”Zen is a
matter of chracter, not a matter of
intellect”*
D. T. Suzuki
Thoạt tiên nghe hai từ nầy như một, nhưng thực
ra có ý nghĩa khác nhau. Thơ thiền hay Thiền thơ là một bày tỏ của người Đông
phương mang nặng tính chất tư duy
để đem lại sự tĩnh lự trong tâm linh (soul) là trí dục; nhờ vào đó mà vận dụng
một trí tuệ siêu thoát để đi tới toàn trí tức trí năng (vijnàna), thể xác (body)
là thể dục; luyện thân thể tráng kiện để có một thể lực vững chắc, hài hòa vào
thiên nhiên, gia nhập vào mọi hoàn cảnh giữa người và vật, ngấm ngầm trong trạng
thái tư duy để rồi biểu lộ thành văn hay thơ, một thao tác theo lối du già (yoga),
một phép luyện khí công để thư giãn cả tâm và xác. Ba phép tu tập trên là một hành
động nhập định, từ đó gọi là thiền và thiết lập hệ thống Thiền đạo, một môn phái
tu luyện đứng ngoài các giáo điều tôn giáo, nhưng ngày nay thiền đưa dẫn con người
đến gần tôn giáo như phép ’thần thông’, một nội lực mà phần lớn dành cho những
người tu học Phật xưa và nay.
Nói đến thiền định như thể là một đặc trưng dành riêng cho người Đông
phương thì người Tây phương cho đó là lối thù tạc có tính độc tôn, làm mất đi
tinh hoa độc đáo của thiền. Thiền ngày nay trải rộng khắp nơi, đến với chúng ta
như phép tu tập. Nhưng có lẽ phép tu thiền của người viễn đông thì ít ai chứng
tỏ một quan điểm sâu sắc như người Đông phương. Vậy thiền hiện diện và phát
sinh từ lúc nào giữa cõi đời này ? Lấy từ thời Phật (c. 563-483 B.C.) lúc Phật
nhập định, cái đó ngày nay gọi là thiền định. Thiền không phải là chứng tích lịch
sử để ghi lại, mà thiền phát nguồn từ những lúc tĩnh lặng (meditations); phát
nguồn từ Phật, một tổng thể hợp nhất mà Ngài đã truyền đạt (preached) bốn thế
truyền thông (fourfold) của chân lý để vượt ra khỏi bể khổ, ra khỏi chính mình,
đó là những lúc đạt tới chân tâm, thiền được coi như một tâm linh trong sáng và
hiển lộ, một cử chỉ và hành động siêu thoát để tìm thấy được chân lý và lẽ đạo
làm người với một ý thức cao siêu đôi khi trừu tượng và siêu hình nhưng chính
trong cái tiềm ẩn, sâu kín đó lại gần gũi với thiền và đưa tới ý niệm thoát tục.
Thật ra thiền giữa Đông và Tây có hai tính chất tìm thấy: Đông phương im lặng
không có nghĩa là không động mà động trong cái sự tìm thấy bất chợt để phát ra
một tư duy ngắn, gọn (verbal) và thấy được cái lý ngã của nó. Im lặng ở đây không
có nghĩa là ’lì đòn’ để đạt tới ý nghĩa vô ngôn. Ngược lại Tây phương âm ỉ hơn
trong tư thế thiền, nghĩa là tĩnh trong động và động trong tĩnh, một chuyển hóa
nội tại, một hòa hợp giữa hồn và xác. Cho nên thiền của Đông và Tây đều có tính
truyền thống riêng cho mình. Hai tâm thức hai hành động. Song le; vẫn đem lại một
tổng hợp bao trùm, thích hợp, không phân biệt diễn dịch hay hành động, phi hệ
thống, giáo điều, kinh điển, một trực giác siêu lý thuộc tâm thức. Cũng chính
nhờ thiền mà đem lại đại giác, đại ngộ. Đấng đại từ ngồi dưới cội cây già, tức
tìm thấy ở chính mình một con đường để giải thoát; một sự nhập thiền và thoát
thiền là đi tới liễu ngộ chân như, trong sáng để thoát ly cảnh giới. Giữa hai cái
thế nhập và xuất của thiền đã góp phần đem lại một chân lý tuyệt đối, không còn
là bí truyền của tôn giáo mà một thực thể thông thường, một phép tu tập như nhiên
đề đi tới thân tâm (soul and body).
Nhà Phật có một định nghĩa rõ ràng: Kinh là văn xuôi, kệ là văn vần.
Vần biến thành thơ, từ đó gọi là Thiền Thơ, biến Thơ Thiền thành những câu thơ
ngắn gọn, mục đích vần thơ phải được cô đọng cả ý lẫn nghĩa thì lúc ấy mới đúng
’kệ-thơ’ hay thiền thơ. Cho nên đi vào triết lý thiền là cả một phạm trù lý luận
có tính triết học suy diễn. Tây phương cho rằng; giữa ’Có’ và ’Không’ là ’KHÔNG’
và ngược lại. Đông phương thì lại khác ’Có’ lướt qua ’Không’ và ’Không ’ lướt
qua ’CÓ’. Qua hai định nghĩa trên cho ta thấy được ý thức vật lý của phép nhị nguyên. Đối với thiền; nhập thiền
hay xuất thiền cho dù là im lặng tuyệt đối để đạt tới thiền tính. Tất cả ở đây
Thơ thiền hay Thiền thơ đều trở nên Vô-ngôn là Phi-ngôn chỉ để lại trong ta một
sự nhập thể. Lời không còn là ngôn từ là Phi-lời. Xác thịt không còn xác thịt là
Phi-xác-thịt mà ở đây nhập vào một, cái đó gọi là Tính-không và Vô-biên. Lề lối
nầy; nói chung là con đường của Thiền, lối nhận thức thuộc tiền-khoa-học hay siêu-khoa-học
và từ mấu chốt đó Thiền lao đầu vào nguồn sáng tạo và uống tất cả những tinh
hoa trong đó; trong cái vô-thức đó chính là thức tỉnh để ra khỏi vô-thức. Từ lý
luận nầy cho ta thấy được nhà thơ phải thâm nhập vào sự vật và cảm nhận được rằng
sự vật (things) nằm nguyên vẹn trong tâm mình và chính mình phải sống đời nó. Điều
đáng quan tâm Thơ thiền hay Thiền thơ đều qui vào ngưỡng cửa nhà Phật và văn tự
đó là của học thuyết mà ra (Dhamma-pada/Words of the Doctrine) cho nên chi vần điệu
được coi như đề tài chính cho Thơ thiền và từ sự cố đó Thơ thiền chế biến
(infused) ra một tâm linh có tính cách đam mê về luân lý cao độ để đạt đến một
luân lý hoàn toàn tự do. Đôi khi trong Thơ thiền hay Thiền thơ có những cái gọi
là vô thức, nhưng vô thức là một cái gì để cảm: Không nhưng mà Có và Có nhưng mà
Không những nghĩa lý đó đòi hỏi trí năng nhận thức. Thơ thiền thường gặp những
câu thơ vô thức, một tặng phẩm kỳ diệu như một biến hình, hóa thân
(metamorphosis) của phép ẩn dụ. Nhưng rồi những cảm giác vô thức là sự thức tỉnh
của ý thức. Cái ngã của thiền giả là vô niệm. Đọc bài thơ nầy của Vô Nan Thiền sư (1603-1676) xem cái ngã nầy có chạm
vào vô thức không :
”Trong
khi sống
Hãy là người chết,
Chết hẳn hoi;
Và
hành động như kẻ thích,
Và
mọi sự đều tốt lành”
Có phải đây là một thứ vô thức vũ trụ? Mỗi người nhìn vô thức đó tùy
theo thiên tư từng cá nhân mà cảm nhận; biến cuộc đời mình thành một cái gì vừa
có tính nghệ thuật vừa có tính chuyển hóa đời sống. Cho nên Thơ thiền hay Thiền
thơ đều tạo nên một chân pháp hay từ một tâm thức cho cả hai ý thức, hai sự cớ
phát tiết để tạo nên một nội tâm chân chính ; cái đó là chân lý thiền bao trùm
trong đạo giáo và không-đạo-giáo. Thơ thiền hay Thiền thơ đều đưa tới cái ngộ của
chân lý thiền. Cho nên vô thức theo nghĩa của Thiền là một cái gì huyền nhiệm
chính vì lý sự đó mà thiền có tính cách phi khoa học hay tiền khoa học. Do đó; ý
thức của vô thức đòi hỏi một sự tôi luyện dày công, một phép tu tập thâm hậu về
phiá ý thức. Đòi hỏi như thế vì rằng không có vô thức, ý thức không hoạt động được.
Bởi Thiền cho rằng Đạo là: ’bình thường tâm’ chính mỗi khi bình thường là tâm
phát khởi không động vọng; tĩnh và trong cái tĩnh đưa tới cảm tính, tức đối diện
với hiện hữu để thấy mình trong hiện sinh; ’Khi đói ta ăn, khi mệt ta ngủ’ đó là
ý thức của vô thức,sự bình nhật đó nó nằm trong chủ thể của vô-sinh, vô-diệt. Nói
chung thiền du nhập toàn bộ ý thức của Có và Không của Hữu thức và Vô thức để dựng
lên một bình-thường-tâm, biến hoá giữa lý tính của Thiên, Điạ, Nhân hài hòa, hội
nhập vào nhau, rồi phát sinh ra cảm tác của sáng tạo. Để hội nhập vào giòng Thơ
thiền hay Thiền thơ, thiền giả hay thi nhân là dòng chảy tự phát của tri thức,
bắt nguồn sâu xa từ kinh nghiệm Thiền mà chính cái sự ’dùi mài’ (passion) đó đã
đưa tới cực điểm cho thi nhân, bung phá thành Vô-Thức-Vũ-Trụ (chaos), bởi gia
nhập vào vô thức vũ trụ mới thực là nền tảng hiện thực; một không gian như-nhiên,
quyện vào nhau đi lần vào tiềm thức, nằm lịm dưới vực thẳm của ý thức con người
và đọng trong biển vô thức. Đó là lúc mà Thiền gọi là ý thức con người bừng tỉnh
trước chân tánh của mình: tức ngộ (satori), ngộ nầy tức cảm nhận trong vô thức
vũ trụ để trồi lên trên bề mặt vô thức đem lại một sự dụng văn (thơ) làm cho bài
thơ của thiền như công án (kònan), gần như lối đối thoại đột khẩu của Thiền.
Ở bài viết hạn chế chiều dài nầy không thể đào sâu ’lý tính’ của thiền
mà cốt dẫn đưa chúng ta vào lý tính Thơ thiền hay Thiền thơ. Tìm xem trong vô
thức vũ trụ đến lúc nào và nhập lúc nào vào hồn thơ riêng biệt qua từng thế kỷ,
từng niên đại, để tìm thấy cá tính của thiền; có thể những đột xuất xẩy ra như
thế đem lại cho thi nhân thiền giả đốn ngộ. Cho nên ngộ trong thi ca thiền là
chứng thực của thực tại, một hiện hữu tối hậu được phơi bày cái nỗi u ẩn của tâm
như đi vào một tư duy ẩn mật. Nhưng phải hiểu cho rằng: ngộ là chức năng của tư
duy bị phá vỡ và Trống-Không nhưng không hề Tiêu-Vong. Một hiện hữu sống động đầy
tính nghệ thuật thi ca của Thiền.
*
Thơ Thiền là gì ? Có thể đây là một luận thuyết về thi tứ của các vị tu
Thiền. Có thể đây là một xác quyết cụ thể cho những người ảnh hưởng ít nhiều về
thiền. Hoặc có thể đây là lòng ưu ái của nhà thơ khi cảm nhận được chân lý sâu
sắc của thiền rồi phát sinh ra những nguồn thơ về Thiền.
Thiền thơ là gì ? Rút tiả từ những cảm tính siêu lý của
Thiền, cô đọng trong một trực giác vô thức giữa vũ trụ vô thức để đi tới vô-cảm-thức
bằng một ý niệm giác ngộ và giải thoát tâm linh cũng như thể xác, xâm nhập vào
trạng thái như nhiên của vô thức đưa tới chân lý tánh không bằng văn tự hay thi
tứ chuyển hóa vào ’kệ’ từ thi-kệ để thuyết giảng thành văn. Ghi chép lý tính để
trở thành ’giáo lý’. Thật ra Thiền đứng ngoài ’giáo ngoại biệt truyền, không lập
văn tự’, trong cái như nhiên kể cả công-án, vô hình chung trở thành văn. Cái đó
gọi là Thiền thơ.
Vậy Thơ thiền hay Thiền thơ cả hai vị trí nầy đều chìm đắm trong một trạng
thái thấm thấu của việc trầm tư (meditative absorption). Một phép tu tập, một
biểu hiện nhập thể; nguyên nghĩa là ’zazen’ (Nhật) Thiền, ’tso-ch’an’ (Trung
Hoa) Thiền-na, rút ra từ Phạn ngữ (Sanskrit) Dhyâna. Nguồn thiền xuất phát từ Ấn
độ. Đó là yêu
cầu của thiền giả cũng như thiền thi bằng một tri thức tu tập: ’Bình tâm và lòng cảm mến để đạt tới chân như
và một trí tuệ siêu nhiên’. Một kinh nghiệm thiện xảo dành cho phép thực hành
Thiền.
‘Collectedness of mind and compassionnate heart that leads to self-realization and transcendent
wisdom’. The experience of Zen remains an intellectual exercise.
(X)
Mặc khác, các nhà thơ Trung hoa và Nhật bản làm sáng
tỏ vai trò thơ của mình qua một cảm xúc riêng biệt, mỗi khi nhận thức được lý
lẽ của Thiền. Ở đây nhà thơ làm nên
những bài thơ trác tuyệt không phải dâng tặng trọn vẹn cuộc
đời, sự sống của họ vào thơ ngay cả những tỳ kheo, sư sãi hoặc mấy vị cư sĩ; mà
họ đã xuất thần để thâm nhập giữa hai hoàn cảnh nội giới và ngoại giới, hòa
nhịp vào nhau trong một tư thế như nhiên (Thiền) để rồi cảm hóa giữa người và
vật. Những nhà thơ dẫn đầu đời nhà Đường và đời nhà Tống; trong số đó có Vương Duy
(Wang Wei) và Tô Đông Pha (Su Dongpo) là nặng tư tưởng về Thơ thiền, làm nên những
bài thơ thấm nhuần chất thiền, dù không chú ý hay xây dựng những bài thơ thiền
như một số thi nhân khác. Điển hình nhà thơ trữ tình Bạch Cư Dị (Bai Juyi) là
người có thiện cảm sâu đậm với Thiền, coi tư thế thiền như một cái gì xoa dịu vào
sức sáng tác. Bạch gặp những lúc bức xúc hay rơi vào hoàn cảnh bế tắc thường vịn
vào Thiền để giải hòa tư tưởng và được xem như dự phần vào dòng suối triết học
của thi tứ, nhờ đó mà đem lại niềm tin cho nhà thơ họ Bạch.
Sự thật hiển nhiên như thế đối với những nhà thơ Nhật Bản, họ đã gặt hái
thành quả trong thi nghiệp. Người ta thừa nhận một nhà thơ nổi danh của Nhật đó
là thiền giả Basho; ông ảnh hưởng Thiền
một cách hoàn toàn vào cuộc đời của mình cũng như trong thơ Thiền, nhưng không
phải đó là bối cảnh để nói hành xử độc đáo của Basho mà cái độc sáng ở ông là xây
dựng được một nghệ thuật thơ hài-cú (haiku hay hokku). Những bài thơ ngắn gọn và
trong sáng, cái độc chiêu mà Basho xử dụng đã gắn liền tên tuổi ông cho tới ngày
nay. Basho cũng còn rút tiả và dàn trải những thể loại thơ truyền thống khác đến
gần với Thiền (Những bậc tổ của thể thơ
hokku như sư Buson, sư Issa có những thể loại thơ không đến với Thiền như Basho
đã thực hiện) Chính quan điểm đó tạo ra một lằn ranh giữa hokku và thiền; nhìn
thì giống nhau nhưng khác hẳn, tợ như hai mặt của đồng tiền, sự kiện nầy hoàn
toàn không thể đi tới với nhau được.
Có một điều cần phải nói; giữa những những thi nhân Trung Hoa và Nhật Bản,
đúng ra là thiền sư hoặc các vị ẩn sĩ đưa tới việc tồn lưu cho Thiền trong tư cách
kẻ sống-đời với Thiền và trong tinh anh
của Thiền phát tiết ra giòng thi thiền chớ không phải phát hiện thơ thiền như
qui cách của Thiền đưa ra. Ở Trung Hoa nhà thơ lừng danh Hán-Sơn qua bài thơ ”Núi
Lạnh”. Nhà thơ chịu ảnh hưởng vào thơ của các bậc thiền sư Nhật. Đáng chú ý thiền
sư ẩn dật Ryòkan (1758-1831). Một ảnh hưởng khác của Thiền học là sự kết cấu vào
tư tưởng của những nhà thơ Trung Hoa và Nhật Bản qua thi văn của họ. Thí dụ nhà
thơ Vương Xương Linh (Yang Wanli) tin vào sự giao thông mạnh mẽ, nối liền một cách
bất ngờ; giải thoát của Thiền là một thức tỉnh, nhờ vào một thứ nghệ thuật
trong thơ thiền mà Vương đã làm nên những trác tuyệt về Thơ thiền -có một số
thi nhân liên đới với thơ thiền, nhưng trong số đó vẫn giữ lại những mâu thuẩn đối
với Thiền hoặc nhẹ lòng về những khúc mắc kỳ quái của Thiền- cái sự cớ không tới với Thiền nguyên do từ những
kinh nghiệm tìm học ở Thiền mà rồi không đến gần với thơ thiền như những người đi
trước. Cũng có nhiều vị làm thơ thiền nhại theo kiểu cách thiền sư Shinkei để
phản ảnh một thi tứ riêng tư về Thiền, cảm thức đó đã đi sai truyền thống của
Thiền và cái thứ dụng thi đó chuyên chở tới một giòng thơ vô ý thức (
ambiguities of perception). Những nhà thơ được sắp xếp theo thời gian thì phải
kể đến Vương Duy và Hán Sơn là tiêu biểu hơn hết. Hai thi nhân nầy đúng là thiền
thi có thực. Một thi nhân khác đã dâng hiến trọn đời với Thiền như Tạ Linh Dân
(Xie Lingyun) hoặc có những thi phẩm khác nói về thiền thi đã bị tiêu hao, nhưng
bên cạnh đó vẫn có những nhà thơ làm nên những câu thơ, bài thơ trác tuyệt với
một sắc thái như sờ mó được vị thiền, ngửi được thiền và nếm được mặn, ngọt của thiền.
*
Tóm lại Thiền cho chúng ta một nhận định về nghĩa lý của Thiền là đạt đến
một thành tựu của giải thoát và ngộ trong một tư thế xuất thần, thoát tục một cách
trong sáng và liễu ngộ để đi tới như nhiên, phá vỡ những gì có tính cưỡng chế, hay do tập quán mà
ra, sự vượt thoát đó tạo cho thơ thiền một chất thơ có nét đặc thù, độc đáo
trong ngôn ngữ của thơ thiền.
Thiền được biết đến như một trạng thái tâm linh nằm trong cõi riêng, cái
sự lý đó bắt nguồn từ những đối đáp đột khẩu giữa các thiền sư; gọi là công án
hoặc những câu đố bất ngờ, đánh động vô cớ : ”Tiếng động gì khi ta vỗ tay”
Những bài thơ thiền, thiền kệ mà họ để lại cho chúng ta là những vần thơ
sinh động, sáng sủa và rực rỡ (vivid) là một cái gì trực diện, một cái gì vô tưởng
của Thiền nhưng cả một triết lý và rất hiếm hoi giữa cõi đời nầy.
Thiền Phật giáo (Zen Buddhism) hay Thiền Lão giáo (Zen Taoism) : thì ít
ra cũng nói lên được chữ Thiền (Ch’an). Duới cái nhìn của người Trung Hoa là
’Thiền giáo’. Với Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam thì coi Thiền (trầm tỉnh) dự
phần vào việc thờ cúng tổ tiên ông bà. Với Phương Tây thì lại nhìn khác hơn, có
một liên quan về việc tu tập của người
phật tử, một lối tu tập nghệ thuật, một nghệ thuật võ thuật (martial art) và cũng là lối tu tập
thiền định. Trong Thiền thường gặp những nghịch lý rõ nét: giữa sự giải thoát
như nhiên như thể là ảo tưởng và ảo tưởng như nhiên như thể là niết bàn.( Nirvana is samsara and
samsara is nirvana).
*
Tượng trưng một số nhà Thơ thiền và Thiền thơ của Trung Hoa, Nhật Bản và
Việt Nam để tìm thấy cái lý tính vừa siêu thoát vừa siêu lý qua những bài thơ để
lại :
THƠ THIỀN
- Vương Duy (701-761) : Một trong 3 đại thi hào kiệt xuất thời thịnh Đường
Trung Hoa (Lý Bạch, Đỗ Phủ và Vương Duy). Những bài thơ của Vương Duy đượm chất
Thiền Phật giáo :
Tà Dương
chiếu khử lạc
Tịch mịch sài môn nhân bất đảo
Không lâm độc dữ bạch vân kỳ
( Bóng chiều đổ xuống thôn trang
Cửa sài tịch mịch không người
Rừng
hoang mây trắng chơi vơi lưng trời)
Hoàng thành lâm cổ độ
Lạc
nhật mãn thu sơn
(Thành
hoang bến đò cũ
Núi
thu nhuộm nắng vàng)
*
Lục thụ trùng âm cái tứ lân
Thanh đài nhật hậu tự vô trần
Khoa đầu cơ cứ trường tùng hạ
Bạch nhãn khán
tha thế thượng tân
(Rừng cây chất ngất bồng lồng
Rêu xanh dầy dặn bụi trần sạch không
Tóc buông chân ruỗi dưới thông
Lim dim mắt trắng thế nhân chuyện đời)
- Lý Bạch (Li Po) (701-761) Lý Bạch
không bao giờ thắc mắc hay thay đổi giòng thơ của mình. Giữ nguyên trạng hồn thơ
như nhập Thiền (zazen). Người đã ôm trăng trên sông và trầm mình theo trăng:
Tĩnh Dạ Tứ (Cảm Nghĩ Đêm
Thanh Tĩnh)
Sàng tiền minh nguyệt
quang
Cử đầu vọng minh nguyệt
Nghi thị điạ thượng sương
Đê đầu tư cố hương
(Đầu giường trăng sáng
lung linh
Mơ màng ngỡ tưởng đẫm
mình hơi sương
Trông lên trăng sáng
như gương
Cúi đầu thổn thức cố hương
xa. gần) (Nguyễn Danh Đạt dịch).
*
Vọng Thiên Môn Sơn (Ngắm
Núi Thiên Môn)
Thiên môn trung đoạn Sở
Giang khai
Bích thủy đông lưu trực
bắc hồi
Lưỡng ngạn thanh sơn tương
đối xuất
Cô phàn nhất phiến biên
lai.
(Thiên Môn ai cắt làm đôi
Sở Giang phiá đó sóng dồi cuộn dâng
Trong xanh dòng nước xuôi đông
Rẽ sang bắc chảy xoay dòng tại đây
Núi
xanh vách đứng vươn mây
Buồn trơ
chiếc bóng vượt mây lại gần) (Nguyễn Danh Đạt dịch).
- Matsuo Basho (Nhật Bản)
(1644-1694) Nhà thơ phiêu lãng. Thành lập thể thơ Haiku và suốt đời đi và thiền
để trở thành đạo-thơ ’Way of Poetry’. Một lối về của vô-ngã, vô-thủy, vô-chung
:
Trên suốt con đường nầy
Người
đi không thấy bóng
Mủa thu về tối nay
( Kono michi ya
Yuku hito nashi ni
Aki no kure) (Ngọc Bảo dịch)
*
Kìa hoa cúc trắng
ngần
Không mảy may hạt bụi
Nở ngay trước mắt trần
(Shiragiku no
Me ni tatete miru
Chiri mo nashi) (Ngọc
Bảo dịch)
- Phật
Quang (Bukko) (1226-1286) Phật Quang làm bài thơ tứ tuyệt trong giây phút chứng
ngộ ngay :
Một chùy
đập nát động tinh linh ;
Mặt
sắt Na-tra chợt lộ hình!
Miệng khớp
như câm, tai như điếc ;
Dửng dưng
chạm đến, xẹt sao băng. (Hạnh Viên dịch)
THIỀN KỆ / THIỀN THƠ
- Huệ Năng
(Huineng) Lục tổ Huệ Năng (638-713) người Trung Hoa. Tu thiền ở Nam Hoa tự thuở nhỏ. Sinh tử ở Guangzhou (Quảng
đông) Để lại nhiều bài kệ kiệt tác :
Bồ
đề vốn không cây
Gương sáng
cũng không đài
Xưa
nay không một vật
Đâu chỗ nhuốm trần ai ?
(Bồ đề bản vô thụ
Minh kính diệc phi đài
Bản lai vô nhất vật
Hà
xứ nhạ trần ai ?)
(Bodhi
originally has no tree
The
mirror also has no stand.
Buddha nature
is always clear and pure;
Where
is there room for dust ?)
- Vạn Hạnh
(?- mất năm Thuận Thiên thứ 9 1018) Trước
khi chết , gọi tăng chúng đến đọc bài kệ
:
Thân như
điện ảnh hữu hoàn vô
Vạn mộc xuân
vinh thu hựu khô
Nhậm vận
thịnh suy vô bổ úy
Thịnh
suy như lộ thảo đầu phô.
(Thân như
bong chớp có rồi không
Cây cối
xuân tươi thu não nùng
Mặc cuộc
thịnh suy đừng sợ hãi
Kia kià
ngọn cỏ giọt sương đông) (Ngô Tất Tố dịch)
VÕ CÔNG LIÊM (ca.ab. St.Valentine 14/2/2012)
* “Thiền là vấn đề của vai trò, không phải là vấn đề của
thông tuệ”. D. T. Suzuki (1870-1966).
(X) Thiền sĩ
Matsuo Basho. Tọa thiền. Ảnh lưu trử vcl.
(XX) Tranh vẽ: Thiền Giả. Khổ 12’X 16’ trên giấy cứng.
Acrylics + Oil stick + Lips stick+ Nail finish. 2010.
SÁCH ĐỌC :
-
The Poetry of Zen. Trans by Sam Hamill and J.P. Seaton. Shambhala Publication,
Inc USA 2004.
-
Thiền Uyển Tập Anh. NXB Văn Học. HN/VN 1993.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét