Khổng Đức dịch
(trích trong Adieux au poeme của J.M Maulpoix)
Mở ra bất cứ một tuyển tập thơ nào đều
có thể bị đập vào hai mẫu mực: nhìn về phía trước hay quay về. Một bên là ngưỡng
mộ sự thức tỉnh, sự khởi hành và bất sá, hướng về tương lai. Một bên là buồn rầu
về cảnh xế chiều nên quay về với những kí ức dĩ vãng.
Đôi
khi kết hợp chặt chẽ cái này cái kia, hai mẫu mực ấy có một giá trị cơ cấu mạnh:
nó dạy chúng ta trò chơi được thua của thể nghiệm trữ tình, nó là công việc của
biến chất, và của ngữ điệu, một cách sắp đặt trong ngôn ngữ… Khởi hành và trở về,
cũng như tạo nên thơ, thay đổi ngữ điệu và qua trang….
Hành trình của Orphée
Hai
mẫu mực tiến tới và quay về được trình bày từ huyền thoại Orphée, mà thi ca tây
phương luôn luôn lặp lại và thi hóa, biểu hiện lâu dài và coi đó như nguồn gốc
của ngụ ngôn. Nó được cung cấp xuyên qua chuyện hoang đường, nó bi kịch hóa một
phần sự huyền bí thành câu chuyện.
Trong
những thời kì khác nhau của nền văn hóa chúng ta, những trang huyền thoại như
thế được đặc ân: sự tái sinh của Orphée thành một chủ nghĩa nhân văn, một thi
nhân cảm hứng thiêng liêng, một kẻ sáng lập nền tôn giáo bí truyền, những nhà
lãng mạn đều thích cảnh tang tóc và sự đau khổ của Orphée, giữa thế kỷ 16 và
19, từ Orphée hấp dẫn nhường chỗ cho Orphée sướt mướt. Ai cũng nhớ sau khi
Eurydice (người yêu) bị rắn độc cắn chết, Orphée mạnh dạn đi xuống địa ngục với
hi vọng đem người yêu trở về. Tiếng hát của anh ta cám dỗ khách bộ hành, xoa dịu
ba phán quan tử thần, đình chỉ tội tử hình đày vào địa ngục, và phán quyết cho
Hadès (ác nhân) được phép cho hôn phụ của Orphée sống lại. Thế nhưng thiên thần
của địa ngục đặt điều kiện: Orphée không được quay đầu lại cho đến khi Eurydice
trở về dưới ánh sáng mặt trời. Nhưng rồi
do tội lỗi thiếu kiên nhẫn, Orphée không giữ lời hứa, vừa chớm thấy ánh sáng mặt
trời, anh ta tự quay đầu nhìn lại xem người bạn tình có còn đi theo không, thế
là anh ta bị mất nàng tức khắc. Lại bắt đầu nỗi đau đớn lang thang làm cho
Orphée thành ca sĩ sướt mướt kéo theo sự câm lặng của cây cỏ và các loài thú
hoang dã.
Đó
là huyền thoại để hiểu rằng, tiếng hát tình yêu sinh ra từ sự mất mát: đề đem lại
ánh sáng của đối tượng mất, thi ca liều lĩnh dấn thân trong bóng tối và thương
lượng với nó. Nó có thể đạt đến bởi sự quyến rủ và đến gần sự thắng lợi hay đã
thuyết phục được chúng… Nó không xuống địa ngục với tinh thần chiến thắng, mà
là với tình yêu để thăm dò cứu vớt người yêu.
Sự
tiến tới trước thường là bắt nguồn từ cái nhìn quay về sự chết chóc. Cái âm thanh lang thang của
Orphée tựa vào khoảng không (vide). Nó là sự “thất bại”to lớn đầu tiên, như thể
nó xây dựng trữ tình.
Gàn
dở như cây gậy của tử thần, Orphée vừa nhớ lại và tiên tri: nó sáng tạo từ sự mất
mát. Kẻ góa bụa không sao an ủi được cũng là người khai hóa: người ta cho ông
ta là nhà lập pháp, là triết gia, nhà sáng chế ra mẫu tự, ra âm nhạc và thi ca.
Hình ảnh đầu tiên phản xạ sầu thảm, biến cải số mệnh cô đơn của kẻ thất vọng
thành quà tặng cho cọng đồng con người. Nó tỏ ra có khả năng quay về với sự mất
mát. Đã ở địa ngục, nỗi đau và tiếng hát của Orphée từng có khả năng gây xúc động
những bóng tối không vững chải: chúng tự tập họp xung quanh nỗi đau của nó. Bắt
đầu từ sự sự chia cách, nó gây ra sự tiến gần lại. Nó hồi tưởng lại điều bị
tách rời. Nó nhắc nhở lại điều gì đã mất. Tiểu sử của nó kể lể một lịch sử ngôn
từ và những vật được sáng tạo thành phụ lưu bao quanh tiếng hát. Phụ thân thiên
nhiên Oeagre là con sông thần thánh.
Cái
bẩm tính làm động lòng tha nhân tương phản với nỗi đau bất lực của Orphée sống
trong tình yêu lứa đôi. Dường như sự sáng tạo trung gian giữa con người và sự
linh thiêng không có đủ để chia sẽ cho tình yêu bình thường và tiêu tan tất cả
trong một quyền lực xa xôi. “Chỉ có Orphée trong tiếng hát”. Sự thất vọng của
nó hiến dâng cho thi ca phú cho ngôn từ vô tận một hiệu lực đặc biệt nhưng lại tước đoạt cái thực tại hiện diện của
tha nhân.
“Vĩnh
biệt” là ngôn từ cuối cùng của Eurydice:
“Thôi
đành vĩnh biệt, tôi bị mang đi vào đêm tối mênh mông bao quanh, tôi đưa tay về phía anh mà
không sao tới được. Than ôi, tôi không còn là của anh nữa rồi!”
Sự quay về.
Noi
gương Orphée, các thi nhân đều hiển hiện như một con người tự quay về: Orphée
thì hướng về Eurydice, Rutebeuf hướng về thân hữu đã mất, Villon hướng về vùng
tuyết xa xưa, Lamartine hướng về âm thanh của Elvire, Baudelaire hướng về
thiên đàn trẻ thơ và những người đã mất, Rimbaud đi tìm em bé chết dưới
những đoa hoa hồng, Apollinaire theo dòng sông Rhin tìm thấy sự tàn tạ của cây
cerise tháng 5 lay động ở phía sau, hay vẫn mãi mãi ta thán “tôi thường quay lại…”
Đó là cặn bả suy tàn của sự khuất mặt
gia tăng kích thước sầu thảm của sự tả tác:”Người yêu của chúng ta ở đâu? Bạn
chí thiết của chúng ta trở thành cái gì?...Thi ca nói đúng đấy “Tôi tự nhớ rằng:
“ không bao giờ nữa…”
Thi nhân là thiên tài của kí ức, nó
không làm gì cả nếu không nhớ lại,
không, nếu không sùng bái ca tụng cái gì
hoàn hảo, nó không rút tỉa được gì trừ nền tảng của chính nó, nhưng lại ganh tị
với kho tàng mà nó đang canh giữ.
Thi
nhân quay lại thấy gì? Chứng tỏ cái gì? Điều không bao giờ hội tụ: sự kết hợp,
một cơ hội. Chính là hướng về những liên hệ mà nhà thơ quay đầu, cũng như hướng
về những nơi chốn hay về một thời đại đã mất. Sự quay về là cầu xin sự liên kết
không gian và thời gian. Nó là công việc của trí nhớ. Như thế thi nhân xác nhận,
theo công thức của Mallarmé, “là người biễu diễn những sự vật đã qua”, người đã ban cho khách lữ
hành sự nhìn thấy thời gian, nhân chứng sự tận cùng của chúng ta. Cái nhìn của
nó cưu mang không là gì cả, cũng như nó là cái điều có thể dập tắt, thời gian hạnh
phúc thích thú mà người ta dự đoán khi con trẻ chơi đùa.
Tả
tác ban cho những từ tạo ra sự khởi thủy, những trạng thái khám phá và ngạc
nhiên tạo nơi chúng nó, nhưng những điều đó không đặt thành ngôn ngữ hoàn toàn.
Hành vi quay về tham gia vào sự khởi thảo một truyện cá nhân: nó là chủ thể trữ
tình ban cho thơ những hình ảnh thích hợp. Chỉ có âm thanh trữ tình lạ lùng.chắc
chắn là không thể dập tắt, nó duy trì sức lực biểu hiện của con trẻ.
Hơn
bao giờ hết âm thanh của con trẻ tự nó không hề lặng thinh, nó tuôn ra như là quà tặng của Thượng
Đế ban cho những từ khô khan, dòn dã của nó, những giọt nước mắt mặn mà, tất cả
đầy sức lực hoang dã.
Nhà
thơ, trong tác phẩm của họ nói những cái
điều tợ hồ như họ không bao giờ nói ra, hay chỉ nói lên cái ngôn ngữ của trẻ
thơ trở về cội nguồn và kí ức. Họ ghi lên giấy cái ngôn từ mà họ muốn gởi đến
tha nhân, nhưng không phải qua lời nói. Ho viết ra điều không thể tự nói với kẻ
khác.
Đánh
mất thiên đàn thơ ấu và thời gian trôi qua, niềm tin đã mất, cuộc đời đã mất, đối
tượng không còn, thần thánh giống như những tên lính bằng chì bị con trẻ bỏ
quên trong đám cỏ; thơ trữ tình đánh giá cao sự mất mát, chính vì nó mà bắt đầu
có sự gọi hồn. Sự quay về tham dự vào việc bảo trì nghệ thuật. Nó mang lại cho
thơ một ít màu sắc biểu hiện sự dịu dàng
hay xanh nhạt. Với Nietzche, nó cũng là
cách làm cho cuộc đời nhẹ đi.
Thi
nhân ban cho họ ý muốn làm cho cuộc sống con người nhẹ đi, nó quay lại nhìn vào hiện tại nặng nề hay
cắt bớt bằng cách đưa ra ánh sáng dịu dàng của dĩ vãng những màu sắc mới lạ. Để
đạt được kết quả, tự nó phải nhìn lại nhiều về phía sau những sinh vật, đến đổi
nó có thể dùng làm nhịp cầu để dẫn dắt qua những thời kì và những ý niệm rất xa
xôi, đến những tôn giáo và những nền văn minh đã tàn rụi hay chết chóc.
Những
thời kì, những ý niệm quá xa xôi mà Nietzshe nói đến, chính là điều mà Pascal
Quignard gọi là “ngày xưa”. Ông quan sát những hình ảnh con người xa xưa đó là
nhìn về quá khứ. Ông nói rằng:” Cái hiện tại dữ dội chính là cái xa xưa sống động".
Dĩ
nhiên cái nền của thi ca phải chăng là bênh hoài niệm xa xưa và cái gì vừa mới
trải qua. Tù Nostalgie (hoai niệm nhớ cố hương) xuất phát từ tiếng nostos của
Hi Lạp có nghĩa là quay về. Như Pascal Quignard từng viết:”Sự quay về là nền tảng
của tâm linh” (le nostos est le fond de l’âme).Bênh của sự quay về
với cái khả thể nào mất đi – niềm nhớ cố hương – là tật xấu đầu tiên của
tư tưởng, ở bên cạnh sự khao khát của ngôn từ.” Đó là những đường giây xa xưa
mà trong thơ luôn luôn được tháo ra rồi đem nối lại: tiếng hát yêu thương của từ
mẫu, điệu hát ru của những từ êm dịu tự biến thành hơi thở, thành da thịt, sự ấm
áp của diễn từ và trử tình… nó thuộc về thi ca do âm nhạc cũng như do hình ảnh,
nó còn nối lại cho chúng cái gì đã mất mát.
Với
nhà thơ, nó không cần thiết phải quay về với những thời kì quá xa xôi để tìm kiếm trong chiều sâu của thời
gian những hình tượng của sự mất mát. Rất lanh lẹ và ngay tức khắc, thường thường
đối với nó là tình cảm của sự thoáng qua, mà nó phải tìm lại và thử lại trong
những phù hiệu chính xác nhất :
Những hình trạng biến mất – một con chim
trong môi trường
thị giác của chúng ta, một áng mây trắng
tan biến, tiếng chuông báo giờ đến phiên chúng ta – chúng ta quan sát chúng như
những chữ tượng hình qua một hành trình
không giải thích được và hướng về hư vô
hay như những phù hiệu quay về với nơi cư trú ấy, ở đó chúng lưu đọng lại mãi mãi, và ở đó nó đi đến sự hiển hiện.
Sự chú ý của nhà
thơ, nỗi bận tâm về ngôn ngữ đếu xoay quanh về hướng cách xa sự vật, về hướng
biến mất cái gì như một cuộc hành trình không có danh vị, ban cho một tiếng, một
vần vào sự vật có nghĩa là muốn duy trì ở đó sự mất mát của hiện diện và danh vị.
Nhà thơ không bằng lòng với sự gợi lại,
trông nom hay truy niệm lại sự thương
nhớ thời xa xưa, mà nó làm việc như một bản chất sống, một vật liệu quí hiếm bằng
tinh thần và ngôn từ: nó làm bừng lên tia sáng và vẽ lại cái quang cảnh bị xóa
nhòa
để
đem lại sự hiện diện. Nhịp điệu và ngay cả hình ảnh tạo dựng con đường của nó trong
những vần thơ ưu đải giúp cho việc quay về nguồn.
Người
ta nhớ lại rằng trong thế giới của Baudelaire, tất cả sự vật trở thành những lọ
nước cũ kỉ, xuyên qua sự không lay chuyển
mài mòn thời gian. Nó mang dấu vết của ý nghĩa mất đi, nếu đó không phải
là di vật của nó. Những giây phút tự thân đều là quặng đất đá, nó không phải
buông ra mà không khai thác vàng trong đó. Đối với vấn đề này J.P. Sartre viết:
Sự
trong suốt ý nghĩa như dạng thủy tinh, cái đặc tính của quang phổ và không sửa
chữa được đặt để chúng trên con đường: ý nghĩa, chính là dĩ vãng. Một sự vật có
ý nghĩa với Baudelaire khi nó có lổ hổng để xuyên qua một dĩ vãng và nó kích
thích tinh thần phải vượt qua đến một kỷ niệm.
Tất
cả từ đó là cớ đánh thức kí ức nó chỉ nhắm tố cáo sự tương phản khoảng trống của
thời gian hiện tại và buồn rầu bảo trì ý niệm rằng “thế giới sắp tiêu tan”.
Những
bẩm sinh vĩ đại mà thi ca tố cáo xa xa thuộc về một thời khai sáng, tầng lớp tối
tăm của sự tồn tại chủ thể, cũng như kí ức chôn vùi của một văn hóa. ở đó lãng
quên đã trôi qua. Với cách thức nụ hôn của ông Hoàng, sự tả tác nhắc lại cuộc sống
của một thời vàng son, cũng như tất cả một vũ trụ đắm chìm trong ngôn ngữ, giấu
giếm thí dụ trong từ nguyên, qui luật cú pháp, hay trong huyền thoại và những
tượng trưng, trong đó nhất trí lẫn lộn những hình ảnh….Nó nhắm vượt qua sự vây
hảm ý nghĩa của dĩ vãng và đặc tính xúc động cao cả hơn những thực tại xa xưa đặt
ra. Thế giới lẫn chìm nó phục hồi bằng hình ảnh địa đàng.
Bởi
vì nếu thời xa xưa là cội nguồn, thì sự quay về là bắt đầu trở lại. Lặp lại
cách thế mà sự hổn độn là gia tăng thế giới. Chính tái tạo căn nguyên của cá thể
và dục vọng của nó, cũng là luôn luôn tưởng tượng, địa cầu nơi chúng ta sống.
Và chính là nhìn vào câu thơ vì sao mà thành thơ. Sự tả tác bi thảm, nó duy trì
bằng sự phản tư, ưu đải cho sự quay về của thi nhân trong sự sáng tạo của chính
nó.
Vượt tới trước
Thi
nhân không phải chỉ có quay về. Nó cũng là người tự vượt lên: luôn luôn nhiều
hay ít trong sự khởi hành. Sắp ra đi hay đang cất bước; nó kêu gọi và đòi hỏi đến
tương lai. Như Ossip Mandelstam từng nói: thi ca như là “cái máy chụp bắt lấy
tương lai”. Tìm kiếm trong tả tác phải chăng là cảm xúc sống động hơn lúc bắt đầu
xảy ra: từ đầu tiên, lần thứ nhất như sự ngơ ngác của trẻ thơ trước đại lộ,
mong mỏi tìm lại sự tiếp xúc của cây bút trên trang giấy.
Chính
sự tản bộ của Rimbaud, nổi tiếng với sự khởi hành trong tình cảm và trong tiếng
động mới mẻ, sung sướng là rong ruổi “theo thiên nhiên” , “tương tợ như với một
phụ nữ”, hay sự thất vọng não nề của
Orphée nổi tiếng của Rilke:
Ồ phải đi thôi, bạn có thể cảm thông!
Và đi nữa với anh ta là nổi lo âu
Ở đây ngôn từ anh ta vẫn còn tiếp diễn
Nó đã là nơi xa xôi, bạn không sao
đuổi kịp
Lũng lẵng với giây treo đàn lyre tay nó
không dính vào đàn
Và như thế là nó đã tuân lệnh cất bước
lên đường
Chính
vì thế mà Rene Char khẳng định “ đi là đủ rồi” hay bài thơ lia ra một “loạt đạn
từ về tương lai”, bởi vì luôn luôn có một
hạng người tiến về “phía trước vứt đi.”.
có khả năng chuyển đổi một hồi mệt nhọc thành sự phục hồi”.
Nguyên
nhân của sự tiến tới là hiện tượng đặc biệt dưới ngòi bút của “bình minh” với
những ai mà thi ca là “cái đầu tìm kiếm” sự hành động.
Cái
nhìn đầy nghị lực và tất cả tính tích cực tàn dư của thi ca rât hiếm. Và nếu nó cũng là những tác phẩm co rúm
lại chống sự quyến rủ quay về bi thảm, tuy nhiên nó bảo vệ tất cả sức nặng của công việc hồi ức. Khi Rene Char định nghĩa
nhà thơ như là “người khai sáng” thuộc về dòng dõi những
“người ở tầng cao”, chứ không phải sắp vào lớp trữ tình với đôi góc nhỏ
linh thiêng của đỉnh lí tưởng lịch sử. Cay đắng là để tiên đoán sự nhận thức của
nó về tương lai. Sắc bén là ý thức về sự tối tăm và xấu xí. Và chính vì tinh thần
đối kháng mà nhà thơ kiên trì với sự vươn lên của nó và giữ vững được “ đường
bay của thơ” vào thời buổi đầy man rợ. Bảo trì những diện mạo vô cùng của cuộc
sống, đảm đương những mâu thuẩn cuả người lãnh đạo những nguồn nước cạn kiệt,
vượt qua sự điên cuồng và chán nản để ca tụng sự đói khát mà nó biết rằng không
sao giải khát được. Bản thân nó là thể thức song song, đồng thời đáp ứng lại
”tiếng gọi biến cải”, và nỗi lo âu về sự ghi nhớ. Nó tự nhớ lại và phóng chiếu,
nó gấp lại tương lai và dĩ vãng theo thứ tự cái này trên cái kia: trong lúc
cùng khốn, sức chịu đựng hiện tại trong những tương phản là đánh cuộc với sự
liên tục.
Độ xoắn
trữ tình
Sự
tìến tới và quay về liên kết với nhau, vì khi nhà thơ quay về với cội nguồn, nó
nhìn thẳng vào khoảng trống hướng về tiến tới dĩ vãng. Chủ đề trữ tình là sự
kêu nài cầu khẩn là tự quay về và dự
đoán. Một thứ Janus (thiên thần giữ cửa của thành Rome), hay đúng hơn là hiện đại
xoắn lại, theo cách thế của cây gậy thần rượu, một ngọn lửa, hay một dấu hỏi:
cùng lúc nó sống trong hiện tại mà quay về với dĩ vãng và phóng chiếu vào tương
lai. Đó là điều mà mỗi người thực hiện hằng ngày, nhưng không chú ý đến, tả tác
thi học mới phóng đại ra quay về tận gốc và quan sát, vì đó là công việc của
ngôn ngữ, nó kiên trì lo lắng đến cội nguồn và sự ứng dụng của nó. Nó xoay và
quay lại với ngôn ngữ, thích nghi với sự quay cuồng của câu thơ, giống như sự
xoay chuyển luống cày.
Độ
xoắn là cách thức tuyệt hảo của sự nhận thức thi ca, nó gia tăng trí nhớ cũng
như sự tiên đoán. luôn luôn diễn dịch cái điều chưa có, cái điều không hề có
hay không bao giờ hiện hữu, điều nó thấy là tương phản ghi vào sự thí nghiệm
quá độ thời gian, mang lấy nỗi sầu thảm thân phận.
Đối
với vấn đề này Baudelaire viết trong bài
Fusées :
Mất đi trong thế giới xấu xa, đụng chạm với
đám đông, tôi như kẻ mệt mõi, mắt nhìn về phía sau, trong những năm sau mà sự tỉnh
ngộ và cay đắng, và trước nó là một cơn giông tố, ở đó không có gì mới lạ,
không có nội dung, không giáo huấn, không đau đớn
Thời
gian của thi nhân là sự đau khổ : mang đầy dĩ vãng và khát khao quá nhiều về tương lai, nó như
điên vì vì những chiếc kim đồng hồ ( chỉ thời gian trôi đi). Có thể là cuộc chiến
cho sự hiện diện phải chăng chân lý mất đi ở phía trước, từ đó chủ thể trữ tình
tự chứng tỏ bị quyến rủ vì cái không là gì cả, mà vừa là không còn gì nữa…. hay
sẽ là không bao giờ. Với ý nghĩa ấy, thí dụ như nỗ lực của thi nhân Philippe
Jaccottet dường như đạt đến vị trí chính xác nhất giữa một hi vọng “vắn tắt” và
một ước vọng
táo
bạo của sự tìm kiếm và mong muốn nữa :
Ôi
bạn bè già cả và xa xôi
Tôi vẫn thử không quay về trên những dấu
cũ của tôi
Song
le dường như sự choáng váng và cái dốc của ngôn từ kéo lôi một cách khắc nghiệt
chủ thể trử tình quay về sau. Ngôn ngữ tự nó là kẻ mang sự sấu thảm. Từ đó sức
mạnh mệnh đề của thơ ít ngự trị trong tương lai mà nó phác họa như những đường
nét trong khả năng đưa về đến hiện tại những đường nét và những hình ảnh mất mát. Chính vì thế nó gánh lấy sự bảo đảm
liên tục tạm thời mà sự khuyết vắng là nền
tảng.
Chính
sự truất phế thế lực sầu tham gắn dính trong sự tả tác “trôi dạt” và kết ụ
thành đống mà nhà thơ cận đại như Dominique Fourcade, người làm cho ngôn ngữ trở
nên khô cạn sự ràn rụa trử tình ngỏ hầu có ưu thế năng động và chấn động trên
bình diện thi ca. Trong một thiên khảo luận viết về Rimbaud, ông đã viết:
Sau
ta và trước ta đều không có gì cả. Tất cả
đều ở nơi ta, xung quanh ta. Một động cơ: ngọn lửa, nhưng không chấn động: một
nhịp điệu. Chúng ta không hay biết, nếu chúng ta trèo 1ên, chúng ta sẽ rơi xuống.
Cái đe không hề ở
giữa dĩ vãng và tương lai. Và điều chúng ta sống chớ có gọi là trường hợp hiện
tại. Chúng ta sống trong vô hạn.
Nơi chủ đề trữ tình “xoắn lại” nó
trở thành bất động trong đau khổ ở giữa lời chào gặp nhau và giả biệt.
Dominique Fourcade thay thế bằng một hình ảnh năng động mà người ta phải gọi là
helicoidale: là như cái chong chóng của tàu thủy,cái trục của thi ca đẩy tới,
như cánh hoa hồng trong máy chụp hình, nó tỏ ra niềm nở với tất cả những gì đồng
thời: với tốc độ vĩ đại, nó đóng khung,
soi sáng và phô bày ngay, trước khi đi qua cái khác. Sự tả tác khởi đầu bằng sự
ứ đọng hàng loạt hay từng dảy: nó xuất phát từ chủ nghĩa du mục, kết quả của bản
thảo và những hàng mút mắt cho phép thi nhân tự bảo : “không dĩ vãng và cũng chẳng
có tương lai”, như một động cơ nỗ hay rì rầm đưa ra sự tối đa cái carburation
khí hóa của ngôn từ trên những con đường cắt đứt thời gian.
Khổng Đức (7-2012)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét