(tiếp
theo “con tim nhà thơ”) Khổng Đức dịch
Chớ có coi thường cảm xúc của con người. Vì cảm xúc
của mỗi người chính là thiên tài của nó.(Ch. Baudelaire)
Trong thơ của Baudelaire không đâu là không đề cập
chủ đề con tim, hầu như nó tham dự trực
tiếp vào việc tạo hình của
thi
nhân: “con tim trần trụi”, con tim
Agathe bay bổng, con tim
thiếu
nữ mà Satan đã cài vào cho ai, thì đó là sự tôn thờ của
nỗi
đau, và tình yêu của rách rưới, con tim bị nuốt trửng trong
“Causerie”,
con tim để hối lộ cho nàng thơ (muse venale) hay tim đảng trí vì tiếng xì xầm của
chính nó, vì rì rầm của sóng biển, con tim của “hận thù to lớn và của ước ao đắng
cay”, hay con tim lạnh lùng của trinh bạch tuyết trắng, của sắc đẹp, con tim dễ
kích thích vì khúc ca mùa thu, con tim si mê hay con tim than thở, con tim người
hái nho thủy chung trước sau không biến đổi, say sưa với sự dối trá, con tim kiếm
sự lãng quên và say sưa….
Sự
hiện diện đó là cặn bả trong bài “Spleen et idéal” (sự chán chường và lí tưởng),
phần đầu trong tập Fleurs du Mal, mà căn nhà tình cảm của truyền thống trở
thành cơ quan của chán nản: một sự hư hỏng được đề cao, trước khi định nghĩa của
nó được tộn vào bụng của trường phái Rimbaud…. Con tim sầu thảm ấy bị thú tính
dồn ép và tâm linh ngấu nghiến, là nỗi đau khổ đầy khát vọng, một ngả tư nơi
hóan chuyển và kháng cự lại sự mâu thuẩn. Hoán dụ của nhà thơ, trung tâm và lưu
thông, hầm mộ và đài cao, nó là trụ sở cao quí của quá trình tập trung / bốc
hơi nỗi đau của cái tôi.
Căn
nhà tình cảm lung lay nặng nề và chí thiết, tuy nhiên với Baudelaire là đối tượng
của hoài nghi, ông ta trả nó về cho huyền thoại thiên nhiên mà những nhà lãng mạn
hằng ca tụng. Nhưng với tác giả Ác Hoa (Fleur du Mal) thì ông không tin: Chúng
ta hoài nghi về con người, về lương tri, tâm hồn,linh cảm, với sự thiên nhiên,
ông còn viết trong “quả tim trần trụi” (Mon coeur mis à nu) :
Xây
dựng trên con tim là dại dột
Tất
cả đều bịa đặt, tình yêu và sắc đẹp
Mọi lãng quên lia chúng vào trong giày của nó
Trả lại cho sự vĩnh cữu !
Rõ
ràng là Baudelaire chế nhạo thi nhân Musset và câu thơ nổi tiếng của ông ta:
“Hãy đập vào tim anh, đó là thiên tài”Dưới con mắt của Baudelaire, tác giả
Rolla thuộc trường phái “sầu thảm”- trò hề”. Ông còn gán cho Musset là thứ “gà
chết - bạc nhược “, thậm chí là nhà thơ kém cỏi, hay đểu giả, bất lực hiểu “tác
vụ của giấc mơ thành vật dụng nghệ thuật”.
Và ông còn giáng thêm “Alfred Musset là đàn bà, không có lí thuyết gì, có thể
hiện hữu trong mọi lúc, và luôn luôn là một gả chay lười trong việc biểu lộ vẻ
duyên dáng. Nhưng trong Fleurs du Mal, quả tim - cái tâm tư đau khổ tự chìm
trong tăm tối, nhờ tưởng tượng được phục hoạt.”Bà hoàng khả năng” làm nó sống lại
và phục hưng hình ảnh. Thành thử ông ta trở thành là người vừa là nhà sáng tạo
vừa là người tập họp hình ảnh, ông tuân theo sự chuyên chế của tượng trưng như
là tâm hồn của Emma Bovary (nhân vật
trong tác phẩm của G. Flaubert), người mà Baudelaire chào mừng như là khả
năng cuồng loạn: Sự tưởng tượng, năng khiếu cao cả và chuyên chế thay thế cho tâm hồn, hay ở cái mà người ta gọi
là con tim ở đó lí trí thường thường bị loại trừ…, một thứ nghị lực đột
ngột của hành vi mau lẹ quyết định, dung hợp lí trí thần bí và sự cuồng
nhiệt tình cảm…[ ]khuynh hướng hấp dẫn
vô độ, chế ngự tất cả những phương diện
tục tĩu, xuất phát từ thói tục lường gạt của hương thơm và dầu mỡ.
Tâm hồn của nữ
tính và cái đầu của nam giới như thế có thể thành thi nhân, nó cũng tìm kiếm
chân lí trong sự hóa trang.
Thật vậy, để viết
lách được, nó cần phải đạt đến một thứ lưỡng tính, không có nó thì dù thiên tài
cũng thành chát chúa, cứng rắn, nghệ thuật
như thế là chưa hoàn hảo, một sinh vật không trọn vẹn. Cuộc đối thoại của
Baudelaire với hình tượng của con tim quay ngược xuôi đủ chiều hướng trong ý
nghĩa của vấn đề: con tim là cơ quan tự thấm nhập sự “đau đớn”, tất cả tình cảm
và cảm xúc, nhà thơ như là một con người, nếu nó muốn có thể đi sâu vào mỗi cá
thể, môt con người được hưởng thụ cái ân huệ đặc biệt là am hiểu được mình và
tha nhân.
Chân
dung của nhà thơ quí phái có thể là nhà thơ nữ lạnh lùng và khô khan, sùng bái
nàng thơ bất lực, vì quả tim của nó đã bị nuốt sạch.
Con tim bị nuốt
trửng
Một
trong những ngụ ngôn vững nhất trong huyền thoại là chuyện con tim bị nuốt trửng.
Nó thuộc về nạn nhân của con tim bị tiêu hủy, hay con tim bị ung cấp cho nhân vật
thứ ba tiêu thụ. Như thế Plutarque nhắc lại rằng Titans sáng tạo trái đất đầu
tiên, nó bị con của Dionysos xâm chiếm, chặt xé cơ thể và nấu chín để làm bửa
ăn. Nhưng rồi nhờ sấm sét của thần Zeus hủy diệt trước hi nó xé mổ đến con tim.
Do đó Dionysos có thể tái sinh phục hồi
được là nhờ còn có quả tim.
Ở
Baudelaire, hình ảnh con tim bị súc sinh nuốt mất tìm thấy trong “Causerie”;con
tim tồn tại trong bài thơ này là một hiện tượng lạ. Vì nó bị nuốt đi với tính
cách là cơ quan cảm xú và luôn luôn hiện diện, nhưng giống như một cung điện
điêu tàn, đầy ồn ào hỗn độn. Không còn là nơi riêng tư mà là chốn công cọng,
người ta có thể gọi đó là bản đúc. Sự thân thiết kín đáo đã bị tàn phá do người
ta phải tăng cường hay lấp đầy: là tình yêu.
Trung tâm cao quí của cái tôi (“cung điện”) bây giờ là nơi nhậu nhẹt và
vùng lên khởi nghĩa, một vùng phi trật tự của sự say sưa và điên khùng.
Cùng
hình ảnh ấy được thấytrong“L’Heautontimoroumenos”
Trong
tim tôi chan chứa say sưa
Những
giọt máu thân yêu của em âm vang.
Mối
liên hệ si mê yêu thương tự ý biểu hiện như nữ chiến sĩ cũng được mô tả như sức
mạnh tràn bờ không sao kiểm soát được. Tình yêu bạo hành và cái “ngã” bay lên.
Nó tạo nhữn câu thơ tàn tệ:
Tình
yêu là gì?
Phải chăng là nhu cầu thoát khỏi tự ng
Con người là con vật si mê
Sự si mê chính là tự linh thiêng và tự
thành đồi trụy
Như thế tất cả tình yêu là đồi trụy
Không
nên tham dự vào đó, vì dưới ngòi bút của Baudelaire sự vật trở thành cứu cánh của
tình yêu: tang lễ của thi ca, và cũng là niềm tin? Công việc đào mồ chôn tình cảm được theo đuổi tiếp tục trong tác phẩm của
Rimbaud và Mallarme, điểm cần thiết là nỗ lực tái tạo giá trị và tái lãnh hội,
trong khi Baudelaire đã sử dụng mẫu mực
lãng mạn với những trạng thái ô nhục quá đáng.
Con tim đàng điếm
(prostitue)
Con
tim bị nghiến ngấu (vì ái tình) là con tim đàng điếm.
Baudelaire
vẽ ra hình ảnh nhà thơ là thứ đỉ điếm trinh trắng, đạo diễn cơ thể và dành dụm
con tim, tự bán hết tất cả nhưng không dành cho riêng ai.
Đàng điếm chính là làm cho ô uế; nhưng Baudelaire hiểu rằng làm cho ô uế là hành động
được mặc khải.
Không phải chỉ có sự đau khổ mới thanh khiết, nhưng
nó biến sự thân thiết thành khung cảnh và đường cong chung của thân phận con
người.
Con
tim không còn là quảng không dành cho một chủ thể tự phàn nàn về sự khốn khó
đăc biệt, nhưng là môi trường của sự tìm tòi tập thể. Người ta có thể nói, nó tự
bê tha một cách có ý thức, hay là vì lý do nhiêm vụ thiện chí, với tư cách của
Chúa nó gánh chịu những tôi lỗi của thế giới. Nhà thơ mang nỗi đau gấp đôi khi bị Thượng Đế từ bỏ. Đức con cặn bả
của Ngài. Nó không công bố là Thánh địa cũng không đánh thức sự Sáng thế, nó
hành động âm thầm và mờ nhạt. Không
là gì hết, nó ghi lại trạng thái sự kiện bằng thi ca của nó.
Con tim hút máu
(ma cà rồng)
Nhà
thơ tự mình đi đến chỗ ngốn ngấu chính tim mình.
Tôi như một họa sĩ của Đấng tối cao ngạo
mạn
Kết
tội sự vẽ vời, chao ôi,những bóng tối
Ở đó như người làm bếp với món ngon sầu
não
Tôi tạo tim tôi thành nóng hổi rồi ăn
nhai nướt nó
Trong
bài “Heautontimoroumenos” Baudelaire tự vẽ chân dung gả đao phủ của mình: “Tim
tôi thành con ma rồng” Con ma cà rồng của tự ngã, nó ẩn dụ hóa sự chia xé vai
trò chủ thể huynh đệ tương tàn, cũng như diễn dịch hành động bạo tàn là do lí tính bài bác tình cảm. Nghị lực của
nhà thơ tự tê liệt, trong khi máu huyết
của nó rời bỏ nó hay tê cóng lại. Mất cả sự hành động táo bạo, nó tự biến đổi
thành gả công tử minh mẩn và thất vọng. Như vầng thái dương của thế kỷ chìm lặng, quả tim của
phái Baudelaire bị thổ huyết. Thành thử nhà thơ vội vã than vản: “Đều là máu của
tôi, thứ độc dược đen tối”. Cái mật đen đúa của mực đen thay thế cho dòng máu đỏ.
Tả tác dàn trải ra, và chiến đấu với bầu khí ảm đạm. Tả tác không đem lại cho
quả tim một lối thoát, cũng không ban cho nó một lời qn ủi; nó đùa giởn táo bạo,
nó ngược đải và hành hạ quả tim, nó cưỡng bức con tim phải chịu hình phạt, ngỏ
hầu để ngắt hái cho được bông hoa đau khổ.
Con tim bị gặm
nhắm
Sự
biến đổi của con tim bị ngấu nghiến là quả tim bị câu thơ gặm nhắm, như xác chết.
Tiếng hát tức khắc thành lở loét (chant=chancre) và câu thơ là thứ kí sinh
trùng độc hại.
Đó
là con tim hiện đại: nỗi chán đời gặm nhắm, sự nhục nhã, hối hận, ấm ức, buồn
chán nén ép, đạt đến ‘cái ác kì diệu”, phân tán trong bóng tối thù hằn là thời
gian. Đó là con tim bệnh hoạn, như tự thân những cánh hoa. Đó là quả “tim ung
thư” bị tình yêu ngốn ngấu như vết lở loét. Quả tim của Baudelaire đấy những lỗ
hổng, và chính vì vậy nó không thể nào trở thành con mắt hay của sổ, công cụ thị
giác có khả năng đạt đến sự chân thiết ẩn dấu của đồng loại, cũng như hé mở đến
chốn xa xôi. Từ vết lở lóet, nó đề xuất được một thứ ảo giác. Từ sự lầm lẫn về
tình cảm, nó rút ra được lòng trắc ẩn. Chính là do cái xú ác gặm nhắm mà nó có
thể biến dạng, như quả tim đồi trụy của Thượng Đế,”ự dự trử công cọng,tình yêu
vô cùng vô tận”. Quả tim yêu thương bị lủng
và rè: âm vang cảm xúc theo dây đàn.
Con tim là mục
tiêu và con tim không hài hòa
Khi
nó tự bảo trì như trung tân ngờ vực của con người, quả tim ấy là tiêu chuẩn của
đường nét đầu độc và hối hận. Nhưng đau khổ biến động “như cắm vào đấy những
mũi tên”. Nơi đây tự tìm thấy vừa là hình ảnh con tim đồi trụy với những mũi
tên tai nạn của tình yêu, và hóa thân bộ mặt nhà thơ thành đấng cứu thế hay
thánh Sebastien. Baudelaire tự vẽ chân dung nhà thơ với quả tim bị xuyên thủng
đẩm máu me chỉ òn nhỏ giọt, không còn động đậy, trở thành như công cụ hết điều
hòa, một ây đàn tồi tệ.
Quả
tim ấy vang lên một thứ âm thanh rò rè tồi tệ, hay như tiếng trống bị lũng, vì
nó chỉ còn vang lên âm điệu của tử thần:
Tim
tôi như cái trống rách lủng
Vang lên những âm điệu tóc tang
Trong
bài “con mèo”,ông tò mò phát sinh ra tiếng kêu ‘meo meo” của con vật vui đùa với
quả tim tồi tệ như một công cụ. Tức nó không phải à thứ âm nhạc làm lay động,
mà là tiếng kêu vang danh của loài sinh
vật vừa than vản, vừa lả lơi mà thấm thía hoàn hảo;
Không,
nó không phải là archet gặm nhắm
Trên tim tôi, một công cụ hoàn hảo
Và huy hoàng ngân lên trên giây tơ rung
động.
Cái
âm thanh kêu réo của con mèo còn rung vang hơn cái ngôn ngữ ngụ ý gốc gác của
tơ lòng. Như vậy quả tim trở thành giây
thần kinh của cây đàn tồi tệ. Điều đó nó tùy theo trò chơi của từ nguyên
la-tinh (cors, cordis) hay hiểu theo sự đồng âm là “corde”; nó tự tạo thành một
thứ mạng lưới thường là theo nhịp vần điệu, giữa sự nối liền của giây, sự bất
hài hòa và quả tim. Tất cả là chủ đề của “bất hài hòa” tự phát triển xung quanh
con tim, không có khả năng đi đến sự nối liền, sự si mê ( hay hiểu là sự thân
thiết) như trả về cho ấm thanh chính đáng. Căn nhà tình cảm ấy cống hiến cho sự
đau khổ của định mệnh vô cảm xúc vừa chịu đựng vừa thủ thách, lặp đi lặp lại suốt
trong tác phẩm Ác Hoa (les fleurs du mal) với sữ khẩn khoản dũ dội, nó là hình
thái nghịch lí của lòng trắc ẩn nơi Baudelaire.
Con tim không cảm
xúc
Con tim của mùa đông băng tuyết dự báo “Thu
ca” là một “khối đỏ hồng và đông cứng’. Nó run rẩy trong lồng ngực con người, với
âm điệu vẻ đẹp của con tim băng tuyết. Cơ quan ấm áp của con người, của sự thân
thiết thành khẩn được lãnh hội do sự băng tuyết. Vì thế mà Baudelaire viết cho
Laclos; “ Nếu nó đốt cháy. Chính vì chất liệu
băng giá”(thật ra nó giống như trạng thái
“tĩnh”trong mỹ học Đông phương-Lời người dịch:LND).
Trong
bài “Obsession” (phiền não) chính là giấc ngủ, nó được coi như hình thức vô cảm
xúc cứu trợ cho con tim u uất và giận dỗi :
Em
hãy từ bỏ nó trong tim tôi
Ngủ đi, giấc ngủ của dã thú.
Sự
tìm kiếm tính vô cảm xúc hiển nhiên đưa
tối hình ảnh của con tim sắt đá, nhưng được điều trị trong trạng thái thanh thản
vui thích (La Beatrice), mà cái cơ quan cảm xúc thành môi trường, ở đó nhà thơ
mài dủa con dao của tư tưởng, tức là trong cơn bình thường thì mũi dao nhọn ấy
đâm sâu:
Trong những mảnh
đất khô cằn tàn tạ đầy đá sỏi không có
ngọn cỏ xanh
Như một hôm tôi
tự chìm đắm trong thiên nhiên
Và tư tưởng của
tôi
như tình cũ langthang
Từ từ tôi lưởi
dao nhọn vào tim
Tôi sống trong
tâm trạng nóng cháy của trưa hè chìm sâu trong đấu óc
Một tảng mây đen
tối và đồ sộ của cơn bảo tố
Ai dẫn một bầy cừu
quỉ quái hư hỏng
Giống như gả lùn
hung ác và tò mò.
Đâm
sâu vao tim lưởi dao nhọn của tư tưởng, với ân huệ của giấc mộng mơ hồ trong một
không gian hoang vu, chính đo là một thứ tri tuệ mẫn nhuệ ta8g cường tri thức
do tình cảm lấm lạc. cái dao cùn nhụt: nó hiền từ hóa, nó thành mềm mại, tinh
thần như mất đi, và ngọn bút thành sắc bén. Ngược lại, sự vô cảm giác trở thành
nguyên lí của tri thức.
Con tim như vực thẳm
Đào
sâu như vậy con tim trở thành một hang sâu thăm thẳm vô tận, trong đó nó ẩn
tàng một ngọn lửa âm u. Cái Thiện không đổ đầy, nó rêu rao cái Ác vì tự nó duy trì cái địa ngục. với chiều
sâu đen tối. Đó là quả tim của tội ác, chứa đầy thú tính. Một quả tim ở đó sự
ganh ghét trải ra chiếm vị trí tìh cảm bất khả thi. Một quả tim bị gặm nhắm trở
nên đa đoan và nó tạo nhịp điệu dễ dãi vối tính cách mềm mại để trở thành ngôn từ của con tim.
Chính
đó là cơ quan đen tối buồn thảm, căn phòng tang lễ của một chủ thể-hầm mộ, một
huyệt mộ nhỏ, kẻ mang lời nguyền rủa và tang tóc :
Khu rừngvĩ
đại, ngươi làmta sợ hải như những giáo đường
Ngươi gào thét
như cây đờn orgue,và trong những con tim khả ố
Gian phòng tang
lễ vĩ đại, ở đó vang lên những hơi thở khò khè già nua
tượng. bên ngoài và bên trong đều là bả mồi của
một cơn choáng váng. Dường như chúng tự
chung nhau đào hố vào quả tim, trong
nguyên nhân nào đó không thể thiết lập nơi cư trú.
“De
profondis clamavi” tiếng kêu la thảm thiết” là nhan đề bài thơ của
Baudelaire, nơi đó quả tim tự nó rơi xuống hố thẳm :
Tôi
kêu gọi tình yêu của em, người độc nhất tôi yêu
Từ hố thẳm đen tồi tim tôi rơi vào nơi
ấy
Nhưng
trong quả tim đầy chất liệu u ám ấy, thi ca lại đào ra một khoảng trống và kín
đáo: một cái tổ sáng sủa. Quả tim là đối tượng của hành vi đào xới trong bài gởi
cho Madone :
Một bàn thờ dưới đất sâu trong cái đáy của
nỗi thống
khổ tôi
Và đào một góc đen tối nhất trong tim tôi
Xa cách dục vọng trần thế với cái nhìn nhạo
báng
Một tổ ấm, một bầu trời xanh, và những giác
vàng điểm tô
Ở đó em
đứng, một thần tượng đầy kinh ngạc.
Chính
đó là hoạt dộng thành thơ, nó tìm thấy trong sự lực chọn chăm chỉ , kín đáo,
cách biệt, bao hàm sự quay lưng lại với cuộc đời, và di tản vào vùng tối tăm để
tạo ra ở đấy ánh sáng và bầu trời xanh. Đó là hoạt động của nhà thơ trong sự bí
mật. Hoạt động để có thể thấy được cái trong sâu xa hông thể thấy. Tương tợ như
một bản khắc đồng.
Cùng
chủ đề tìm thấy trong bài “phong cảnh” ở đó nhà thơ tái sáng tạo mùa hè từ cái
nền của mùa đông:
Và khi mùa đông đến với tuyết trắng đều đều
Tôi sẽ đóng tất cả cửa lón nhỏ
Để tự thiếtlập một
cung điện thần tiên của tôi trong đêm tối
Rồi ta tưởng tượng
đến những chân trời xa xanh
Những khu vườn ,
những vòi nước trắng nuột như khóc lóc
Những nụ hôn, tiếng
chim hót líu lo sớm chiều
Và tất cả những
gì mà Idylle có trong thời son trẻ
Bạo động, bảo tố
đập vào cửa của tôi một cách vô ích
Không đủ cho tôi
ngững đầu lên khỏi hộc bàn tôi
Vì tôi đang chìm
đắm trong cơn khoài trá
Khơi gợi mùa
xuân với ý chí
Kéo lôi ánh thái
dương trong tim tôi và tạo ra
Một bầu khí ấm
áp trong những tư tưởng nóng sốt
Vậy
tả tác chính là “lôi kéo ánh dương” từ trong tim thi nhân. Tạo ánh sang trong
bóng tối, hay tỉa rút cái đẹp trong cái
xấu, thay thế cả vũ trụ và một bầu khí khác. Chính đó là rào lại để mở ra.
Chính là bước xuống chiều sâu của hầm mộ của quả tim để tạo lập ra một thế giới.
Tả tác chính là chiếm cứ không gian và thời gian quay lại, tất cả như quả tim
Baudelaire không thể áp sát được tình yêu, mà chỉ xuyên qua trạng thái hờn giận và luôn luôn tì dựa vào sự
chống đối sự dạt dào tình cảm.
Bài
thơ “ cuộc hành trình ở Cythese” mô ta3 quả tim –con chim cất cánh bay khinh
khoái :
Quả
tim tôi như con chim bay nhảy đầy vui thích
Và tự do lượn quanh những giây thừng
Như con tàu chạy dưới bầu trời không mây
Như một vị thiên
thần say sưa dưới vầng dương sánglạn
Nhưng
cái hạnh phúc giới hạn ấy kéo dài chẳng được bao lâu. Người ta khám phá được gì
trên hòn đảo khoái lạc của tình yêu, “ Eldorado”(xứ giàu có đầy vàng của Mỹ)phàm tục của trẻ thơ già nua hiến dâng
cho “lễ nghi của quả tim” và của những “nhịp thơ dài của quả tim tôn sùng” nếu
là một vùng hoang vu, “một vùng đất gầy guộc”, một sa mạc sỏi đá nhiễu loạn do
những tiếng reo hò chua chát, trên đó chễm chệ một ngôi đền dùng để treo cổ, đu
đưa như một cây tùng. Giây thòng lọng ấy gia tăng gấp đôi sự thối tha củ thi thể,
bị thiêu hủy bởi bầy quạ:
Những con chim
quái ác đậu trên thức ăn của nó
Hủy diệt với tính
điên khùng một thi thể đã nát rệu rã
Mỗi con như một
công cụ dựng đứng với cái mỏ dơ tởm
Đầy máu me trong
các khóe cạnh của xác chết
Mắt chúng là hai
lổ sau và bụng phìh lên
Những ruột rà chảy
xệ xuống đùi vế
Và những đao phủ
ngậm đầy sự khoái trá ghê tởm
Nuốt trửng từng
miếng trong miệng khủng khiếp
Một
ẩn dụ theo đuổi một ẩn dụ khác. Từ quả
tim bay bổng của con chim trắng tự thay
thế là con chim đen của tội lỗi, như từ
vị thiên thần treo cổ tự hóa thân thành
chim hải âu (lại là chim hải âu đen), tùy theo cái cơ cấu logic tiếp hợp ẩn dụ.Với
giấc mộng của con tim tiếp nhận, tự thay thế thân phận của giây thừng, cái chân
dung của nhà thơ, trụy lạc thất thế treo cổ lại đổi mới thành ra kẻ vũ đạo bằng
giây, nghỉa là một người không ở dưới thấp mà cũng chẳng trên cao. Dưới đất một
bày thú bốn chân ganh tị xoay quanh, ngưỡng
mỏ lên sẵn sàng ngấu nghiến. Tren trời có Thượng Đế và nhũng thiên thần. Giây
thòng lọng của Cythere, như là nhà thơ,
vì tình yêu bị đóng đinh lên thập giá :
Cư
dân của Cythere(một hòn đảo của Ai Cập), con của
Trời khá đẹp
Em im lặng trong đau khổ với lời nhục mạ
Chuộc tội với những nghi lễ ô uế
Và nhũng tội lỗi không cho chôn cất rong
hầm mộ
Mà phải treo cổ, nỗi đau của em đều là của
tôi!
Theo
ngôn từ của quá trình đồng nhất hóa, bài
thơ tự đóng bằng khóa lại: nó hướng về với
hạnh phúc và đơn vị ảo ảnh
của
sự khởi thủy để chối bỏ chính xác, bỏ lại trò chơi bằng hình ảnh hai lần của quả
tim chủ thể và sự kì lạ tuyệt đối của lòng vũ trụ:
-
Bầu trời đầy hấp
dẫn, biển cả khắn khít
Với
tôi tất cả đều đen tối và rướm máu từ đây
Chao
ôi! Tôi đang sở hữu, như tấm vải liệm dày
Quả
tim bao trùm trrong phúng dụ đó
Trong hòn đảo của
giai nhân, tôi không bao giờ đứng thẳng
Tương trưng là
giá treo cổ, ở đó lơ lửng hình ảnh của tôi
-Ôi! Thương Đế!
Ban cho tôi sứ mênh và lòng can đảm
Để ngắm không
chán tim tôi cũng như cơ thể tôi!
Sự
phúng thich trả về trực tiếp cái quá trình của biểu tượng mà sự tả tác hoàn
thành. Sự tả tác cho phép con tim tìm được chỗ tị nạn (cryte – giáo đường nơi hầm
mộ) hay nơi trốn thoát, cũng là chốn nói năng, sự nói năng khác, do hình ảnh dẫn
dắt đến sự sắp đặt, những hình tượng nặng nề ý nghĩa, số mệnh thảm sầu> Những hình tượng ở đó tập hợp tất cả những hình ảnh. Đến đó dừng lại
tự kinh ngạc là trở thành cứng đờ như đá.
Sự
tả tác là cái thòng lọng tượng trưng ở đó treo lên hình ảnh của nhà thơ. Chỉ có
tính từ bi (thiêng liêng) có thể giúp nó ngắm mãi không chán quả tim và cơ thể thực
tại của nó : Sự tả tác duy trì trong số
những giả tưởng, nó không tự cứu, nhưng giữ lại lời chuộc tội, một trong giữa
hai cái bất diệt đời đời, gắn liền vào đấy sợi giây thòng lọng thực tế nó là những
câu thơ….
Con tim phù chú
Con
tim của thần điểu Agathe trong “Moesta và errabunda” khao kha1tnbay về hướng
thiên đàng của tình yêu trẻ thơ :
Hãynói
với tôi, đôi khi tim embay bổng phải không Agathe
Xa cách cái đại dương đen đúa của thành phố bất
động
Về một đại dương khác, ở đó bùng nổ sự hoa lệ
xanh, sáng, sâu xa như sự trinh trắng
Con
tim trở thành cơ quan khao khát lí tưởng. quả tim con chim là quả tim của mạch
máu. Mỗi lần thực hiện sự thay thế,hay nhờ nó mà đại dương đen tối thành đại
dương xanh, từ thế sự ô trọc thành trinh trắng. Nhưng cái không gian trắng
ttrong hằng mơ tưởng không cách xa lắm:
Mang cho tôi gon tàu! Mang lại cho tôi con tàu
hộ tống…
Cách xa! Cách xa! đây là bùn lầy tạo thành nước
mắt chúng ta!
Phải chăng đôi khi chính xác là nổi buồn Agat
Hãy nói: xa đi
những sámhối, những tôi lỗi, những đau đớn
Mang lại
cho tôi, gon tàu, mang lại con tàu hộ tống.
Xuyên
qua con tim thi nhân nói cái khác. Ở đây chính là chân dung nhà thơ có con tim
phù chú (d’Agathe) nó tương đồng với tên cũ của bà vợ. Sự khao khát điều thiện,
hạnh phúc và cái đẹp không thể tạo ra trực tiếp, hình ảnh chỉ thực hiện trong khoảng cách xa.
Tim
của Baudelaire chỉ đập và khoái thích nvo71i dĩ vãng. Chính đó là con tim mà nhịp
đập dường như rút gọn về trạng thái nhớ lại cách mơ hồ. Nó tự hạ thấp và hòa giải trong sự tiếp cận với phần mộ:
Chúng ta có những cái giường đầy mùi hương
nhẹ nhàng
Những divan sâu rộng như những nấm mộ
Và trên những tầng kệ đầy hoa lạ
Vây quanh chúng ta dưới những bầu trời tráng
lệ.
Tranh nhau dùng những hơi ấm áp cuối cùng
Hai quả tim chúng tôi sẽ là hai ngọn đuốc to
lớn
Nó phản chiếu hai luồng ánh sáng
Trong hai trí tuệ chúng tôi, những cái gương
sinh đôi.
Con tim phơi trần
Edgar
Poe nhì thấy quả tim phơi trần trong thực tại là một sự thử thách tuyệt đối do
nhà văn tung ra và không một aico1 thể nâng đở. Quyển sách này,ông ta khẳng định,
không mo65tai có thể viết về nó, dù rằng nó ước ao. Tờ giấy uốn cong và tự tiêu
thụ ít tiếp xúc với ngòi bút sục sôi. Ý định của Baudelaire viết tác phẩm “con
tim trần trụi” của tôi xuất hiện lần đầu
trong bức thư gởi cho bà Aupick ngày 1-4-1861.
Tôi
mơ màng một quyển sách vĩ đại từ hai năm nay:
Tim tôi phơi trần, và ở đó tôi chồng chất
tất cả nỗi
giận hờn của tôi. Chao ôi! nếu điều đó không bao giờ
ra đời, những lời sám hối của J.J. sẽ
hiển hiện xanh
xao. Em thấy đó tôi còn mãi giấc mơ.
Sự
phơi trần toàn vẹn con tim là niềm “đam mê chính xác của trí óc tôi”, ông nói
thêm như vậy trong bức thư ngày 3-6-1863. Với cái công thức đầy hứng thú trong đó ông đặt cái chìa khóa của công
trình: không phải ý tưởng của con tim,
nhưng là con tim được lột trần bằng tư tưởng, con tim ban cho lưởi dao mổ xẻ sự
phê bình, và trở thành điểm khảo sát sự
đắng cay ( tôi sẽ chồng chất tất cả sự nổi giận của tôi. Con tim phơi trần của
tôi phác họa chân dung nhà thơ với những nỗi đắng cay và giận hờn:
Này đúng là quyển sách từng mơ tưởng sẽ
là quyển sách của giận hờn. Chắc chắn mẹ tôi và ông cha ghẻ của tôi sẽ kính nể
nó.hưng tất cả sự kể lể sự học hành của tôi, cách thức mà tôi chế tác những ý
tưởng, những tình cảm, tôi muốn tạo ra mãi mãi sự cảm xúc mà tôi tự cảm thấy khác lạ với thế giới và sự
thờ phượng của họ.Tôi quay lại chống toàn thể nước Pháp, cái thực tại tài
năng đầy sự phóng túng của tôi. Tôi có một
nhu cầu trả thù như một con người lao động mệt mõi cần tắm rửa.
Phơi
trần sự quan sát không phải là những tình cảm chí thiết đối với sự cảm xúc thời
đại. Chính là cách thế lột trần toàn thể nước Pháp, để thấy thân phận con người
trong toàn cảnh của nó, phơi trần tất cả nỗi đau mà nó có thể khơi gợi chồng chất những giận hờn, chính là
tiết lộ những tức tối sinh ra không chịu nổi, nó là thứ cầm thú, bạo lực, xấu
xa và bất công….”Tim tôi phơi trần”, đặt chữ “Tôi” cách ra, đưa nó trong
thân phận nội tại con người. Sự đày ải
đó không phải là bẻ gảy mà là cách thế tham dự vào sự tàn tệ, phán đoán để biết
được thời đại, đồng bào, nỗi đau khổ tàn
nhẫn. Sự căm thù ở trong nguyên lí nhận thức.
(Từ11-5-2011–18-2-2013)
Khổng
Đức dịch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét