí
óc chậm phát triển, khờ khạo vụng dại như con nít không lớn nổi. Năm 1974 sinh
con thứ hai thì chết ngay sau khi lọt lòng mẹ.
Sau chiến
tranh, chồng thương binh ra quân trở về quê làm ruộng. Hai vợ chồng sinh thêm
một trai một gái nữa năm 1975 và 1983 và cả 2 cũng vẫn mắc bệnh trầm kha như
con gái đầu. Sau này mới biết ấy là hậu quả của CĐDC mà chồng đã mắc phải thời
chiến tranh lái xe chuyển quân trên đường Trường Sơn.
Bản thân không
dám sinh thêm nữa trong khi chồng vẫn ao ước muốn có một đứa con trai lành lặn để
nối dõi. Thương chồng nên năm 1986 mới tự mình đi tìm… cưới vợ lẻ cho chồng là
một phụ nữ lỡ thời ở làng bên.
Từ đó sống cảnh
một chồng 2 vợ 2 nhà nhưng vẫn cố gìn giữ không khí hòa thuận đôi bên. May sao người
vợ sau sinh được một trai 2 gái đều khỏe mạnh bình thường.
Bấy giờ người
chồng có thể mãn nguyện yên tâm ra đi, tiếp theo là cô con gái đầu tiên cũng
mất năm 2003.
Bấy giờ 2 người
vợ còn lại phải tìm đến sống chung một nhà để nương tựa tuổi già cùng lo cho 5 con.
Bản thân mắc bệnh gai cột sống còng lưng gập cả người vẫn phải lụm cụm đi chăm
sóc miếng cơm giấc ngủ cho 2 đứa con bệnh tật đã hơn 30 tuổi mà vẫn ngơ ngơ
ngác ngác trước cánh cửa cuộc đời khép kín.
1003 - Nguyễn Thị Hồng
CÔ NHI VIỆN CÔNG GIÁO
NUÔI CON CỘNG SẢN
Lao động sinh 1963 tại
Quảng Nam.
Sống ở Đà Nẵng (2007).
Cha là du kích
chống Mỹ ở huyện Tiên Phước, năm 1972 cho vợ đưa con gái đầu lòng bị bệnh ra bệnh
viện ở Tam Kỳ chữa trị.
Nhưng khi con
lành bệnh cũng là lúc nhận được tin chồng đã hy sinh nên 2 mẹ con lâm vào cảnh
tứ cố vô thân không tiền bạc mà cũng không ai giúp đỡ nên bồng con đến cho cô
nhi viện Thánh Tâm Sao Biển của các xơ Công giáo ở Đà Nẵng. Đồng thời mẹ cũng
xin ở lại đây làm người phục vụ vừa để có dịp gần gũi con mình.
Năm 1974 đến
lượt mẹ mắc bệnh qua đời, thế là bản thân thành trẻ mồ côi tiếp tục được cô nhi
viện nuôi dưỡng.
Sau hòa bình,
năm 1976 được một gia đình ở Đồng Nai nhận về làm con nuôi. Nhưng thực chất là giống
như mướn người làm không công, bắt làm lụng vất vả và còn thường xuyên đánh đập
nữa.
Vì thế một thời
gian sau chịu đựng không nổi bèn bỏ trốn tìm đường quay về lại mái ấm cô nhi
viện ngày xưa, được các xơ giang rộng vòng tay ấp ủ yêu thương.
Tới tuổi trưởng
thành mới chia tay cô nhi viện ra ngoài lấy chồng. Dần dần cuộc sống ổn định
sinh được 4 con trai học hành đàng hoàng.
Được như vậy nhờ công nuôi dưỡng của cô
nhi viện không bao giờ dám quên, không biết cách nào trả ơn cho đủ thì tự nhiên
người con trai đầu sau khi tốt nghiệp đại học tin học đã tình nguyện vào chủng
viện đi tu. Như định mệnh đã sắp xếp cho một sự đền đáp ơn trên đã cứu vớt cuộc
đời mẹ mình.
1004 - Nguyễn Tuấn Nam
TÙ CHÍNH TRỊ “ĐẶC BIỆT”
Tù nhân sinh 1935 tại VN.
Bị giam ở Đồng Nai (2012).
Nguyên là sĩ
quan bộ đội năm 1975 từ Bắc vào tiếp quản miền Nam mới giải phóng, sau đó tiếp
tục được điều qua mặt trận Campuchia.
Nhưng trên đất
Campuchia lại nảy sinh ý đồ “ly khai” bằng cách bắt liên lạc với một số tổ chức
chống Cộng tại đây. Aâm mưu bại lộ nên bị bắt ở biên giới Campuchia – Thái Lan
rồi di lý về VN năm 1996 ra tòa chịu án 19 năm tù.
Có lẽ là tù
chính trị lớn tuổi nhất (77 tuổi) song đây là một tù chính trị khác thường,
không phải là “tù nhân lương tâm” thường thuộc người của chế độ cũ chống Cộng
sau 75 mà là từ phía Cộng sản (có bí danh Bảo Giang đàng hoàng) nhảy qua chống
đối thành tù “chiêu hồi” giống như cán binh Việt Cộng bỏ ngũ ra hàng chế độ VNCH
thời trước!
Còn đến 3 năm
mới mãn hạn tù trong khi đã 2 lần bị tai biến khiến nay không đi đứng được nữa.
1005 - Nguyễn Văn Chiến
KIỆN TƯỚNG BÓNG BÀN
KHUYẾT TẬT QUỐC TẾ
Thương binh sinh 1948 tại
Quảng Nam.
Sống ở Đà Nẵng (2007).
Gia đình cộng
sản nhà nòi với cả cha và 5 anh em đều là liệt sĩ thời đánh Mỹ nên năm 16 tuổi
đã thoát ly đi làm giao liên. Năm 1966 vào bộ đội chiến đấu trên mặt trận Quảng
Đà.
Giữa năm 1967
được tin cha hy sinh thì chỉ mấy tháng sau đến lượt mình bị thương nặng chấn thương
cột sống lẫn sọ não và gãy đùi trái được chuyển ra Bắc chữa trị.
Sau thời gian
dài năm viện được cho về an dưỡng thương binh ở miền Bắc. Dù đi đứng phải chống
nạng song không muốn bỏ phí tuổi trẻ vẫn còn khát vọng vươn lên đóng góp với
đời nên xin đi học ĐH Y Hà Nội.
Năm 1982 tốt
nghiệp bác sĩ tình nguyện tha thiết xin về lại Đà Nẵng phục vụ đồng bào quê
hương. Trở thành một bác sĩ chống nạng vẫn rất tận tâm cứu người tuy đôi khi
bản thân mình cũng phải… nhập viện cấp cứu do vết thương cũ tái phát nguy hiểm.
Năm 1992 về hưu
vẫn không chịu nghỉ ngơi mà tiếp tục tham gia dạy lớp xóa mù chữ cho người lớn.
Chừng đó xem ra
vẫn chưa đủ đối với “người lính già đầu bạc” nên từ năm 1999 còn quay qua tập môn
thể thao bóng bàn xe lăn. Mỗi sáng sớm đều đặn chống nạng đi bộ cả gần 7km từ
nhà đến CLB luyện tập, trưa ở lại ăn cơm nắm tập tiếp đến chiều mới lội bộ về.
Con cái muốn lấy xe đạp chở đi, không chịu vì xem đi bộ cũng như một cách rèn
luyện thể lực, sức bền vậy.
Có công mài sắt
có ngày nên kim, từ năm 1996 đã giành tổng cộng 34 huy chương môn bóng bàn xe
lăn cả trong lẫn ngoài nước. Trong đó nổi bật nhất là 11 huy chương (6 HCV) các
giải người khuyết tật Châu Á – Thái Bình Dương và Đông Nam Á cùng 23 huy chương
giải NKT trong nước (9 HCV cá nhân, 4 HCV đồng đội).
1006 - Nguyễn Văn Chính
CHUYÊN GIA TÌM HÀI CỐT
LIỆT SĨ
Thương binh sinh 1941 tại
Nam
Hà cũ. Sống ở Hà Nội (2007).
Từng trải trên chiến trường miền Nam với nhiều
thương tích trong đó có 7 mảnh đạn trong người còn nằm yên.
Hòa bình lập
lại, trở về Hà Nội vẫn phục vụ trong quân ngũ. Lấy vợ xuất thân bộ đội thông
tin, sinh 4 con.
Từ cuối năm
1995 chuẩn bị về hưu mới bắt tay vào thực hiện kế hoạch ấp ủ bấy lâu là đi tìm
hài cốt đồng đội còn thất tán, mất tích. Bằng cách làm rất bài bản tập hợp tất
cả thông tin, tư liệu góp nhặt được về liệt sĩ từ giấy báo tử, thư từ, kỷ vật,
đồng đội, bạn bè, đơn vị cũ, hội cựu chiến binh… không bỏ sót bất cứ chi tiết nào.
Từ đó sàng lọc để tập trung nghiên cứu kỹ lưỡng những chỉ dấu dù nhỏ nhất cho
giả thuyết hài cốt hay mộ liệt sĩ đó nằm ở đâu. Sau đó mới cùng bạn bè, ngườøi
thân liệt sĩ lên đường truy tìm.
Nhờ cách làm
khoa học đó mà kếùt quả tìm kiếm khá chính xác, tìm được nhiều hài cốt trên các
chiến trường cũ Quảng Trị và miền đông Nam Bộ khiến ai biết cũng nể phục tưởng
mình có tài “ngoại cảm”!
Bà vợ cũng từng
một thời chịu đựng gian khổ chiến tranh nên hếùt lòng ủng hộ, dành dụm tiền bạc
được đồng nào đều đưa hết cho chồng làm nghĩa vụ thiêng liêng không ai bắt
buộc. Vì thế suốt đời vẫn ở căn nhà thuê 20m2, đơn vị cấp đất cho xây nhà thì
lại nhường cho một gia đình liệt sĩ.
Không may năm 1999 bà vợ qua đời để lại
người lính già gà trống nuôi con. Nhưng không cô đơn vì đượïc biết bao người
chịu hàm ơn tìm hài cốt chia sẻ hoàn cảnh để vẫn vượt lên nỗi đau đời riêng
tiếp tục cuộc hành trình tìm đưa đồng đội về với gia đình, quê nhà.
1007 - Nguyễn Văn Chơi
“HÀNG CÂY SÁU ĐẤU”
Cán bộ về hưu sinh 1940
tại Bến Tre. Sống ở Bến Tre (2009).
Gốc nông dân
nghèo nên cả nhà đều đi theo cộng sản, anh và em trai hy sinh trong chiến tranh
chống Mỹ. Bản thân đi chăn trâu, làm mướn, học hết lớp nhất tiểu học cũng vào
chiến khu luôn, bí danh Sáu Đấu (con thứ năm quyết chiến đấu tới cùng).
Năm 1970 làm bí
thư xã ngay quê mình rồi lên huyện phụ trách tài chính.
Sau 1975 phát
bệnh nhiều phải lên TPHCM điều trị tại bệnh viện Chợ Rẫy. Nhân đó mới có dịp
ngắm nghía hàng cây dầu đồ sộ chạy dài trước cổng bệnh viện mê lắm uớc gì quê
nghèo của mình có được hàng cây như vậy bởi trong chiến tranh bao nhiều cây cối
trong làng đều bị bắn phá sát rạt không còn đâu bóng mát cho đất và người.
Từ đó nảy sinh
ý nghĩ sao không bắt chước đưa cây dầu về trồng đất quê mình? Nghĩ là làm bằng
cách buổi chiều tản bộ ra trước đường đi nhặt… trái dầu rụng trên đường về cất
trong phòng bệnh. Đến ngày ra viện năm 1980 gom được 3 bao bố khiêng ra xe đò
về quê tiếp tục làm bí thư xã như cũ.
Từ 3 bao bố
trái dầu khô đó mới ươm giống rồi tiến hành kế hoạch trồng dọc hai bên con
đường chính xuyên qua xã chạy dài qua đến xã lân cận, đường được mở rộng thêm
lấy đó làm trục trung tâm để đắp đập thủy lợi bao quanh xã ngăn mặn trồng lúa.
Thời đó tất cả hầu như đều làm bằng công sức lao động ngườøi dân trong xã nên 5
năm mới hoàn thành công trình tổng hợp cây – nước – lúa.
Ban đầu cũng có ý kiến phản đối vì làm
đường, mở đường lấy mất đất của dân (thời đó những khái niệm đền bù, giải phóng
mặt bằng làm gì có!), rồi cây trồng án ngữ trước nhà dân có khi bất tiện… Thậm
chí dân còn kiện lên tới tỉnh!
Nhưng rồi thời
gian qua hàng cây dầu dần lớn lên cao thẳng tắp cành lá xum xuê rợp bóng mát
quá đẹp cho thấy hiệu quảû của nó. Lại còn sinh sôi lợi nhuận chặt bán gỗ làm
nhà chia tiền cho bà con có công chăm sóc và góp quỹ xây trường học, trạm xá y
tế, nhà tình nghĩa… Nếu bây giờ phải tặng huy chương bảo vệ môi trường xanh – sạch
nhưng lúc đó cây cũng đã không phụ ơn người mới sinh ra tên đặt cho nó là “Hàng
cây Sáu Đấu”!
Năm 1995 về hưu
nợ tang bồng trang trắng vỗ tay reo: “Đời tui như sãi ở chùa quét lá đa. Quét
xong thấy lòng thanh sạch nhẹ nhàng.”
1008 - Nguyễn Văn Diệp
SỐNG TRÊN BÃI MÌN
Nông dân sinh 1931 tại
Bình Dương. Sống ở Bình Dương (2008).
Năm 1956 bắt
đầu theo cộng sản đánh Mỹ.
Năm 1960 lấy vợ làm y tá trong chiến
khu. Sinh được 4 con thì vợ và đứa con mới sinh mắc bệnh nặng không đủ phương
tiện thuốc thang chạy chữa nên qua đời.
Sau chiến tranh một mình gà trống nuôi
con song lại thêm 2 đứa con nữa cũng mang bệnh chết sớm.
Năm 1988 lấy vợ mới làm ngành công an
cũng góa chồng (chồng bộ đội thương binh mất năm 1978 để lại 2 con).
Hai vợ chồng đều đến tuổi về hưu phải
sống nhờ trong khu tập thể công an tỉnh. Năm 1998 hai vợ chồng mới làm đơn xin
đất làm nhà tình nghĩa thì được cấp cho một khu đất hoang nằm trước một đồn
lính chế độ cũ.
Hai vợ chồng đưa 4 con lên đó bắt tay
vào dọn dẹp dựng nhà ở tạm bợ, lúc đó mới tá hỏa phát hiện rằng nơi đây toàn
chôn… mìn và cả nhiều ngôi mộ vô danh nữa! Do đồn lính thời trước gài mình
chống Việt Cộng xâm nhập, vì thế đã có nhiều người không biết giẫm phải mìn
chết chôn luôn tại đó.
Nhưng đã lỡ lâm vào cảnh tiến thối
lưỡng nan rồi, sợ mìn nổ mà bỏ đi thì cuối đời biết nương tựa vào đâu nên đành
chấp nhận sống chung với mìn và mộ địa. Hai vợ chồng cố gắng ra tay phát quang,
dọn sạch được chỗ nào hay chỗ đó, hễ nghi điểm nào có mìn thì đánh dấu để cả
nhà biết mà tránh xa.
Ngày qua ngày cứ thế mà khai hoang mảnh
đất chết chóc để dần dần biến nó thành một vườn cây trái xum xuê cũng thu hoạch
được hoa trái bán kiếm sống nuôi con. Còn mìn bẫy nằm quanh quất đây đó may mà
cũng cám cảnh không nổ bất tử!
Nhưng đến năm 2004 chính quyền lại bất
thần ra quyết định… thu hồi gần một nửa mảnh đất (toàn bộ nhà và vườn khoảng
400m2) mà 2 vợ chồng đã đổ mồ hôi – và cả tính mạng đem ra đánh đố với bom mìn
– khai khẩn, với lý do “chiếm dụng đất công”!
Làm đơn kiện tứ phương đến năm 2008 vẫn
chưa đi đến đâu.
1009 - Nguyễn Văn Đôi
“ANH NUÔI” LÂM CẢNH ĐÓI
ĂN
Nông dân sinh tại Cao
Bằng. Sống ở Buôn Ma Thuột (2011).
Người dân tộc
Nùng vào bộ đội làm anh nuôi vừa cầm súng chiến đấu vừa lo nuôi quân đánh Mỹ,
tham gia chiến dịch giải phóng Buôn Ma Thuột rồi sau đó còn chuyển qua mặt trận
Campuchia truy kích bọn tàn quân Pol Pot.
Giải phóng
Campuchia xong một thời gian thì bị thương được giải ngũ quay về quê Cao Bằng.
Nhưng lúc đó quê hương cũng mới xảy ra
cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc khiến nhà cửa cha mẹ bị cháy rụi trong khi
bản thân bị mất hết giấy tờ quân ngũ lại gặp cảnh cuộc sống đảo lộn không biết
xoay xở thế nào. Đành cùng vợ con làm rẩy đốt than gắng gượng sống qua ngày.
Nhưng ở vùng sơn cước xa xôi ngày ấy
lại trong thời bao cấp khó sống nổi nên cuối cùng dắt díu vợ con tìm đường quay
về… chiến trường xưa Buôn Ma Thuột hy vọng đã từng quen biết một thời gian có
thể kiếm sống được.
Tuy nhiên cảnh cũ người xưa nay đổi
khác rồi, không còn nơi nào không còn ai nương tựa mà gánh nặng gia đình đùm
đìa nên lại tiếp tục kéo dài phận lam lủ thiếu ăn thiếu mặc, dược địa phương
liệt vào diện hộ nghèo phải thường xuyên cứu đói.
Mãi đến năm 2011 đồng đội cũ ở đơn vị
cũ – một Sư đoàn Anh hùng – mở cuộc vận động tìm kiếm thông qua Đài truyền hình
VN mới gặp lại được người anh nuôi đáng quý ngày xưa mừng mừng tủi tủi.
Từ đó anh nuôi mới được khôi phục danh
nghĩa và chế độ cựu chiến binh, được đồng đội tặng cho chiếc máy kéo và vốn
liếng để “nuôi quân gia đình” đánh thắng giặc nghèo giặc đói.
1010 - Nguyễn Văn Hà
MẤT “KHẢ NĂNG LÀM CHỒNG”
Công chức sinh 1953 tại Nam Định. Sống
ở Ninh Bình (2007).
Dù là con trai
duy nhất được miễn nghĩa vụ quân sự nhưng năm 1971 vẫn tình nguyện đi bộ đội.
Năm 1972 được tung vào trận chiến mùa
hè đỏ lửa bảo vệ Thành cổ Quảng Trị. Bị thương khá nặng ởû háng và đùi được
chuyển về Nghệ An điều trị rồi ra Hải Dương an dưỡng.
Năm 1973 được chuyển ngành đi học nghề
tài chính, năm 1976 ra trường về làm ở Ninh Bình.
Tại đây năm 1984 lấy vợ làm nhân viên
cấp huyện. Nào ngờ đến đêm tân hôn bản thân mới phát hiện thì ra vết thương ở
đùi và háng trước kia đã khiến mình không còn khả năng tính dục đàn ông nữa,
lâu rồi vậy mà không hề hay biết chút gì! Có thể bác sĩ lúc đó vì tế nhị không
nói hoặc sau này sinh ra di chứng hậu quả không lường trước được.
Từ đó dễ hiểu dần dần đưa đến cảnh vợ
chồng tình nghĩa phai nhạt rồi hầu như trở thành lạnh lùng xa cách nhau. Bản
thân đi tìm quên trong men rượu, rơi vào cảnh sống bê tha trác táng, còn vợ thì
quay qua… ngoại tình với người tình nhỏ tuổi hơn. Không chỉ thế, năm 1992 vợ
còn sinh con với người khác nhưng bắt chồng phải nhận làm cha hờ mà chỉ có
riêng mình phải cắn răng chịu đựïng âm thầm!
Đề nghị ly hôn
thì vợ không chịu với ý đồ đợi đứa con khôn lớn để lãnh quyền thừa kế gia sản.
Đến năm 2002 mới đồng ý ly hôn sau khi vợ đã dàn xếp… lấy hết tiền bạc, của
cải, nhà cửa của người chồng “bất lực”.
Trong cảnh bơ
vơ cô độc lại hầu như trắng tay may sao năm 2003 vẫn có một cô giáo góa chồng
(2 con) thương cảm chấp nhận chắp nối tình già dù lần này đã được anh nói thẳng
sự thật về vết thương chiến tranh cay đắng của mình, vết thương đã làm cho mình
“bất hạnh chẳng ai giống ai”.
(Còn tiếp)
http://sites.google.com/site/vanvietloc4/home/ho-so-hau-chien/hosohauchienky100b
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét