Sài Gòn Tiếp Thị |
Nguyễn Vĩnh Nguyên |
Hội
sách TP.HCM có sức lan tỏa trong cộng đồng, đặc biệt là đối với giới
trẻ. Nhưng có một tâm lý bẽ bàng cho những ai ưu tư về đời sống văn hóa
đọc khi nhìn vào danh sách 10 cuốn sách bán chạy nhất của hội sách
này.
Chiếm
4/10 tựa trong danh mục sách bán chạy là tản văn của các tác giả mới
toanh, gây chú ý chừng hai năm qua. Về chất lượng, có thể ví những cuốn
sách này như một kiểu “nhạc chợ” hay “mì ăn liền” trong đời sống xuất
bản. Văn phong đơn nghĩa nhẹ nhàng, cảm tính, ướt át và thi thoảng “pha
chế” thêm chút triết lý vặt vãnh sáo rỗng, nhưng điều quan trọng là các
tác giả của chúng chú trọng tiếp thị hình ảnh cá nhân trên mạng xã hội,
tỏ ra chiều chuộng ân cần trong các cuộc offline với người đọc theo cách
những showbiz vẫn làm... Đó là công thức chung tạo nên dòng sách giải
trí được đa số độc giả trẻ háo hức săn đọc gần đây.
Đa số người đọc trẻ đang cần thần tượng trong đời sống xuất bản theo cái cách mà họ đã có ở địa hạt ca nhạc giải trí. Và chưa bao giờ họ được đáp ứng tốt như lúc này, khi mà tình hình kinh doanh sách khó khăn, rất nhiều công ty sách, nhà xuất bản sẵn sàng “bán linh hồn”, khát vọng và mục tiêu văn hóa để đuổi theo doanh thu như một giải pháp sống còn.
Đã có chuyện những dự án sách tri thức kinh điển bị các nhà phát hành thẳng thừng từ chối. Đã có chuyện các tủ sách tinh hoa bị trì hoãn để dồn sức cho các cuộc giành giật khai thác bản thảo sách giải trí dễ dãi nuông chiều thị hiếu. Và cũng đã có những công ty sách bỏ hẳn dòng sách cung cấp tri thức để chuyển sang “chuyên doanh” truyện ngôn tình, sách lá cải. Ngoài ra, chi phí quảng bá cho những dòng sách tri thức, tác phẩm nghiêm túc bị cắt bỏ để đầu tư cho những “event” sách mang hơi hướm son phấn nghe nhìn.
Đừng vội trách móc xu hướng thấp kém trong lựa chọn của số đông người đọc trẻ, khi mà ở họ, đến những điều nền tảng nhất, là thời gian đọc, kỹ năng và tình yêu đúng nghĩa dành cho sách, ý thức truy cầu tri thức đã không được hun đúc và tạo điều kiện một cách nghiêm túc.
38 tỉ cho 7 ngày bán sách vừa qua đã không đủ mua về một sự lạc quan cho văn hóa đọc.
Đa số người đọc trẻ đang cần thần tượng trong đời sống xuất bản theo cái cách mà họ đã có ở địa hạt ca nhạc giải trí. Và chưa bao giờ họ được đáp ứng tốt như lúc này, khi mà tình hình kinh doanh sách khó khăn, rất nhiều công ty sách, nhà xuất bản sẵn sàng “bán linh hồn”, khát vọng và mục tiêu văn hóa để đuổi theo doanh thu như một giải pháp sống còn.
Đã có chuyện những dự án sách tri thức kinh điển bị các nhà phát hành thẳng thừng từ chối. Đã có chuyện các tủ sách tinh hoa bị trì hoãn để dồn sức cho các cuộc giành giật khai thác bản thảo sách giải trí dễ dãi nuông chiều thị hiếu. Và cũng đã có những công ty sách bỏ hẳn dòng sách cung cấp tri thức để chuyển sang “chuyên doanh” truyện ngôn tình, sách lá cải. Ngoài ra, chi phí quảng bá cho những dòng sách tri thức, tác phẩm nghiêm túc bị cắt bỏ để đầu tư cho những “event” sách mang hơi hướm son phấn nghe nhìn.
Đừng vội trách móc xu hướng thấp kém trong lựa chọn của số đông người đọc trẻ, khi mà ở họ, đến những điều nền tảng nhất, là thời gian đọc, kỹ năng và tình yêu đúng nghĩa dành cho sách, ý thức truy cầu tri thức đã không được hun đúc và tạo điều kiện một cách nghiêm túc.
38 tỉ cho 7 ngày bán sách vừa qua đã không đủ mua về một sự lạc quan cho văn hóa đọc.
Nguồn : http://www.tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=115&News=7391&CategoryID=41
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét