Thần
tứ là một khái niệm quan trọng trong tư
tưởng văn nghệ của Trung quốc cổ đại, được hình thành vào thời Lục triều với
tác phẩm Văn Tâm Điêu Long của Lưu Hiệp, ông dành một thiên để thảo luận về vấn
đề Thần tứ. Vào đề của thiên này, Lưu Hiệp mượn ngay lời của Trang Tử :”Hình tại giang hải chi thượng, tâm tồn Ngụy
khuyết chi hạ”. Nghĩa là : Hình hài có thể ở trên sông trên biển, nhưng tâm
hồn lại gởi ở nơi cung khuyết; dùng để làm sáng tỏ ý nghĩa của Thần Tứ. Tức là
nhân tâm có thể đột phá sự giới hạn của cảnh vật ở trước mắt mà vượt đến một
cảnh giới xa xôi hơn; nên ở trong ý tứ của văn, cái thần của nó rất cao xa ( văn chi tứ dã, kỳ thần viễn hỉ). Nói
chung, trong việc cấu tứ để sáng tạo nghệ thuật, tác gia nghệ thuật gia không
phải nô lệ với cảnh vật ở trước mắt, đó là Thần tứ, chúng ta hảy đọc thêm một
đoạn trong VTĐL cho rõ hơn ; …cố tư lý vi
diệu, thần dữ vật du.
Phù thần tứ phương viễn, vạn đồ cánh minh, quy cũ hư
vị, khắc lũ vô hình, đăng sơn tắc tình mãn ư sơn, quán hải tắc ý dật vu hải,
ngã tài chi đa thiểu tương dữ phong vân nhi tịnh ngự hỉ. Nghĩa là: nguyên
lý của sự tưởng tượng trở thành vi diệu, vì tinh thần như cùng với sự vật rong
chơi. Khi mà trí tưởng tượng hoạt động, hàng vạn cảnh tượng xô đẩy nhau hiện ra
trước mắt ta. Lúc bấy giờ những quy tắc hướng dẫn trở thành vô vị, tác gia thả
mình trôi theo đà lôi kéo của trí tưởng tượng; nên khi ngao du ở núi thì tình
cảm tràn ngập hình ảnh của núi non, nếu đến biển thì ý tưởng tràn đầy cảnh biển
nước bao la. Tài năng của ta có được bao nhiêu thì cứ theo mây gió mà du nhập
vào cảnh trí đó.
Theo ý chúng
tôi, toàn thiên giảng về Thần tứ, chỉ có mấy câu vừa nêu là tinh xác và thích
đáng nhất. Cái gọi là Thần tứ, thông thường người ta hay giảng giải đó là nghệ
thuật tưởng tượng. Nhưng giữa sự tưởng tượng nghệ thuật với tưởng tượng thông
thường khác nhau; sự tưởng tượng thông thường mỗi khi phát huy ra hình thành
một thứ “liên tưởng”, là từ sự vật này nghĩ đến sự vật khác. Thứ liên tưởng ấy
chung quy vẫn dừng lại ở sự vật cụ thể, vốn là từ vật này đạt đến vật kia,
trong liên tưởng không có cái gì là thần cả. Cái Thần tứ trong VTĐL là một khái
niệm chuẩn xác tạo thành sự khác biệt giữa một nghệ thuật gia và người thợ.
Người thợ trước khi làm một đồ vật cũng cấu tứ, nhưng cái hướng cấu tứ của người thợ không giống như cách cấu
tứ của nghệ thuật gia. Người thợ muốn chế tạo một sản phẩm công nghệ, thì sản
phẩm ấy tất phải có một công dụng, do đó nó thuộc về một khái niệm, nên nói người
thợ cấu tứ, thực ra đó là một thứ hình tượng của khái niệm. Nghệ thuật sáng tác
không phải là một thứ hình tượng của khái niệm; nó là hình tượng của một thứ
ngoại vật được tình cảm sinh tồn ngưng tụ lại và tái thể hiện (tình cảm sinh tồn là biểu thị ý nghĩa tồn tại của tình cảm con
người); cho nên mới gọi là “tư lý vi
diệu, thần dữ vật du”. Đó là cách cấu tứ khác biệt giữa nghệ thuật gia và người thợ. Vậy Thần ở
đây là gì? Chính là sự tái thể nghiệm tình cảm sinh tồn. Tình cảm sinh tồn xuất
phát từ tình cảnh thực tế, rồi tình cảnh thực tế đó lại siêu việt; nên nói là
hình hài ở một nơi tâm hồn ở một ngả (hình
tại giang hải, tâm tồn ngụy khuyết) tức là chỉ cái tâm đạt đến tính tồn tại
siêu việt. Nhưng cái tính tồn tại siêu việt ấy không sao nắm bắt được, vì nó
không phải là sự vật thực tế, tuy nhiên trong tác phẩm nghệ thuật lại cần phải
nắm bắt cho được sự vật tồn tại đó. Như vậy nơi vật tính tồn tại làm sao xử lý
cho tình cảm sinh tồn tái thể hiện được? Hoặc làm sao sai sử cái Thần đây? Đó
chính là chỗ hướng về của Thần Tứ.
Trước tiên chúng
ta phải phân biệt khu vực thị giác nội tại của khái niệm khác với khu vực thị
giác ngoại tại của tác phẩm. Bình thường
tác phẩm nghê thuật đều mở ra cảnh giới thị giác nội tại, cảnh giới thị
giác ngoại tại của tác phẩm đều là hữu hình, như vẽ cảnh sơn thủy là vẽ những
vật hữu hình. Nhưng khi thần tứ xuất phát nhân trạng thái “dữ vật du” tự nhiên
thành vấn đề “cánh minh”, các thứ hình tượng sự vật theo với trí tưởng tượng mà
ùa đến, khiến nghệ thuật gia lần đầu tiên không biết xoay xở ra sao. Nhưng vì
thần tứ là sự tưởng tượng nghệ thuật, về phương hướng của nó không phải là vật
tượng hữu hình mà là sự thu xếp của Thần, cho nên nghệ thuật gia mới đem các
vật tượng hữu hình “biến nó thành hư vị” hay “thả hồn trôi theo trí tưởng tượng
vô hình”. Nhưng vô hình và hư vị là cái gì? Nó là sự vật không hư huyển mà như
hư huyển, đúng là nó thuộc lãnh vực thị giác nội tại, nó là chỗ cư trú của Thần.
do đó chúng ta có thể thấy tư tưởng văn nghệ cổ đại của Trung Quốc đối với việc
cấu tạo lãnh vực thị giác nội tại trong tác phẩm không những biết sớm, mà còn
đặt nặng cái thuyết “vô hình” và “hư vị”.
Văn Tâm Điêu Long
biểu hiện cái cảnh giới kinh nghiệm thẩm mỹ của dân tộc, nội dung và khái niệm
của nó không thể đơn giản đem so sánh với khái niệm lý luận mỹ học cận đại của Tây
phương . Khi nó dùng thần tứ để chi cho bản chất sáng tác nghệ thuật thành ra
“hư vị”, “vô hình”; hiển nhiên không nói sáng tác nghệ thuật là đem các lý niệm
thu hoạch được đặt vào quá trình của hình tượng cảm tính.
Nếu chúng ta lại truy vấn thêm nữa: cái
động lực của Thần tứ từ đâu mà có? VTĐL vẫn có cách giải thích trong lời “Tán”
là “ Thần dụng tượng thông, tình biến sở
dụng” Nghĩa là: tinh thần và hình tượng vật giới thông với nhau, cho nên
tình cảm có sự biến hóa. Chúng ta thường
kinh ngạc và ca tụng tính độc sáng của tác phẩm nghệ thuật, sức tưởng tượng của
nghệ thuật gia là tuyệt vời. nhưng với Lưu Hiệp thì đó là kết quả của “ Thần
dụng tượng thông”, mà thần dụng tượng thông là “ tình biến”, do tác giả tích lủy thai nghén mà thành. Nhưng sao lại
gọi là
”Tình biến”? Theo sự lý giải của học giả Vương Đức Phong là chỉ cho tình cảm thăng hoa; tức là từ tình cảm hằng ngày mà đạt đến tính siêu việt của tình cảm sinh tồn. Tác phẩm nghệ thuật vĩ đại không phải là mô phỏng theo tác phẩm đã có từ trước mà phải là mang tính độc sáng có sức gây cảm cho mọi người. Chúng ta vừa ca tụng tính độc sáng của sức tưởng tượng nghệ thuật, nhưng động lực của sức tưởng tượng ấy là cái gì? Lưu Hiệp nói: “ Đăng sơn tắc tình mãn vu sơn, quá hải tắc ý dật vu hải”. Nghệ thuật gia nhìn thế giới như vậy, họ cũng không sao thoát khỏi tình cảm khi nhìn sự vật, sức tưởng tượng của tính sáng tạo vốn bắt nguồn từ tình cảm thâm trầm, bồng bột sôi nổi, chứ không phải do kỷ xảo cao minh. Thi nhân đời Đường là Sầm Tham có bài thơ tả cảnh phong tuyết ở biên tái :
”Tình biến”? Theo sự lý giải của học giả Vương Đức Phong là chỉ cho tình cảm thăng hoa; tức là từ tình cảm hằng ngày mà đạt đến tính siêu việt của tình cảm sinh tồn. Tác phẩm nghệ thuật vĩ đại không phải là mô phỏng theo tác phẩm đã có từ trước mà phải là mang tính độc sáng có sức gây cảm cho mọi người. Chúng ta vừa ca tụng tính độc sáng của sức tưởng tượng nghệ thuật, nhưng động lực của sức tưởng tượng ấy là cái gì? Lưu Hiệp nói: “ Đăng sơn tắc tình mãn vu sơn, quá hải tắc ý dật vu hải”. Nghệ thuật gia nhìn thế giới như vậy, họ cũng không sao thoát khỏi tình cảm khi nhìn sự vật, sức tưởng tượng của tính sáng tạo vốn bắt nguồn từ tình cảm thâm trầm, bồng bột sôi nổi, chứ không phải do kỷ xảo cao minh. Thi nhân đời Đường là Sầm Tham có bài thơ tả cảnh phong tuyết ở biên tái :
Bắc
phong quyển địa bạch thảo chiết
Hồ thiên bát nguyệt tức phi tuyết
Hốt như nhất dạ
xuân phong lai
Thiên thụ vạn thụ
lê hoa khai
Tạm
dịch:
Gió
Bắc đưa về cỏ xác xơ,
Đất Hồ tháng tám tuyết
phăng tơ.
Một đêm chợt gió xuân mang
lại,
Ngàn vạn cây đầy hoa trắng
phô.
Sức
tưởng tượng trong bài thơ quá tuyệt, vậy do đâu mà Sấm Tham viết được
những câu thơ đó? Phải chăng cuộc sống ở biên tái đã khiến cho nhà thơ thể
nghiệm được những tình cảm cực kỳ sâu sắc. Cuộc đời binh nghiệp ở biên tái miền
Bắc đầy kham khổ cô đơn, đã khiến nhà thơ bao lần tưởng nhớ đến quê nhà ở phương
nam, nỗi nhớ thương tích lủy thành một thứ tình cảm thâm trầm, đến nổi nhìn tuyết
bay bám vào cây cối mà tưởng là hoa lê nở đầy. Hai câu cuối như lời ở miệng
thốt ra thật tự nhiên, thật ra nếu không có tình cảm thâm sâu thì không sao có
được ý thơ thanh thoát nhẹ nhàng như vậy. Nghệ thuật cấu tứ xảo diệu không phải
do tâm thức đầy kỷ xảo, mà chính là tình cảm thâm hậu của nghệ thuật gia. Cho
nên trong khái niệm “thiên tài nghệ thuật” có nội hàm chủ yếu là Thần tứ. Tình cảm sinh tồn của nghệ thuật gia là
sự lãnh hội đối với tính tồn tại siêu việt, cho nên cái tứ của họ có thần. Bình
thường chúng ta có lẻ cũng đa sầu thiện cảm; nhưng nếu thứ đa sầu thiện cảm ấy
chỉ câu nệ vào nôi dung tính đối tượng của bản thân tình cảm ,thì nỗi sầu cảm ấy
không thể nào thành tư liệu của nghệ thuật, cơ sở của thần tứ. Một nhà văn có
thể tả
những bộ mặt của cuộc sống con người, có thể tả được cuộc sống của những
con người thuộc các giai tằng xã hội khác nhau. Nhưng văn học gia không thể nào
tự thân mình thể nghiệm được sự sinh hoạt của các sắc dân trong xã hội. Thế mà
trong Hồng Lâu Mộng mô tả hơn 500 nhân vật, thân phận của họ thuộc các giai
tằng xã hội khác nhau, cảnh ngộ khác nhau…Nhưng tất cả đều do một cây bút của
Tào Tuyết Cần mô tả. Ông không thể nào từng trải qua nhiều phương diện sinh
sống như thế, từng gặp nhiều cảnh ngộ… Cuộc sống của một con người vốn hữu hạn,
phạm vi sinh hoạt cũng có giới hạn…Nhưng sự hạn hẹp đó không thể cản trở sự
hiểu biết, sự lãnh hội rộng rãi về cuộc sống của con người; chỉ cần người ấy (tác
gia) thực sự đặt mình trong sự sinh hoạt đó, đồng thời cùng với sự sinh hoạt có
liên quan, có yêu thương, kết hôn, sinh con cái nuôi dưỡng, đặt kế họach mưu
sinh, hoặc trải qua những biến cố cùng thông, quí tiện, mà tính linh nó bị xúc
động, rồi dựa vào sức tưởng tượng của tính linh, (tính linh là năng lực tâm trí tối cao của con người), tất có thể
suy kỷ cập nhân, cảm như đồng thân chịu đựng, thậm chí như nhập vào những cảnh
ngộ chi tiết càng thâm thiết…Số là vì lòng người vốn dễ thông cảm với nhau.
Trong tình cảm của con người vốn có yếu tố siêu việt tính phổ biến, yếu tố ấy
là nơi phát sinh ra chân lý, mà thần tứ của thiên tài nghệ thuật lại là khí
quan thích hợp đóng vai cảm ngộ và biểu hiện chân lý nguyên thủy. Điều đó khiến
cho chúng thành sự sinh hoạt của con
người cùng là dụng cụ cảm thụ rất mẫn nhuệ của thời đại; do đó trong
tình cảm sinh tồn của con người vốn có tính tồn tại siêu việt, cùng lấy đó để
hiểu được lai lịch của thần tứ.
Khổng Đức
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét